Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Chúa Nhật Thăng Thiên A

  1. Lễ Thăng Thiên
  2. Chúa Nhật VII PS A Lễ Thăng Thiên
  3. Thực Hiện Sứ Mạng
  4. Thầy Ở Cùng Anh Em
  5. Chúa Trong Cuộc Sống
  6. Ý Nghĩa Thăng Thiên
  7. Sứ Mệnh
  8. Đất Trời Giao Duyên
  9. Lệnh Lên Đường
  10. Khát Vọng Trời Cao
  11. Lên Trời: Ước Mơ Cao Đẹp
  12. Sứ Mệnh Của Người Kitô Hữu
  13. Quê Hương Đích Thực
  14. Sứ Mạng Truyền Giáo
  15. Điểm Hẹn Galilê
  16. Xây Dựng Nước Trời
  17. Hãy Đi
  18. Ái Mộ Những Sự Trên Trời
  19. Hãy Đi Làm Cho Muôn Dân Trở Thành Môn Đệ
  20. Chúa Về Trời

 

 


LỄ THĂNG THIÊN
Mt 28,16-21

Mt 28,16-21 không nói gì tới Thăng Thiên. Vì nói xuống thế lên trời là theo cách nói bình thường. Trên trời cao dưới đất thấp (bản dịch PVCGK) là viết văn không phải là thần học. Dưới đất đối lại với trên trời. Đất là không gian vật chất, có giới hạn vào một nơi chốn cụ thể: ở đây bây giờ. Trời là chỉ sự hiện hữu khác với vật chất, thiêng liêng. Là những hữu thể hiện hữu theo cách riêng, thiêng liêng. Không nói nơi chốn mà nói hữu thể hiện hữu. Trời là Thiên Chúa . Thiên Chúa ở đâu thì ở đó là trời. Nên cũng gọi là Chúa Trời. Đất và trời không xa cách nhau như cách nghĩ thông thường. Đất là vật chất trời là thiêng liêng vô hình. Á Đông nói "Thần vô phương" : thần không ở phương nào cả mà ở khắp tứ phương. Hay "bàng lưu bất trú dạ" đi khắp mà không nghĩ đêm vì nghĩ thì dừng lại ở "quán trọ".

Đức Giêsu chấm dứt sự hiện diện bằng thân xác vật chất chuyển sang sự hiện hữu thần linh "thần thì vô phương" không trụ ở một nơi nào mà ở khắp tứ phương.

Người vẫn sống, đang hiện diện và hoạt động bằng Thần Khí, chỉ những người nào cảm nghiệm được thì mới tin vững. Nên còn những người "hoài nghi".

Các Phúc Âm khác có nói lên trời nhưng phải hiểu là cách nói thông thường.

CHÚ GIẢI

Muời một môn đệ: Mất Giuda.

Đi tới miền Galile: Không thấy có thời gian nào để các ông trở về Galile.

Đức Giêsu Galile bây giờ xem ra chỉ còn là ký ức của quá khứ. Các ông đang ở với Đức Giêsu  Phục Sinh vinh quang. Các ông đang say sưa với vinh quang Phục Sinh . Nhưng tất cả những gì Đức Giêsu  làm và dạy là ở Galile, gọi là Đức Giêsu Galile. Đức Giêsu Phục Sinh không dạy, không làm gì thêm. Thần Khí chỉ nhắc cho nhớ và làm cho hiểu những gì Đức Giêsu  đã nói đã làm. Thần Khí cũng không thêm gì. Trở về Galile là trở về với Đức Giêsu Galile.

Đến ngọn núi mà Đức Giêsu  hẹn các ông: Tất cả những gì quan trọng dều được công bố trên núi (nhắc lại việc Thiên Chúa ban lề luật cho Mose lần đầu tiên trên núi Sinai). Hoặc "đẹp thay bước chân người loan tin trên núi".

Khi thấy Người các ông bái lạy: Cử chỉ tôn thờ chỉ dành cho Thiên Chúa. Họ tin Đức Giêsu là Thiên Chúa nên mới bái lạy.

Nhưng có mấy ông còn hoài nghi: Các ông chỉ cảm nghiệm "cá nhân" Đức Giêsu vẫn sống, đang hiện diện, đang hoạt động bằng Thần Khí của Ngươi và đang biến đổi các ông và do đó mà các ông tin. Sự cảm nghiệm cá nhân nầy khác nhau, nhiều ít ở riêng mỗi người. Người ít thì chưa tin lắm nên còn hoài nghi.

Đức Giêsu tiến đến gần, nói với các ông: Cho gần gũi. cho thân mật và cho nghe rõ điều Người nói.

Mọi quyền hành trên trời dưới đất đã được trao cho Thầy: Mạc khải việc Đức Giêsu  được tôn vinh ngự bên hữu Chúa Cha được phong làm Chúa và Đấng Cứu Thế. Đức Giêsu là Thiên Chúa vì sẽ hành quyền thay thế Thiên Chúa.

Vậy anh em hãy đi: Là mệnh lênh chính thức và chính yếu của Chúa Phục Sinh và của đoạn Phúc Âm nầy. Đức Giêsu  sai đi. Các bài viết về Phục Sinh  đều nhằm mục đích "sai đi".

Làm cho muôn dân trở thánh môn đệ: Nhiều hơn là rao giảng dù là rao giảng Tin Mừng. Môn đệ là những người có "nhập môn" bằng phép rửa "theo cách của thời đó" và học theo trường của thầy, sống theo giáo lý của thầy, giống Thầy.

Làm phép rửa cho họ: là nghi thức nhập môn của các môn phái thời ấy. Bắt đầu đời sống mới theo giáo thuyết của môn phái.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần: là công thức phép rửa của Giáo Hội. Phúc Âm được viết khi phép rửa đã có công thức hẳn hoi. Là gia nhập cộng đoàn của Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần như Giáo Hội đã tin và đã rao giảng.

Dạy họ giữ mọi điều Thầy đã truyền dạy cho anh em: Là điều kiện hoàn tất mệnh lệnh cuối cùng : Làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa, dạy họ giữ những điều thầy dạy.

Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế: Hứa sự trợ giúp. Có Chúa ở cùng thì được quyền năng Chúa phù trợ. Là câu đóng "Thầy ở cùng mọi ngày" đối lại Emmanuel mở đấu Matthêu.   

KẾT

Thiên Chúa sai Lời đến thế gian trong Đức Giêsu. Hoàn thành sứ vụ Người trở về. Công việc của Người phải được tiếp tục. Người đã huấn luyện mười hai tông dồ. Người truyền mệnh lệnh "sai" các ông tiếp tục công việc của Người trước khi Người lìa các ông. Những lần Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra được kể lại dều nhằm mục đích "sai đi", giao nhiệm vụ.

Sứ vụ đựoc "sai đi" gồm truớc hết là "làm cho muôn dân (phổ quát). trở thành môn đệ". Ai "tin" đón nhận lời rao giảng thì làm phép rửa cho họ "thâu nhận họ vào cộng đoàn mới, cộng đoàn của Cha và Con và Thán Thần". Cuối cùng là "dạy"cho họ giáo lý của cộng đoàn do Đức Giêsu truyền lại để họ biết và giữ mọi điều Thầy đã truyền thì mới hoàn thành "môn đệ".

Đó là nhiệm vụ được giao cho Giáo Hội thực hiện cho tới ngày nay. Các tông đồ, những người kế vị, những người tham gia ở nhiều cấp bậc khác nhau đã cùng nhau xây dựng Giáo Hội, nước Chúa ở trần gian. Lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người chúng ta đừng quên vai trò của mình trong sứ vụ mà Đức Giêsu trao phó cho Giáo Hội trước khi Người chấm dứt "hiện diện hữu hình" chỉ còn hoạt động bằng Thánh Thần Bảo Trợ. Xin Thánh Thần giúp chúng ta ý thức sứ vụ "được sai đi" và hăng hái góp phần để sứ vụ của Chúa Giêsu được hoàn thành viên mãn.

CHÚA NHẬT VII PS A LỄ THĂNG THIÊN
Mt 28, 16 - 20

Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, Chúa về trời, tức là mừng biến cố Chúa ngự về nơi Thiên Chúa Cha, sau thời gian Ngài sinh sống 33 năm với loài người chúng ta ở trần gian này trong bản tính nhân loại của Ngài. Ngài lên trời nghĩa là kiểu nói một cuộc tôn vinh Ngài, một lễ đăng quang, là một sự nâng cao lên cùng Thiên Chúa trong bản tính nhân loại của Chúa Giêsu .  Vì thế, trời ở đây không phải là nơi chốn cụ thể, một không gian nào đó mà con người có thể xác định bằng những phương tiện "trần thế" của con người nhưng trời ở đây mà phúc âm muốn nói với chúng ta là một tình trạng, nơi mà con người sẽ về sau khi kết thúc cuộc hành trình trên cõi đời này.

Mừng lễ Chúa về trời hôm nay, chúng ta hãy rút ra bài học cho mình. Một là, Chúa Giêsu về trời, nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện giữa chúng ta: "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28, 20). Nghe Chúa nói như thế, chúng ta tin tưởng vào Lời hứa ấy vì Chúa là "Đấng Chân Thật, không lừa dối ai  cả". Chúa Giêsu Phục sinh đã về trời ngự bên hữu Chúa Cha, nhưng Ngài lại vẫn còn hiện diện với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Về trời chính là một cuộc chuyển tiếp từ hiện diện hữu hình sang hiện diện thiêng liêng. Kể từ đây Chúa Giêsu Phục sinh chấm dứt cách hiện diện với các môn đệ khiến cho giác quan của họ kiểm nhận được, mà hiện diện một cách thiêng liêng.

Hai là, mặc dù con người sống ở trần gian, bị chi phối bởi không gian và thời gian nhưng con người luôn hướng về trời, hướng về nơi Chúa về trời. Bởi vì rồi đây ngày mai kia, người Kitô hữu cũng phải ra đi. Và cuộc ra đi của chúng ta là về nước trời. Chúng ta cũng có một động lực thúc đẩy từ cuộc sống trần gian này, dù phải sống đầy vất vả, khổ đau nhưng chúng ta có một đích điểm là quê hương Nước Trời, quê hương hạnh phúc vĩnh cửu.

Biến cố Chúa Lên Trời vì thế đã thành niềm vui và hy vọng cho tông đồ đoàn và các tín hữu tiên khởi. Họ hy vọng vì tuy Chúa không còn hữu hình ở thế gian nhưng Lời Ngài hứa "Ta ở với các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, 20). Tin vào Lời Chúa, các Tông đồ mạnh dạn rao giảng và làm chứng cho Chúa phục sinh.

Phần chúng ta, hy vọng vào Nước Trời mai sau, chúng ta cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình, trách nhiệm chứng nhân của người kitô hữu, được sinh ra trong bí tích rửa tội. Nhờ phép rửa, người Kitô hữu trở thành con trong Chúa Con, là anh em với nhau làm thành chi thể trong thân thể nhiệm mầu của Chúa Kitô. Vì là chi thể, mỗi người ta có nhiệm vụ làm cho cả thân thể ngày càng lớn mạnh, được sung mãn, và nhiều người biết đến, làm cho Nước Chúa được mở rộng...nghĩa là truyền giáo. Người Kitô hữu cần thông truyền cho cả thế giới và từng người trong thế giới hôm nay biết về Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết và sống lại và tất cả những ai tin nơi Ngài sẽ nhận được sự sống đời đời. Tuy nhiên, khi nói đến truyền giáo, người ta thường nghĩ rằng đó là công việc của các nhà Thừa Sai, của các linh mục, tu sĩ, của những người ra đi đến những miền đất xa xôi nào đó, để rao giảng Tin mừng. Và như thế, là chưa đúng.  Thực tế, Truyền giáo là làm cho mọi người trở thành môn đệ của Đức Kitô, là làm người ta biết Đức Kitô qua đời sống của người Kitô hữu. Như thế, việc truyền giáo không chỉ là nói về Thiên Chúa, về Đức Kitô, nhưng quan trọng hơn, đó là dẫn đưa mọi người về với Đức Kitô bằng chính đời sống làm chứng của từng người chúng ta: "Các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy".

Vì thế, để có thể làm chứng cho Đức Kitô, chúng ta cần có một cảm nghiệm về sự bình an và niềm vui của Chúa ở cùng. Có được như thế, chúng ta mới có thể chia sẻ kinh nghiệm này với các người khác, và dạy họ tuân giữ các giới luật của Đức Giêsu, mà thực ra chỉ tóm gọn lại trong một giới luật là tình yêu. Do đó, để việc truyền giáo thực sự trở nên hiệu quả, thì lời rao giảng cần phải đi đôi với chính đời sống chứng nhân của chúng ta. Thí dụ, cha mẹ biết chăm sóc gia đình chu đáo, đồng thời còn dành thời giờ để đến thăm viếng, an ủi, giúp đỡ, chia sẻ với những người già yếu bệnh tật, cô đơn,....và như thế, từng người chúng ta sẽ là những nhà truyền giáo đúng nghĩa nhất.

Ngày nay, Đức Giêsu vẫn đang hiện diện và ở giữa nhân loại, nơi người nghèo khó, nơi người dám sống và làm chứng cho Tin Mừng, trong các bí tích và nhất là trong bí tích Thánh Thể.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người Kitô hữu chúng con cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời mình, để  chúng con dám sống và làm chứng cho Chúa. Amen.

THỰC HIỆN SỨ MẠNG
Mt 28,16-20

Trong bài Tin mừng hôm nay, Thánh Matthêu cho chúng ta thấy rằng trước khi về trời, trước khi với Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu qui tụ các môn đệ tại Galilê, và tại đây, Chúa Giêsu trao cho các ông một sứ mạng, đó là, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, nghĩa là, làm cho muôn dân nhận biết Chúa Giêsu và tin vào Chúa Giêsu.  

Là một người Kitô hữu. Chúng ta cũng là môn đệ của Chúa Giêsu từ khi lãnh bí tích rửa tội. Trong các cộâng đoàn đức tin, trong họ đạo, trong Giáo hội và nhất là giờ đây, trong ngôi thánh đường này cũng là một Galilê khác mà Chúa Giêsu qui tụ chúng ta và trao cho chúng ta sứ mạng mà Chúa đã trao cho các môn đệ ngày xưa. Vậy tôi và ông bà anh chị em thực sứ mạng này như thế nào?

Dựa vào Lời Chúa truyền dạy và dựa vào những gì các môn đệ của Chúa Giêsu thực hiện qua mọi thời đại thì chúng ta có thể tóm gọn việc thực hiện sứ mạng trong 3 chữ đó là: chữ đi, chữ làm và chữ dạy. Chúng ta có thể áp dụng một cách cụ thể và hữu hiệu 3 chữ này trong cuộc sống của chúng ta như sau:

1. Thứ nhất là chữ "đi": đối với chúng ta ngày nay, thực hiện chữ đi này không chỉ theo phương diện thể lý hay địa lý như đi nơi này nơi khác, nước này nước khác. Nhưng trước hết là đi ra khỏi con người của mình, đi ra khỏi cái tôi của mình để mở rộng tâm hồn đón nhận người khác. Đức Hồng Y Px. Nguyễn Văn Thuận kể về một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Ấn độ tên là Gandi như sau: Một hôm ông Gandi đến nhà thờ, nhưng những người Kitô hữu ở đó đã không cho ông vào nhà thờ bởi vì ông là người da đen, còn nhà thờ này chỉ dành riêng cho người da trắng. Ông Gandi đã bỏ về và từ đó về sau ông không đến nhà thờ nữa. Câu chuyện cho thấy rằng đến với người khác, đón nhận người khác là vượt qua những rào cản, những khác biệt về giàu nghèo, địa vị, trình độ tri thức, văn hoá, màu da sắc tộc...Đón nhận người khác là chấp nhận người khác làm phiền mình về thời giờ, sức khoẻ. Vậy để áp dụng chữ đi này trong cuộc sống, mỗi khi gặp gỡ những người chung quanh, chúng ta đến với họ bằng cái bắt tay, bằng một nụ cười, một ánh mắt thân thiện, bằng lời hỏi thăm hay sự quan tâm. Đó là chúng ta đi đến với họ.

2. Chữ thứ hai là chữ "làm": Lời Chúa nói hãy làm phép rửa cho họ, nghĩa là, làm cho họ gia nhập đạo qua Bí tích Rửa tội. Vậy trước khi làm cho họ gia nhập đạo thì chúng ta làm cho họ có một cái nhìn thiện cảm về những người theo đạo, làm cho họ có một cái nhìn tốt đẹp đối với đạo và làm cho họ có một cái nhìn yêu mến đối với Chúa Giêsu bằng chính đời sống của chúng ta. Có 2 người bạn đồng nghiệp của nhau, một hôm cả hai nghe nói về đạo Chúa Giêsu, nhưng một người thì đã theo đạo liền, còn bạn của anh ta thì 1 năm sau mới theo đạo. Thấy vậy, anh ta mới hỏi bạn của mình tại sao như vậy. Bạn của anh ta trả lời rằng, ban đầu tôi không tin Chúa Giêsu, nhưng sau một năm tôi thấy từ khi anh theo đạo, anh đã thay đổi cuộc sống, anh đã ứng xử tốt hơn đối với người khác, cuộc sống của anh lúc nào cũng an vui. Vì thế tôi tin rằng chân lý có trong Kitô giáo nên tôi quyết định theo đạo. Rõ ràng, cuộc sống của chúng ta chính là lời giới thiệu cho người chung quanh chúng ta nhận biết Chúa Giêsu và tin vào Chúa Giêsu. Chúng ta áp dụng chữ làm này như sau: trong gia đình, chúng ta sống hoà thuận yêu thương nhau, cha mẹ sống đúng bổn phận của cha mẹ như lo cho gia đình và giáo dục con cái, con cái thì sống đúng bổn phận của mình như hiếu thảo, giúp đỡ cha mẹ. Ngoài xã hội, thì chúng ta là một người công dân tốt. Sống như thế là chúng ta giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác.

3. Chữ thứ ba là chữ "dạy": Chúa Giêsu nói với các môn đệ dạy cho họ những điều thầy truyền dạy cho anh em. Điều Chúa Giêsu truyền dạy cho các môn đệ chính là giới luật yêu thương: "Anh em hãy yêu thương nhau như thầy yêu thương anh em". Trong xã hội hôm nay người ta thích nhìn thấy những gì chúng ta làm hơn là nghe những gì chúng ta nói. Vậy, đểå nói cho người khác về yêu thương thì không cách nào tốt cho bằng chúng ta thực hiện yêu thương đối với họ. Chúng ta đã nghe nói về mẹ Têrêsa Caculta. Mẹ Têrêsa Calculta và những người trong tu hội thực hiện yêu thương đối với người khác bằng việc đem những người bị bỏ rơi ngoài đường về tu hội chăm sóc nuôi dưỡng họ, cho họ cảm thấy họ được đối xử và được sống xứng đáng với phẩm giá của một con người. Mẹ Têrêsa Calculta đã trình bày một cách sống động về giới luật yêu thương cho mọi người trong thời đại chúng ta. Thật vậy, đời sống yêu thương của chúng ta chính là lời nói hữu hiệu về giới luật yêu thương mà Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta. Để thực hiện đời sống yêu thương, trong mùa phục sinh này, chúng ta hạn chế chi xài để quyên góp làm quỹ bác ái giúp cho những người đang thiếu thốn, đang gặp khó khăn chung quanh chúng ta. Sống như vậy là chúng ta nói cho người khác một cách cụ thể về giới luật yêu thương mà Chúa Giêsu đã dạy.

Mong rằng chúng ta nhớ lời Chúa truyền dạy hôm nay, nhớ sứ mạng chúa trao cho chúng ta trong thánh lễ này, để mỗi ngày sự ra đi của chúng ta, việc làm của chúng ta, đời sống yêu thương của chúng ta là một nhịp cầu đưa những người chung quanh chúng ta đến với Chúa Giêsu, nhận biết Chúa Giêsu và tin vào Chúa Giêsu. Đó cũng là chúng ta thực hiện lời mời gọi của Đức Thánh Cha trong sứ điệp ngày ngày truyền giáo 2010, Đức Thánh Cha mong đợi các tín hữu "cho thấy Đức Giêsu và làm sáng lên khuôn mặt của Đấng Cứu Chuộc nơi mọi hang cùng ngõ hẻm của trái đất này". Amen

1411    02-06-2011 20:53:18