Các lời khuyên của Đức Phanxicô vừa giải thích về cử chỉ, về nội dung đối thoại giữa linh mục và giáo dân. Những lời khuyên này bao gồm luôn cả “chính trị cao lớn”.
Bảy “điều răn” để có một bài giảng hiệu quả và dễ hiểu. Đức Phanxicô giải thích cho Linh mục Antonio Spadaro trong quyển sách “Bây giờ là phần câu hỏi” (Rizzoli), ngài có các đề nghị hữu ích cho các mục tử đi giảng.
- Trước hết là tình yêu Chúa
Một bài giảng hay, một bài giảng đích thực phải bắt đầu bằng lời loan báo sự cứu rỗi. Không có gì vững chắc, sâu đậm, chắc chắn cho bằng lời loan báo này. Sau đó là phần giáo lý. Cuối cùng là đưa ra một hệ quả luân lý. Nhưng lời loan báo tình yêu cứu độ của Chúa phải đi trước phần đạo đức và tôn giáo. Ngày nay đôi khi người ta đảo ngược thứ trật. Bài giảng là hòn đá chuẩn để đo đạc sự gần gũi và khả năng gặp gỡ giáo dân của mục tử, bởi vì người đi giảng phải biết trọng tâm của cộng đoàn, để đến nơi họ sống, và đốt cháy ước muốn của Chúa.
- Bê-tông
Theo tôi, bài giảng là một cái gì liên hệ đến câu chuyện cụ thể mà thời điểm sau đó có thể quên. Nó không phải được nhắc đến bởi người giảng, nhưng luôn được đưa ra đàng trước.
- Nhìn vào mắt
Bài giảng được viết sẵn thường bị sao lãng chú ý khi người nghe nhìn cha giảng. Bây giờ tôi cố gắng nhìn vào mắt người nghe. Dù ở quảng trường Thánh Phêrô.
- Ngôn ngữ trọn vẹn
Bài giảng không phải là bài viết, nhưng là tình huống lúc đó ngôn ngữ được đưa ra. Chuẩn bị bài, nghiên cứu bài không thay thế được khoảnh khắc tiếp xúc trực diện với giáo dân. Giáo hội đi ra, có nghĩa là thoát khỏi được sự cứng ngắc của một bài tư duy.
- Không giảng như diễn thuyết
Sự khác biệt giữa bài giảng và bài diễn thuyết? Bài giảng là loan báo Lời Chúa, bài diễn thuyết là giải thích Lời Chúa. Bài giảng là loan báo, là thiên thần làm việc. Bài diễn thuyết là bác sĩ làm việc. Bài giảng liên hệ đến mục tử, đến giáo dân của cộng đoàn, vì thế liên hệ đến lời cầu nguyện của mục tử và Lời Chúa: nếu thiếu những chuyện này thì không còn là bài giảng.
- Nhà nguyện Thánh Marta
Còn bài giảng ở Nhà nguyện Thánh Marta? Tôi bắt đầu chuẩn bị từ trưa hôm trước. Tôi đọc các bài đọc ngày mai và chung chung tôi chọn một trong hai bài đọc này. Rồi tôi đọc to giọng bài đã chọn. Tôi cần nghe giọng nói, nghe các chữ. Rồi tôi tô đậm vào sách những gì đánh động tôi nhất. Tôi suy nghĩ chung quanh các chữ đánh động này. Rồi suốt ngày còn lại, các chữ, các tư tưởng đến trong đầu tôi khi tôi làm các việc phải làm: suy gẫm, suy nghĩ, nếm hương vị…
- Chính trị
Bài giảng luôn có tính cách chính trị bởi vì nó ở trong chính trị, giữa giáo dân. Tất cả những gì chúng ta làm đều có một tầm mức chính trị và đó là xây dựng một nền văn minh. Chúng ta cũng có thể nói như vậy với tòa giải tội, với tha tội, mình xây dựng điều tốt cho tập thể. Đó là một cách hành động chính trị tốt. Bài giảng không bao giờ có tính cách trừu tượng cho lợi ích chung. Trong nghĩa này, bài giảng luôn là chính trị.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch