3 người trẻ đáp lời kêu gọi của Đức Phanxicô và quyết định lên đường đi ra các vùng ngoại biên của Giáo hội.Trong vòng một năm, họ sẽ đi từ Rôma đến Giêrusalem, họ sẽ gặp Giáo hội nghèo của những người nghèo, các tín hữu Kitô tận hiến đời mình cho những người nhỏ bé nhất.
Giáo hội phải đi ra khỏi chính mình, phải ra vùng ngoại biên về mặt địa dư, nhân bản và hiện sinh (…), nơi ẩn chứa huyền bí của tội lỗi, của đau đớn, của bất công, của đau khổ…(Đức Phanxicô)
Tại sao có chương trình này?
Một chuyến đi vòng quanh thế giới không biết bao nhiêu lần? Có cần phải xem lui xem tới hình ảnh ba chàng trai bỏ ra một năm du hành trước khi trở về đi làm lại? Có phải học xong và làm việc một thời gian trước thì hay hơn không…?
Tại sao họ quyết tâm đi đến cùng dự tính này?
Bởi vì họ đã xúc động khi nghe Đức Phanxicô mong có một Giáo hội “nghèo cho người nghèo”, và qua lời mời gọi này, họ hiểu sứ vụ đầu tiên của Giáo hội là ở bên cạnh những người thấp bé nhất, những người yếu đuối nhất nên họ đã quyết định sống một cách cụ thể lời mời gọi này. Sống một năm với các phương tiện tối thiểu nhất, gặp những người mà ở thời buổi này đã sống âm thầm, xa ống kính chụp hình, xa các vinh quang, tận hiến đời mình cho những người bị bỏ rơi, những người bị lãng quên của thế giới này, những người bị xã hội loại ra bên lề, những người bị để mặc cho số phận.
Bởi vì họ hiểu công việc của Giáo hội đôi khi bị hiểu lầm hoặc không được hiểu cho rõ. Nếu Giáo hội bị cho là một tổ chức xã hội thì Giáo hội sẽ bị xem là một thể chế xưa cổ chỉ lo bảo vệ các lợi ích cho cộng đoàn mình. Nhưng Giáo hội trước hết là Giáo hội của những người ở trong đó, những người họp thành Giáo hội. Những người đó thuộc mọi nguồn gốc, mọi văn hóa, mọi xứ sở, mọi ngôn ngữ và từ 2000 năm nay, họ có cùng sứ vụ, đó là ở bên cạnh những người thấp bé nhất.
Bởi vì ba người này muốn ra đi, muốn thay đổi thói quen, muốn thách thức trong chuyến phiêu lưu này, đến nơi mình chưa biết. Bởi vì họ nghĩ chương trình này sẽ là một sự đào tạo nhân bản và thiêng liêng quý báu, sự đào tạo này cũng quan trọng không kém sự đào tạo nghề nghiệp.
Tại sao phải sống cụ thể?
Cụ thể vì, để vinh danh và làm chứng cho sự dấn thân của các Kitô hữu tận hiến đời mình cho người khác.
Cụ thể vì, để khám phá và làm cho thấy sức sống, sự phong phú và sự đa dạng của Giáo hội trên thế giới.
Cụ thể vì, để hiểu ý nghĩa của sự dấn thân tận căn của những tín hữu Kitô, những người đôi khi đã từ bỏ gia đình bạn bè để ở bên cạnh những người không ai muốn nhìn, không ai muốn đụng đến, những người làm phiền xã hội, những người mọi người bỏ trốn. Làm sao thời buổi này lại có những người có chọn lựa này, với một niềm vui sâu đậm và đơn sơ mà xã hội mơ tiện nghi của chúng ta cần đến họ biết bao?
Cụ thể vì ba người này muốn làm chứng với những người trẻ, làm cho họ thao thức suy nghĩ, hiểu, tìm tòi, đi ra khỏi con đường mòn, những con đường đôi khi đã được vạch trước.
Chúng tôi là ai?
Tại sao chúng tôi là ba?
Chính khi ở lớp dự bị trường Saint Louis de Gonzague mà Geoffroy, Quentin và Jean gặp nhau. Một cuộc gặp gỡ trong vòng hai năm, cùng sống với nhau, cùng xây dựng một tình bạn vững chắc. Ngay từ đầu tình bạn này đã cắm rễ và lớn lên trong một đức tin chung. Trong thời gian này còn có Đại hội giới trẻ ở Madrid, nhưng nhất là sự dấn thân vào Hiệp hội những người Khiêng cáng và Y tá ở Ile de France (ABIIF – Association des Brancardiers et Infirmiers d’Ile de France), mà hàng năm họ tháp tùng để đưa người bệnh và người khuyết tật đi Lộ Đức
Và đây bốn năm sau. Năm «dự bị» đã qua, ba năm đầu học về thương mãi cũng đã qua. Nhưng chính qua một bữa ăn tối mà ý định đi vòng quanh thế giới được hình thành. Các ý tưởng đã được nảy sinh. Nhưng chính khi suy nghĩ yếu tố nào đã nối cả ba lại, đã tôi rèn tình bạn, đã ăn nhịp trong các kỷ niệm sống với nhau thì chúng tôi mới thấy một cách hiển nhiên trọng tâm chương trình của chúng tôi, đó là: đức tin.