Sidebar

Thứ Tư
22.05.2024

Chúa Nhật VII Phục Sinh - Chúa Thăng Thiên

  1. Chúa Nhật VII Phục Sinh Lễ Thăng Thiên Năm C
  2. Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên
  3. Chúa Nhật Thăng Thiên
  4. Làm Chứng Cho Chúa Hôm Nay 
  5. Thăng Thiên - Lên Trời
  6. Chúa Nhật Chúa Lên Trời C
  7. Rao Giảng Với Chúa Thánh Thần
  8. CN Chúa Thăng Thiên
  9. Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên
  10. Hạnh Phúc Đích Thực
  11. Chuyển Giao Sứ Mạng
  12. Mở Đường
  13. Nhân Danh Thầy Mà Rao Giảng
  14. Ấn Tín
  15. Chứng Nhân
  16. Hãy Loan Báo Tin Mừng Bằng Lời Nói Và Cả Việc Làm
  17. Tất Cả Hãy Hiệp Nhất Nên Một
  18. Cùng Hợp Nhất Trong Cầu Nguyện
  19. Xin Cho Chúng Nên Một
  20. Jesus Is The World!

CHÚA NHẬT VII PS LỄ THĂNG THIÊN NĂM C
Lc 24, 46- 53

Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã căn dặn những lời cuối cùng như một di chúc để lại cho các môn đệ thân thương, Người muốn các môn đệ của mình xác tín một điều: muốn được thông phần vinh quang với Người, họ phải chấp nhận đi vào con đường hẹp, con đường của từ bỏ, của thập giá. Chính Người đã đi trên con đường ấy trước và mời gọi họ bước theo: "Đức Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba từ cõi chết sống lại"( Lc 24, 46). Thập giá là nơi duy nhất cho chúng ta thấy tình yêu vĩnh cữu của Thiên Chúa. Qua thập giá, Chúa Giêsu mở ra một con đường hạnh phúc thật, hạnh phúc bất diệt cho chúng ta. Và Người muốn những ai theo Người cũng được hưởng niềm hạnh phúc ấy.

"Chính anh em là chứng nhân về những điều này" (Lc 24, 49). Các tông đồ phải là chứng nhân về tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Là nhân chứng, các tông đồ không thể ngồi yên một chỗ mà phải ra đi, phải thắng vượt tính nhút nhát, phải hy sinh và can đảm hoàn thành sứ mạng làm chứng của mình, phải tuyên xưng niềm tin vào Đấng đã chết nhưng nay đã phục sinh, đã chiến thắng tử thần và nay đang được tôn vinh. Các ông thi hành sứ mạng chứng nhân cho Đấng phục sinh là xây dựng thế giới yêu thương, công bằng xứng với trời mới đất mới mà Chúa Giêsu đã cứu chuộc. Các ông làm chứng về Người bằng một đời sống yêu thương phục vụ, vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá như Người đã làm.

Như thế, Chúa Giêsu muốn các ông là cánh tay nối dài sứ mạng cứu độ của Người trong thế giới.  Về trời không phải là Người không còn hiện diện nhưng Người vẫn hiện diện qua các tông đồ, qua Giáo Hội. Và sứ điệp ngày xưa Người trao cho các tông đồ thì ngày nay vẫn đang được thực hiện qua mỗi người chúng ta. Về trời nhưng chương trình cứu độ của Người vẫn phải được tiếp tục nơi thế gian này, qua Hội thánh, và qua mỗi người chúng ta. Sứ mạng cứu độ này cần phải được thực hiện bằng lời nói và bằng những hành động cụ thể bên ngoài.

Chúa Giêsu vẫn đang hiện diện sống động giữa chúng ta. Bổn phận của chúng ta là phải làm sao cho mọi người sống chung quanh chúng ta và thế giới này nhận ra được sự hiện diện đó. Do đó, đối với chúng ta, sứ mạng rao giảng về Chúa Giêsu mang một ý nghĩa căn bản trong cuộc sống Kitô hữu. Đó chính là làm chứng cho Người bằng đời sống Kitô hữu của mình. Để rao giảng Chúa Giêsu cho thế giới, chúng ta phải bắt đầu bằng "cái có" của bản thân mình. Chúng ta phải có Người trong cuộc sống của mình, có kinh nghiệm và cảm nghiệm thực tế về Người trong đời sống mình, có đi lễ có đọc kinh, có rước lễ và nói chuyện thân tình với Chúa Giêsu Thánh Thể, có kinh nghiệm suy niệm Lời Chúa và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống. Hơn nữa, chúng ta phải có tình yêu Chúa trong cuộc sống được thể hiện qua những cử chỉ yêu thương, giúp đỡ, quan tâm đến tha nhân, chúng ta có kinh nghiệm về sự tha thứ, kinh nghiệm về bí tích hoà giải, kinh nghiệm cần lòng thương xót của Chúa,...Khi có Chúa trong lòng, khi chúng ta đã cảm nghiệm về Chúa, chúng ta dễ dàng đem Chúa đến cho thế giới, chia sẻ kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ thân mật và chân tình với Người cho thế giới, cho anh chị em chung quanh chúng ta. Đồng thời, chúng ta là muối, là men, là ánh sáng cho đời (Mt 5,13-16) nghĩa là cuộc sống Kitô hữu phải tốt, phải ướp mặn chất Tin Mừng, phải phản chiếu khuôn mặt Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta phải là một tấm gương phản chiếu được tình thương của Thiên Chúa đến với mọi người xung quanh. Mỗi người chúng ta phải là một dấu chỉ cho người khác. Chúng ta dù bé nhỏ nhưng sức mạnh đức tin của chúng ta là Chúa Thánh Thần sẽ bù lại cho tình trạnh mong manh của chúng ta. Được như thế, chúng ta đang làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh.

Sống mầu nhiệm Chúa lên trời hôm nay, chúng ta không phải chỉ đăm đăm ngước mắt nhìn về trời để nuối tiếc, để tìm kiếm, nhưng là ra đi vào thế giới, vào môi trường mình đang sống để làm chứng cho Chúa, để giới thiệu Chúa Kitô cho anh chị em chung quang mình. Sống chứng nhân là xây dựng nước trời ngay trong cuộc sống này, trong gia đình, trong họ đạo của chúng ta. Chúa Kitô đặt hết niềm tin tưởng nơi chúng ta, để rồi một khi chu toàn bổn phận của mình nơi trần gian, chúng ta cũng sẽ trở về trời với Chúa của mình.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con dám bước theo Chúa, can đảm sống đức tin, chấp nhận hy sinh, dám sống yêu thương để làm chứng cho Chúa giữa mọi người để mai sau chúng con cũng được vào Nước Trời hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Chúa. Amen

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
Lc 24, 46- 53

Cùng với GH, hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu lên trời.  Việc CG về trời đem lại cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao, đó là chúng ta sẽ được về trời với Chúa sau khi hoàn tất cuộc đời trần gian này. Đồng thời Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy biết chuẩn bị cho cuộc sống mai sau trong giây phút hiện tại hôm nay.

Có một sự thật mà con người thường không muốn nhắc tới hay không muốn bàn luận nhiều về nó. Tuy nhiên, cho dù con người muốn trốn tránh nhưng nó vẫn xảy ra đó là cái chết. Rất nhiều người muốn biết chết rồi sẽ đi đâu, sau cái chết sẽ như thế nào? Và không ai có thể trả lời được câu hỏi này ngoài một mình CG, Đấng đã sống lại từ cõi chết. Trước sự bất lực của cái chết, và để cứu con người khỏi hư mất vì tội lỗi, CG đã xuống thế làm người, Ngài sống trọn kiếp người như chúng ta. Ngài cũng đã trải qua mọi vui buồn, đau khổ như chúng ta. Ngài cũng đã trải qua cái chết nhưng Ngài đã sống lại.

Sau khi sống lại, CG đã nhiều lần hiện ra với các môn đệ, để dạy dỗ, an ủi, và chuẩn bị cho các ông tiếp tục công việc của Ngài là làm cho mọi người nhận biết rằng: ngoài cuộc sống ở trần gian này họ còn có một quê hương vĩnh cữu trên trời. Biến cố CG lên trời, giúp cho chúng ta phần nào hiểu được chết không phải là hết nhưng là sẽ bước vào cuộc sống bất diệt với Chúa, vì CG đã sống lại và lên trời. Ngài đi để chuẩn bị chỗ cho chúng ta, và chúng ta sẽ được hưởng hạnh phúc với Ngài sau khi cuộc đời trần thế chấm dứt.

Trong bài đọc 1, Sách TĐCV cho thấy, khi CG lên trời các môn đệ cứ mãi mê ngắm nhìn vinh quang của Thầy, cho nên thiên thần đã nhắc nhở các ông "Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời?". Hãy xuống núi và trở về với cuộc sống hiện tại. Hãy ra đi làm chứng cho những gì các ông vừa nhìn thấy. Chúa về trời không có nghĩa là Ngài bỏ con người mồ côi nhưng Ngài sẽ hiện diện với con người bằng cách khác. Ngài hiện diện qua các bí tích, nhất là BTTT, Ngài hiện diện qua lời dạy bảo của HT và Ngài hiện diện qua cuộc sống của mỗi người chúng ta. Giờ đây Ngài không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian cho nên Ngài có thể hiện diện với chúng ta mọi nơi mọi lúc.     

Việc CG lên trời chứng tỏ công trình cứu chuộc nhân loại đã hoàn tất. Từ nay GH hay nói cách khác là mỗi người chúng ta phải tiếp tục công việc của Chúa  đó là "hãy nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân". Có nhiều cách thế để chúng ta làm chứng cho Chúa, nhưng cách làm chứng hữu hiệu nhất là cách sống tốt đẹp của chúng ta. Làm chứng cho Chúa bằng một cuộc sống biết yêu thương, giúp đỡ, phục vụ người khác ngay trong chính gia đình, xóm làng của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta cũng phải lo làm ăn, sinh sống. Chúng ta cũng gặp đau khổ, thử thách như bao người. Tuy nhiên, điều đó không làm chúng ta mất đi niềm vui và hy vọng. Vì chúng ta biết được cùng đích của đời mình là hạnh phúc quê trời.

Người công giáo tuy sống dưới đất nhưng có bổn phận làm chứng cho những sự trên trời. Chúng ta cũng sống, cũng làm ăn, cũng vui chơi như bao người nhưng trong khi người khác họ sống, làm tất cả như chỉ có đời nay thôi thì chúng ta lại tận dụng đời này để hướng về đời sau. Cuộc sống đời này là quãng đường để đi vào đời sau. Chúng ta không thể về trời với Chúa khi vẫn mang trong mình những hận thù, đố kỵ, ghen ghét, chia rẽ.  Hành trang bước vào đời sau không phải là tiền của, tài sản, mà đó là sự phục vụ, yêu thương, tha thứ mà chúng ta đã làm cho anh chị em mình.

Mừng lễ Chúa Giêsu lên trời hôm nay, mỗi người chúng ta hãy luôn nhớ rằng chúng ta có một quê hương vĩnh cửu trên trời. Nơi đó sẽ không còn đau khổ và sự chết. Nơi đó chúng ta sẽ được hưởng hạnh phúc muôn đời với Chúa. Nhưng để đạt được điều đó ngay từ hôm nay, chúng ta phải ra sức làm cho cuộc sống hiện tại thấm đượm yêu thương. Cuộc sống cho dù có gặp khó khăn thử thách cũng không làm chúng ta thất vọng. Vì chúng ta tin rằng Chúa luôn hiện diện và đồng hành với chúng ta.

CHÚA NHẬT THĂNG THIÊN
Lc 24, 46 - 53

Hôm nay, Giáo hội mừng cách trọng thể lễ Thăng Thiên. CG về trời vinh quang sau khi chịu khổ hình đau đớn theo ý Chúa Cha. Còn phần chúng ta, trước những khó khăn hiện tại trong bổn phận của mình, chúng ta phải làm gì để mai này về trời hưởng vinh quang với Chúa?

Trong đoạn Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe, thánh sử Lc kể lại một lần hiện ra của CG sau khi Người từ cỏi chết sống lại. Lần này, CG ăn uống trước mặt các môn đệ và giải thích Kinh Thánh cho các ông hiểu. Đoạn Kinh Thánh CG đang giải thích nhắc lại mệnh lệnh loan truyền Tin Mừng Chúa Phục Sinh. Trong mệnh lệnh này, chúng ta thấy có một điểm rất đặc biệt, đó là những đòi hỏi về phương cách rao giảng: không những chỉ bằng lời mà chính các tông đồ phải là chứng nhân về những điều rao giảng. Nghĩa là đời sống của các tông đồ phải giống như CG: biết chấp nhận những khó khăn trong hành trình tông đồ trong sự gắn bó với Thiên Chúa. Những mong muốn của CG đối với các tông đồ xưa cũng là lời dạy dành cho chúng ta hôm nay: muốn được về trời hưởng phúc thiên đàng với Chúa thì trong đời sống đạo của mình, chúng ta phải chấp nhận những khó khăn trong bổn phận hằng ngày với niềm tin tưởng gắn bó vào Thiên Chúa.

Có những khó khăn, đau khổ xảy đến người ta không chấp nhận nổi: Năm 2004, lúc đó, con còn đang ở Thành Phố học, ở trọ nhà chị bà con xa. Chị sinh được hai con. Con gái lớn tên là Trang. Cả gia đình chị lên TP gần được chục năm, lúc đó, Trang mới học lớp 5. Bây giờ, Trang đã hai mươi tuổi. Nó  đẹp gái lắm, quen và lấy một anh tài xế đã có vợ rồi nhưng ly dị. Anh này tướng tá cũng lịch sự. Không hiểu vì lý do gì, vợ chồng lục đục, rồi chia tay. Hiện tại, Trang bắt đầu kiếm công việc làm, đi làm, quen nhiều bạn, anh kia ghen. Một đêm nọ, trên đường đi làm về, anh chồng cũ chờ sẵn, tạt một ca axít loãng lên người Trang. Người ta đưa em đi chợ rẫy. Kết quả thẩm định của bác sĩ, mù hai mắt, mặt mày trở nên dị dạng khác thường. Cha mẹ Trang ngày đêm túc trực trong bệnh viện, thay phiên nhau về nhà nghĩ ngơi. Lúc chị về với vẻ mặt buồn bẻ, bơ phờ, Con hỏi thăm, chị mới tâm sự: bây giờ, chị khổ quá em ơi, chị không còn biết cầu nguyện thế nào nữa, chị muốn buông xuôi tất cả.

Đau khổ như chị trong câu chuyện chắc ít người gặp qua nhưng khó khăn trong đời sống gia đình, thì chúng ta đã từng cảm nếm. Đối với mấy ông, khó khăn hệ tại ở việc tìm chén cơm cho gia đình, thời buổi này làm ăn đâu phải dễ, phải buôn ba vất vả, phải tính toán chi li, phải đổ mồ hôi, chịu nắng noi cả ngày. Lại thêm khó khăn đến từ phía gia đình, có ông than sau cái số mình hẩm hiu, đi làm quần quật cả ngày mệt thở không ra hơi, vậy mà về nhà cơm nước đâu hỏng thấy, nhà cửa thì dơ bẩn, con cái thì hôi hám, hỏng biết ở nhà bả làm cái gì? Mới quen, bả cũng ít nói, trông vẻ thuỳ mị lắm vậy mà bây giờ lúc đọc báo, bả cũng cằn nhằn, lúc coi ty vy, xem đá bóng, bả cũng nói, nói toàn những chuyện nhậu nhẹt, lương bổng của mình, nghe nhức đầu quá. Thêm vào đó, con cái không hiểu nổi khổ tâm lao nhọc của cha, chỉ có cái chuyện học mà cũng chẳng nên thân, tháng nào kết quả học tập cũng kém. Trong khi đó, các bà thì lại than các ông, lúc mới quen, ổng hiền lành, còn bây giờ, mới nói có mấy câu là nổi nóng, lớn tiếng.  Vợ chồng mà la mắng như con ở làm sao chịu nổi. Hồi xưa mới yêu nhau, ho một tiếng là ảnh lấy dầu cho xức, mua thuốc cho uống còn bây giờ ho muốn bể phổi luôn mà ảnh cứ tỉnh bơ đọc báo. Nhà cửa, con cái, ăn uống, bao nhiêu việc phải chi tiêu, vậy mà đưa lương tuần nào cũng thiếu, làm sao xoay sở, như vậy mà sao không cằn nhằn được. Có chị khác thì bảo: ảnh cũng đi làm, tôi cũng đi làm, vậy thì việc cơm nước, con cái phải cưa đôi, để một mình tôi gánh, sức nào chịu nổi, vô tâm vô tình với tôi rồi có ngày sẽ phải hối hận đó nhe. Chưa kể những gánh nặng chất lên vai chị lúc con bệnh, con đau, khi gặp phải anh chồng không biết lo, tối ngày cứ rượu chè, cờ bạc, gặp phải bà mẹ chồng không biết cảm thông, suốt ngày cứ tìm những chuyện nhỏ để  bắt lỗi, chì chiết làm khổ con dâu của mình.

Trong những khổ đau của cuộc khổ nạn, CG chấp nhận theo ý Chúa Cha, luôn gắn kết với Chúa Cha qua cầu nguyện. Thiên Chúa muốn chúng ta trong những khó khăn của cuộc sống cơm áo gạo tiền, khó khăn trong bổn phận làm chồng, làm vợ, hãy biết chấp nhận và giữ vững đức tin, đừng bỏ Chúa giữa đường. Càng đau khổ, anh chị hãy càng đến với Chúa nhiều hơn. Chồng là chỗ dựa đức tin của gia đình, khi bản thân anh gặp khó gia đình gặp chuyện buồn phiền, thì chính anh phải là người đầu tiên chạy đến với Chúa. Chạy đến với Chúa để nâng đỡ đức tin của vợ và làm gương sáng dạy con sống đạo. Còn các bà, Chúa cho sở trường nói gì thì chồng nghe nấy: khi khó khăn, đêm về, ở bên chồng, chị hãy thủ thỉ vào tai chồng, dù gia đình mình gặp khó khăn thế nào cũng đừng bỏ Chúa nhe anh! Trực giác người phụ nữ rất nhạy, khi thấy chồng buồn phiền do công việc, hoặc đang buồn chị, chị hãy chạy đến với Chúa để cầu nguyện cho chồng. Người phụ nữ được ví là trái tim, là hơi ấm của gia đình. Chị chỉ có thể là trái tim, là hơi ấm cho gia đình nếu đời chị biết gắn kết mật thiết với trái tim tình yêu của Thiên Chúa trong cầu nguyện, với trái tim dịu dàng của người nữ nơi chuỗi mân côi. Khi lấy nhau, anh chị nên nhớ mình không chỉ có trách nhiệm dắt dìu nhau trong cuộc sống trần thế mà quan trọng hơn, vợ chồng phải có trách nhiệm dắt dìu nhau tiến về quê trời vĩnh cửu.

Thay cho lời kết, cầu chúc cho mỗi người chúng ta trước những khó khăn của cuộc sống gia đình, biết giúp nhau vững tin vào Chúa, để dìu nhau về đến quê trời bình an. Amen

LÀM CHỨNG CHO CHÚA HÔM NAY
Lc 24, 46 - 53

1. LỜI CHÚA: "Chính anh em là chứng nhân của những điều này" (Lc 24,47-48).

2. CÂU CHUYỆN: CHỨNG NHÂN BÁC ÁI - PHƯƠNG THẾ TRUYỀN GIÁO HIỆU QUẢ.

Một tân tòng gặp một anh bạn vô tín. Người vô tín này hỏi thăm về việc theo đạo của anh như sau:

- Nghe nói anh mới theo đạo Công giáo phải không ?

- Vâng, đúng hơn là tôi mới theo làm môn đệ Chúa Giê-su.

- Thế thì chắc anh đã phải biết rõ về ông ta. Vậy hãy cho tôi biết ông Giê-su sinh ra ở đâu ?

- Tôi đã học rồi, nhưng rất tiếc bây giờ tôi lại quên mất.

- Thế ông Giê-su sống ở trần gian bao nhiêu năm ?

- Tôi không nhớ rõ lắm.

- Vậy anh có biết ông ta đã giảng bao nhiêu bài, làm bao nhiêu phép lạ, có bao nhiêu tác phẩm viết về ông ta ?...Nói chung, sự nghiệp của ông  ta như thế nào ?

- Tôi cũng không rõ.

- Như vậy là anh đã biết quá ít về ông Giê-su. Vậy tại sao anh lại theo đạo của ông ta ?

- Anh đã nói đúng. Tôi rất xấu hổ vì mới chỉ biết qúa ít về Đức Giê-su. Thế nhưng, điều mà tôi biết rất rõ là thế này : ba năm trước, tôi là một tên nghiện rượu, sáng say chiều xỉn, nợ nần chồng chất. Gia đình lâm vào tình trạng bất hạnh. Vợ con đều buồn giận và không muốn nhìn mặt tôi. Tôi chán nản tuyệt vọng thậm chí muốn đâm đầu vào xe lửa để chết quách đi cho xong. Nhưng một hôm tôi đã gặp được Đức Giê-su qua một người bạn công giáo. Anh này đã đưa tôi đến gặp một vị linh mục và tôi được vị linh mục khuyên chừa bỏ thói hư, được giới thiệu công ăn việc làm và được ghi tên học giáo lý công giáo. Sau một năm tôi đã trả hết được nợ nần, đã chừa bỏ được tật say sỉn, gia đình tôi đã tìm lại được hạnh phúc. Mỗi chiều vợ con tôi đều vui vẻ chào đón tôi về nhà sau giờ tan sở. Sở dĩ tôi được hạnh phúc như ngày nay, tất cả đều bắt nguồn từ tin vào Đức Giê-su. Và đó là tất cả những gì tôi biết rõ về Người.

3. SUY NIỆM:

1. Quê hương chúng ta ở trên trời: Trước cuộc tử nạn, Đức Giê-su dã khích lệ các môn đệ như sau :"Lòng anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi. Vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó"(Ga 14,1-3). Thánh Phao-lô cũng khẳng định: "Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta"(Pl 3,20).

Trong thực tế, phải thừa nhận như lời thánh Phao-lô: "có nhiều người sống thù nghịch với thập giá Ðức Ki-tô. Chung cuộc đời họ là hư vong, chúa tể của họ là cái bụng, và họ đặt vinh danh của họ trong những điều ô nhục; họ chỉ ưa chuộng những cái trên cõi đời này" (Pl 3,17). Có nhiều tín hữu đã quá bám víu vào các thực tại trần gian là cái nay còn mai mất, như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, chức quyền... Thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Phi-líp-phê, cũng là khuyên chúng ta hôm nay: Quê hương của chúng ta không phải ở trần gian, nhưng trên trời. Như dân Ít-ra-en xưa đã đi qua sa mạc bốn mươi năm để được thanh luyện, trước khi được vào trong miền Đất mà Đức Chúa đã hứa ban cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời, thì trần gian hôm nay cũng là một chặng đường mà chúng ta phải trải qua, trước khi về tới quê trời vui hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa.

2.  Điều kiện để được lên trời: Đức Giê-su được Chúa Cha sai đến để thiết lập Nước Trời, là Thiên đàng, xưa đã bị A-đam E-và đánh mất do phạm tội không vâng phục và bị phạt xuống trần gian là thung lũng đầy nước mắt. Đức Giê-su đã được Chua Cha sai đến trần gian cứu độ lòai người. Người đã thiết lập Nước Trời, và làm cho Nước ấy sẽ ngày một triển nở biến thành một Trời Mới Đất Mới viên mãn vào ngày tận thế. Để được vào Nước Trời do Đức Giê-su thiết lập, cần phải vâng theo thánh ý Thiên Chúa là tuân giữ các giới răn "mến Chúa yêu người" như Đức Giê-su dạy: "Không phải những ai cứ kêu Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! mà được vào Nước Trời, mà chỉ những ai làm theo thánh ý của Cha Ta" (Mt 7,21-23; Lc 6,46; 13,26-27). Nước Trời hay thiên đàng  là phần thưởng cho những ai làm theo thánh ý Chúa.

3. Sứ vụ làm chứng cho Chúa: Khi Chúa lên trời, các môn đệ cứ đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi, thì kìa có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh họ và nói: "Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời" (Cv 1,10-11). Từ đây, sứ vụ của các ông là phải ra đi rao giảng tin mừng Nước Trời, làm chứng về sự chết và sống lại của Đức Giê-su (Cv 1,8b).. Từ đây các ông phải xuống núi, chu toàn sứ vụ xây dựng môi trường mình đang sống trở thành một Trời Mới Đất Mới đầy công bình yêu thương và bình an (x Kh 21,1.4).

Cách đây ít lâu, tờ "Lơ Fi-ga-rô" (Le Figaro) đã có đăng một bài báo phỏng vấn Tổng thống Nga Pu-tin nội dung như sau: Khi được hỏi trong chuyến đi Giê-ru-sa-lem của ông mới đây, người ta đã thấy ông đến cầu nguyện tại mồ Đức Giê-su và tay ông cầm cây thánh giá. Vậy ông có cảm thấy mâu thuẫn giữa việc trước đây đã từng là cựu sĩ quan của tình báo KGB với việc bày tỏ đức tin hiện nay hay không?" Tổng thống Pu-tin đã trả lời như sau: "Cuộc sống được tạo nên bằng những điều mâu thuẫn. Chỉ khi nào chết thì người ta mới hết mâu thuẫn... Mẹ tôi là một phụ nữ theo đạo. Mẹ tôi đã bí mật làm lễ rửa tội cho tôi tại nhà thờ. Vậy tại sao các ông lại ngạc nhiên khi thấy tôi cầm cây thánh giá mà cầu nguyện tại ngôi mộ của Chúa Giê-su? Tôi tự hào là một tín hữu... Niềm tin của tôi đã cho tôi thêm tinh thần và sự bình an trong tâm hồn".

4. Làm chứng cho Chúa bằng cách nào ? : Chứng nhân là người nghe gì thì nói lại y như vậy, thấy sao thì thuật lại cách trung thực cho người không thấy, là người sống và hành động theo điều mình hiểu biết và xác tín. Còn làm chứng là dùng lời nói hành động quả quyết về một sự việc đã thực sự xẩy ra mà chính mình đã chứng kiến hay đã trải nghiệm. Đức Giê-su đã đi giảng đạo gần ba năm và được mười một Tông đồ, bảy mươi hai môn đệ và dân chúng đương thời chứng kiến và có thể làm chứng, như Ngừơi đã nói với thượng tế Cai-pha : "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Ðền Thờ, nơi mọi người Do thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Ðiều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì" (Ga 18,20-21). 

Đức giáo hòang Phao-lô VI đã nói:"Mỗi ngưởi giáo dân, tự bản chất, là một chứng nhân".  Bởi vì khi lãnh nhận phép rửa tội và Thêm sức, chúng ta đã được Đức Giê-su trao cho sứ vụ làm chứng cho Người. Các tín hữu chúng ta hôm nay tuy không thấy, không gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp với Chúa như các Tông đồ hay dân Do thái xưa, nhưng chúng ta nhờ đức tin, vẫn có thể suy niệm và thực hành Lời Chúa và được ơn Thánh Thần biến đổi nên con người mới giống Đức Giê-su. Cách thức làm chứng tốt nhất là quên mình vị tha bác ái theo gương Người làm và lời Người dạy.

Tóm lại: Làm chứng cho Chúa là công khai nhận mình là người tin Chúa, sống theo đức tin và sẵn sàng tuyên xưng đức tin ấy trước mặt người đời bằng lời nói cũng như hành động.

4. THẢO LUẬN:

1- Con người ngày nay thích nghe các chứng nhân hơn các bậc thầy dạy, thích nhìn thấy những gương sáng hơn nghe lời giảng suông, như Ba-banh (Babin) đã nói: "Người ta chỉ có thể tin vào Đức Giê-su, khi họ tin vào tình yêu của những kẻ đi loan báo Người". Bạn có đồng ý với các nhận định nói trên hay không? Tại sao?

2- Trong quá khứ, bạn đã làm được việc nào tâm đắc nhất để làm chứng cho Chúa? Bạn quyết tâm sẽ làm chứng cho Chúa thế nào trước mặt bạn bè, đồng nghiệp hay người xa lạ trong những ngày sắp tới?

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Tuy là Con Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương nhân lọai mà Chúa đã vâng lời Chúa Cha, từ trời xuống thế làm người. Chúa đã tình nguyện mang thân phận một người phàm. Chúa đã nên giống như chúng con mọi đàng ngoại trừ không phạm tội. Chúa đã biểu lộ một tình yêu tột đỉnh khi sẵn sàng chấp nhận mọi nỗi đau khổ và cả cái chết nhục nhã trên cây thập giá, để đền tội thay cho chúng con và đã sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con.

- LẠY CHÚA. Hôm nay mừng ngày Chúa về trời. Xin cho chúng con nhớ rằng: "Quê hương chúng con ở trên trời, nơi đó chúng con sẽ gặp Đấng Cứu Chuộc" là Chúa. Xin giúp chúng con chu toàn bổn phận làm con Chúa Cha và làm anh em của mọi người. Xin cho chúng con sẵn sàng góp phần xây dựng thế giới này ngày một tươi đẹp hạnh phúc hơn, công bằng nhân ái hơn. Xin cho chúng con ý thức rằng: tuy sống giữa thế gian nhưng chúng con không thuộc về trần gian. Xin đừng để chúng con quá quyến luyến với những của cải vật chất nay còn mai mất, nhưng luôn biết phó thác cậy trông, và quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người nghèo, an ủi giúp đỡ những người đau khổ ... để sau này chúng con cũng được về trời với Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A   - Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - Hiệp Hội Thánh Mẫu

THĂNG THIÊN - LÊN TRỜI
Lc 24, 46 - 53

Trời ở đâu? Trên trời cao dưới đất thấp - trên chín tầng mây.

Bài Phúc Âm theo Lc 28,46-53 gồm 2 phần :

1/ Những dặn dò cuối cùng.
2/ Lên trời : Đang khi đưa tay chúc phúc thì ĐG được cất lên trời, mây che khuất...

Chấm dứt giai đoạn hiện diện trần thế. CV. 'Hởi người Galilê, sao còn đứng nhìn trời..'
Lc 28,50 : Người dẩn các môn đệ đến gần Bêtania...
Mt 28,16 : các môn đệ đi tới miền Galilê, đến một núi.....
Galilê ở Bắc, Bêtania ở Nam rất xa !
Lc CG dặn ở lại Giêrusalem cho đến khi nhận dược quyền năng từ trên cao ban xuống

CV. CG ở với các tông đồ 40 ngày dạy dổ đủ diều rồi lên trời. Mười ngày sau, lễ ngủ tuần, Thánh Thần hiện xuống, xuất phát tại Giêrusalem.

Những khác biệt nầy chỉ có thể giải thích là vì chỉ chú trọng tới việc lên trời, bắt đầu cách hiện diện mới, một thay đổi quan trọng, đánh dấu thời đại của Giáo Hội và Kinh Thánh phải dược nên trọn. Cùng với cái nhìn thần học trong ánh sáng Phục Sinh. Đó là ưa thích ngày nay' thay vì nói hiện ra, lên trời' thì nói ' được nâng lên, được tôn vinh.' Hoàn tất giai đoạn nhập thể có hồn xác ở trần gian. Bốn mươi ngày ở lại với các tông đồ, dạy dổ cho đủ mọi diều là thời gian đủ cho các ông cảm nhận và tin vững vàng CG Phục Sinh thực sự, đang sống, hiện diện và hoạt dộng bằng tác động biến đổi của thần khí. Lên trời là chấm dứt thời gian ấy và các tông đồ xuất phát với CG Phục Sinh ( không như trước trong thân xác lệ thuộc thế giới vật chất hữu hình nữa). Trời là trời của Chúa .Thiên Chúa ở trên trơi. Là Nước Thiên Chúa. Thiên Chúa ở đâu thì đó là trời. Trời là cách mà Thiên Chúa hiện hữu. Ở mọi nơi là không bị hạn chế trong một không gian và thời gian nhất định nào.

Là bắt đầu thời gian của Giáo Hội và Thánh Thần. CG Phục sinh chỉ hiện diện bằng thần khí.Vì là của CG Phục sinh vinh quang nên tích cực, mạnh mẽ và hiệu quả hơn trước kia bội phần.

CG đang hiện diện, hoạt động nên " Hởi người Galilê, sao còn đứng nhìn trời...."

Chúng ta hãy tin tưởng thực hiện những điều Người dạy, nhất là những lời căn dặn cuối cùng ' Hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ (Mt) thì chắc chắn sẽ dược hổ trợ mạnh mẽ và sẽ thu được những kết quả vô cùng lớn lao. Nhất là chính chúng ta cũng sẽ được lên trời hưởng vinh quang với Người

CHÚA NHẬT CHÚA LÊN TRỜI C
Lc 24, 46 - 53

Hôm nay chúng ta long trọng mừng Chúa về Trời. Trời là nơi Thiên Chúa ngự trị, là nơi chúng ta sẽ về nên Trời còn là quê hương vĩnh cửu của chúng ta. Lễ Chúa Giêsu lên trời hôm nay một lần nữa cho thấy rõ hơn, Chúa lên trời là vì chúng ta, cũng như tất cả những việc người làm là vì loài người chúng ta, như lời kinh tin kính chúng ta đọc: "vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, người đã từ trời xuống thế..." rồi Chúa lên trời là vì loài người chúng ta như lời Chúa nói: "Con muốn Con ở đâu thì họ cũng ở đó với Con". Cũng từ đó mà chúng ta nhận ra được một sự thật căn bản là quê hương chúng ta ở trên Trời. Mà nếu quê hương chúng ta ở trên trời thì hiện giờ chúng ta đang trên đường đi về quê hương đó. Đường về trời còn dài và lắm khó khăn vậy mà chúng ta lại mang quá nhiều hành lý. Những hành lý nào không nhãn hiệu đời đời, sẽ làm cho bước chân chúng ta chùn lại, khó đi. Biết bao nhiêu thứ hành lý chúng ta không thể mang vào Nước Trời được vậy mà chúng ta cứ cố tranh dành với người này, người nọ. Thật uổng công.

Nhiều người cho rằng chết là hết. Nhưng với người kitô hữu thì khác, cái chết chỉ là một khởi điểm cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Cái chết chính là khung cửa hẹp dẫn chúng ta vào quê hương nước trời. Tin vào Nước Trời là một thách đố lớn đối với chúng ta. Bởi vì ở nơi đó, chúng ta chưa từng có kinh nghiệm, chưa từng sống. Vì thế, Thánh Phaolô nói về Nước Trời như sau: "Tai chưa hề nghe, mắt chưa hề thấy và trái tim chưa một lần cảm nhận được những gì Thiên Chúa dành cho những kẻ yêu mến Ngài. Tất cả những khổ đau trong cuộc sống hiện tại sẽ chẳng là gì cả, nếu đem so với hạnh phúc nước trời. Đó là nơi vinh quang, đó là nơi ánh sáng, đó là nơi ân thưởng cho những người đã trung thành phụng sự Chúa." Muốn vào Nước Trời, chúng ta phải cố gắng, phải chiến đấu thì mới đạt tới. Niềm tin của người Kiô hữu được Chúa Giêsu mời gọi và hứa ban Chúa Thánh Thần cho các tông đồ và khi chúc lành thì người rời khỏi các ông. Chỉ có Chúa Thánh Thần mới giúp các tông đồ hiểu được lời Chúa và làm cho các ông dám sống chứng nhân.

Chúa về trời còn cho chúng ta biết Chúa hoàn thành sứ mạng của mình và giờ đây, Người trao lại sứ mệnh đó cho chúng ta. Liệu chúng ta có ý thức được điều đó không? Chúng ta có làm cho người quanh ta hiểu rằng: Chúa Giêsu phải chịu đau khổ, chịu chết rồi mới được tôn vinh. Vậy, vai trò của chúng ta giờ dây là sống chứng nhân cho Chúa Giêsu. Trong Tông Huấn Evangelii Nuntiadi đoạn 41, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói lên vai trò của chứng nhân trong cuộc sống như sau: "Do đó, chính với phẩm cách và đời sống mình, mà Giáo Hội sẽ Phúc Âm hoá thế giới, nói cách khác, bằng sự chứng tá sống động về lòng trung thành của mình với Chúa Giêsu - chứng tá về sự khó nghèo và siêu thoát, vể sự tự do khi đối đầu với các quyền lực trần gian - nói tóm lại, là chứng tá của sự thánh thiện.

Chúng ta hãy làm cho người quanh ta hiểu rằng quê thật của con người là Trời chứ không phải trần gian. Thiên Chúa trên trời, Ngài muốn chúng ta yêu thương giúp đỡ nhau tiến về quê Trời. Đó là chúng ta đã làm chứng cho Chúa Giêsu.

Xin Chúa chúng con ý thức rằng: Chúa về trời nhưng vẫn hiện diện vô hình với chúng con. Chúa về Trời để dọn chỗ cho chúng con, xin cho chúng con biết quý trọng những sự cao siêu trên Trời, là quê hương đích thật của chúng con mong tới, để từ nay chúng con chỉ sống cho Chúa mà thôi. Amen.

RAO GIẢNG VỚI CHÚA THÁNH THẦN
Lc 24, 46-53

Có lẽ trong thời đại hôm nay, khi nói đến Nước Trời, đến kẻ chết sống lại thì người ta đã cho là chuyện phù phiếm hay hoang đường. Vậy làm sao người ta có thể chấp nhận khi nói đến hai chữ Thăng Thiên, Chúa về trời họ lại càng cho đó là chuyện phù phiếm giả tạo, khó tin. Nguyên do chính là con người thời nay có khuynh hướng tục hóa, quan niệm về thế giới tự nó có thể giải thích được, mà không cần tới Thiên Chúa. Vì thế Thiên Chúa đã trở nên thừa thải và choán chỗ vô ích. Quan niệm đó đưa con người tới chỗ bỏ qua Thiên Chúa, không đếm xỉa gì đến Thiên Chúa thậm chí còn chối bỏ Thiên Chúa, để nhìn nhận khả năng của con người. Đối với nhiều người thời này không phải là sự lựa chọn giữa Thiên Chúa và Satan, mà là giữa Thiên Chúa và cái không, rồi người ta đã chọn lấy cái không đó. Điều đáng nói là cái không đối lại với Thiên Chúa không phải là cái không trống rỗng, mà nó chứa tất cả các nguồn lợi phong phú của Thế giới vật chất, tiến bộ, phát triển và hưởng thụ. Vì thế, hơn hai ngàn năn trước, khi về trời Đức Giêsu đã trao cho các môn đệ công việc "Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội, chính anh em là chứng nhân về những điều này". Thật ra sứ điệp Kitô giáo không phải là một ý tưởng sáng tạo, một sáng kiến độc đáo chi phối những khám phá mới, cũng không phải là việc tìm kiếm các chân lý, nhưng chính là xác quyết sự kiện: Đức Kitô đã chết, vá đã sống lại. Kitô giáo trước hết là một biến cố rồi biến cố ấy thành lịch sử, rồi lịch sử ấy không tường thuật lại những hoạt động của loài người nhưng tường thuật lại những hoạt động của Thiên Chúa, nhất là sự hy sinh của một vi Thiên Chúa nhập thể, đem ơn cứu chuộc đến cho mọi dân tộc. Loan truyền sứ điệp ấy chính là chứng thực biến cố ấy, vững lập trường về biến cố ấy. Đó là làm chứng về lời nói, bằng đời sống, và có khi phải bằng máu nữa. Chính điều đó đã chỉ cho họ thấy chính Đức Giêsu Phục Sinh đã từ Thiên chúa mà đến bây giờ lại về với Thiên Chúa. Chúng ta không còn mặt gặp mặt nữa. Biến cố thăng thiên cũng nhằm ý nghĩa chỉ rõ đích điểm của đời người là sinh ra trong Thiên Chúa, và chúng ta cũng sẽ được trở về với Người.

Hơn nữa, để việc loan báo nên sống động và có kết quả tốt đẹp, con người phải biết đón nhận sức mạnh của Thánh Thần chúa "Phần Thầy, Thầy sẽ gởi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa", chính Chúa Thánh Linh là chứng ta đích thực. Ngài sẽ làm chứng trong các tâm hồn bằng đức tin bên trong, còn con người làm chứng bên ngoài bằng việc rao giảng. Trước khi loan báo Tin Mừng cho người khác chúng ta phải để cho Chúa Thánh Thần uốn nắn từ bên trong con người của mình, để mỗi ngày mình càng trở nên giống Chúa Kitô hơn. Vì chúng ta không thể rao giảng và làm chứng về Đức Kitô nếu bản thân mình không phản ánh trung thực hình ảnh của Đức Kitô, gương mặt của Đức Kitô chỉ có thể trở nên sống động trong ta nhờ ân sủng và hoạt động của Chúa Thánh Thần.

Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong công cuộc loan báo Tin Mừng: "sẽ không bao giờ có phúc âm hóa được, nếu không có tác động của Thánh Thần"(LBTM số 75). Thật vậy chính Thánh Thần đã khiến Phêrô Phaolô và các tông đồ của Đức Giêsu mạnh dan rao giảng Tin Mừng Phục Sinh, cũng chính Ngài biến đổi và soi sáng cho các Kitô hữu hiểu được ý nghĩa thâm sâu của lời Đức Giêsu giảng dạy và hiểu được mầu nhiệm con người Đức Giêsu. Điều quan trọng là mỗi người chúng ta có chịu đón nhận và để cho Ngài hoạt động trong mình không? Cho dù ngày nay với những phương tiện hiện đại người ta cũng đã biết tận dụng và đưa vào việc truyền giáo những kỹ thuật rất hữu ích. Tuy nhiên những kỹ thuật dù hoàn hảo đến đâu, cũng không thể thay thế được tác động âm thầm nhưng vô cùng hữu hiệu của Thần Khí, vì không có Ngài chúng ta không thể làm gì được.

Lạy Chúa, xưa cũng như nay, công việc truyền giáo luôn gặp nhiều trở ngại, nhiều khó khăn, nhiều phức tạp. Xin cho con biết chấp nhận những khó khăn đó cùng với Chúa Thánh Thần để công việc loan báo ngày càng tốt đẹp hơn. Amen

CN CHÚA THĂNG THIÊN
Lc 24, 46-53

Ngày 12.8.1985, tai nạn máy bay Boeing 747 của hãng hàng không Nhật làm cho 520 người thiệt mạng. Thật là một tai nạn khủng khiếp!... Lúc máy bay sắp rớt, mọi người trên đó đều biết chắc mình phải chết, nên vội vàng ghi lại lời trối cuối cùng của mình, để từ biệt mọi người thân yêu.

Ông Kawaguchi viết cho vợ:
- Vĩnh biệt em! Nhớ chăm sóc các con!

Với ba đứa con, ông trối:
- Các con hãy sống thương yêu hoà thuận nhau. Cố gắng làm việc và giúp đỡ mẹ. (Theo "Chuyện hay ý đẹp").

Người sắp chết bao giờ cũng trối trăn lại với những người thân yêu, căn dặn họ mọi điều, nhất là uỷ thác cho họ những việc làm còn dang dở... để họ ở lại thực hiện cho hoàn tất.

Khi Đức Giêsu chấm dứt giai đoạn hiện diện hữu hình nơi trần gian, chương trình cứu độ chưa hoàn thành, thế giới còn rất nhiều người chưa biết Chúa, chưa biết ơn cứu độ. Chúa Giêsu biết rõ là loài người rất cần ơn cứu độ, cần được hạnh phúc nên Ngài đã uỷ thác sứ mạng cứu thế này cho các môn đệ của mình: "anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em..." (x. Mt 28, 18; Lc 24,46)

Tuy nhiên, bản chất con người là yếu đuối, không thể tự mình đảm đương được công việc lớn lao như vậy. Vì thế, Chúa Giêsu đã ban Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh để Ngài dẫn dắt, an ủi và đồng hành với các môn đệ trong việc rao giảng và làm chứng cho Sự Thật, cho Tin mừng Chúa Phục sinh.

Bổn phận của chúng ta, những người môn đệ Chúa là làm chứng cho Chúa bằng cả cuộc sống của mình. Như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta và sẵn sàng thí mạng để cứu chúng ta, thì đến lượt chúng ta cũng sẵn sàng làm chứng cho Chúa. Tất cả mọi lời nói, công việc chúng ta làm thì hãy làm vì yêu mến Chúa, vì muốn đáp trả tình thương của Chúa, muốn làm đẹp lòng Chúa. Muốn vậy, chúng ta phải theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúng ta không thể tách lìa việc sống đạo với cuộc sống hàng ngày. Có nhiều người chỉ giữ đạo trong nhà thờ, chỉ theo Chúa trong nhà thờ, còn những lúc khác thì họ không nhớ tới Chúa! Có người nói rằng: những lúc khác họ chạy theo tiền bạc, danh, tước.

Vì vậy, Chúa Giêsu có lần nhắc bảo các môn đệ: "Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được."(Lc 16, 13). Nếu chúng ta là môn đệ của Chúa thì chỉ tôn thờ Chúa mà thôi. Còn tiền, chức, danh chỉ là phương tiện. Nếu chúng ta sử dụng phương tiện đúng mục đích thì có công, còn sử dụng sai thì có lỗi với Chúa. Chúa ban cho các phương tiện để chúng ta làm chứng cho chân lý, cho sự thật về hạnh phúc đời sau. Chúng ta sử dụng các phương tiện đó để làm tròn bổn phận của mình được giao phó, nhưng chúng ta không quá lo tìm kiếm chúng mà xao lãng bổn phận với Chúa và tha nhân.

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết hướng lòng về Chúa trong khi chu toàn các bổn phận nơi trần gian để mai sau được triều thiên vinh quang bất diệt trên quê Trời.

CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN
Lc. 24, 46 - 53 

Anh chị em thân mến.

Chúng ta thường nghe câu nói: Chiến đấu có gian nan thì chiến thắng mới vinh quang.

Nước VN chúng ta đã trải qua 4000 năm văn hiến. Cha ông đã khổ công gây dựng nên. Biết bao người đã hy sinh. Đọc lại những trang sử hào hùng của dân tộc, chúng ta nhìn thấy sự thăng trầm của đất nước, nhìn thấy những nỗi khổ nhọc của tiền nhân. Giờ đây tất cả mọi điều đã qua đi, chúng ta chỉ còn truyền lại cho nhau nghe qua những phương tiện của thời đại. Những người đang sống, đang tận hưởng những gì mà người xưa đã để lại, họ có bổn phận gìn giữ, bảo vệ và cũng làm cho đất nước mỗi ngày tốt đẹp hơn, vì họ đang tận hưởng sự bình an, hạnh phúc của người xưa.

Nếu họ không biết cách bảo vệ, nếu họ làm cho đất nước bị suy đồi thì họ sẽ mang tội với người xưa và cả với thế hệ mai sau. Họ đã sống không xứng đáng là một chứng nhân sống động của thời đại, không xứng đáng là người VN. Nếu họ biết gìn giữ, đóng góp tích cực cho đất nước mỗi ngày được tốt đẹp. Đó là những chứng nhân xứng đáng, những người biết tận hưởng hạnh phúc và cũng biết để hạnh phúc cho người khác. Đó là những người sống không hổ thẹn với lịch sử.

Chúa Giêsu kêu gọi các Tông đồ làm chứng nhân, kêu gọi các ông rao giảng. Không phải rao giảng cho một dân tộc, một đất nước nhỏ bé trên trần gian. Cũng không phải rao giảng cho những con người không còn hiện hữu, cũng không phải rao giảng cho một hành động của quá khứ, một việc làm mà giờ đây không còn tồn tại nữa. Nhưng rao giảng và làm chứng cho Nước Trời, cho Dân Thiên Chúa. Rao giảng và làm chứng cho một việc làm của quá khứ, nhưng vẫn còn hiện diện hữu hiệu trong hiện tại,cho từng con người.

Rao giảng và làm chứng cho Thiên Chúa, cho Tình yêu bao la mà Ngài đã hành động cho con người. Các Tông đồ ngày xưa đã làm tròn bổn phận của một công dân nước trời. Các ông đã tận hưởng được sự bình an, hạnh phúc, nên các ông biết làm chứng cho hạnh phúc đó và truyền lại cho thế hệ mai sau. Chính vì các ông biết vâng lời và cũng vì các ông cảm nhận được một điều quang trọng là: Chúa Giêsu rời xa các ông qua thể xác, qua những gì là của trần gian tạm bợ nầy, nhưng Ngài vẫn ở bên cạnh các ông, vì các ông là công dân nước trời. Nhờ đó chúng ta cũng làcông dân nước trời, chúng ta cũng có bổn phận rao giảng, làm chứng và bảo vệ những gì mình đã tận hưởng.

Trong thánh lễ hôm nay, nhắc cho mỗi người nhớ lại mình đã là công dân nước trời. Mỗi người cũng đã nhận được lệnh truyền như các Tông Đồ khi xưa là rao giảng và làm chứng. Với những gì mình đang có trong hiện tại, với những việc làm đã qua trong cuộc sống, mỗi người trong chúng ta đã để lại những trang sử đời mình như thế nào cho thế hệ mai sau? Nếu trung thực mà viết lại tất cả những gì chúng ta đã làm, những gì đã suy tư toan tính, những điều ngoài ánh sáng cũng như những gì trong bóng tối không ai nhìn thấy, chúng ta có dám để lại những trang sử đó cho thế hệ mai sau học hỏi hay không? Nếu không dám để lại thì một cách nào đó, chúng ta đã làm ô danh nước trời, ô danh quê hương của chúng ta. Vậy thì Nước Trời sẽ đối xử với những người con đó như thế nào?

Còn nếu chúng ta dám để lại những trang sử tốt đẹp của đời mình cho thế hệ mai sau, mà không hổ thẹn. Đó là chúng ta đã biết nghe lời Chúa Giêsu: biết rao giảng, biết làm chứng bằng cuộc sống của mình. Đó là chúng ta biết mình đang tận hưởng sự bình an, biết đem bình an, hạnh phúc đến cho mọi người.

Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa cho mỗi người biết sống tốt đẹp, để dùng đời sống của mình rao giảng nước Thiên Chúa, và xứng đáng là Công Dân Nước Trời.   

HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC
Lc. 24, 46 - 53 

Đã là người chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có nhiều khao khát tự trong cõi lòng. Khao khát có được ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, khao khát có được vợ đẹp con ngoan, khao khát được yêu thương... Nhưng có một khao khát lớn hơn, nó bao trùm tất cả. Đó là khao khát được sống hạnh phúc. Quả thật, khao khát ấy hết sức chính đáng. Cách riêng với niềm tin kitô giáo, hạnh phúc đích thực là khi con người có được sự liên hệ thân thiết với Thiên Chúa. Từ thuở ban đầu, con người đã được Thiên Chúa ban cho điều ấy. Tiếc thay, do sự bất tuân mà tổ tông ta đã đánh mất. Dù vậy, do tình thương nên Thiên Chúa đã tìm nhiều cách để cho chúng ta tìm lại được tình trạng ấy.

Hôm nay, toàn thể Giáo hội Công giáo mừng lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên. Đây là ngày Chúa Giêsu được trở về ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Đấy là hạnh phúc tuyệt vời và cao đẹp. Đoạn Tin Mừng mà Giáo hội cho chúng ta suy niệm hôm nay cho thấy khi Chúa Giêsu chia tay các Tông đồ để về trời thì các ông: "Trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỉ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa" (Lc 24, 52b - 53).

Có thể, chúng ta sẽ lấy làm lạ vì thông thường khi chia tay người ta hay khóc lóc, buồn bã. Còn ở đây các ông lại vui mừng. Không vui sao được vì các ông tin rằng: "Thầy đi dọn chỗ cho anh em" (Ga 14, 1), "Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28, 20), "Thầy sẽ không để anh em mồ côi" (Ga 14, 18) và "Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi" (Ga 14, 16) ... Như vậy, qua lời Chúa Giêsu hứa các ông tin rằng Người vẫn luôn hiện diện bên họ. Mặc dù với cặp mắt bình thường các ông không thấy được. Vì thân xác Người lúc bấy giờ đã trở nên vinh hiển và không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời gian.

Do đâu mà Chúa Giêsu đã được Chúa Cha ban cho hạnh phúc đích thực như thế? Về bản tính Thiên Chúa thì Chúa Giêsu đương nhiên phải được. Còn về bản tính con người thì Chúa Giêsu đã đi con đường mà Chúa Cha đã vạch sẵn cho Người. Đó là con đường thập giá. Và Người đã đi trọn vẹn con đường ấy trong vâng phục và yêu mến. Chúa Giêsu cũng đã mời gọi chúng ta hãy đi theo Người bằng con đường ấy (Mt 16, 24). Khi chúng ta biết chấp nhận đi con đường thập giá, chắc chắn Người sẽ cùng đồng hành với chúng ta. Người đồng hành với chúng ta qua Giáo hội. Người đồng hành và ban sức cho qua Lời cũng như Mình Máu Người...

Đường thập giá không giống với những suy nghĩ và cách sống ích kỷ của con người. Những suy nghĩ và cách sống ấy chắc chắn không phải là điều Thiên Chúa muốn. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà người người chạy theo những hạnh phúc ảo mà họ chẳng hay biết. Hạnh phúc ảo ấy là tiền bạc, danh vọng, quyền lực, địa vị, danh vọng, thỏa mãn xác thịt ... Càng lún sâu vào những hạnh phúc ảo ấy, nó sẽ đưa con người chúng ta tới sự mất bình an và tâm hồn trống rỗng, mất phương hướng.

Mừng lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên hôm nay, mỗi người chúng ta hãy xin Chúa Giêsu Phục sinh cho ta biết cùng đi như Người để có được hạnh phúc đích thực.

CHUYỂN GIAO SỨ MẠNG
Lc. 24, 46 - 53 

Trong điền kinh có môn chạy tiếp sức. Người thứ nhất cầm gậy chạy một đoạn quy định, chạy đến người đồng đội của mình trao cây gậy đó cho đồng đội của mình để chạy tiếp và cứ như thế cho đến hết số người quy định.

Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Thăng Thiên. Chúa Thăng Thiên là làm sao? Có phải Chúa bay về vùng trời cao xa, Chúa bay về thiên quốc ... Không phải như thế đâu. Chúa Thăng Thiên tức là Chúa chấm dứt sự hiện diện hữu hình tại thế của Người. Chúa Thăng Thiên nhưng Chúa không bỏ mặc các môn đệ mồ côi nhưng Ngài hứa "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" . Đoạn Tin Mừng theo thánh Luca mà chúng ta được đọc hôm nay thuật lại việc Chúa Giêsu hiện ra và minh chứng chính Ngài là chứng mà Kinh Thánh đã tiên báo và kêu gọi các môn đệ hãy làm chứng về những điều đó. Muốn làm chứng điều đòi hỏi đầu tiên là người đó phải là người chứng kiến, phải cảm nhận tức là họ phải tin chắc chắn đó là thật thì mới dám làm chứng. Nhưng ở đây làm chứng cho Chúa Phục Sinh còn đòi hỏi một yếu tố quan trọng hơn đó chính là sức mạnh, quyền năng từ trời cao ban xuống.

Sau khi Chúa Giêsu sống lại nhiều lần Chúa đã hiện ra với các môn đệ để minh chứng rằng chính Ngài là Đấng đã chịu đau khổ, đã chịu chết, và nay đã sống lại. Các môn đệ đã tận mắt chứng kiến và hôm nay các ông được mời gọi làm chứng cho điều đó. Chúa Giêsu đã làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại và hôm nay trọng trách đó, " cây gậy tình yêu " đó được chuyển giao lại cho các môn đệ để các ông làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa cho con người được thể hiện qua tình yêu tự hiến, qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Chúa Thăng Thiên, Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mạng của Ngài và Ngài chuyển giao sứ mạng đó cho mỗi người chúng ta. Đối với chúng ta niềm vui Chúa Phục Sinh của Chúa Giêsu có là một niềm vui trọng đại nào không? Sự phục sinh của Chúa Giêsu có mang lại cho chúng ta chút ý nghĩa nào không? Sự phục sinh của Chúa Giêsu là một niềm vui lớn lao cho cả nhân loại, không riêng gì chúng ta. Chúa phục sinh tức Chúa đã chiến thắng cái chết với thân xác phải chết của chúng ta qua sự vâng phục trọn vẹn thánh ý Chúa Cha. Qua cái chết của Chúa Giêsu còn thể hiện một tình yêu bao la mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, ngay Con Một mà Chúa cũng chẳng từ mà ban cho chúng ta thì thử hỏi Chúa còn tiếc gì đối với chúng ta nữa, thánh Phaolô đã nói "Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta còn là những tội nhân ", chúng ta không đáng yêu chút nào nhưng tình yêu của Thiên Chúa bao trùm lấy chúng ta. Qua cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, Chúa đã biểu lộ tình yêu của Chúa cho chúng ta bây giờ chỉ còn việc ta sẽ đáp lại tình yêu đó như thế nào, và sẽ loan báo tin vui đó ra sao. Nếu chúng ta tin rằng Chúa đã chết và sống lại vì chúng ta thì sao chúng ta chưa biết tạ ơn Chúa, chúng ta chưa cảm tạ Chúa trong từng ngày sống của chúng ta, chúng ta chưa phó thác mọi sự cho Chúa. Phó thác không phải là buông xuôi nhưng là thực hiện hết khả năng của mình trong sự tin tưởng vào Thiên Chúa. Chúa Giêsu chiến thắng khi Ngài hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha, vậy chúng ta hãy vâng nghe lời Chúa để cũng được chiến thắng như Chúa Giêsu. Nghe tiếng Chúa qua việc siêng năng cầu nguyện, qua việc học hỏi thánh Kinh, qua việc tham dự Thánh Lễ, lãnh nhận các bí tích nhất là Bí Tích Thánh Thể ... nghe tiếng Chúa để thi hành ý Chúa.

Chúa Thăng Thiên nhưng các môn đệ không buồn sầu thảm não như hôm Thầy bị bắt nhưng lòng các ông đầy hân hoan vì các ông biết rằng từ nay không được thấy Thầy mình hiện diện khả giác nữa nhưng các ông cảm nhận được sự hiện diện ấy bằng niềm tin. Trong niềm tin các ông cùng nhau hiệp nhất, cầu nguyện, chính trong niềm tin Chúa Phục sinh mà các ông gắn bó hơn với Chúa và gắn bó hơn với nhau. Mọi người Kitô hữu chúng ta cũng hãy biết gắn bó với nhau, hiệp nhất nhau trong lời cầu nguyện, hiệp nhất nhau trong Thánh Lễ, và chắc chắn khi đó sẽ cảm nhận được sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô.

Hôm nay Chúa Thăng Thiên mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của Giáo hội, kỷ nguyên của chính chúng ta. Chúng ta hãy làm chứng cho tình yêu thương của Thiên Chúa đã cho chúng ta tất cả kể cả Con yêu Dấu của Ngài bằng một đời sống vui tươi, cảm tạ, một mối tương quan bác ái, huynh đệ đối với mọi người chung quanh để làm sao thể hiện một con người được cứu độ, được Thiên Chúa yêu thương và loan báo tình yêu thương đó cho mọi người.

Người ta nói khi yêu không thể giấu được: một anh chàng hay một cô nàng đột nhiên ca hát, hớn hở, rất linh hoạt, rất cởi mở, vui tươi, yêu đời ... thì người ta có thể đoán anh chàng hay cô nàng đó đang yêu.

Ước gì mỗi người Kitô hữu chúng ta sẽ tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu trao phó là loan báo tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta bằng một đời sống như thế.

MỞ ĐƯỜNG
Lc. 24, 46 - 53 

"Đang khi Chúa chúc lành cho các ông, Người được rước về trời " (Lc 24, 51)

Tập truyện Tây Du ký rất hấp dẫn, không những cho người Tàu, người Việt chúng ta, mà còn cho một số người ngoại quốc nữa. Người ta nói rằng: nhiều người mê chuyện Tây Du ký không phải vì chuyện đánh đấm, vì quyền phép của Tề Thiên mà thôi; cái chính là ở chỗ chuyện Tây Du ký đem lại sự kích thích tính tò mò hiếu kỳ của con người. Đó là chuyện trên trời, chuyện của thần tiên. Nhân loại vì tò mò, vì không ai biết trên trời ra sao, có gì trên đó, và cõi trời ở đâu, vì chưa có ai lên đó kể lại.... Thật ra, tính tò mò đó không phải là điều không chính đáng. Hôm nay mừng lễ Chúa lên trời, Hội thánh không phải để thỏa mãn tính tò mò của con người; cái chính Hội thánh muốn nói: đây là một sự thật chính Chúa từ trên trời xuống nói cho ta biết về trời, nhất là hôm nay, người về trời đi trước dọn chỗ cho ta, để mai sau ta cùng được lên đó với Chúa.

a. Thiên đàng là gì, ở đâu và ra sao? Có phải thiên đang là giấc mơ của tuổi thơ? Hay thiên đàng là thế giới đại đồng của người CS như Max hay Engels nói? Hay thiên đàng là cõi trời của Tây Du Ký?

Chúng ta thử nhìn lại: Cõi trời hay thiên đàng của Tây Du Ký, thực ra không khác gì ở trần gian, vì nơi đó còn đầy gian tham, hối lộ, còn đầy cái ác trên đó...Thực ra cõi trời của Tây Du Ký, theo Ngô Thừa Ân, đó chỉ là hiện thân của cõi lòng con người còn đầy lục dục, thất tình, và cõi lòng đó có khao khát muốn thóat ra cái không tốt đó. Tóm lại cõi trời đó chính là cái tâm của con người không hơn không kém.

Bây giờ ta lại nói đến cõi trời hay thiên đàng của trẻ thơ: thiên đàng của trẻ thơ thực ra chỉ là giấc mơ, nghĩa là không có thật; vì khi lớn lên ta mới hiểu, giấc mơ đó đẹp lắm, nhưng vì là giấc mơ, nên nó không phải là thực tại, không phải là sự thật. Ngày nay người thanh niên gọi thiên đàng của tuổi thơ: đó là thế giới mộng, hoặc thế giới ảo....

Theo triết lý của Max Engels mơ ước thiết lập cho người một thiên đàng thật lý tưởng, một thế giới đại đồng ở đó không có cảnh người bóc lột người, ở đó mọi của cải là của chung, và người ta sử dụng công bằng theo nhu cầu của mình. Thế giới đại đồng này đẹp quá, lý tưởng quá, đẹp và lý tưởng hơn cả thiên đàng của người Công giáo nữa; nhưng chừng nào thì ta đi tới đó?

Sau cùng, cũng phải nói đến thiên đàng của Chúa Giêsu; dĩ nhiên đây là sự thật chính Chúa nói cho ta biết, cũng vì chính Chúa đã từ trời mà xuống, nói lại cho nhân loại hiểu. Cũng chính Chúa Giêsu đã sẵn sàng chết để minh chứng cho lời nói của Chúa là sự thật. Sau này, qua lịch sử của Hội thánh, các thánh hàng hàng lớp lớp đã đứng lên làm chứng cho ta về sự thật này... Có người sẽ nói vì là người Công giáo, nên mình bênh vực cho Chúa, cho các thánh, đó là điều dĩ nhiên... Nói thế cũng không phải sai, nhưng có một điều này, nếu bênh vực một điều không đúng, không phải là sự thật, tại sao qua hai mươi thế kỷ, hàng tỉ con người luôn nghe theo, và sẵn sàng dám sống chết cho Chúa, cho hội thánh? Chẳng lẻ họ là những người dốt nát cả sao? Chính lý lẽ này phải làm cho ta suy nghĩ....

b. Gợi ý sống và chia sẻ:

Thật ra Hội thánh, mẹ chúng ta chẳng cần phải làm chứng cho chúng ta về sự thật này, về hạnh phúc thiên đàng, vì có Chúa Thánh Thần luôn làm chứng cho Hội thánh. Dù vậy Chúa Kitô đã chết để trở thành chứng nhân sống động cho ta tin nơi thiên đàng. Phần ta, ta có sẵn sàng tin vào Chúa và vào Hội thánh của Chúa không?

NHÂN DANH THẦY MÀ RAO GIẢNG
Lc. 24, 46 - 53 

1. Đức Giêsu có thể thực hiện bất cứ điều gì nếu Người muốn, thế nhưng Người vẫn luôn tôn trọng quy luật tự nhiên do Thiên Chúa thiết lập. Khi còn ở trần gian Người đã vất vả rao giảng Tin Mừng. Sau khi hoàn thành sứ vụ, Người trở về cùng Thiên Chúa Cha, việc loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Đức Giêsu Phục Sinh được trao bancho các môn đệ, cũng là trao ban cho mỗi người chúng ta. Chúng ta đã làm gì để góp phần mở rộng Nước Chúa, làm chứng cho Đức Giêsu?

2. Trước hết , chúng ta nên hiểu như thế nào về việc Chúa lên trời? Trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, thánh Luca ghi rằng sau khi hiện ra với các môn đệ, Người có những lời dạy bảo sau cùng, sau đó đang khi chúc lành cho các ông, thì Người được đem lên trời.

- Ở đây thánh sử Luca đã dùng cách thông thường của loài người để diễn tả việc Chúa Giêsu siêu thăng. Người "lên trời", chúng ta thường hiểu là Người bỏ một nơi trên trái đất nầy để đến một nơi khác là "trời", mà nên hiểu là:

- Người thay đổi tình trạng, không còn ở tình trạng mang thân phận loài người hèn hạ nữa, mà trở về tình trạng vinh quang của một vị Thiên Chúa cùng Thiên Chúa Cha trước khi Người nhập thế.

- Người cũng thay đổi cách hiện diện, từ nay Người không hiện diện giữa chúng ta bằng thân xác hữu hình nữa, nhưng vẫn hiện diện bằng thiên tính của Người cho dù mắt chúng ta không thấy. Người hiện diện khi Lời Người được công bố, các bí tích được cử hành... Hay Người xin Chúa Cha ban Chúa Thánh Thần đến để dạy dỗ chúng ta, đó cũng là một cánh hiện diện.

- Và khi nói về việc Chúa lên trời, các sách Tin Mừng chỉ ghi lại rất vắn tắt 'Chúa lên trời' vậy thôi, chứ không nói rõ Người lên trời sau khi sống lại bao lâu. Nhưng theo sách Công Vụ Tông Đồ, mà Luca ghi lại, Đức Giêsu 'lên trời' sau khi sống lại được 40 ngày. Vậy Chúa 'lên trời' chính xác là thời gian nào ?

Có thể trả lời tóm gọn là Chúa 'lên trời' ngay khi Người phục sinh. Nhưng sau đó Chúa còn hiện ra với các tông đồ, môn đệ nhiều lần để củng cố lòng tin của họ, trong một khoảng thời gian mà sách Công Vụ Tông Đồ cho rằng là 40 ngày. Sau cùng, Người chấm dứt việc hiện ra, bằng cách công khai về cùng Chúa Cha trước mặt các ông như trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe.

Đức Giêsu về trời đó là một điều chắc chắn, đó cũng là niềm phấn khởi cho chúng ta, vì chính Người nói Người đi để dọn chỗ cho chúng ta, nếu chúng ta trung thành tin giữ những điều Người dạy, chúng ta cũng sẽ được hưởng vinh quang trong nhà Cha Người.

3. Kế đến, làm sao loài người có thế biết Thiên Chúa, tin vào Đức Giêsu đã phục sinh ? Chính vì ưu tư này, mà trước khi về trời, Đức Giêsu đã ra chỉ thị cho các môn đệ:" Phải nhân danh Thầy mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội ..." (Lc 24,47).

"Phải nhân danh Thầy mà rao giảng" : Thực hiện lệnh truyền của Thầy Chí Thánh , các thế hệ Kitô hữu kế tiếp nhau không ngừng rao giảng Tin Mừng, làm chứng cho Đức Kitô Phục Sinh. Giáo hội như đôi tay nối dài của Chúa để đem ơn cứu rỗi con người.

Nhìn lại toàn cầu, sau 2000 năm Tin Mừng được rao giảng, hơn 2 tỉ người tin vào Đức Giêsu, trong đó có hơn 1 tỉ người Công giáo, con số này làm cho chúng ta vui mừng, nhưng còn hơn 4 tỉ người chưa biết Chúa, thì sao ? Tại Việt Nam, sau hơn 470 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vãi, Giáo Hội Việt Nam khá vững mạnh. Thế nhưng 470 năm trước, cánh đồng truyền giáo thật bao la, 470 năm sau, thời chúng ta đang sống đây, cánh đồng truyền giáo cũng còn rộng khắp! Rồi nhiều người, ngay cả chúng ta nữa mang danh là Kitô hữu mà đời sống còn nhiều bất xứng, cho nên không những truyền giáo mà còn phải tái truyền giáo nữa. Thật là điều đáng làm cho chúng ta suy nghĩ và cấp bách thực hiện.

Rao giảng Tin Mừng muốn có hiệu quả phải đi đôi với việc làm cụ thể, quả đúng như thánh Giacôbê đã viết:"Đức tin không có việc làm là đức tin chết"(Gc 2,17). Đức Phaolô VI, cũng như Đức Gioan Phaolô II thường dạy với ý tưởng rằng : Thời nay người ta tin chứng nhân hơn thầy dạy, nếu người ta có tin ở thầy dạy bởi chính người đó là chứng nhân. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư mục vụ 2006 cũng chỉ rõ:"Đời sống đạo vừa cần gắn bó với Thiên Chúa, vừa phải đi đến với anh em, như Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể và nhập thế đã nêu gương cho chúng ta" (TMV 2006,1). Trong phần hướng dẫn, các ngài cũng đã nêu những việc làm cụ thể như : Quan tâm giúp đỡ người thiếu thốn, bệnh tật, nạn nhân bão lụt ; tôn trọng luật giao thông, giữ môi trường sạch đẹp ; nhịn nhục, tha thứ, không báo thù, không gian tham, trộm cắp lỗi đức công bằng... Vậy mọi Kitô hữu hãy nhìn lại chúng ta đã là chứng nhân cho Đức Kitô Phục Sinh như thế nào ? Hay là những phản chứng khi đời sống ta còn quá lôi thôi thiếu sót !

4. Như một cuộc chạy tiếp sức, Đức Giêsu đã hoàn thành phận vụ của mình và trở về cùng Cha hưởng vinh quang thiên quốc, như kết thúc vai trò của Người ở trần gian. Giờ đây đến vai trò của Giáo Hội, của mỗi người chúng ta tiếp tục làm chứng cho sự hiện diện, tình yêu của Thiên Chúa. Sứ mệnh nầy mang tính cấp bách, liên lỉ và đòi hỏi chúng ta phải thật nhiều cố gắng để cộng tác với Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh mà Thiên Chúa Cha trao ban. Chắc chắn phần thưởng Nước Trời cách xứng hợp cho những ai không quản ngại nhân danh Đức Giêsu Kitô mà rao giảng.

ẤN TÍN
Lc 24, 46 - 53
Lm Vũ đình Tường

Sản phẩm hàng hoá thường ghi chi tiết nơi sản xuất đồng thời đóng dấu hiệu cầu chứng. Thí dụ như ghi sản xuất tại Việtnam, hay Nhật Bản. Có những loại hàng sản xuất một nơi, đóng thùng một nẻo nên ghi thêm chi tiết hàng được công ti A nhập cảng và công ti B đóng thùng. Mục đích việc làm này mong giúp giới tiêu thụ không rơi vào trường hợp con buôn vì ham lợi đánh lận con đen, mua hàng giả dán nhãn thiệt thu lợi nhiều.

Kitô hữu cũng có nhãn hiệu không phải nhãn hiệu cầu chứng mà là ấn tín chứng thực. Mỗi người trong chúng ta là sản phẩm của Thiên Chúa, được Thiên Chúa sáng tạo, đóng ấn tín cho từng người. Đây không phải là điều bịa đặt mà là một thực tại có từ thời sáng tạo vũ trụ. Sách Sáng Thế Kí chương đầu 1, câu 27 trong phần lịch sử sáng tạo ghi rõ. Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Người. Như thế chúng ta vào đời là thành quả yêu quí của Thiên Chúa yêu thương.

Trước khi cho ngươi thành hình người trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi. Trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi. Jer 1,4
Hãy xem Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta Is 49,6


Dấu Ấn

Sản phẩm thường mang dấu hiệu cầu chứng thương mại, ghi rõ mã số cầu chứng. Kitô hữu không mang dấu hiệu cầu chứng thương mại mà là ấn tín đức tin. Ấn tín đức tin đó được ghi nhận trong ngày lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy với dấu thánh giá trên trán con người và được xức dầu thánh hiến để trở thành hàng thật, Kitô hữu thật trong Đức Kitô. Ấn tín thập giá là nhãn hiệu của mỗi Kitô hữu dưới danh hiệu chúng ta là con cái Thiên Chúa. Kitô hữu sống làm vinh danh thập giá là Kitô hữu chính hiệu. Đó là tiếp tục sứ mạng Đức Kitô đã bắt đầu như lời tiên báo của tiên tri Is 61,1-2

Thần Khí Chúa ngự trên tôi và đã xức dầu sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó tấm lòng tan nát, công bố ân xá cho kẻ giam cầm, phóng thích tù nhân và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa.

Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Roma 8,17 còn cho biết là con cái Thiên Chúa nên được trở thành kẻ thừa tự, thừa hưởng tình yêu viên mãn và cuộc sống đời đời của Thiên Chúa.

Nhập cảng và đóng dấu

Chúng ta chính thức gia nhập Giáo Hội trong ngày lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy nơi xứ tạo ta đang cư trú. Xứ đạo địa phương là nơi chúng ta được đóng gói, được đúc khuôn để trở thành người Kitô hữu tương lai. Xứ đạo địa phương dẫn dắt chúng ta trên con đường học đạo và hành đạo. Xứ đạo địa phương là nơi chúng ta cùng hội họp, cầu nguyện, lãnh nhận bí tích, cùng chia sẻ và nhận những đóng góp, hỗ trợ trong tinh thần Kitô hữu. Xứ đạo địa phương là nơi chúng ta kết hợp trong Chúa qua các buổi cùng cầu nguyện, cùng sinh hoạt. Vì thế có thể coi xứ đạo địa phương đóng góp rất lớn vào việc giúp thành hình và phát triển đức tin. Điều này ít nhiều gây hiểu lầm trong việc hành đạo. Kitô hữu quá cứng ngắc gắn bó với xứ đạo, nhà thờ, trung tâm gây nên chia rẽ trong cộng đoàn giáo xứ. Lí do chính là sống trong sợ hãi. Sợ hãi làm tâm hồn mất tự do. Có thể họ là người đạo đức, siêng năng, cần mẫn nhưng căn bản là đức tin chưa trưởng thành. Địa điểm thờ phượng là phương tiện cho chúng ta gặp gỡ, cầu nguyện. Viện ra đủ lí lẽ tranh đấu biến địa điểm thờ phượng thành nơi đấu lí có khác chi mượn chính đạo làm việc tà đạo. Tình trạng ngấm ngầm cạnh tranh về mọi phương diện giữa họ lẻ với giáo xứ không thể biện minh là làm việc đạo đức.

Đức Kitô về trời cho xác tín một điều quê hương chúng ta ở trên trời. Là công dân nước trời cần có tinh thần, coi trọng việc hướng về thiên quốc, luôn nhớ mọi sự trần gian đều qua đi. Vật thể cần cho cuộc sống, cần cho việc giữ đạo, Kitô hữu khôn ngoan dứt khoát từ bỏ bất cứ điều gì khi chúng trở thành vật cản bước tiến về thiên quốc, chắn tầm nhìn nước trời.

CHỨNG NHÂN
Lc 24, 46 - 53
Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Truyện kể: Thấy một thổ dân Phi Châu đang đọc sách. Một nhà buôn Âu Châu đi ngang qua, hỏi xem anh đọc gì? Anh đáp: Đọc Kinh Thánh. Nhà buôn cười cười nói: Thứ đó, ở xứ tôi đã lỗi thời rồi! Người Phi Châu đáp: Nếu ở đây mà Kinh Thánh lỗi thời, thì ông đã bị ăn thịt từ lâu rồi.

Kinh Thánh là lời mạc khải của Thiên Chúa ban cho con người. Đọc Kinh Thánh giúp cho chúng ta nhận biết về chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Dân tộc Do-thái được Thiên Chúa chọn lựa, cưu mang và phát triển là để đón nhận Đấng Cứu Thế. Sự hình thành của Kinh Thánh Cựu Ước kéo dài cả mấy ngàn năm đón chờ. Tuy dù dân tộc Do-thái được chuẩn bị cách rất cẩn thận qua Kinh Thánh mạc khải, qua các dấu chỉ và qua các lời tiên tri loan báo, nhưng nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ Đấng mà cha ông bao năm mong chờ. Bởi lẽ các vị lãnh đạo tôn giáo như các Thượng tế, Thầy cả, Tư tế, Luật sĩ, Biệt phái, Nhóm Sađucêô và các Đầu mục, Kỳ lão đã dẫn dân đi lạc vào ngõ khác. Chúa Giêsu đã đến hoàn tất mọi lời Kinh Thánh loan báo về Ngài. Chúa đến không phải để hủy phá lề luật, nhưng làm cho nên trọn. Chúa Giêsu là phiến đá mà thợ xây loại bỏ, đã trở thành đá góc tường. Ngài chính là cột trụ trung tâm duy nhất của mọi niềm tin.

Cuộc lữ hành trần thế của dân Do-thái tiến bước dần đến ơn cứu độ. Suy tư và não trạng chung của nhiều người vẫn còn bám víu vào những truyền thống và tục lệ cha ông. Vì thế, họ không dễ dàng mở cửa đón nhận những làn gió mới. Đạo Do-thái với những sinh hoạt tôn giáo, những hệ thống thần học, những luật lệ và những thực hành sống đạo đã ăn rễ sâu trong niềm tin. Một hệ thống tôn giáo quá nặng về phần tổ chức, sống vị luật và chú tâm hình thức. Tâm hồn họ dần rời xa cốt lõi của niềm tin là đời sống nội tâm. Nhiều người chỉ còn tôn thờ Thiên Chúa ngoài môi miệng nhưng lòng họ lại rời xa. Chúa Giêsu xuất hiện như cai gai trước mắt nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời. Chúa công khai giảng dạy tại trung tâm tôn giáo ở Giêrusalem. Chúa đã gặp gỡ mọi thành phần trong dân và đối diện với các nhóm lãnh đạo chuyên biệt. Chúa Giêsu tìm đưa dẫn họ về với căn cốt của đạo. Tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý. Sống đạo nội tâm. Sống đạo trong yêu thương, bác ái và vâng phục.

Chúa Giêsu đến để rao giảng tin mừng cứu độ. Chúa mời gọi mọi người sám hối vì Nước Trời đã gần kề. Thời gian đã viên mãn. Chúa thực hiện một cuộc vượt qua mới trong tinh thần mới. Chiếc xe thời gian đã đến, ai không bước lên, sẽ bị tụt lại sau. Mặc dầu có nhiều sự chống đối và chối từ, Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ mệnh hy sinh cứu độ. Chúa hiến thân chịu chết và đã sống lại. Chúa Phục Sinh đã trở thành niềm hy vọng tuyệt đối cho nhiều người. Có rất nhiều người cùng đồng hành chia sẻ với cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa. Chúa không dấu diếm hay lừa dối những người tin theo Chúa, nhưng Chúa đã báo trước những sự khó khăn, sự bách hại, xua đuổi và chịu hy sinh đau khổ. Qua thánh giá khổ đau mới có thể bước vào vinh quang sự sống. Stêphanô là hoa qủa đầu mùa của niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh đã lãnh nhận triều thiên tử đạo.

Người ta thù ghét cả những người tin vào Chúa Kitô sống lại. Các nhà lãnh đạo tôn giáo là những người đầu tiên lên tiếng phủ nhận, phản đối và bách hại. Tác giả sách Tông Đồ công Vụ kể rằng trước khi bị ném đá cho chết, Stêphanô được đầy ơn Chúa Thánh Thần: Ông nói: "Kìa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa."(Tđcv 7, 56). Stêphanô đã tuyên xưng đức tin một cách can đảm, dầu phải đối diện với sự đau khổ và sự chết kề bên. Ông đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô Phục Sinh. Stêphano hiểu ý nghĩa lời dạy: Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính vì Nước trời là của họ. Nhưng những người đồng hương không thể chấp nhận một giáo lý mới của một người đã bị kết án tử hình: Họ liền kêu lớn tiếng, bịt tai lại và nhất tề xông vào ông rồi lôi ra ngoài thành mà ném đá. Các nhân chứng để áo mình dưới chân một thanh niên tên là Sao-lô (Tđcv 7, 57-58).

Stêphanô thấm nhuần Tin Mừng của Chúa: Rồi ông quỳ gối xuống, kêu lớn tiếng: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này." Nói thế rồi, ông an nghỉ (Tđcv 7, 60). Chúng ta biết máu của các vị thánh tử đạo là hạt giống ươm mầm đức tin. Thật vậy, sau cái chết của Stêphanô, ông Saolô đã được ơn trở lại. Saolô cùng đồng cảnh, đồng thuyền với nhóm đồng hương nhân danh đạo giáo để kết án ném đá Stêphanô. Chúa Giêsu phục sinh đã mở đường đưa dẫn ông Saulô trở về làm nhân chứng cho Ngài. Ông Saulô đã đổi đời và đổi tên thành tông đồ Phaolô. Phaolô trở thành một nhân chứng nhiệt thành. Không sợ gian nan, đau khổ và bách hại, ông đã sống chết cho niềm tin. Cả cuộc đời còn lại Phaolô đã không ngừng rao giảng Chúa Kitô phục sinh cho nhiều người. Ngài cũng đã chịu tử vì đạo và lấy máu đào chứng minh cho niềm tin sắt son.

Chúa Giêsu là kiên thuẫn, là đá tảng và là nơi nương náu cho những tâm hồn tìm kiếm Chúa. Chúa mời gọi mọi người lắng nghe và thực hành lời Chúa, họ sẽ được chia phần vinh quang hạnh phúc: Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một (Ga 17, 22). Chúa Giêsu yêu mến những người Chúa đã chọn và tất cả những ai thuộc về Chúa. Ngài muốn ấp ủ chúng ta như gà mẹ ấp ủ con dưới cánh. Chúa đã tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha: Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành (Ga 17, 24).

Qua bí tích Rửa Tội, chúng ta được tẩy sách tội xưa và cùng được tham dự vào Nhiệm Thể của Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và tất cả chúng ta là chỉ thể. Chúng ta được kết hợp mật thiết với Chúa trong một đoàn chiên theo một Chúa Chiên. Chúa cầu nguyện để mọi người nên một trong Chúa. Trở nên một trong ý nghĩa phổ quát. Không phải nên một với người này, người kia hay nhóm này, nhóm nọ. Chúng ta nên một với Chúa Kitô để cùng tôn thờ Thiên Chúa Cha. Chúng ta cùng chia sẻ một niềm cậy trông và một niềm hy vọng vào sự sống vĩnh cửu ngày sau. Chúng ta tuyên xưng chỉ có một Chúa, một đức tin và một phép rửa. Chúng ta tin nhận Chúa Kitô: Là An-pha và Ômêga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 22, 13).

Trong cuộc sống, chúng ta nhận biết rằng có rất nhiều tổ chức các tôn giáo khác nhau. Tuy các tôn giáo có khác nhau về cơ cấu, tổ chức và thực hành sống đạo nhưng cùng quy hướng về sự tôn thờ một Thiên Chúa và hy vọng cuộc sống vĩnh cửu ngày sau. Chúa Kitô là trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Con đường dẫn lối vào Nước Trời tuy hẹp nhưng Chúa Giêsu đã đi trước và mở lối đưa đường. Chúa Giêsu phán: Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy (Ga 14, 6). Chúa Kitô là trung tâm điểm qui tụ mọi niềm tin về một mối để tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lạy Chúa, chúng con đã lãnh nhận hạt giống đức tin qua Bí tích Rửa Tội, xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con. Xin cho chúng con biết can đảm sống niềm tin và hăng say làm nhân chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Amen

HÃY LOAN BÁO TIN MỪNG BẰNG LỜI NÓI và CẢ VIỆC LÀM
Lc 24, 46 - 53
Lm. Jude Siciliano, OP

Vào đại lễ Thăng Thiên chúng ta đã cử hành việc Đức Giêsu trở về với Cha. Thánh Luca đã thuật lại cho chúng ta khoảnh khắc đó trong bài đọc một, trích từ sách Công vụ Tông đồ (1,1-11). Khi Đức Giêsu được cất lên khuất khỏi tầm mắt của các môn đệ thì xuất hiện "hai người đàn ông mặc áo trắng" đứng bên cạnh họ. Rồi hai người đó hỏi các môn đệ tại sao vẫn đứng đó mà ngước nhìn về trời. Họ đã quả quyết với các ông rằng Đức Giêsu sẽ ngự đến "y như các ông đã thấy người lên trời." Hai ông đã gợi lại những gì Đức đã hứa với các môn đệ: Thánh Thần sẽ đến để hoàn tất những gì Đức Giêsu đã khởi sự, bằng việc tăng sức cho họ để họ tiếp tục sứ vụ của Người cho đến khi Người trở lại. Họ cũng nói về sự trở lại của Đức Giêsu vào thời sau hết, khi Người đến để đưa mọi sự tới thành toàn.

Thông điệp mà hai người đàn ông đã nói với các môn đệ cũng là nói với chúng ta. Chúng ta sẽ không bị bỏ mặc một mình để hoàn tất một danh mục "những việc phải làm và không được làm" mà Đức Giêsu để lại. Không có loại danh mục như thế. Những gì Người hứa là gửi Thánh Thần để trợ giúp. Nếu Thánh Thần không đến thì các môn đệ và cả chúng ta chỉ có nước đóng cửa tiệm mà về nhà và quên đi việc cố gắng trở thành Kitô hữu trong một thế giới thờ ơ lạnh nhạt này! Nếu không có Thánh Thần, chúng ta có thể bị bỏ mặc với những cố gắng công thức hóa các lời dạy của Đức Giêsu thành một mớ những lối hành xử. Như thế thì thật là tẻ nhạt, quan liêu và trống rỗng làm sao!

Không phải mãi tuần tới mới là lễ Hiện Xuống, song ngay hôm nay chúng ta đang ở giữa thời điểm mà Đức Giêsu đã nói: mong đợi "lời hứa của Cha," Thánh Thần đến vào ngày lễ Hiện xuống. Dĩ nhiên, Thánh Thần đang ở với chúng ta; Đức Giêsu đã hoàn thành lời của Người, và gửi cho chúng ta Đấng Được Hứa. Cũng thế, Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta một cơ hội để đụng chạm đến những gì mang lại cảm giác giống như đang sống trong thời kỳ đợi trông và chưa hoàn tất. Dù có quà tặng của Thần Khí, chúng ta vẫn đang ở khoảng giữa của thời điểm đức Giêsu Thăng thiên và ngày Người trở lại vào giờ tận thế. Quá nhiều việc còn bỏ dở dang trong đời sống của mỗi chúng ta, trong giáo xứ và trong thế giới. Chúng ta vẫn còn nghe vang vọng lời khuyến dụ của bài đọc Khải huyền, "Ai nghe hãy nói 'Xin Ngài ngự đến." Ai khát hãy đến; ai muốn, hãy đến lãnh nước trường sinh."

Chúng ta là một dân đang chờ đợi. Tuần này, Chúng ta được nhắc nhớ điều đó khi chúng ta cử hành ngày lễ vọng để đón Thần Khí đến cuộc sống chúng ta một lần nữa vào ngày lễ Hiện xuống. Trong lúc chờ đợi, chúng ta biểu tỏ qua lời Kinh Lạy Cha: "Nước Cha trị đến..." Chúng ta muốn được là khí cụ mang đến sự hoàn tất của vương quốc tình yêu, hiệp nhất và công bình mà Đức Giêsu đã loan báo. Trong sự chờ đợi, chúng ta cũng cầu nguyện bằng câu cuối cùng trong Tân Ước, được trích trong sách Khải huyền rằng: "Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến."

Bài Tin mừng của ngày hôm nay trích lại diễn từ từ biệt của Đức Giêsu và lời cầu nguyện của Người trong đêm trước ngày chịu nạn. Người sẽ nhìn vượt khỏi những người đang cùng bàn và hướng đến tương lai, để thấy chúng ta những người sẽ tin vào Người nhờ những lời rao giảng của họ. Sách Công vụ Tông đồ bắt đầu các tường thuật về những gì các môn đệ đầu tiên đã thực hiện nhờ tác động của Thánh Thần. Họ không còn sợ hãi và đi rao giảng khắp mọi nơi. Chúng ta đã đón nhận và chấp nhận những lời của các môn đệ, và cùng với các ngài, chúng ta đã cảm nghiệm được sự sống của Thánh Thần. Thánh Thần đó làm cho chúng ta có thể sống một đời sống của tình yêu hy hiến mà Đức Giêsu đã dạy.

Chẳng hạn, trong bài đọc Công vụ hôm nay, chúng ta chứng kiến cái chết của vị tử đạo đầu tiên là Têphanô. Chúng ta đừng bỏ qua điểm tương đồng trong cái chết của Têphanô, cũng có lời cầu nguyện cho những kẻ hành hình, với cái chết của Đức Giêsu? Sẽ đến ngày chúng ta được thông ban Thần Khí của Đức Giêsu, chúng ta cũng sẽ cầu nguyện như Têphanô "Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy linh hồn con."

Ngày đó có thể vẫn còn xa. Chúng ta đang trong thời điểm lưng chừng, đang mong đợi sự hoàn tất mọi sự trong Đức Giêsu. Chúng ta nghe thấy câu mà hai người đàn ông đã hỏi lúc Chúa Thăng Thiên, "Sao các ông còn đứng đó mà nhìn lên trời?" Trong lúc chờ đợi sự trở lại của Đức Giêsu, chúng ta có việc phải làm. Chúng ta phải sống đời sống thường nhật của mình với sự hướng dẫn của những lời cuối cùng mà Đức Giêsu nó với các môn đệ - chúng ta hành động vì hiệp nhất; hoa trái của sự hiện diện đầy yêu thương của chúng ta trong thế giới. Chúng ta được hứa ban cho Thần Khí và vì vậy chúng ta mở lòng ra với sự nhân ái và yêu thương đối với tất cả mọi người thuộc mọi tôn giáo và truyền thống.

Trong khi đợi chờ Đức Giêsu trở lại và mọi sự được hoàn tất trong Người, chúng ta tin rằng lời hứa của Đức Giêsu đã được hoàn trọn. Chúng ta đã được Thần Khí làm cho mạnh mẽ và vì thế có thể gạt đi những hận thù và trao tặng sự tha thứ. Nhờ Thần Khí của Người, đời sống của chúng ta được ghi dấu cũng bằng chính tình yêu của Đức Giêsu. Qua Thần Khí, chúng ta học được sự tín thác mỗi ngày và phó thác đời mình hơn nữa trong bàn tay của Thiên Chúa. Chúng ta sống mỗi ngày trong khoảnh khắc hiện tại khi chúng ta phục vụ và yêu thương những người thân cận. Trong tất cả lời nói, hành động, suy nghĩ, yêu thương và trao tặng, chúng ta nguyện rằng Đức Giêsu sẽ nối kết chúng ta lại trong một mái nhà, một công việc và trong tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống, để giúp chúng ta làm việc thiện trong danh của Người. Chúng ta cầu xin "Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến." Vì chúng ta cầnThánh Thần của Người để giữ vững niềm hy vọng và nỗ lực như môn đệ của Người trong một thế giới không ngừng chối bỏ và chống đối này.

Sứ vụ mà Đức Giêsu nhận từ Chúa Cha là bộc lộ qua đời sống của Người tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Giờ đây, lời cầu nguyện của Đức Giêsu cho thấy ước mong của Người rằng: Người và Cha sẽ cư ngụ trong cộng đoàn những người tin và tình yêu của cộng đoàn sẽ phản chiếu sự hiện diện yêu thương của Cha và Con. Nếu chúng ta làm chứng cho tình yêu linh thánh giữa chúng ta, thì tình yêu đó sẽ lôi kéo người khác đến với chúng ta ("... để tình Cha đã yêu thương Con ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa"). Sứ vụ của Giáo hội là phản ánh tình yêu mà chúng ta đã biết nơi Đức Kitô.

Đức Giêsu muốn rằng chúng ta cũng sẽ phản ánh sự hiệp nhất giữa Người và Chúa Cha. Đó là một lệnh truyền cho chúng ta - cả trong Hội thánh cũng như giữa các Giáo hội. Nếu chúng ta chưa phản ánh hoàn toàn sự hiệp nhất như Đức Giêsu với Cha, chúng ta được khuyên hãy nghe Người nói, "Con đã cho họ biết danh Cha và sẽ còn cho họ biết nữa". Đức Giêsu muốn mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta. Để nhận biết Thiên Chúa của chúng ta là công việc tiệm tiến; Đức Giêsu tiếp tục mạc khải Thiên Chúa cho chúng ta và bày tỏ ước muốn của Thiên Chúa vì sự hiệp nhất của chúng ta,

Hôm nay, khi lên hiệp lễ, chúng ta sẽ hiểu được sự hiệp nhất đã có trong chúng ta: chúng ta sẽ nhận cùng một Mình và Máu của Chúa. Nhưng chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ việc thiếu sự hiệp nhất giữa chúng ta. Thực ra, dường như ngày nay sự khác biệt ngay trong Hội thánh của chúng ta lớn hơn gấp nhiều lần sự khác biệt giữa các giáo hội. Khi hiệp lễ sẽ cho ta một cơ hội để cầu xin Đức Giêsu rằng sự hiệp nhất Người với Cha được phản ánh một cách hoàn hảo hơn nữa trong chính giáo hội của chúng ta và giữa tất cả người tin.

Một thuyết minh viên trên truyền hình cách đây vài ngày đã cho rằng vụ bê bối về lạm dụng hiện nay trong Giáo hội của chúng ta là khủng hoảng tồi tệ nhất của chúng ta trong 200 năm qua. Thần Khí mà Đức Giêsu đã hứa cần đến để làm mới lại một lần nữa, như Người đã làm trong ngày lễ Hiện Xuống, với luồng gió và hình lưỡi lửa. Bởi vì chúng ta đang trong tuyệt vọng và cần hơi thở chữa lành và khôn ngoan của Thần Khí. Chúng ta cần Thần khí để nhóm lên một ngọn lửa mới trong chúng ta để chúng ta có thể chú tâm trọn vẹn cho sứ vụ Đức Giêsu đã trao cho chúng ta khi Người ra đi là: Hãy loan báo Tin Mừng bằng lời nói và cả việc làm.
Anh Em HV Đaminh chuyển ngữ

TẤT CẢ HÃY HIỆP NHẤT NÊN MỘT
Lc 24, 46 - 53
LM Nguyễn Hữu Thy

Qua bài Tin Mừng của chúa nhật hôm nay, chúng ta đã nghe lời cầu nguyện của Ðức Giêsu : « Lạy Cha, xin cho tất cả họ trở nên một; như Cha ở trong con và con ở trong Cha, tất cả họ cũng phải trở nên một ! » Tiếp đến, Ðức Giêsu cũng đã nêu lên lý do tại sao Người đã xin cùng Chúa Cha cho các môn đệ của Người biết hiệp nhất với nhau : « ...để qua đó, thế gian tin rằng Cha đã sai con ! »

Chúng ta biết rằng Ðức Giêsu đã cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa những kẻ tin nhận Người như thế vào chính lúc Người và các môn đệ cử hành Bữa Tiệc Ly, bữa ăn sau cùng giữa Thầy trò, vào những giây phút cuối trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn. Vâng, đó là những lời trăn trối cuối cùng, là bản di chúc, mà Ðức Giêsu để lại cho các môn đệ của Người, những Kitô hữu chúng ta. Và bản di chúc của một người đã ra đi vào chốn thiên thu thì bao giờ cũng linh thiêng và có tính cách bó buộc, khiến những người còn sống bao giờ cũng phải kính trọng, bảo tồn và thực thi một cách nghiêm chỉnh. Nhưng nếu đó lại là bản di chúc của một Thiên Chúa làm người, thì giá trị của nó hoàn toàn mang tính cách tuyệt đối, và các môn đệ của Người cũng hoàn toàn bất khả lựa chọn một giải thích khác ngoài việc thực thi trọn vẹn nó, và theo đúng từng chấm phẩy!

Nhưng liệu những người kitô hữu chúng ta đã có được thái độ trân trọng như thế đối với bản di chúc, đối với những lời trăn trối đầy tâm huyết của Ðức Giêsu, Ðấng từng yêu thương và đã chịu chết để chúng ta được hưởng ơn cứu độ ?

Những ai đã một lần kính viếng nhà thờ được xây dựng trên chính mộ Ðức Giêsu ở Giê-ru-sa-lem và quan sát cảnh các kitô hữu thuộc các giáo phái luôn khích bác và tranh dành cãi vã lẫn nhau, sẽ không khỏi ngậm ngùi đau xót tự hỏi : Tại sao các môn đệ Ðức Giêsu, lại khinh thường lời di chúc của Người như thế ?

Dĩ nhiên, sự hiệp nhất ở đây không chỉ muốn nói đến sự hiệp nhất giữa các giáo phái thuộc Kitô giáo, nhưng còn là sự hiệp nhất giữa tất cả mọi kitô hữu nói chung và sự hiệp nhất giữa các kitô hữu trong một cộng đoàn. Mọi cãi cọ, tranh dành, hận thù, ghen ghét và kỳ thị, phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi các cộng đoàn Kitô giáo, vì nó phản tinh thần và ý muốn của Ðức Kitô !

Nếu ngày nay và khắp nơi, mọi thứ đều phải được thử, đều phải được trắc nghiệm trước, thí dụ : Ðường hướng chính trị, hàng hóa, xe cộ, v.v..., thì phải chăng lời cầu nguyện của Ðức Giêsu trước khi chết không phải là một trắc nghiệm về đời sống Kitô giáo của chúng ta, về thái độ đồng cảm và đồng tâm của chúng ta với Ðức Kitô ? Trước lời cầu nguyện tha thiết như thế của Ðức Giêsu : Chúng ta vẫn dửng dưng coi thường hay chúng ta đã quan tâm lắng nghe ? Chúng ta có cảm thấy đau xót là từ hằng bao thế kỷ qua và cả đến hôm nay nữa, chính những kitô hữu chúng ta vẫn khép cửa lòng mình lại trước lời cầu xin đó của Chúa Cứu Thế ? Chúng ta có đau khổ trước cảnh chính những người kitô hữu chúng ta lại nhẫn tâm chống lại ý muốn của Vị Cha Chung của mình để xâu xé và chia rẽ nhau ? Chúng ta không cảm nhận được vết thương đang hằn sâu lên thân mình Ðức Kitô sao ? Chỉ những người bất tỉnh và mất hết mọi cảm giác mới không cảm nhận được sự đau đớn đó !

Hoặc người ta có thể trắc nghiệm một cách khác, tức : Chúng ta có vui mừng là ngày nay, những người kitô hữu chúng ta đã thức tỉnh và thoát khỏi tình trạng bất cảm và đã biết đau đớn trước những vết thương nơi thân mình Ðức Kitô ? Chúng ta có vui mừng, là trước lời cầu xin của Ðức Giêsu « Lạy Cha, xin cho tất cả nên một », chúng ta đã biết cảm thấy đau xót và khao khát ? Chúng ta có vui mừng là các kitô hữu khắp nơi trên thế giới đã biết nỗ lực vượt lên trên những chia rẽ và cùng quay trở về hiệp nhất với nhau như Ðức Giêsu muốn không?

Trong tám ngày nữa, chúng ta sẽ mừng đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ðấng mà theo thánh Phaolô là Thần Khí của sự hiệp nhất (x. 1Cr 12,13). Dấu chỉ cho sự hiệp nhất đó, là vào ngày lễ Chúa Thánh Thần đầu tiên của Giáo Hội, mọi dân tộc đã họp nhau trước nhà các Tông đồ và tất cả đã nghe và đã hiểu được sứ điệp thánh Phêrô công bố, bởi vì đó lá sứ điệp tình yêu của Thiên Chúa. Nhưng trước ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, « tất cả các Tông đồ đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với Ðức Maria thân mẫu Ðức Giêsu, và mấy người anh em của Người » (Cv 1,14).

Ðúng vậy, chúng ta không thể áp đặt hay ép buộc được phép lạ hiệp nhất được, nhưng chỉ cầu xin như Ðức Giêsu đã cầu xin vậy. Vâng, phép lạ hiệp nhất chỉ có thể xảy ra nơi những cộng đoàn Kitô giáo có tinh thần cầu nguyện, biết mở rộng tâm hồn đón nhận sự hướng dẫn của Thiên Chúa và sống theo tinh thần Ðức Giêsu.

Max Metzger, vị anh hùng tử đạo thời danh dưới chế độ độc tài Ðức Quốc Xã, và là một trong những vị sáng lập phong trào Una-Sancta-Bewegung, bị xử tử 1944, đã viết trong cuốn Nhật ký của ngài trước khi chết : « Tâm hồn tôi hoàn toàn an bình. Tôi đã cống hiến đời tôi cho sự hiệp nhất của Giáo Hội. Và lòng tôi sẽ tràn đầy hoan lạc, nếu Thiên Chúa chấp nhận ! » Những kitô hữu can trường và xác tín như thế đã khích lệ, đã động viên chúng ta, cùng hiệp nhất với nhau và hiệp nhất với Mẹ Giáo Hội ! Nhưng nhất là lời cầu nguyện mà trước khi chết Ðức Giêsu đã dâng lên Chúa Cha, đã động viên chúng ta một cách mạnh mẽ : « Lạy Cha, con đã ban cho họ sự vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một, như chúng ta là một. Vậy, họ phải hoàn toàn nên một; hầu qua đó, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con ! » (Ga 17,22-23). Amen

CÙNG HỢP NHẤT TRONG CẦU NGUYỆN
Lc 24, 46 - 53
Lm. Jude Siciliano, OP.

Có nhiều thư viện chứa sách về cầu nguyện, nhưng có lẽ chúng ta nên sáng tạo vài lời của riêng mình, vì các bài đọc hôm nay đều nói đến đề tài này. Nếu lương thiện khi cầu nguyện thì chúng ta nên nói từ đáy con tim mình. Quyền lực của tiếng nói con tim có khả năng bày tỏ chính xác tình trạng của tâm trí, nơi mà chúng ta dẽ bị tổn thương nhất, bất chấp chúng ta an nhàn hay bận rộn với những chương trình riêng tư. Hoặc chúng ta cần thay đổi nội dung cầu nguyện. Như vậy cầu nguyện tỏ lộ hiện trạng của tâm trí mỗi người.

Nói vòng vo như vậy để qúi vị hiểu được ý muốn của Chúa Giêsu trong lời cầu nguyện của Ngài hôm nay: "Khi ấy Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ họ tin vào con, để tất cả nên một như cha ở trong con và con ở trong cha, để họ cũng ở trong chúng ta!" Chúa Giêsu quan tâm đến điều chi nhiều nhất, trong lời cầu nguyện này? Thưa! Để họ nên một, như Con ở trong Cha, và Cha ở trong Con" Đau xót thật! Ngài không giảng giải cho môn đệ hợp nhất, mà phải cầu xin cùng Đức Chúa Cha. Một ước muốn mãnh liệt của Ngài trong lúc sắp ra đi. Vì Ngài biết chắc chúng ta sẽ chia rẽ. Quả thực đúng như vậy. Cứ nhìn vào lịch sử Công giáo thế giới khắc biết, cứ nhìn vào giáo xứ, tu viện khắc biết, khỏi cần dẫn chứng. Vậy chúng ta đáp ứng ý nguyện của Chúa ra sao? Đặt câu hỏi, tức là trả lời. Xin đừng qúa môi miệng. Chúng ta chẳng thể hợp nhất, nếu còn bảo thủ ý kiến riêng, tệ hơn, áp đặt nó trên kẻ khác. Xin suy nghĩ tiếp theo: "Như Cha ở trong Con, và Con trong Cha!" Chúng ta có thực sự ở trong Lời Chúa không nhỉ? Hay bẻ cong Lời Chúa cho hợp với dục vọng từng người? Nếu Lời Chúa mà phải theo dục vọng cá nhân, thì còn lâu mới có hiệp nhất! Thế đấy, người ta vẫn lớn tiếng rao giảng hiệp nhất, nhưng theo sở thích của mình, chứ không theo ý nguyện của Chúa Giêsu: Con ở trong Cha và Cha ở trong Con! Thế gian giả hình nhiều qúa, tiếp tục ngụp lặn trong kiêu căng. Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến cứu chúng con khỏi não trạng này! Kẻo lòai người còn chia rẽ trầm trọng hơn và chiến tranh chẳng bao giờ chấm dứt.

Những lời cầu nguyện như vậy trên bàn ăn, ngay trước cái chết, chương trình sắp hòan tòan phá sản, chứng tỏ Chúa Giêsu tin cậy vào quyền năng của Cha Ngài, tinh thần lạc quan đến ương ngạnh. Càng suy nghĩ chúng ta càng cảm thấy thương hại Chúa và phẫn nộ đối với thế gian, vì chúng ta là thành phần của cộng đồng vĩ đại lắng nghe Lời Chúa và chấp nhận chân lý từ các tông đồ. Với phép rửa chúng ta tuyên xưng chỉ có một Thiên Chúa, một phép rửa, một Đức Kitô, nhưng nhan nhản những khác biệt, phe phái, ly khai. Vậy thì chia rẽ từ đâu tới? Từ bất khoan dung, tay sai của mãng xà xưa! Tuy nhiên, hôm nay chúng ta vẫn có thể cử hành mừng lễ hợp nhất trong Đức Kitô, vì tin tưởng tuyệt đối vào hiệu qủa lạ lùng của lời Ngài cầu nguyện, đẩy mạnh phong trào đại kết đi xa hơn nữa bằng chứng tá lòng tin của mình, của những nhà xã hội trên tòan thế giới. Trái đất này là nơi tỏ hiện vinh quang Đức Chúa Trời, chúng ta kinh nghiệm chân lý ấy nơi Đức Kitô và nơi Hội thánh qua những chứng nhân trung thành, quả cảm và thánh thiện. Đó không phải là mơ ước viển vông, hão huyền. Phúc âm Gioan nói rõ: "Giờ đây Thày được vinh quang và Thiên Chúa cũng được vinh quang nơi Thày" (13,31). Tuần trước chúng ta đã suy gẫm về vẻ vinh quang đặc biệt và chân thật này. Vinh quang không phải do thế gian ban tặng, nhưng là do chính Thiên Chúa Cha. Nó thể hiện quyền phép khôn lường trong cái chết và sống lại của Đức Kitô.

Hôm nay cũng vậy, hợp nhất của chúng ta trong tình yêu mến Thánh Thần trong lòng các tín hữu trung kiên. Tình yêu đi trước cả nền móng của vũ trụ. Nó hệ tại tuân phục và quyết tâm thi hành thánh ý Chúa như Đức Kitô trong vườn cây dầu. Tình yêu ấy đang lớn dần trong mỗi linh hồn lành thánh. Chúng ta được yêu mến theo đường lối Thiên Chúa yêu mến Con của Ngài, không phải đường lối giả dối thế gian, vuốt ve, nhượng bộ tính mê nết xấu, thỏa hiệp để có bình an. Liệu chúng ta hiện thời có được thứ tình yêu này trong Giáo Hội? Chưa, nhưng chúng ta được Chúa chỉ đạo: "Anh em hãy yêu mến nhau như Thày đã yêu thương anh em".

Thánh Stêphanô trong bài đọc 1, trích sách Tông Đồ Công Vụ bày tỏ đúng như vậy. Đang khi bị người ta ném đá, ông qùi cầu nguyện và hô lớn: "Kìa tôi thấy trời mở ra, và Con người đứng bên hữu Thiên Chúa". Thì ra thánh ý Thiên Chúa đã tỏ lộ nơi ông. Mặc cho mưa đá giết hại, ông được Thần trí Chúa Giêsu chiếm đọat và Thánh Thần rợp bóng, thêm can đảm cho ông: "Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy linh hồn con". Rồi ngã gục: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này". Chẳng có bằng chứng nào sáng tỏ hơn, "Vinh quang" Thiên Chúa đã tòan thắng hận thù thế gian. Từ ấy đến nay, và từ nay về sau, còn vô số chứng tá như Stephanô trong Giáo Hội. Chúng ta nên tiếp tục tinh thần ấy bằng lời cầu xin riêng của mình. Chắc chắn "vinh quang" của Thiên Chúa càng tỏ hiện trên mặt hành tinh này.

Vì lẽ đó, bài đọc sách Khải Huyền nói đến trời mới, đất mới, vì độc ác thế nào đi nữa, thì thế giới cũ sẽ qua đi. Phúc âm kết thúc đột ngột với lời hứa phán xét chung: "Ai không tin sẽ bị kết án" (Mc 16,16). Khải Huyền tiếp tục với ơn lành "Phúc cho những ai giặt áo mình trong máu con chiên". Họ chuẩn bị đón nước trời bằng hy sinh và đau khổ và như vậy được vào hưởng Giêrusalem mới được dát bằng ngọc xanh ngọc biếc. Tôi là Gioan, tôi nghe có tiếng phán bảo tôi: "Đây chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến và Ta đem theo lương bổng để trả cho mỗi người, tùy theo việc mình làm." Khải Huyền nhấn mạnh Chúa đến cận kề, và thưởng công xứng đáng. Vậy đau khổ của các tín hữu đâu có vô ích? Việc vác thánh giá đâu có luống công? Đúng là một thị kiến đầy hy vọng. Nó khích lệ những linh hồn đang chịu đựng bách hại vì danh Đức Kitô. Chúng ta không nên hời hợt trong cuộc sống này. Những hy sinh, khổ chế của mỗi người chẳng hề bị Thiên Chúa quên lãng. Vì thế Khải Huyền kết thúc với lời cầu nguyện của các tín hữu tiên khởi: Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến. Ngày nay Hội Thánh vẫn hằng cầu xin như vậy: Maranatha. Còn chúng ta thì sao? Có lẽ bật TV xem phim sex hay World cup!

Tóm lại, chúng ta đang thiếu sót hợp nhất mà Đức Kitô cầu nguyện xin Chúa Cha ban cho các môn đệ, cho Giáo Hội và cho thế giới. Các bài đọc đều nhất trí như vậy. Chúng ta thiếu cuộc sống chứng tá, thiếu can đảm như Stephanô. Cho nên Khải Huyền cung cấp cho chúng ta hy vọng và lời cầu xin xứng đáng. Chúng ta cần tinh thần của các tông đồ, hàng ngày lên đền thờ cầu nguyện. Chúng ta cần Khải Huyền để cầu nguyện cho hợp lý. Và lời cầu xin ấy chắc chắn sẽ được nhận lời. Vì Thánh Thần sắp ngự đến nhân danh Chúa Kitô, Đấng tự xưng là Alpha và Omega, là đầu là cuối cùng của vũ trụ và mỗi cuộc đời. Amen. Alleluia.

XIN CHO CHÚNG NÊN MỘT
Lc 24, 46 - 53
Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

«Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.» Sự mong ước của Chúa Giêsu đối với Giáo Hội của Ngài, đó là sự hiệp nhất. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên đây cho chúng ta thấy sự sáng suốt tuyệt vời của Ngài. Ngài đã biết trước sẽ có hàng triệu người tin vào Ngài, cũng biết trước rằng thảm họa lớn của các môn đệ Ngài, chính là sự chia rẽ. Phải, sự chia rẽ là một đề tài thời sự đau thương. Trên thế giới hôm nay, có biết bao sự đối nghịch, chia rẽ và hận thù! Giáo Hội cũng không tránh khỏi những đau thương đó, ngay cả các cộng đoàn công giáo Việt Nam...

Một linh mục Ấn Độ tên là Anthony De Mello đã tưởng tượng ra một câu chuyện như sau: Chúa Giêsu than phiền với chúng tôi là Ngài chưa bao giờ được đi xem một trận bóng đá nào cả. Chúng tôi bèn đưa Ngài đi xem một trận đấu rất gay go giữa một đội Tin lành và một đội Công giáo. Đội Công giáo làm bàn trước, một không. Chúa Giêsu vỗ tay hoan hô và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, tới phiên đội Tin lành làm bàn. Lần này, Chúa Giêsu cũng vỗ tay reo hò và cũng tung mũ lên trời. Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm ngạc nhiên và khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu. Ông ta lấy tay đập lên vai Ngài rồi hỏi: «Ê ông bạn, ông bạn ủng hộ bên nào vậy?». Xem chừng như vẫn còn bị khích động bởi trận đấu, Chúa Giêsu trả lời: «Tôi hả? tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi đến đây là chỉ để thưởng thức trận đấu mà thôi». Người khán giả đã khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, bây giờ lại càng bực bội hơn. Ông ta quay sang người bên cạnh và nói nhỏ: «Hắn này là một tên vô thần!»

Trên đường trở về nhà, chúng tôi bàn luận với Chúa Giêsu về tình hình tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi nói với Ngài: «Thưa Chúa, những người có tôn giáo thật là buồn cười. Họ tưởng rằng Thiên Chúa chỉ đứng về phía của họ và nghịch lại với những người thuộc tôn giáo khác». Chúa Giêsu gật đầu tỏ vẻ ưng ý. Ngài nói: «Đó là lý do tại sao Ta không ủng hộ tôn giáo mà chỉ ủng hộ con người. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người quan trọng hơn ngày Sabbat. Các con nên biết là chính những người có tôn giáo đã treo Ta trên thập giá.»

Khi nói đến hiệp nhất, chúng ta thường mơ một sự hiệp nhất mà trong đó những ai nghĩ khác chúng ta, phải về phía chúng ta! Sự hiệp nhất theo ý muốn của Chúa không phải ở sự xóa bỏ những sự phong phú riêng biệt của mỗi người hoặc của mỗi nhóm. Giáo Hội phải xây dựng sự hiệp nhất trong sự tôn trọng những sự khác biệt chính đáng. Chỉ có một Chúa, một phép rửa tội, một đức tin, nhưng có nhiều cách khác nhau để diễn tả đức tin. Để nói về một Chúa Giêsu, chúng ta có tới bốn cuốn Phúc Âm, tại sao chúng ta không chấp nhận có nhiều cách diễn tả, có nhiều cách sống Tin Mừng, sống đạo khác nhau trong Giáo Hội và trong thế giới?

Trong lá thư gửi tín hữu Côrintô (1 Cr 12, 12-30), thánh Phaolô dùng hình ảnh các chi thể của một thân xác để nói về sự hiệp nhất của Giáo Hội trong sự đa dạng, trong sự bổ túc và liên đới của các phần tử. Thân xác có nhiều chi thể khác nhau. Chân, tay, mắt, mũi, tai và các chi thể khác đều phải cộng tác chặt chẽ với nhau để làm cho thân xác nên mạnh mẽ, và cùng liên đới chịu trách nhiệm với nhau về sự lớn mạnh của thân xác. Cũng thế, mỗi người chúng ta là một chi thể của Giáo Hội. Tuy trình độ khác nhau, nhân sinh quan khác nhau, mỗi người đều phải cộng tác với nhau để Giáo Hội được phát triển và liên đới chịu trách nhiệm về sự phát triển ấy.

Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo Hội chúng ta, cho mọi phần tử biết sống hiệp nhất trong sự tôn trọng lẫn nhau. Hiệp nhất nhưng không đơn điệu, đa dạng nhưng trong hiệp nhất và hiệp thông. Lúc đó, Giáo Hội được ví như một vườn hoa lớn, và mỗi thành viên là một loài hoa khác nhau, một hương thơm khác nhau. Ôi đẹp thay, phong phú thay, Giáo Hội của Chúa Kitô!

JESUS IS THE WORLD!
Lc 24, 46 - 53
Br. Minh Trân, CMC

Cách đây hai năm tôi có dịp dạy giáo lý cho các em lớp 8 tại thành phố Avondale, Louisiana. Tôi còn nhớ có lần đề nghị với các em làm một vài posters treo trong lớp cho sống động. Các em hỏi: "Làm cái gì cũng được hả thầy?" "Thì cái gì cũng được. Miễn là nó nhắc mình nhớ đến Chúa Giêsu là được rồi." Tôi trả lời như thế. Thế là vài ngày sau một trong những tấm posters được trình bày lộng lẫy với những tấm hình sặc sỡ chung quanh hàng chữ: "Jesus is the world!" Nhìn tấm poster, tôi lắc đầu không biết phải nói sao về "tư tưởng thần học" mới lạ này. Khác hẳn với điều tôi được học hỏi.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan cũng đã ghi lại hai chữ: Jesus (Chúa Giêsu) và the world (thế gian). Thánh Gioan không nói Jesus is the world (Chúa Giêsu là thế gian), nhưng ngài nói Jesus prays for the world (Chúa Giêsu cầu nguyện cho thế gian).

Tìm hiểu thánh kinh, chúng ta thấy từ ngữ the world có 3 ý nghĩa: 1/ thế gian là thế giới chúng ta đang sống. 2/ thế gian là những người chưa nhận biết Chúa. 3/ thế gian là những người chống lại Chúa. Cả ba ý nghĩa này không đồng nghĩa với Chúa Giêsu, nhưng nó là đối tượng của công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu. Thánh Gioan ghi rõ Chúa Giêsu không chỉ cầu nguyện cho các môn đệ mà thôi, nhưng còn cho tất cả những người nhờ lời các môn đệ rao giảng mà tin vào Cha -- những người chưa nhận biết Chúa, và cả những người chống lại Chúa. Chúa đã cầu nguyện cho tất cả mọi người được hợp nhất nên một.

Đến đây tôi nhớ đến tích truyện của cha Brandsma. Một tấm gương yêu thương tha thứ và ước ao cho người giết mình được nhận biết Chúa. Ngày 26.7.1942, trước khi bị hành quyết, cha Brandsma đã trao cho nữ y tá trẻ tuổi ngoại đạo người Hòa lan một xâu chuỗi Mân côi thô sơ mà ngài đã làm trong tù. Người y tá này có nhiệm vụ chích thuốc độc cho cha chết. Cha nói với cô ta: "Cô hãy dùng xâu chuỗi này để cầu nguyện."

- Tôi không cần, vì tôi không biết cầu nguyện - cô ta đáp.
- Cô cứ thử mà xem, ít là cô hãy lập lại câu: "Xin cầu cho chúng tôi là kẻ có tội..."

Đó là những lời cuối cùng của cha Brandsma trước khi chết. Chính nhờ xâu chuỗi Mân côi của cha Brandsma mà cô đã tìm được đức tin, và năm 1955, cô đã tự ý trình diện để cung khai bổ túc hồ sơ phong chân phước cho cha Brandsma. Cha Brandsma đã được ĐTC Gioan Phaolô đệ nhị phong chân phước ngày 3.11.1986. Cha bị Đức quốc xã giết trong trại tập trung Dachau, gần Muenchen, Tây Đức.

Là người công giáo chắc hẳn chúng ta không những đã được học hỏi thế nào là cầu nguyện, mà còn được khuyên dạy phải sống đời cầu nguyện làm sao. Biết là một chuyện. Sống là một chuyện khác. Nhiều lúc cầu nguyện cho những người thù ghét hãm hại mình xem ra cũng thực hiện được. Trái lại, thật oái oăm thay những lần nghĩ đến phải cầu nguyện cho những người gần gũi, những người đáng lý ra phải yêu mến thì xem ra lại là một vấn đề.

Nhìn lại tấm poster với những tấm hình dán chung quanh: Michael Jordan, cầu thủ bóng rổ nổi tiếng của đội banh Chicago Bulls" mẹ Têrêsa Calcuta bên cạnh những em bé bụng ỏng với thân hình da bọc xương" công chúa Diana" tổng thống Clinton... dường như tôi đã cảm nghiệm được ý nghĩa câu các em muốn nói: Jesus is the world!

Nguồn vietcatholic.org

2579    11-05-2013 10:00:43