Sidebar

Chúa Nhật

08.12.2024

Chúa Nhật XVI TN A

CỎ LÙNG - HẠT CẢI -  MEN


Mt 13,24-43

 

Thiên Chúa tốt lành, yêu thương , nhân hậu, ban cho con ngưòi món quà lớn lao là tự do. Ngưòi còn nhẫn nại, chờ đợi và mong mỏi nguời tội lỗi hối cải để được sống. Vì Thiên Chúa có ơn cứu độ. Cuối cùng mới phán xét và thưởng phạt công minh.

*Thiên Chúa thưởng công việc lành cách bội hậu nhất là đời sau "phần thưởng đời đời". Đời đời sánh với đời nầy thì như hạt cải tí xíu mà lớn thành cây to đến nổi chim trời đến làm tổ được. Việc làm của đức tin. (đức tin bằng hạt cải). Có gieo thì mới có gặt dù chỉ gieo hạt cải. Không gieo thì lấy gì mà gặt.(không làm việc lành mà muốn Chúa ban nhiều ơn ).

*Men làm cho bột dậy men nhiều hơn và ngon hơn: Gương lành lôi cuốn những người xung quanh cũng tốt hơn.

CHÚ GIẢI

Là dụ ngôn về Nước Trời. Nói chuyện nước Trời.

- Nước trời ví như ngưòi kia gieo giống tốt trong ruộng mình: Thiên Chúa gieo Lời vào thế gian. Thế gian là tạo vật đã xuống cấp tệ hại. Xấu cùng khắp. Thiên Chúa gieo Lời là gieo giữa cỏ lùng.

- Kẻ thù đã làm đó: Từ xưa coi ma quỉ là kẻ thù. Mọi sự xấu đều dổ trên đầu nó. Đức Giêsu nói cái xấu là "tự lòng ta". Thiên Chúa ban trí khôn để con ngưòi biết lành biết dữ  mà "làm lành lánh dữ" chứ đâu phải để làm dữ lánh lành. Ban cho tự do để dùng trí "khôn" chọn cái tốt mà làm cho mình tốt hơn (đâu phải để làm cái xấu mà thành xấu hơn). Ngưòi ta đã làm trái ý Thiên Chúa nên cái xấu đã tràn lan. Cỏ lùng cùng khắp.Ngay cả  trong lòng Hội Thánh.

- Ông có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ lùng không?: Có đen mới rõ trắng. Có cỏ mới thấy lúa quí. Kẻ lành phải lập công mới có công nghiệp. Cỏ lùng là thử thách của lúa. Kẻ dữ  thử thách kẻ lành. Lữa thử vàng gian nan thử đức.

- Hãy để cả hai  cùng lớn lên cho tới mùa gặt: Thiên Chúa tốt lành, yêu thương, nhân hậu thì nhẫn nại chờ đợi "người tội lỗi hối cải" để được sống. Thiên Chúa không muốn nó phải chết. Nhưng có mùa gặt. Có loại lúa 100 ngày, có thứ 120 ngày, có lúa mùa  6 tháng. Không có lúa 2509 ( hai năm không chín). Thiên Chúa chờ đợi nhưng tuỳ theo "khả năng hối cải " của mỗi người. Lúa mùa 6 tháng phải cho gạo ngon hơn. Mùa gặt cho cá nhân. Mùa gặt cho cả thế gian.

- Đến ngày mùa ta sẽ cho gom cỏ lùng mà đốt đi còn lúa tốt thì thu vào lẩm: Lạnh lùng! Lúa tốt mới thu vào lẫm. Không có van xin thương xót. Mà là phán xét và thưỏng phạt công minh.

- Hạt cải là hạt giống  nhỏ nhất nhưng khi lớn lên lại là thứ lớn nhất: Không có hạt cải tự nhiên nào như vậy. Chỉ có hạt cải trong Nước Trời "Đức tin bằng hạt cải". Đó là việc lành tự nguyện  do đức tin. Đời nầy thì gấp trăm ( ai bỏ cha mẹ...vì Thầy thì được lại gấp trăm ở đời nầy) đời sau thì đời đời. Được một chút đời đời thì cũng không thể tính nổi..

- Men làm cho bột dậy men: Làm bánh phải có men (bánh chai ăn không ngon). Bột dậy men sẽ nhiều hơn, bánh ăn ngon hơn. Ngưòi làm việc lành, gương lành sẽ làm cho xung quanh dậy men, xã hội tốt  hơn. Hỡi ôi! Xã hội ngày càng  xấu hơn vì cái xấu, gương xấu đầy dẩy, tràn lan.

Nhìn sơ thì thấy ba dụ ngôn rời rạt. Nhưng rất liên kết.

Thế gian - tạo vật- con người- xuống cấp tệ hại. Đâu đâu cũng chỉ thấy cỏ lùng.

Thiên Chúa là Đấng tốt lành, đầy lòng thương xót nên nhẫn nại chờ đợi "chậm bất bình và rất mực khoan dung". Chờ đợi người tội lỗi hối cải, gieo những hạt cải "đức tin", làm gương lành giúp cải tạo xã hội. Đường lối của Thiên Chúa tích cực. Không phải cứ phạm tội rồi xưng tội, Chúa tha, hết tội. Hay thậm chí đợi giờ chót rồi sám hối!Hoặc người ta rước cha giùm, Cha giải tội lòng lành, ban ơn toàn xá tha hết mọi phần phạt tạm, lên thiên đàng cái ục. Giữ đạo dễ lắm! Đã có ơn cứu độ "phổ quát" lên thiên đàng hết. Xin lỗi! lúa tốt mới được thu vào lẫm. Cỏ lùng thì đốt đi. Không có cọng cỏ nào được thu vào lẫm đâu.

Là cây lúa chưa đủ mà phải cho những hạt lúa tốt. Ngưòi tốt phải có việc lành, phải làm gương tốt. Phải làm lúa tốt cho tới mùa gặt nữa. Phải gieo những hạt cải đức tin. Một đời sống tốt  Cho một ly nước với tư cách là môn đệ. Cho Chúa ăn cho Chúa uống, mặc, uống thuốc...

Có nhiều người gieo hạt cải, thì ruộng thế gian sẽ có lúa tốt, có bột, có men nữa thì có bánh ăn ngon.

Có nhiều đời sống "gương lành" giúp cải tạo môi trường xã hội thành Nước Thiên Chúa. Một vị thánh cải tạo thời đại mình rất nhiều. Hãy là thánh. Là Hội Thánh. Là Nước Trời đến.

Xin cho Nước Cha trị đến.

DỤ NGÔN LÚA VÀ CỎ LÙNG
Mt 13, 24 - 43

Bài Phúc âm hôm nay Chúa Giêsu nói về Nước Trời qua ba dụ ngôn: cỏ lùng xen lẫn lúa tốt, hạt cải bé nhỏ và nắm men trong bột. Cả ba đều rất hữu ích cho chúng ta vì những ý nghĩa và bài học mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta. Tuy nhiên chúng ta chỉ tìm hiểu  dụ ngôn cỏ lùng mọc xen lẫn với lúa tốt và rút ra bài học hữu ích cho chúng ta hôm nay.

Dụ ngôn này rất sống động. Có thể xem đây là một vở kịch nhỏ, diễn ra nhanh và đầy ý nghĩa. Các vai trong vở kịch gồm có: ông chủ ruộng, kẻ xấu (người hàng xóm xấu bụng) và các tôi tớ của ông chủ ruộng. Ông chủ đã cẩn thận chọn giống tốt, kỹ lưỡng loại bỏ những hạt kém chất lượng, giữ lại những hạt có phẩm chất tốt. Ông đợi đúng vào thời điểm mà đi gieo trồng. Khi công việc hoàn tất ông vui mừng trở về nhà, hài lòng với những gì mình đã bỏ công khó nhọc làm ra. Ông chờ đợi ngày lúa nẩy mầm và lớn lên, hy vọng vào vụ mùa bội thu, chờ đợi thành quả xứng với công sức mà ông đã bỏ ra. Người hàng xóm xấu bụng luôn ganh tỵ với công việc của ông và tìm mọi cách để làm hại. Người hàng xóm xấu bụng nghĩ ra nhiều cách, trải qua thời gian dài suy nghĩ và cuối cùng hắn đã chọn phương án cho những ý nghĩ xấu xa của mình. Hắn chờ cơ hội để hành động. Khi mọi người chìm vào giấc ngủ say sau một ngày vất vả, hắn đã âm thầm ra ruộng của ông và gieo vào đó cỏ lùng. Việc hoàn tất anh tươi cười với thái độ thoả mãn lòng dạ thâm độc kia. Hắn đi về trong đêm tối một cách nhanh chóng, rồi cũng âm thầm chờ ngày cỏ lùng mọc lên.

Ông chủ vẫn để mắt chăm nom ruộng lúa của mình. Mắt ông luôn theo dõi. Lòng ông luôn gắn bó với ruộng lúa. Ông biết ruộng của mình. Ông biết có kẻ thù gieo cỏ lùng vào trong đó...Khi lúa mọc lên cũng là lúc cỏ lùng bắt đầu tươi tốt. Các tôi tớ của ông chủ đã phát hiện ra cỏ lùng. Họ muốn ông chủ cho họ ra đồng nhổ cỏ lùng để nó đừng làm hại ruộng lúa. Nhưng ông bảo họ đợi đến mùa gặt. Ông chủ  không muốn các đầy tớ của mình ra đồng nhổ cỏ ngay tức khắc. Ông tế nhị, sợ khi nhổ cỏ lùng thì sẽ nhổ luôn cả lúa tốt. Hơn nữa, ông muốn các đầy tớ phải nhớ bổn phận của mình vì: cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Lúc đó ông chủ sẽ căn dặn người thợ gặt chỉ gặt lúa còn cỏ lùng thì tách ra mà đốt trong lò lửa.

Qua đoạn phúc âm này, chúng ta có thể nhận ra rằng vấn đề lành dữ, tốt xấu, phải trái, sáng tối, đen trắng luôn luôn hiện diện trong trần gian, nó hiện diện trong Giáo Hội, trong xã hội, trong gia đình và chính trong bản thân chúng ta nữa. Như vậy trần gian luôn có người lành kẻ dữ, người tốt kẻ xấu, lúa tốt và cỏ lùng sống chung với nhau. Thiên Chúa là ông chủ ruộng không gieo vào trong thế gian là thửa ruộng điều xấu và sự dữ. Thiên Chúa tốt lành gieo điều tốt lành vào trong cuộc sống. Nhưng kẻ thù của Thiên Chúa, nguyên nhân gây ra điều xấu là ma quỷ, và những kẻ nghe theo lời cám dỗ, xúi dục của ma quỷ đã gieo cỏ lùng vào trong thế gian.

Chúng ta thường quá lý tưởng, mong muốn thế giới chỉ có người tốt, mong ước một xã hội hoàn hảo, xã hội chỉ có những người tài giỏi tồn tại, mong chỉ có những người tuyệt vời sống mà thôi. Thậm chí chúng ta mong muốn Thiên Chúa tiêu diệt người xấu và kẻ ác khỏi cuộc đời này ngay như những người đầy tớ của ông chủ ruộng kia. Thế nhưng như ông chủ ruộng kiên nhẫn chờ cho đến mùa gặt mới tách biệt lúa tốt và cỏ lùng. Thiên Chúa cũng kiên nhẫn và bao dung như thế. Chúa đợi cho đến ngày tận thế mới tách cỏ lùng ra khỏi lúa tốt. Chúa hy vọng những người xấu và tội lỗi ăn năn sám hối để được ơn tha thứ. Chúa không trừng phạt ngay tức khắc những người tội lỗi vì Chúa là Thiên Chúa bao dung và nhân ái. Chúa yêu thương và tin tưởng có một ngày nào đó người xấu và tội lỗi sẽ quay trở về và trở nên người tốt. Ngài là người cha nhân hậu đang hằng ngày chờ đợi đứa con trai hoang đàng trở về. Và chính lòng bao dung ấy mà Giáo Hội có những vị thánh như: tên trộm lành, thánh nữ Maria Madalenna, thánh Augustino, thánh Phaolô... Nếu Chúa chấp tội thì có lẽ chính bản thân chúng ta là người bị phạt đầu tiên, vì trong chúng ta cũng đầy dẫy tội lỗi và sự xấu. Tâm hồn chúng ta cũng mọc đầy cỏ lùng xen lẫn vào trong lúa tốt.

Thiên Chúa không thích tội nhưng bao dung cho người tội lỗi. Chính vì bao dung nên người đã kiên nhẫn đợi chờ. Thiên Chúa không tiêu diệt sự xấu vì Thiên Chúa vẫn để cho chúng ta có cơ hội lớn lên trong thử thách, giữa những ảnh hưởng của tội lỗi và ma quỷ. Lúa phải chống chọi để lớn lên bên cạnh cỏ lùng thế nào, thì cuộc đời của người kitô hữu cũng phải trưởng thành về đời sống đức tin và đức mến giữa một thế giới đầy sự xấu và sự dữ như vậy. Con cái Thiên Chúa cần phải lớn lên qua những chiến đấu mà họ đương đầu với cám dỗ và tội lỗi.

Lạy Chúa Giêsu, xin tha thứ cho chúng ta vì biết biết bao lần chúng con đã là cỏ lùng, gây hại cho mình và cho biết bao người khác. Xin Chúa cho chúng con trở thành những cây lúa tốt đem lại lợi ích cho mọi người. Và xin cho những người tội lỗi biết nhận ra tình thương của Chúa mà ăn năn trở về với Chúa và những người sống tốt được tốt thêm và tốt thật. Amen

KHÔNG ĐƯỢC LOẠI TRỪ
Mt. 13, 24-43.

Anh chị em thân mến.
Hiện tại, thế giới đang rối loạn lên vì tình trạng khủng bố đang lan rộng khắp nơi. Vừa qua ở tại Anh Quốc bốn quả bom đã phát nỗ nơi giao thông công cộng, khiến cho 52 người chết và rất nhiều người bị thương còn đang trong tình trạng nguy kịch. Những nạn nhân là ai? Họ chỉ là những người dân bình thường, vậy mà họ phải nhận lấy hậu quả của những người bất đồng với nhau vì một lý do nào đó. Chính vì thế mà mọi người trên thế ở trong tình trạng báo động và được kêu mời chống khủng bố.

Tại sao lại có tình trạng khủng bố và có người chống khủng bố? Bởi vì họ không chấp nhận việc làm của người khác, họ bất mãn với cách làm của người khác vì người đó không thuộc về phe của họ. Nếu cả hai chịu ngồi lại để tìm tiếng nói chung, tìm con đường tốt nhất để thực hiện, thì sẽ không có tình trạng khủng bố càng không có tình trạng báo động chống khủng bố. Nếu cả hai biết kiên nhẫn chờ đợi một kết quả tốt, và nếu cả hai bên biết kiên nhẫn cách quảng đại để chấp nhận nhau trong tinh thần xây dựng chứ không loại trừ thì mọi việc sẽ khác đi nhiều. Nhưng có tình trạng hỗn loạn và bất ổn như thế nầy, vì con người luôn tìm cách khẳng định mình để rồi loại trừ người khác, không chấp nhận người khác cùng đồng hành với mình.

Trong bài Phúc Âm chúng ta vừa nghe, ông chủ ngăn cản những người muốn vội vàng có hành động loại trừ. Những người đó cũng có ý hướng hoàn toàn ngay chính, họ nhìn thấy những điều không thích hợp và muốn loại trừ ngay, để cho điều mà họ cho là tốt được hoàn toàn tốt đẹp theo như ý họ muốn. Nhưng họ giật mình khi nghe chủ không cho họ hành động. Không phải chủ muốn bao che cho sự xấu, càng không phải ủng hộ cho điều không tốt, nhưng người chủ muốn cho tốt xấu được phân biệt rõ ràng khi đến thời đến lúc của nó. Nếu sớm hơn thời kỳ hạn định thì sẽ có sự lầm lẫn. Người chủ chỉ sợ khi ý tốt của những người muốn tiêu diệt cái xấu là cỏ lùng, lại vô tình làm nguy hại đến cái mà gọi là lúa tốt, khi đó cỏ lùng không bị tiêu diệt hết mà vô tình lúa tốt lại bị tiêu diệt và không có cơ hội phát triển.

Thiên Chúa muốn cho điều tốt được phát triển mạnh mẽ lên, có sức mạnh bao phủ và lôi cuốn để cho mọi sự mỗi ngày trở nên tốt hơn, mạnh mẽ hơn.

Nhưng con người, chỉ là những người thợ nóng vội, chỉ hành động theo bản năng mà không cần biết đến hậu quả như thế nào. Con người chỉ biết hành động theo như những gì mình muốn, mình thấy và không cần phải suy tư tìm hiểu cho lợi ích chung.

Mỗi người trong chúng ta nhìn vào chính mình, xem giờ này đây chúng ta đang nghĩ gì và muốn gì? Chúng ta đang nhìn thấy một xã hội bất công, chúng ta cũng đang nhìn thấy những ý tưởng tốt đẹp của mình và chúng ta đang mong muốn thực hiện những ý tưởng đó. Chúng ta muốn loại trừ bất công, để những gì chúng ta cho là tốt đẹp càng tốt đẹp hơn. Chính những ý nghĩ như thế, chính những lúc chúng ta hành động mà chúng ta cho là tốt như thế, thì cũng chính những lúc đó chúng ta là những người khủng bố, chúng ta đang gieo kinh hoàng khắp nơi, chung quanh cuộc sống của mình.

Những lúc chúng ta khó chịu, bất mãn với cuộc sống, nên chỉ trích phê bình, hay hành động nông nổi khi chúng ta không chấp nhận ý kiến người khác, mà chỉ biết có chính mình. Khi đó chúng ta có nhìn thấy hậu quả của sự việc như thế nào không? Nếu những lúc đó chúng ta kiên nhẫn, lắng nghe với một tâm hồn quảng đại, với một con tim biết yêu thương, tha thứ và thông cảm, chắc chắn chúng ta cũng sẽ nhận được một kết quả mà chúng ta không ngờ được. Lúc đó chúng ta đang thực hiện lời Chúa: hãy chờ đợi. . . , coi chừng sẽ lầm lẫn.

Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết lắng nghe lời Chúa, để trong đời sống hằng ngày chúng biết kiên nhẫn tìm hiểu thánh ý Chúa mà thực hiện.

CÁNH ĐỒNG TRUYỀN GIÁO
Mt 13,24-43

Mầu nhiệm Giáo Hội phong phú và phức tạp đến nỗi không thể tóm gọn vào trong một công thức. Hơn nữa, vì một mầu nhiệm trong khi ngôn ngữ loài người lại phát nguyên từ kinh nghiệm giác quan, nên không thể nào có khả năng để diễn tả cho thoả đáng được. Vì thế, Kinh Thánh và truyền thống phải nhờ đến những biểu tượng để diễn tả một nội dung vượt hẳn lên trên khả năng diễn đạt của lời nói. Chính Chúa Giêsu cũng đã dùng đến phương pháp này trong các dụ ngôn của Ngài. Quả thật, Thánh Tôma Aquirô nhận định là: Chính qua trung gian của cảm giới mà chúng ta có thể vượt tới thần giới. Trong Kinh Thánh, các nhà chú giải đếm được hơn 80 hình ảnh chỉ về Giáo Hội. Hôm nay, Đức Giêsu liên tiếp dùng ba dụ ngôn cỏ lùng , dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong bột để diễn tả những khía cạnh khác nhau của Nước Trời, của Giáo Hội chúng ta.

Vốn suất thân từ Vùng thôn dã, Đức Giêsu đã dùng nhiều ví dụ đượm sắc thái nông thôn . "Về nước trời cũng tựa như người kia gieo giống tốt vào ruộng mình'' (Mt 13,24). Điều này chỉ nhằm diển tả Giáo Hội là một thực tại trãi rộng trong không gian và thời gian, trong đó có những mảnh lực thù nghịch chống đối nhau nguyên do là "kẻ thù của ông đến gieo cỏ lung vào ngay giữa lúa''. Và thực tế cho thấy bao giờ Giáo Hội cũng có cỏ lùng chen lẫn và thật khó nhận diện đâu là cỏ lùng, đâu là lúa, ai là kẻ dữ, ai là người lành. Thiên Chúa vẫn có thể dùng những biện pháp cứng rắn, khắt khe, cường bạo như nhổ cỏ lùng từ ngay lúc này, ngay lúc còn nhỏ. Nhưng Ngài không làm thế, vì có thể khi nhổ cỏ "Các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng". Bất cứ ai đã làm ruộng thì thấy điều này rất rõ, cây cỏ trong lúa mà chúng ta thường gọi là bông cỏ, lúc bé chẳng khác gì là lúa. Cho dù những người tinh mắt , những nông dân " thâm niên'' thì họ mới biết đâu là cỏ đâu là lúa. Nhưng cho dù hay đến đâu thỉnh thoảng nhổ cỏ vẫn bị nhầm lẫn giữa cỏ và lúa. Cho nên, hay nhất là đợi đến ngày cả hai cây lớn lên thì sẽ lộ ra nguyên hình đâu là cỏ, đâu là lúa . Ở đây, Đức Giêsu không muốn chỉ phương pháp nào diệt cỏ có lợi nhất, hay phương pháp diệt nào loại trừ người tội lỗi nhanh nhất, hữu hiệu nhất, cho bằng nói lên tình yêu của Thiên Chúa với tội nhân qua việc người chờ đợi "Người cho mặt trời của người mọc lên soi sáng kẻ xấu như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính'' (Mt 5, 45), mong cho họ được hoán cải được cứu thoát .

Lịch sử Giáo Hội cho thấy có rất nhiều bè phái cỏ lùng chống phá Giáo Hội cách có tổ chức và hệ thống. Tiêu biểu là các lạc giáo đã cố chấp lập ra nhiều loại Giáo Hội khác. Cùng vì điều này mà Thánh PhaoLô đã mạnh dạn lên án những bè phái gây chia rẽ trong cộng đoàn Côrintô "họ chẳng hơn lương dân" (x 1 cr3). Những thế lực ấy luôn tìm ẩn chống phá thật nguy hiểm. Nó có thể phá hoại ngay trong nội bộ, phá hoại từ những đầu não cốt yều nhất. Chúng là con cái của bóng tối, thích làm việc và hoạt động trong bóng tối "Thích làm trong lúc mọi người ngủ", nó làm cách vụn trộm xấu xa. Nhưng cho dù kín đáo đến đâu thì Thiên Chúa vẫn biết mọi hành vi của hắn .Chỉ vì Ngài muốn chờ đợi, chờ đợi sự ăn năn, chờ đợi sự sám hối và thức tỉnh . Những cỏ lùng mà chúng ta biết, chúng ta thấy chỉ là những cây cỏ bình thường, sức chống phá vẫn chưa nguy hại cho bằng những cọng cỏ mọc âm thầm đang lớn lên từng ngày nơi tâm hồn mỗi người. Những tính hư nết xấu, những giận hờn chia rẽ, và muôn vạn âm mưu xảo huyệt trong tâm trí... đó là những cỏ lùng nguy hiểm mà chúng ta cần loại ngay. Chỉ khi chúng ta diệt được cây cỏ ngay bên trong mình thì mới giúp người khác được. Khi nhổ được một cây cỏ nơi mình chính là lúc mình đang chăm sóc vào cánh đồng của Chúa.

Lạy Chúa! Chúa ghét tội nhưng yêu tội nhân, thể hiện qua việc Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi để tha thứ cho họ. Xin cho con cũng có cái nhìn của Chúa mà sống bao dung với hết mọi người. Amen.

1133    15-07-2011 21:22:30