Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

3 Điểm chính yếu theo Thánh Gioan Phaolô II để hiệp nhất các Kitô hữu

web3patriarchbartholomewpopejohnpauliichristianunityafp000par2004112786801
 PATRICK HERTZOG | AFP


Thánh Gioan Phaolô II đề cập ngắn gọn
đến việc làm thế nào để cầu nguyện, lòng biết ơn và hy vọng là ba điểm chính yếu để tạo nên sự hiệp nhất của các Kitô hữu.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu trong triều đại giáo hoàng của mình. Ngài đã làm việc không mệt mỏi để nói chuyện với các Kitô hữu từ khắp nơi trên thế giới và làm việc với họ để tìm ra nền tảng chung.

Thánh Gioan Phaolô II đã viết nhiều về chủ đề này trong thông điệp Ut Unum Sint (Để Tất Cả Nên Một) của mình, khi suy tư về lịch sử của sự hiệp nhất các Kitô hữu và hướng tới hy vọng đến ngày“tất cả sẽ nên một”.

Ở cuối thông điệp của mình, Thánh Gioan Phaolô II đã suy tư ngắn gọn về ba điểm chính yếu mà ngài đã lưu tâm đến như nền tảng sau cùng cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu.

1. Cầu nguyện

Quyền năng của Thánh Thần Thiên Chúa mang đến sự tăng trưởngquy tụ Hội Thánh qua nhiều thế kỷ. Khi Giáo Hội hướng tầm nhìn về thiên niên kỷ mới, Giáo Hội cầu xin Chúa Thánh Thần ban xuống ân sủng để củng cố sự hiệp nhất nơi chính Giáo Hội và làm cho Giáo Hội phát triển theo hướng hiệp thông trọn vẹn với các Kitô hữu khác.

Làm thế nào để Giáo Hội có được ân sủng nàyTrước tiên là nhờ cầu nguyện. Chính việc cầu nguyện phải luôn lưu tâm đến ước muốn hiệp nhất, và như thế cầu nguyện là một trong những hình thức cơ bản xuất phát tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Kitô và dành cho Chúa Cha là Đấng giàu lòng thương xót. Trong cuộc hành trình mà chúng ta đang thực hiện cùng với các Kitô hữu khác để hướng đến thiên niên kỷ mới, thì cầu nguyện phải chiếm vị trí đầu tiên.

2. Lòng biết ơn

Làm thế nào để Giáo Hội có được ân sủng này? Nhờ việc dâng lời tạ ơnchúng ta không ra về tay không vào thời điểm đã định: “Cũng vậy, Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn,... cầu thay nguyện giúp cho chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả(Rm 8,26), thúc đẩy chúng ta cầu xin Thiên Chúa ban cho những gì chúng ta cần.

3. Hy vọng

Làm thế nào để Giáo Hội có được ân sủng này? Nhờ hy vọng vào Chúa Thánh Thần, Đấng có thể xua đi khỏi chúng ta những ký ức đau buồn của cuộc phân ly. Chúa Thánh Thần có thể ban cho chúng ta sự sáng suốt, sức mạnh và lòng can đảm để thực hiện mọi bước tiến cần thiết, để lòng quyết tâm của chúng ta có thể được thêm kiên vững hơn bao giờ hết.

nếu chúng ta băn khoăn không biết liệu điều này có thể xảy ra được hay không, thì câu trả lời sẽ luôn là có. Đó cũng là câu trả lời mà Đức Maria thành Nazareth đã được nghe: với Thiên Chúa, không gì là không thể.

Nếu chúng ta muốn hành động hướng tới sự hiệp nhất tối hậu của các Kitô hữu, thì chúng ta cần phải để tâm đến việc cầu nguyện, không ngừng dâng lời tạ ơn, và trở nên những người dẫn đường của hy vọng cho thế giới.

Sự hiệp nhất sẽ không phải là công việc của “chúng ta”, nhưng suy cho cùng đó sẽ là công việc của Thiên Chúa.

Tác giả: Philip Kosloski - Nguồn: Aleteia (18/01/2022)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên

4402    19-01-2022