Sidebar

Thứ Tư
22.05.2024

Chúa Nhật XVIII Thường Niên B

  1. Chạy Đến Chúa Giêsu Là Suối Nguồn Yêu Thương
  2. Làm Việc Để Tìm Kiếm Nước Trời
  3. Chúa Nhật 18 Thường Niên - B
  4. Ý Thiên Chúa - Ý Con Người
  5. Bánh Đích Thực
  6. Bánh Trường Sinh
  7. Chúa Nhật XVIII Thường Niên B
  8. Bánh Hằng Sống
  9. Của Không Hư Nát
  10. Bánh Ban Sự Sống
  11. Chúa Nhật XVIII Thường Niên B
  12. Chúa Nhật XVIII Thường Niên B
  13. Ta Là Bánh Trường Sinh
  14. Đức Giêsu Là Bánh Trường Sinh
  15. Chúa Nhật XVIII Thường Niên B

 

CHẠY ĐẾN CHÚA GIÊSU LÀ SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG
Ga 6, 24- 35

Lương thực là nhu cầu thiết yếu của con người. Có nhiều thứ lương thực, có thứ lương thực nuôi dưỡng thể xác, có thứ lương thực nuôi dưỡng tinh thần và có thứ lương thực nuôi dưỡng đời sống tâm linh, phần rỗi con người. Ngày nay, có thể người ta không thiếu lương thực nuôi dưỡng thể xác, có thiếu là do người ta chưa biết san sẻ cho nhau. Tuy nhiên một điều chắc chắc là người ta thiếu tình thương, vì thiếu tình thương nên thể hiện quá nhiều thứ tiêu cực, thể hiện quá nhiều bạo lực trong thế giới, trong xã hội và ngay trong gia đình, thậm chí trong chính bản thân con người.

Chúa Giêsu là Đấng đã trao ban tình thương, bình an và gieo niềm hy vọng.  Ngài đã trao ban những điều mà nhân loại đang thiếu thốn. Đó là tình thương vì chỉ có tình thương này mới có thể lấp đầy những thiếu thốn kia. Thật thế, phép lạ hoá bánh ra nhiều thể hiện tình thương của Chúa cho nhân loại, Chúa cho no nê về thể xác mà người ta thấy được rõ ràng, Chúa còn cho người ta tình thương, Chúa cho người ta sự liên đới, sự cộng tác với Chúa, sự quảng đại san sẻ của cải, san sẻ tình người,...điều đó người ta có thể cảm nhận và học hỏi được. Do đó, khi lòng người cảm nhận được Chúa yêu thương, quan tâm chăm sóc thì đó chính là lúc tâm hồn mình được bình an không còn xáo trộn nữa mà được thúc bách thể hiện tình thương của Chúa cho nhân loại, thể hiện tình người cho nhân thế và thể hiện được nền văn minh sự sống. Được như thế thì bản thân, gia đình và đến cả xã hội, thế giới sẽ không còn thiếu thốn nữa mà là đầy đủ thậm chí là dư tràn, dư tràn tình thương của Chúa, dư tràn lòng mến thương nhau. Đó chẳng phải là điều Chúa Giêsu khát mong, điều mà tình thương của Ngài thật sự hữu hiệu.

Trên bình diện nhân linh, con người luôn luôn cần và rất cần thậm chí có thể nói, con người đói khát chân lý và các thực tại siêu nhiên, nếu hiểu đói khát là khả năng khai mở, tiếp nhận thì không có điều gì có thể lấp đầy nỗi khát khao vô hạn của con người. Vì con người tự thân là một "khao khát vô biên, khao khát tuyệt đối" và duy chỉ con người mới có khả năng đó. Chính thánh Augustino đã nói lên điều này: "Chúa đã dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con khao khát mãi cho đến khi được nghỉ ngơi trong Chúa". Chúa Giêsu hẳn đã biết được tâm trạng này nên Ngài đã kêu mời: "hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng." (Mt 28, 28 - 30). Vả lại, Chúa Giêsu còn muốn chúng ta hãy lo cho phần rỗi của mình, lo cho sự sống đời đời: "hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho anh em" (Ga 6, 27)

Chính Ta là bánh Hằng Sống, đây là một chân lý quan trọng, là một khẳng định dứt khoát cho con người. Chỉ khi con người tin nhận, đến với và đón lấy thì con người sẽ nhận được sự sống đời đời, sự bình an và niềm hoan lạc đích thực. Đó hẳn thật là một hành trình, hành trình của tình yêu, tình yêu càng lên cao mãi, tình yêu này làm cho con người no thoả, không còn phải đói khát, tình yêu này làm cho con người biết liên đới với tha nhân, chung sống và chung xây hoà bình và lợi ích của nhau. Và thật sự chính Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể chính là mối giây liên kết mọi người cùng tồn tại trong đức ái, thể hiện tình mến thương chân thành và luôn đi trong lòng mến. Thánh lễ là nơi chúng ta tham dự vào bàn tiệc Mình Máu Thánh Đức Kitô, là nơi lặp lại hy tế Núi Sọ. Nơi đó chúng ta được gặp gỡ với Thiên Chúa và hiệp thông với anh em nữa. Nên Thánh Lễ là Bí tích của sự hiệp thông. Hơn nữa, Thánh lễ còn là nơi thể hiện sự hiệp thông. Khi đi tham dự thánh lễ, chúng ta được trực tiếp gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu , luôn yêu thương chúng ta. Nơi Ngài ta đặt trọn vẹn tâm tư tình cảm của mình vào Ngài. Chúng ta mang theo thế giới mình đang sống như một hành trang, như một lễ vật dâng tiến Ngài. Rồi từ thánh lễ bước vào lại thế giới, để biến thế giới, biến cuộc đời thành một thánh lễ nối dài. Bên cạnh đó, Thánh lễ còn dạy chúng ta biết bẻ bánh cho nhau, có nghĩa là biết yêu thương nhau trong đời thường, chia sẻ tình thương mà mình nhận được từ Thiên Chúa qua Thánh lễ. Bởi vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ một tấm bánh và làm nên một thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Khi chúng ta cảm nhận được Thiên Chúa yêu ta thì lòng ta sẽ được Thánh Thần thúc giục để biết đem tình thương đó chia sẻ cho người khác nữa.  Sống tinh thần hiệp thông và chia sẻ với người khác, chính là dấu chỉ cho thấy chúng ta đã thực sự tham dự Thánh lễ và đã biến cuộc sống chúng ta thành một thánh lễ nối dài.

 Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết khao khát và siêng năng chay đến với bí tích Thánh Thể, để chúng con đón lấy suối nguồn yêu thương của Chúa và chúng con sẵn sàng trao ban tình thương Chúa cho mọi người. Amen.

LÀM VIỆC ÐỂ TÌM KIẾM NƯỚC TRỜI
Ga 6, 24 - 35

"Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho"

Ðúng vậy, ai ai trong chúng ta cũng công nhận rằng sống thì phải làm việc, làm việc không ngừng. Ðiều đáng nói là chúng ta phải làm những việc nào và làm với động cơ nào?

Chúa nhật tuần trước, cùng với Giáo hội chúng ta đã suy niệm đoạn Tin mừng của Thánh Gioan. Ðoạn Tin mừng này nói về phép lạ hóa bánh ra nhiều từ năm chiếc bánh và hai con cá nuôi hơn năm ngàn người ăn no nê. Kể từ phép lạ ấy dân chúng theo Chúa Giêsu ngày càng đông hơn. Thấy họ theo mình đông đảo như thế, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở họ về động cơ đi theo Người: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê" (Ga 6, 26). Người nói tiếp: "Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông" (Ga 6, 27)

Có lẽ, Chúa Giêsu sợ rằng họ nghĩ là theo Người thì khỏi phải làm gì mà vẫn được no nê. Bởi lẽ, nhàn cư vi bất thiện. Do đó, Chúa Giêsu muốn họ có cái nhìn đúng đắn khi đi theo Người. Cái nhìn ấy phát xuất từ lòng tin tưởng vào Chúa. Tin tưởng vào Chúa để lo ưu tiên tìm kiếm Nước Trời là trên hết.

Có lần Chúa Giêsu đã nói: "...Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người" (Mt 6, 31 - 33)

Hằng ngày cực khổ làm việc vất vả nhưng có khi nào chúng ta tự hỏi tôi làm với động cơ gì chăng. Và rồi tôi đã làm việc như thế nào.

Có người làm việc với động cơ hại người.
Có người làm việc với động cơ hơn thua nhau

Ðể rồi họ bất chấp mọi thủ đoạn, bất chấp luân thường đạo lý miễn sao là đạt được mục tiêu đen tối của mình. Thật là nguy hiểm cho những người làm việc như thế. Hãy xin Chúa Giêsu cho chúng ta biết làm việc với động cơ thật tốt. Ðộng cơ tốt là để tìm kiếm Nước trời.

CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN - B
Ga. 6, 24-35

Thánh lễ là nơi chúng ta tham dự vào bàn tiệc Mình Máu Thánh Đức Kitô, là nơi lặp lại hy tế Núi Sọ. Nơi đó chúng ta được gặp gỡ với Thiên Chúa và hiệp thông với anh em nữa. Nên Thánh Lễ là Bí tích của sự hiệp thông

Thánh lễ còn là nơi thể hiện sự hiệp thông. Khi đi tham dự thánh lễ, chúng ta được trực tiếp găp gỡ Thiên Chúa - chính Đấng là Tình Yêu , luôn yêu thương chúng ta. Nơi Ngài ta đặt trọn vẹn tâm tư tình cảm của mình vào Ngài. Chúng ta mang theo thế giới mình đang sống như một hành trang, như một lễ vật dâng tiến Ngài. Rồi từ thánh lễ bước vào lại thế giới, để biến thế giới, biến cuộc đời thành một thánh lễ nối dài.

Khi dâng Thánh lễ, chúng ta mang nhiều tâm tư, tình cảm vào trong đó. Thánh lễ giúp chúng ta đón nhận thập giá đời thường. Bởi vì tất cả những khổ đau và bất hạnh, những thành công thất bại, những vất vả trong cuộc sống được chúng ta góp lại, trở thành lễ vật của chúng ta, kết hiệp với lễ vật của Đức Kitô mà linh mục dâng lên Thiên Chúa. Khi đã dâng cho Ngài chúng ta đón nhận được sự bình an, thư thái. Chúng ta cảm nếm hạnh phúc ngọt ngào tâm tình của người con luôn vâng theo thánh ý Cha. Chúa chính là sự bình an sẽ bồi đắp lòng ta đầy tình thương của Ngài để ta được hoan hỉ trong sự bình an ấy.

Thánh lễ còn dạy chúng ta biết bẻ bánh cho nhau, có nghĩa là biết yêu thương nhau trong đời thường, chia sẻ tình thương mà mình nhận được từ Thiên Chúa qua Thánh lễ. Bởi vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ một tấm bánh và làm nên một thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô. Khi chúng ta cảm nhận được Thiên Chúa yêu ta thì lòng ta sẽ được Thánh Thần thúc giục để biết đem tình thương đó chia sẻ cho người khác nữa. Theo Luca ( Lc 1, 20 - 44) cho ta thấy : Có Chúa trong lòng rồi thì Mẹ Maria liền hối hả đem Chúa cho Bà Ysave, mang niềm vui ơn cứu độ cho bà chị họ.

Ngược lại, một số tín hữu ở Corintô (1Cr11, 17 - 22) , khi tham dự nghi thức bẻ bánh, chỉ biết lo cho bữa ăn riêng của mình trước, và như thế, kẻ thì đói khát, người thì lại no say. Thái độ ích kỷ này hoàn toàn trái ngược với tinh thần hiệp thông và chia sẻ của thánh lễ.

Sống tinh thần hiệp thông và chia sẻ với người khác, chính là dấu chỉ cho thấy chúng ta đã thực sự tham dự thánh lễ và đã biến cuộc sống chúng ta thành một thánh lễ nối dài.

Xin Chúa cho chúng ta siêng năng tham dự Thánh Lễ và biết làm cho đời ta là Thánh Lễ nối dài, hữu ích cho tha nhân.

Ý THIÊN CHÚA - Ý CON NGƯỜI
Ga 6, 24 - 35

Ý muốn của một người nào đó rất quan trọng trong cuộc đời nói chung và của con người đó nói riêng. Tuỳ hoàn cảnh, tuỳ chức vụ, ý muốn ấy sẽ chi phối theo hoàn cảnh và chức vụ ấy. Một người làm lớn mà quyết định chuyện gì thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ còn một người nhỏ dù có quyết định to thế nào đi chăng nữa thì cũng chẳng ảnh hưởng là bao. Cái nghịch lý trong cuộc đời này vẫn thường xảy ra và xảy ra "như cơm bữa" đó là con người vẫn thường lấy ý của mình và áp đặt cho đó là ý của Thiên Chúa.

Các bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay xoay quanh về ý của Thiên Chúa và ý của con người.


Trang sách Xuất hành đã kể lại việc cộng đồng con cái Israel nhớ "củ hành, củ tỏi" ở quê hương để rồi ai oán với cả ân nhân của mình. Thiên Chúa đã quá yêu con người để rồi bằng mọi cách và bằng mọi giá Thiên Chúa muốn cứu nhưng con người thì ngược lại. Nghĩ đi nghĩ lại Thiên Chúa hiền từ và dễ thương thật chứ không phải ở lời của Người nói. Dân chúng Israel kêu ca than thân trách phận và rồi Thiên Chúa đã ban bánh từ trời xuống để nuôi dân. Ý của con người là cứ ở lại với quê cha đất tổ còn ý của Thiên Chúa thì Thiên Chúa muốn cứu con người còn con người thì cứ lầm lũi với những cái lợi trước mắt, với cái gì là sung sướng cho bản thân.


Đó là những gì sách Xuất Hành thuật lại, rồi kế đến là tâm tình của Thánh Phaolô tông đồ gửi giáo đoàn Êphêsô. Không chỉ nói suông mà hôm nay lại còn "có Chúa chứng giám". Khi Ngài nói "có Chúa chứng giám" thì Ngài có ý muốn nhấn mạnh tâm tình của mình và khẳng định tâm tình ấy. Phải nói là nó rất quan trọng và ý nghĩa với cộng đoàn Êphêsô nên Ngài mới nói như vậy. Ngài nói là anh em: đừng ăn ở như dân ngoại nữa, vì họ sống theo những tư tưởng phù phiếm của họ. Còn anh em, anh em đã chẳng học biết về Đức Ki-tô như vậy đâu; ấy là nếu anh em đã được nghe nói về Đức Giê-su và được dạy dỗ theo tinh thần của Người, đúng như sự thật ở nơi Đức Giê-su. Vì thế, anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện. (Ep 4,20-24).


Hoá ra là Ngài biết dân ngoại từ xưa đã sống theo những tư tưởng phù phiếm, họ nhìn về Thiên Chúa, họ nhìn Chúa Giêsu dưới một lăng kính khác, dưới một chiều kích khác. Nơi Thánh Phaolô, Ngài có kinh nghiệm rõ nét về chuyện này. Ngày xưa, Ngài cũng lần bước trong con người cũ của Ngài là đi tìm vinh danh cho mình và đi bắt bới những người theo Chúa, những ai mang danh là Kitô hữu. Sau một chặng đường dài sống với con người cũ, sống với ý riêng của mình, Thánh Phaolô đã nhận ra rằng Thánh ý Thiên Chúa mới là quan trọng, sống với con người mới theo sự hướng dẫn của Thần Khí mới là điều đáng quan tâm. Ngài khuyên cộng đoàn Êphêsô đừng sống theo cái nhìn như vậy, theo quan niệm như vậy về Thiên Chúa. Quan niệm về Thiên Chúa của con người mới khác con người cũ. Không chỉ thế, Ngài còn nhấn mạnh rằng hãy cởi bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới.


Ý tưởng trang Tin mừng hôm nay đã đẩy chuyện ý Thiên Chúa và ý con người lên một mức cao hơn. Chúa Giêsu đã không ngần ngại nói thẳng với những người đang có mặt ở đó với Chúa: "Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến." (Ga 6, 29).


Vấn đề là ở chỗ đó, là ở chỗ việc Thiên Chúa muốn cho các ông chứ không phải là chuyện các ông muốn. Thường, tâm trạng của con người thì những gì mang lợi lộc, mang sự dễ dãi đến cho mình thì con người đều quy về ý của Chúa, mỗi lúc cuộc đời gặp đau khổ, khó khăn thì sẵn sàng oán trách Chúa không thương tiếc. Nếu Chúa ban cho cuộc sống đầy đủ thì không ngớt lời tôn dương và chúc tụng nhưng khi cuộc đời gặp một chút gì đó thì bỏ Chúa và không tin Chúa nữa. Điều mà Thiên Chúa muốn quá rõ: đó là tin thật vào Ngài chứ không chỉ tin bằng môi bằng miệng. Chúa Giêsu, vì biết rõ lòng dạ của những người có mặt với Chúa ngày hôm đó nên Ngài đã không ngần ngại cảnh tỉnh họ về ý của Thiên Chúa.


Trở lại với trang Tin mừng tuần trước, dân chúng sau khi được ăn bánh no nê đã tìm cách tôn vinh Chúa Giêsu làm vua. Thế nhưng, Chúa Giêsu biết tỏng tòng tong lòng dạ của họ nên Ngài lánh đi một nơi. Vì những người có mặt ngày hôm ấy cũng như nhiều người khác vẫn sống theo cái ham muốn thể xác của mình là no cơm ấm áo nên tôn vinh Chúa làm vua chứ thật sự lòng của họ không phải như vậy. Thế đấy, ý Thiên Chúa hoàn toàn khác hẳn ý của con người.


Nhắc đến ý Thiên Chúa và ý con người, ta sẽ không khỏi nhịn cười được vì trong chính đời thường của mỗi người chúng ta. Nếu ý nào đó hợp lòng ta, mang lại cho ta thì ta bảo: "ý Chúa" còn nếu ý nào phật lòng ta thì ta lồng lộn lên và thậm chí còn oán trách và bỏ rơi Chúa.


Đôi lúc ngẫm nghĩ thấy thương Chúa thật. Chúa quả là quá hiền từ và dễ thương. Dễ thương đến độ con người dù ca khen, dù oán hờn chửi bới và vu oan cho Chúa thế nào Chúa vẫn lặng lẽ và lặng lẽ. Bi đát nhất đó là những người có chức có quyền và cầm quyền trên người khác. Nhiều và nhiều quyết định mang cảm tính hết sức con người nhưng lại bảo đó là ý Chúa mới chết người.


Một cái ví dụ hết sức nhỏ nhoi và đơn giản. Dưới con mắt của các đấng bậc có trách nhiệm đào tạo và con mắt bình thường của người đời thì những ai ngoan ngoãn, dạ bảo dạ, vâng bảo vâng thì các vị cũng như mọi người đánh giá hết sức là cao về những con người ngoan ngoãn vâng dạ ấy. Mỗi khi nhận xét hay quyết định gì thì không hế ngần ngại "châu phê" là người ấy tốt và người ấy có ơn gọi. Ý Chúa là gười đó có ơn gọi, còn ngược lại, những người không biết "bẩm - dạ" thì cũng sẽ bảo rằng cũng đó là ý Chúa cho kẻ không biết "đi bằng đầu gối" là không có ơn gọi.


Thật ra, chuyện này hết sức tế nhị nhưng phải trả lẽ trước mặt Chúa về những cảm tính hết sức cá nhân mà lại gán cho là "ý Chúa" ! Chúa quá hiền đến độ người ta muốn nói gì thì nói. Người ta nói xuôi Chúa cũng chẳng nói gì và người ta nói ngược ta cũng thấy Chúa chẳng chịu nói gì.


Qua các bài đọc, đặc biệt là Tin mừng hôm nay, chúng ta có dịp dừng chân nhìn lại từng biến cố trong cuộc đời của ta, từng quyết định của ta. Những biến cố xảy đến và những quyết định của ta như thế nào ? Có phải là của Chúa thật sự hay là của ta rồi ta gán cho Chúa.


Hơn một lần Chúa Giêsu đã nói: Lương thực của ta là thi hành ý muốn của Cha ta.


Quả thế, lương thực thật sự, lương thực trường tồn của Chúa chính là ở chỗ thi hành ý của Cha chứ không phải là theo ý của ta.


Một lần nọ, vào bệnh viện thăm người quen, có một người kia không ngần ngại tâm sự rằng chị ta đã bỏ Chúa 10 năm rồi. Hỏi lý do sao bỏ Chúa thì chị nói là vì mãi mê lo làm ăn kiếm tiền. Tôi bèn hỏi chị là dư được bao nhiêu tiền gửi trong ngân hàng và chị nói là không có đồng nào mà hiện nay nằm bệnh viện còn phải đi vay mượn !?


Thì ra là 10 năm bỏ Chúa để loay hoay với đồng tiền nhưng cuối cùng không có dư đồng nào mà thậm chí còn mang nợ !


Hai vợ chồng kia cũng thật thà tự thú là bỏ Chúa 4 mùa Phục Sinh. 4 mùa Phục Sinh qua đi mà gia đình cứ mãi sống trong vất vả và nay người vợ còn mang trong mình tật bệnh nữa !


Thế đấy ! Người ta đã tước đoạt thánh ý của Chúa trên cuộc đời của người ta, người ta đã đẩy Chúa ra khỏi cuộc đời người ta để người ta làm theo ý của mình. Thế nhưng, thử hỏi trong những năm tháng dài đẩy thánh ý của Chúa ra khỏi đời mình để mình thực thi ý mình thì mình được gì ?


Quá nhiều lần và phải nói là quá nhiều lần trong cuộc đời, con người đã bỏ ý Thiên Chúa ra khỏi đời mình để thực thi ý mình. Rốt cuộc như thế nào thì con người đã rõ.


Hôm nay, một lần nữa, đứng trước lời cảnh tỉnh của Chúa với đám đông dân chúng về ý của Thiên Chúa muốn, chúng ta làm gì, chúng ta sẽ trả lời với Chúa như thế nào ? Chúng ta làm gì, trả lời với Chúa như thế nào đó chính là tuỳ thuộc tự do của mỗi người chúng ta.

Anmai, CSsR

BÁNH ĐÍCH THỰC
Ga 6, 24 - 35

Cách đây ít năm, tại bang Ca-li-for-ni-a bên Mỹ, có hiện tượng thanh niên tự tử hàng loạt. Tất cả đều là những thanh niên trẻ tuổi, con nhà giàu, có học thức. Nguyên nhân tự tử là vì họ mong về Thiên đàng. Năm ấy có sao chổi xuất hiện. Họ cho rằng sao chổi chính là chuyến xe về Thiên đàng. Mấy mươi năm mới có một chuyến, nên họ vội vàng ra đi, sợ nhỡ chuyến.

Tính tỉ lệ những người tự tử, ta thấy thanh niên các nước giàu tự tử nhiều hơn thanh niên các nước nghèo. Hiện nay trong nước ta, tại các thành phố lớn, đang có hiện tượng các thanh niên đua xe gắn máy, liều lĩnh coi thường mạng sống. Kết quả các cuộc điều tra cho thấy đó là những thanh niên con nhà giầu có.


Những hiện tượng đó đáng cho ta suy nghĩ. Những người nghèo đói thật vất vả khổ sở. Họ chỉ mong sao cho có đủ cơm ăn áo mặc. Có cơm ăn áo mặc đã là hạnh phúc. Nhưng khi người ta đã có đủ cơm đủ áo, đủ mọi phương tiện, người ta vẫn không hạnh phúc. Nhìn những thanh niên giầu có chán đời đi tìm cái chết; nhìn những thanh niên chán cảnh nhà cao cửa rộng, chăn êm nệm ấm đeo ba-lô đi du lịch bụi đời, ta thấy rằng vật chất không phải là tất cả. Và những khao khát của con người là vô tận. Hôm nay tôi chưa đủ ăn thì tôi mong cho có đủ ăn. Ngày mai đủ ăn rồi, tôi lại muốn ăn ngon hơn. Hôm nay còn đi bộ, tôi mong được một chiếc xe đạp. Có xe đạp rồi tôi mong có xe máy. Có xe máy rồi tôi mong có ô - tô. Có ô - tô rẻ tiền rồi, lại mong có cái tốt hơn, tiện nghi hơn, chạy nhanh hơn, êm ái hơn. Có tất cả rồi, người ta vẫn chưa hài lòng. Cuộc đời vẫn còn thiếu một cái gì đó. Bao tử hết bị hành hạ, thì lập tức tâm hồn cảm thấy những cơn đói khác dày vò: đói bình an, đói tình yêu, đói hạnh phúc, đói ý nghĩa cuộc đời, đói những điều cao thượng. Những cơn đói khát tinh thần này rất mãnh liệt. Nên con người mãi mãi khắc khoải đi tìm. Mà hạnh phúc dường như luôn luôn ở ngoài tầm tay với.


Hôm nay, đứng trước đoàn người hăm hở đi tìm lương thực, Chúa Giêsu đã cảnh báo họ: "Đừng lo tìm những thứ lương thực hay hư nát, nhưng hãy tìm lương thực đem lại hạnh phúc trường sinh". Vì Người đã rõ giá trị tạm bợ của miếng cơm manh áo. Người cũng thấu rõ tâm hồn con người mau chán những gì đạt được. Người đã tạo dựng tâm hồn con người, nên Người hiểu lòng khao khát của con người là vô biên. Chỉ có những giá trị tuyệt đối mới có thể lấp đầy những khát khao ấy. Người đã mở đường để tâm hồn con người thoát khỏi những ràng buộc của vật chất, vươn lên tìm kiếm những giá trị thiêng liêng cao cả, xứng với tầm vóc con Thiên chúa.


Thế nhưng ta tìm đâu ra những giá trị tuyệt đối để lấp đầy nỗi khao khát vô biên ? Ta tìm đâu ra thứ bánh làm dịu được cơn đói hạnh phúc ? Hôm nay, Chúa Giêsu giới thiệu cho ta thứ bánh đó. Đó là bánh đích thực, vì ăn rồi ta sẽ không bao giờ đói nữa. Đó là bánh ban sự sống, ai ăn sẽ không chết nữa. Đó là bánh ban hạnh phúc, ăn vào sẽ không còn khao khát điều gì khác. Đó là bánh Thiên chúa ban chứ loài người không ban được. Đó là bánh từ trời chứ trần gian không sản xuất được. Tấm bánh đó là chính bản thân Người, Chúa Giêsu Ki-tô.


Những người Do thái đã sai lầm khi đi tìm Chúa Giêsu để được ăn bánh. Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh họ khi cho họ biết rằng không nên tìm bánh, vì như thế họ sẽ thất vọng. Bánh ăn rồi sẽ lại đói. Nhưng phải tìm chính Chúa Giêsu. ở đây ta nhớ tới bài học Chúa đã dậy tổ phụ áp-ra-ham. Thoạt tiên, Chúa kêu gọi tổ phụ áp-ra-ham đi theo Chúa và hứa cho ông được một đất nước chảy sữa và mật và một dòng dõi đông như sao trên trời như cát dưới biển. Nghe theo lời hứa, tổ phụ đã lên đường. Nhưng khi ông sinh được một người con trai duy nhất trong tuổi già, Chúa lại bảo ông phải sát tế dâng cho Chúa. Đây là một thử thách lớn lao, nhưng cũng là một lời mời gọi vươn lên. áp-ra ham được mời gọi thoát khỏi sự ràng buộc của lợi lộc vật chất. Theo Chúa chỉ vì Chúa chứ không phải vì lợi lộc vật chất. Ông hoàn toàn có lý vì ông đã chọn Chúa là sự Thiện tuyệt đối chứ không chỉ lựa chọn một vài sự thiện tương đối. Ông đã lựa chọn Chúa là nguồn mạch hạnh phúc chứ không đuổi theo những ảo ảnh của hạnh phúc. Đức tin của ông hoàn toàn trưởng thành, nên ông đã trở thành Cha của những kẻ tin.


Hôm nay, Chúa mời gọi tôi, hãy noi gương tổ phụ Ap-ra-ham. Đừng tìm những mảnh vụn hạnh phúc, nhưng hãy đi đến nguồn mạch hạnh phúc. Đừng lo nắm giữ những của cải phù du, nhưng hãy tìm chiếm giữ kho tàng bền vững mối mọt không đục khoét được. Đừng đuổi theo những giá trị tương đối, nhưng hãy biết tìm kiếm giá trị tuyệt đối là chính Chúa. Chính Chúa sẽ làm ta no thoả. Chính Chúa sẽ lấp đầy những khát vọng của ta. Chính Chúa ban cho ta hạnh phúc tràn đầy, vĩnh viễn.


Chúng ta hãy cùng cầu nguyện với thánh Âu-tinh: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên tâm hồn con mãi khắc khoải băn khoăn, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa". Amen.

+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

BÁNH TRƯỜNG SINH
Ga 6, 24-35

Con người muôn thời vẫn bó tay trước cái chết. Do đó, khoa học, y học, khoa dinh dưỡng luôn cố gắng tìm những hướng mới, những tiến bộ hơn nhằm giúp con người kéo dài thêm cuộc sống, nhưng con người càng tìm, càng kiếm những phương pháp, những kỹ thuật, nhưng dược liệu có sức cải lão hoàn đồng,con người vẫn cảm thấy thật bất lực trước cái chết. Sự chết luôn là nỗi bế tắc của con người.Tuy nhiên, điều quan trọng hơn thể xác nhiều là tâm linh, nhưng con người hầu như cũng dửng dưng với cả đời sống mai sau. Chúa Giêsu đã giải đáp vấn nạn muôn người của con người.Ngài tuyên bố: " Tôi là bánh trường sinh, ai đến với Tôi, không hề phải đói; ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ " ( Ga 6,35 ).

Sau phép lạ hóa bánh và cá để nuôi hơn 5.000 người ăn, dân chúng cảm thấy ấm bụng và tin tưởng vào một con người mà họ luôn ước vọng sẽ làm cho đời sống họ được thăng tiến, được ấm no hạnh phúc.Chúa Giêsu nhận ra nỗ lực tìm kiếm của họ. Bởi vì họ đã được no nê khi theo Chúa. Người nghèo ở miền Galilê luôn có nỗi lo canh cánh về cái đói hằng ngày.Và đây cũng là nỗi lo của vài tỷ người trên toàn thế giới này.Chúa Giêsu muốn hướng con người lên tầm cao mới, chiều sâu mới, bởi vì lương thực vật chất thật mau qua.Chúa muốn đưa họ lên cao hơn, lương thực trường tồn sẽ ban cho họ sự sống vĩnh cửu, sự sống muôn đời. Người Galilê chỉ dừng lại nơi cái bánh vật chất mau qua mà thôi. Họ ngừng lại nơi phép lạ và ngừng lại nơi những chiếc bánh mau qua. Họ không ước mơ gì hơn là có bánh ăn cho no, cho hết cơn đói, cơn khát. Thế giới hôm nay nhiều người cũng chỉ dừng lại nơi cơm bánh, nơi những của phù vân, mau qua. Người nghèo thì lam lũ vất vả và dừng lại nơi vật chất, nơi hũ gạo, cơm bánh. Người giầu thì mải mê tìm hưởng thụ, tiện nghi vv...Nên, người giầu và nghèo cũng rơi vào tình trạng chung là đánh mất đi cái đói khát tinh thần, bằng lòng với cơm gạo, với tiện nghi.Thực ra thì mọi người đều có những khát vọng chính đáng, người nghèo khao khát tình thương, người giầu cần lẽ sống. Chúa khơi dậy trong con người nỗi khao khát cao hơn, thứ khao khát không phải là manna mau qua, mau hết, nhưng là thứ bánh ban sự sống đời đời.


Chúa nói với đám đông dân chúng hãy đi tìm bánh trường sinh, hãy tìm thứ nước uống vào không hề khát.Dân chúng bỡ ngỡ, chưng hửng. Hôm nay có lẽ nhân loại nhiều người cũng chưng hửng, ngạc nhiên như dân Galilê xưa? Tuy nhiên, dân chúng vẫn khao khát và xin Chúa: "
Xin cho chúng tôi thứ bánh đó luôn.Xin ông cho tôi thứ nước ấy" (Ga 4, 15 ).Con người muôn thời vẫn đói vẫn khát về tâm linh, về tinh thần.Con người dù có đầy đủ tất cả về tiện nghi, vật chất nhưng không bao giờ có thể khỏa lấp đầy tất cả nếu họ không tới với Đức Kitô. Chúa Giêsu chính là tấm bánh trường sinh để con người được no thỏa đời đời. Ngài là cánh tay, đôi chân của con người để con người phục vụ và đi đây đi đó. Chúa là bạn đồng hành để tất cả con người được đi trong sự thật và ánh sáng. Bánh trường sinh và nước không hề khát là Đức Kitô, Đấng ban ơn cứu độ đời đời cho con người.

Thực tế, cái nghịch lý muôn đời vẫn là muốn được là phải cho đi, phải chịu mất đi mới chiếm lại được nó.Chúng ta chỉ no nê khi chúng ta biết quan tâm đến những người nghèo, đến những người đói, người khát đang ở xung quanh chúng ta. Chúng ta chỉ có thể hết khát khi chúng ta biết an ủi những người neo đơn, tàn tật và đau xót biết chia sẻ với những đau khổ của anh chị em đồng loại. Chính Chúa Giêsu sẽ dạy chúng ta những điều nhạy cảm đó.


Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con càng ngày càng yêu mến Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích nuôi sống cả tâm hồn và thể xác chúng con.
Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN B
Ga 6, 24-35

Những tưởng phép lạ hoá bánh ra nhiều mà Chúa Giêsu đã thực hiện sẽ mang lại nhiều ích lợi thiết thực về phần thiêng liêng cho số đông dân chúng theo Người, nhưng sự thật không như vậy. Thì ra phần đông đi theo Chúa Giêsu không phải để lắng nghe lời Người giáo huấn mà chỉ vì "cái bao tử" của họ. Thế nên, tại hội đường Caphacnaum, Chúa Giêsu đã giúp cho họ hiểu đằng sau phép lạ Người đã thực hiện là gì và đâu là ý nghĩa đích thực đằng sau sự kiện ấy.

Từ lương thực chóng hư nát... Trước thái độ vụ lợi của đám đông dân chúng, Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh họ : "Các ông tìm tôi không phải vì dấu lạ, nhưng vì được ăn no". Thật vậy, dân chúng sau khi được ăn bánh no nê, họ lại tìm kiếm Chúa. Lần này, việc tìm kiếm Chúa không phải để hiểu biết Người, không phải khao khát được ánh sáng chiếu soi nhằm khám phá ra con Người Chúa Giêsu mà chính là "cái bao tử" soi đường dẫn lối họ. Như thế, dấu lạ hoá bánh ra nhiều chỉ khơi dậy nơi lòng dân chúng một ước muốn là có bánh ăn. Họ chỉ nghĩ đi theo Chúa Giêsu chỉ hao tốn chút thời gian nhàn rỗi, không phải làm lụng vất vả mà vẫn ăn uống thoả thuê. Thế thôi. Vì thế, Chúa Giêsu giúp họ hiểu thấu hơn nữa ý nghĩa phép lạ Người đã làm. Đến bánh trường sinh


Hơn ai hết, người Dothái hẳn biết rất rõ bánh Manna thời ông Môsê. Thật thế, bốn mươi năm trường trong sa mạc, dân Israel đã không lao tâm khổ tứ để làm ra cơm bánh mà vẫn có lương thực hằng ngày dùng đủ. Họ hiểu rõ Giavê Thiên Chúa vẫn hằng săn sóc và hướng dẫn họ trong suốt hành trình về đất hứa. Giờ đây, đứng trước đám người bước theo Chúa chỉ vì cái lợi trước mắt và chóng hư nát ấy, Chúa Giêsu đã vin vào sự kiện manna của cha ông ngày xưa để hướng họ chú tâm vào chính lương thực Thần linh là Bánh đích thực.


Môsê xưa cho cha ông họ ăn bánh bởi trời nhưng chưa phải là bánh bởi trời đích thực. Chúa Giêsu đến và Ngài cho thấy, thứ bánh manna xưa chỉ là dấu hiệu cho Manna đích thực. Và đây chính là điều quan trọng trong đạo lý của Chúa Giêsu. Hồng ân Manna xưa chỉ là một ân huệ tạm thời, chỉ là một dấu hiệu loan báo cho một thực tại đích thực. Việc hóa bánh ra nhiều cũng chỉ là một dấu chỉ. Chính Chúa Giêsu mới là Bánh Đích thực, Bánh Trường Sinh, bánh từ trời xuống để cho thế gian được sống. Vâng, Chúa Giêsu chính là bánh đích thực, là nguồn sống Thần linh đến từ Thiên Chúa. Đây là nguồn sống Thần linh vĩnh cửu, bất diệt mà bất cứ ai đều khao khát được lãnh nhận. Khi con người lãnh nhận nguồn sống Thần linh này, họ sẽ được nhận lãnh chính sự sống trong thế giới của Thiên Chúa. Sự sống đó, Chúa Giêsu chỉ chia sẻ cho những ai tin vào Thiên Chúa, tin vào giáo huấn của Người mà thôi.


Trong tâm thức của nhiều người Dothái, họ có thể chấp nhận kiếp làm tôi tớ chỉ để được sống qua ngày, để được ăn no. Chúa Giêsu không như vậy. Điều Người muốn là, họ được tự do đi theo Người và tin vào giáo huấn của Người. Đây chính là điều kiện tiên quyết để họ được hưởng "thứ bánh đem lại sự sống cho thế gian". Ở đây có một sự khác biệt vô cùng lớn về thang giá trị. Một bên là, người Dothái chấp nhận làm tất cả những gì trong thân phận nô lệ chỉ để đảm bảo cho cuộc sống tại thế, nay còn mai mất, để thoả mãn cơn đói khát về thể xác; còn một bên là, chỉ tin vào Chúa Giêsu cùng với giáo huấn của Người, họ có thể có tất cả và, còn hơn thế nữa, họ sẽ được thừa hưởng vinh quang và phúc lộc trong ân sủng của Thiên Chúa. Người Dothái thời Chúa Giêsu và cả chúng ta nữa không dại gì chọn cho mình kiếp làm nô lệ. Vậy là đã rõ. Chúng ta đã biết phân định và tự do lựa chọn cho tương lai và cuộc sống của mình. Bước theo Chúa Giêsu và tin vào giáo huấn của Người, chúng ta sẽ lãnh nhận sự sống Thần linh trong ân sủng của Thiên Chúa. Và, điều này mới thực sự là cùng đích, là sự khao khát đích thực của kiếp người.


"Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy". Người Dothái và cả chúng ta nữa vẫn hằng cầu xin và ước ao "thứ bánh kỳ diệu" ấy. Thật sự, thứ bánh kỳ diệu ấy đang ở rất gần trong tầm tay của chúng ta. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có thực sự muốn hay không mà thôi.

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

BÁNH HẰNG SỐNG
Ga 6,24-35

Trong bài Tin Mừng của ngày Chúa Nhật vừa qua chúng ta đã nghe tường thuật lại việc Ðức Giêsu khi thấy dân chúng lũ lượt tuôn đến với Người và Người đã động lòng thương họ. Người đã làm phép lạ cho bánh hóa nhiều để nuôi họ. Vì thế dân chúng đã đi tìm Người để theo Người, như thánh sử Gioan đã tường thuật trong bài Tin Mừng hôm nay.

Thật vậy, con người dù sống trong thời đại nào đi nữa cũng đều là con người và đều giống nhau : Là luôn tìm mọi cách để được no đủ và để thỏa mãn được những nhu cầu thể xác của mình. Trong cuộc sống hằng ngày của một gia đình hay của một quốc gia vấn đề kinh tế và tài chính luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng có tính cách quyết định. Bởi vậy, tất cả mọi vấn đề, mọi kế hoạch hay mọi lo toan tính toán của một gia đình hay của một quốc gia đều tùy thuộc vào tình trạng kinh tế hay tình trạng ngân sách của gia đình cũng như của quốc gia đó. Các vấn đề có được giải quyết hay không, phần lớn đều lệ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của đương sự.


Cả trong tôn giáo tình trạng kinh tế cũng có một ảnh huởng rất to lớn. Mọi hoạt động và mọi phương tiện thực hành đạo và sống đạo đều cần đến tài chính. Không có tiền bạc, mọi chuyện sẽ dậm chân tại chỗ hay ít ra sẽ bị giới hạn rất nhiều. Cũng như ngày xưa, động lực đã thúc đẩy người ta đến cùng Ðức Giêsu và tuôn đi tìm kiếm Người là vì Người đã cho họ ăn no nê. Ðúng là « miếng trầu là đầu chuyện » hay « Có thực mới vực được đạo » !


Nói một cách thành thật, tâm trạng đó vẫn không thay đổi cả trong thời đại của chúng ta ngày nay. Vâng, nếu người ta nghèo hay gặp phải cơn túng quẫn, người ta sẽ sống đạo sốt sắng hơn, sẽ chăm chỉ kinh nguyện hơn, sẽ siêng năng đi nhà thờ xem lễ đọc kinh hơn ! Trái lại khi sống trong giàu sang phồn thịnh, người ta sẽ dễ lơ là với vấn đề tôn giáo, sẽ coi đời sống tôn giáo là việc thứ yếu hay chỉ là việc làm trong khi rảnh rỗi. Vì theo tâm lý của những người giàu có là họ cảm thấy cuộc sống của mình đầy đủ rồi, mọi sự đã được đảm bảo rồi, nên không cần phải nhờ cậy ai nữa, không cần phải nhờ cậy đến Thiên Chúa nữa, không cần phải cầu nguyện nữa.


Nhưng đó là cả một sự lầm lẫn nguy hiểm ! Bởi vậy, Ðức Giêsu đã quá thất vọng nói với các thính giả của Người : « Các ngươi tìm Ta vì các ngươi đã được ăn bánh no nê ». Tiếp đến, Người còn thêm : « Các ngươi hãy ra công tìm kiếm không phải vì thứ lương thực mau hư nát, nhưng là thứ lương thực trường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ngươi ». Và thứ lương thực trường tồn và có thể đưa lại hạnh phúc vĩnh cửu cho con người, chính là Người : « Ta là bánh hằng sống ! »


Ðúng vậy, tôn giáo không phải là một loại ý thức hệ thuộc lãnh vực thứ yếu hay chỉ là một chuyện làm trong khi nhàn rỗi mà thôi. Tôn giáo cũng không phải là « thuốc phiện mê dân », chỉ có giá trị qua thời, cốt giúp cho con người tạm quên đi những đau khổ hiện tại, hay chỉ dùng để an ủi vuốt ve con người đang trong cơn túng quẫn, nghèo khổ.


Không, đức Giêsu đã nói : « Ta là đường, là sự thật và là sự sống. Ai theo Ta sẽ không phải chết, và ai tin Ta thì dầu có chết cũng sẽ được sống lại ». Thiên Chúa Giáo không phải là một thứ phương tiện để tạm an ủi và thoa dịu nổi khổ đời này, nhưng là chân lý dẫn đưa con người tới sự cứu rỗi đời đời.


Tuy nhiên, một điều chắc chắn là con người vẫn hoàn toàn được tự do để đến cùng Thiên Chúa, nguồn cứu rỗi vĩnh cửu, hay không ! Thiên Chúa không bao giờ bó buộc ai cả. Nhưng một điều khác cũng rất chắc chắn là qua phương tiện kinh tế và tiền bạc vật chất mà thôi, con người sẽ không thể tìm được lối thoát sau cùng cho những vấn đề nan giải của cuộc sống, và, cũng không thể làm thỏa mãn hoàn toàn được những băn khoăn khắc khoải của mình bằng « cơm bánh » mà thôi. Bởi vì người Ðức cũng đã có câu châm ngôn rất sâu sắc và rất thực tế : « Viel Geld heisst nich viel Glück : Nhiều tiền không có nghĩa là nhiều hạnh phúc ».


Như vậy, chúng ta đã thấy rằng con đường duy nhất dẫn chúng ta tới hạnh phúc chân thật chính là lối đi đưa chúng ta về với Thiên Chúa, vì người chính là « Bánh hằng sống ». Dĩ nhiên, lối đi đó cũng đòi nơi chúng ta sự sẵn sàng nội tâm tự nguyện, sự đổi mới và cải thiện đời sống nội tâm. Chúng ta hãy cố gắng bước đi trên con đường đó, hãy cố gắng mỗi ngày bước đi trên con đường đó, vì nó là con đường cứu rỗi !

LM Nguyễn Hữu Thy

CỦA KHÔNG HƯ NÁT
Ga, 6,24 - 35

Một hôm, Na-pô-lê-ông, vị hoàng đế có đôi mắt rất sáng, nói chuyện với một người bạn của ông, người này thì lại có đôi mắt rất kém. Hai người nói chuyện với nhau về sự đời, bên cạnh một của sổ. Bất chợt, Na-pô-lê-ông chỉ tay lên trời, một bầu trời đầy sao, đang phát ra những ánh sáng lập lòe, và hỏi người bạn : "Anh có thấy những ngôi sao ở trên trời kia không ?". Người bạn trả lời : "Không, mắt tôi kém lắm rồi, tôi không thấy gì cả". Na-pô-lê-ông nói : "Đó là sự khác biệt giữa anh và tôi". Rồi Na-pô-lê-ông nói tiếp : "Những người nhìn bầu trời đen mà không thấy gì thì mới sống được nửa cuộc đời mà thôi. Muốn sống trọn cả cuộc đời, thì phải thấy được những ngôi sao giữa bầu trời đen". Lời nhận xét trên đây của Na-pô-lê-ông là một lời gián tiếp chê bai người bạn của ông có đôi mắt kém.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng đưa ra một lời chê bai những người đã tìm đến Ngài. Ngài nói : "Các ông tìm tôi không phải vì các ông đã tìm thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê". Khi quả quyết điều trên đây, Chúa Giêsu phân biệt hai lý do khiến người ta tìm đến với Ngài, đó là để thấy dấu lạ và được ăn bánh nó nê. Bình thường chúng ta hiểu hai lý do đó là một, bởi vì làm sao có đủ bánh để cho hàng ngàn người ăn ở nơi vắng vẻ nếu không là một phép lạ. Nhưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nên Ngài thấy rõ tâm tư của những người tìm đến với Ngài ở đây chỉ là vì muốn được ăn bánh no nê như đã được ăn hôm trước.


Chắc có người khi đọc đoạn Tin Mừng này sẽ cho rằng : Những người tìm đến với Chúa để được ăn bánh nữa là những người thực tế. Điều đó đúng, vấn đề cơm ăn áo mặc, vấn đề nhà ở để che nắng che mưa, đó là những vấn đề ưu tiên của con người, những vấn đề thiết thân cho cuộc sống, ở đời này ai mà không quan tâm đến những vấn đề ấy. Nhưng ở đây, khi chê bai những người tìm đến với Ngài, Chúa Giêsu muốn nói với họ rằng : ngoài sự đói khát vật chất và thể lý còn có sự đói khát thuộc tinh thần và tâm linh nữa. Vấn đề này cũng cần phải được giải quyết. Và Chúa đã đưa ra cho họ một lời khuyên : "Các ông hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh".


Vì thế, nếu về phương diện vật chất và thể lý, để thỏa mãn những nhu cầu, cần phải làm việc vất vả, thì về phương diện tinh thần và tâm linh, con người cũng phải ra công làm việc. Đúng thế, sống ở đời, chúng ta phải làm việc, và làm việc với lý do gì hay vì lý do gì chăng nữa, thì trên hết vẫn phải là lý do vì lương thực không hư nát, vì chỉ có lương thực ấy mới còn lại trong cõi vĩnh hằng, cõi hằng sống. Đó là những việc lành, việc tốt, việc bác ái yêu thương, việc thông cảm tha thứ...Chỉ có những việc ấy mới theo chúng ta về thế giới bên kia mà thôi.


Như vậy, công việc làm ăn không phải là không quan trọng. Nhưng nếu ai chỉ miệt mài làm việc mà bỏ quên nước trời, quên hạnh phúc đích thực đời sau của mình, thì Chúa bảo : họ sẽ mất tất cả. Tại Pháp, có một thương gia rất giàu, phương châm của đời ông là làm tiền, ăn nhậu và chơi bời. Nhưng chẳng bao lâu ông bị bệnh trầm trọng : thần kinh chỉ huy thanh quản bị tê liệt, làm ông bị câm. Trên giường bệnh, ông luôn thở dài chán nản. Cuối cùng, trước khi chết, ông bảo gia nhân đem bút giấy cho ông. Cầm bút, ông ghi một hàng chữ và truyền khắc nó trên bia mộ của ông : "Đây là người dại dột, đã sống mà không biết sống. Hỡi những người đang sống, chớ gì sự vô phúc của kẻ khác mở mắt các ông".


"Vua Ngô ba mươi sáu tấn vàng. Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì". Thánh Gióp nói : "Từ lòng mẹ tôi sinh ra trần truồng và lại trần truồng để trở về đấy". Thánh Phaolô cũng nói : "Vào thế gian ta chẳng mang gì, thì cũng không thể mang gì khi phải ra đi". Và lời Chúa Giêsu : "Tất cả mọi sự sẽ qua đi, chỉ có việc lành mới tồn tại".


Chúng ta đang sống, chúng ta đừng quên mối tương quan giữa cuộc sống đời này và cuộc sống đời sau. Hơn ai hết, người Kitô hữu phải luôn nhớ mối tương quan ấy. Chúng ta cần lợi dụng từng giây phút, cần hoàn tất từng công việc, dù nhỏ mọn hay to lớn, để làm giàu cho cuộc sống, để làm cho đời mình có giá trị vĩnh cữu. Chỉ sống như thế chúng ta mới có thể đón nhận được lời diễm phúc này : "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào chung hưởng niềm hoan lạc với chủ ngươi".

Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

BÁNH BAN SỰ SỐNG
Ga 6, 24 - 35

Chúa nhật thứ 18 thường niên, năm B, nối tiếp tư tưởng của chúa nhật trước về phép lạ Chúa làm để nuôi sống dân chúng đi theo Ngài, nghe Ngài giảng dậy. Tuy nhiên, lời phán dậy của Chúa trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan 6, 24-35 hôm nay biểu lộ sự mạc khải lớn lao của Chúa về chính Mình và Máu của Chúa. Qua các bài đọc Chúa nhật này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa đích thực của giáo huấn Tin Mừng loan báo.

Con người thường đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ để qua đó, họ nhận ra Đấng có uy quyền trên họ. Những phép lạ Chúa đã làm đều có ý nghĩa nói lên lòng thương xót và quyền uy tuyệt đối của Thiên Chúa. Thường Chúa hay dùng những dấu lạ, những sự việc thực tế, những sự cố xẩy ra trong xã hội con người như làm cho bánh và cá hóa nên nhiều, chữa người đàn bà băng huyết, chữa người mù Bactimê, làm cho kẻ câm nói được, kẻ mù thấy được, kẻ què đi được và những phép lạ lớn lao như làm cho Lazarô sống lại, làm cho con bà goá thành Naim chỗi dậy khỏi quan tài, làm cho cô bé 12 tuổi, con vị bách quản sống lại:" tất cả những phép lạ đó và nhiều phép lạ khác chứng tỏ Chúa Giêsu có toàn quyền trên vạn vật, trên loài người".


Chúa nhật trước, Chúa đã làm cho cá và bánh hoá nên nhiều để nuôi dân chúng, đoạn Tin Mừng Chúa nhật hôm nay Ga 6, 24-35 không những làm sáng hơn nữa quyền năng của Chúa mà nó còn mạc khải chính con người của Đức Kitô:" Con Người của nguồn sống vĩnh cửu và chân lý tuyệt đối". Với phép la bánh và cá hóa nên nhiều, dân Chúa thời ấy sửng sốt, nhưng họ lại mưu tính hiện thực quan niệm Mêsia trần tục của họ. Một quan niệm coi Chúa như vị vua trần gian tới để thực hiện chí hùng bá, cai trị mọi dân tộc như vua chúa trần gian. Đức Kitô ngang qua các phép lạ, nhất là phép lạ bánh và cá muốn đưa con người trở về nhiệm cục cứu rỗi của Ngài. Ngài là bánh đích thực, con người chịu lấy ăn với lòng tin. Tình yêu thương tuyệt đỉnh của Ngài được thực hiện nơi thập giá mà Bí Tích Thánh Thể hiện tại hóa con người Đức Kitô cho mọi thời. Con người lãnh nhận lấy chính nguồn sống là Đức Kitô, bánh vĩnh cửu họa lại Manna Chúa ban cho dân Israen khi xưa trong sa mạc và bánh hóa nhiều là hình bóng của Ngài. Lời mạc khải của Tin Mừng Ga 6, 35 :" Bánh sự sống, chính là Ta" là lời mạc khải rất đặc biệt trong Gioan. Phép lạ Chúa thường làm luôn là lời chứng về quyền năng của Chúa, nhưng chính sự mạc khải về Chúa mới là nguồn sống đích thực cho con người mọi thời. Do đó, phép lạ là bước đầu để con người tin vào quyền năng của Chúa. Qua các phép lạ, con người nhận ra Đấng có toàn quyền trên vũ trụ, vạn vật và loài người. Đấng ấy chính là Môsê mới : Đức Giêsu Kitô.


Chúa Giêsu qua muôn thời, muôn thế hệ muốn gửi tới nhân loại sứ điệp tình yêu. Tình yêu của Ngài chỉ có thể thực hiện nơi thập giá. Chính nơi thập giá, con người nhận ra mạc khải lớn lao và tuyệt đối của tình yêu Đức Kitô đối với nhân loại. Chúa Giêsu phải ngang qua thập giá mới tới vinh quang. Thập giá không là cây gỗ bất động, mà thập giá là nguồn sống vĩnh cửu tuyệt vời cho con người. Con người không chỉ nguyên sống bởi bánh nhưng còn bởi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra. Phần xác đầy đủ, khỏe mạnh, nhưng phần hồn yếu kém, con người sẽ ở thế mất quân bình. Vì thế, sự quân bình của con người toàn diện rất cần thiết để họ sống cuộc đời dương thế này. Hoặc con người với sức mạnh vẫn có, hành động như người máy rôbôt không hồn, hoặc con người chỉ suy tưởng tới một cõi thiêng liêng xa vời mà quên mất thực tế là sự sống trần gian:' cả hai hạng người này đều đáng trách". Có sức khỏe đầy đủ mà đầu óc rỗng tuếch thì chẳng khác gì người gỗ hoặc người máy vặn giây cót, hoặc nạp pin là nó khởi động vv. Có suy tư mà thiếu thực tế thì chẳng khác gì mớ lý thuyết hay nhưng thiếu thực tế hành động. Nói như thánh Phaolô:" Đức tin không có việc làm là đức tin chết". Đức Kitô dậy ta hôm nay: lương thực, cơm bánh ở trần gian cần thật, nhưng còn có gì khác hơn sự sống mỏng manh mau qua ở thế giới, ở gian trần này, đời sống vĩnh cửu là Đức Giêsu Kitô :" Bánh sự sống chính là Ta ! Ai đến với Ta sẽ không hề đói, và kẻ tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ" ( Ga 6, 35 ).


Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, Mẹ Maria và thánh cả Giuse giúp ta hiểu được sự sống vĩnh cửu là Đức Kitô, Bánh hằng sống dưỡng nuôi con người. Amen
.

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN B
Ga 6, 24 - 35

Cách đây năm năm, tại bang California bên Mỹ, có hiện tượng thanh niên tự tử hàng loạt. Tất cả đều là những thanh niên trẻ tuổi, con nhà giàu, có học thức. Nguyên nhân tự tử là vì họ mong về Thiên đàng. Năm ấy có sao chổi xuất hiện. Họ cho rằng sao chổi chính là chuyến xe về Thiên đàng. Mấy mươi năm mới có một chuyến, nên họ vội vàng ra đi, sợ nhỡ chuyến.

Tính tỉ lệ những người tự tử, ta thấy thanh niên các nước giàu tự tử nhiều hơn thanh niên các nước nghèo. Hiện nay trong nước ta, tại các thành phố lớn, đang có hiện tượng các thanh niên đua xe gắn máy, liều lĩnh coi thường mạng sống. Kết quả các cuộc điều tra cho thấy đó là những thanh niên con nhà giầu có.


Những hiện tượng đó đáng cho ta suy nghĩ. Những người nghèo đói thật vất vả khổ sở. Họ chỉ mong sao cho có đủ cơm ăn áo mặc. Có cơm ăn áo mặc đã là hạnh phúc. Nhưng khi người ta đã có đủ cơm đủ áo, đủ mọi phương tiện, người ta vẫn không hạnh phúc. Nhìn những thanh niên giầu có chán đời đi tìm cái chết; nhìn những thanh niên chán cảnh nhà cao cửa rộng, chăn êm nệm ấm đeo ba-lô đi du lịch bụi đời, ta thấy rằng vật chất không phải là tất cả. Và những khao khát của con người là vô tận. Hôm nay tôi chưa đủ ăn thì tôi mong cho có đủ ăn. Ngày mai đủ ăn rồi, tôi lại muốn ăn ngon hơn. Hôm nay còn đi bộ, tôi mong được một chiếc xe đạp. Có xe đạp rồi tôi mong có xe máy. Có xe máy rồi tôi mong có ô - tô. Có ô - tô rẻ tiền rồi, lại mong có cái tốt hơn, tiện nghi hơn, chạy nhanh hơn, êm ái hơn. Có tất cả rồi, người ta vẫn chưa hài lòng. Cuộc đời vẫn còn thiếu một cái gì đó. Bao tử hết bị hành hạ, thì lập tức tâm hồn cảm thấy những cơn đói khác dày vò : đói bình an, đói tình yêu, đói hạnh phúc, đói ý nghĩa cuộc đời, đói những điều cao thượng. Những cơn đói khát tinh thần này rất mãnh liệt. Nên con người mãi mãi khắc khoải đi tìm. Mà hạnh phúc dường như luôn luôn ở ngoài tầm tay với.


Hôm nay, đứng trước đoàn người hăm hở đi tìm lương thực, Ðức Giêsu đã cảnh báo họ : "
Ðừng lo tìm những thứ lương thực hay hư nát, nhưng hãy tìm lương thực đem lại hạnh phúc trường sinh". Vì Người đã rõ giá trị tạm bợ của miếng cơm manh áo. Người cũng thấu rõ tâm hồn con người mau chán những gì đạt được. Người đã tạo dựng tâm hồn con người, nên Người hiểu lòng khao khát của con người là vô biên. Chỉ có những giá trị tuyệt đối mới có thể lấp đầy những khát khao ấy. Người đã mở đường để tâm hồn con người thoát khỏi những ràng buộc của vật chất, vươn lên tìm kiếm những giá trị thiêng liêng cao cả, xứng với tầm vóc con Thiên chúa.

Thế nhưng ta tìm đâu ra những giá trị tuyệt đối để lấp đầy nỗi khao khát vô biên ? Ta tìm đâu ra thứ bánh làm dịu được cơn đói hạnh phúc ? Hôm nay, Ðức Giêsu giới thiệu cho ta thứ bánh đó. Ðó là bánh đích thực, vì ăn rồi ta sẽ không bao giờ đói nữa. Ðó là bánh ban sự sống, ai ăn sẽ không chết nữa. Ðó là bánh ban hạnh phúc, ăn vào sẽ không còn khao khát điều gì khác. Ðó là bánh Thiên Chúa ban chứ loài người không ban được. Ðó là bánh từ trời chứ trần gian không sản xuất được. Tấm bánh đó là chính bản thân Người, Ðức Giêsu Kitô.


Những người Do thái đã sai lầm khi đi tìm Ðức Giê-su để được ăn bánh. Ðức Giêsu đã cảnh tỉnh họ khi cho họ biết rằng không nên tìm bánh, vì như thế họ sẽ thất vọng. Bánh ăn rồi sẽ lại đói. Nhưng phải tìm chính Ðức Giê-su. ở đây ta nhớ tới bài học Chúa đã dậy tổ phụ Ápraham. Thoạt tiên, Chúa kêu gọi tổ phụ Ápraham đi theo Chúa và hứa cho ông được một đất nước chảy sữa và mật và một dòng dõi đông như sao trên trời như cát dưới biển. Nghe theo lời hứa, tổ phụ đã lên đường. Nhưng khi ông sinh được một người con trai duy nhất trong tuổi già, Chúa lại bảo ông phải sát tế dâng cho Chúa. Ðây là một thử thách lớn lao, nhưng cũng là một lời mời gọi vươn lên. Ápraham được mời gọi thoát khỏi sự ràng buộc của lợi lộc vật chất. Theo Chúa chỉ vì Chúa chứ không phải vì lợi lộc vật chất. Ông hoàn toàn có lý vì ông đã chọn Chúa là sự Thiện tuyệt đối chứ không chỉ lựa chọn một vài sự thiện tương đối. Ông đã lựa chọn Chúa là nguồn mạch hạnh phúc chứ không đuổi theo những ảo ảnh của hạnh phúc. Ðức tin của ông hoàn toàn trưởng thành, nên ông đã trở thành Cha của những kẻ tin.


Hôm nay, Chúa mời gọi tôi, hãy noi gương tổ phụ Ápraham. Ðừng tìm những mảnh vụn hạnh phúc, nhưng hãy đi đến nguồn mạch hạnh phúc. Ðừng lo nắm giữ những của cải phù du, nhưng hãy tìm chiếm giữ kho tàng bền vững mối mọt không đục khoét được. Ðừng đuổi theo những giá trị tương đối, nhưng hãy biết tìm kiếm giá trị tuyệt đối là chính Chúa. Chính Chúa sẽ làm ta no thoả. Chính Chúa sẽ lấp đầy những khát vọng của ta. Chính Chúa ban cho ta hạnh phúc tràn đầy, vĩnh viễn.


Chúng ta hãy cùng cầu nguyện với thánh Âucơtinh : "
Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên tâm hồn con mãi khắc khoải băn khoăn, cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa". Amen.

Gm Giuse Ngô Quang Kiệt

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN B
Ga 6, 24-35

Lời Chúa trong Chúa Nhật hôm nay tiếp tục loạt bài nói về Bánh Hằng Sống trong Tin Mừng theo thánh Gioan. Đúng ra, theo chu kỳ phụng vụ, năm nay các bài Tin Mừng sẽ đọc của thánh sử Marcô, nhưng vì Tin Mừng theo thánh Marcô quá ngắn, chỉ có 16 đoạn. Do đó, từ Chúa Nhật 17 vừa qua cho đến Chúa Nhật 21, các bài Tin Mừng sẽ được trích đọc từ đoạn 6 của Tin Mừng theo thánh Gioan.

Sau phép lạ hoá bánh ra nhiều nuôi đám đông dân chúng mà chúng ta đã nghe trong Chúa Nhật vừa qua, Đức Giêsu biết là dân chúng muốn tôn Ngài lên làm vua theo quan niệm trần thế của họ, nên ngay đêm hôm đó, Ngài đã cùng với các môn đệ lẳng lặng rời bỏ đám đông xuống đò, đến thành Capharnaum ở bờ bên kia hồ Tibêria. Và sáng hôm sau, không thấy Đức Giêsu, cả đám đông đã kéo nhau sang Capharnaum để tìm gặp Chúa như chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng hôm nay. Nhân dịp đó, Đức Giêsu đã có một bài giảng khá dài nói về Bánh Hằng Sống.


Và bài Tin Mừng hôm nay là phần mở đầu của bài giảng này. Trong đó, Đức Giêsu mời gọi mọi người hãy ra công làm việc của Thiên Chúa, tức là tin vào Ngài để có thể đón nhận được của ăn ban sự sống đời đời.


1. Tin vào Đức Giêsu:


Đọc lại Tin Mừng, chúng ta thấy Đức Tin luôn là một trong những điều kiện quan trọng để Thiên Chúa hành động. Chính Đức Giêsu cũng đã không làm được phép lạ nào tại Nazareth là quê hương của mình, chỉ vì những người đồng hương của Ngài đã không tin vào Ngài (x. Mc 6,1-6).


Do đó, khi thấy người Do thái tìm đến Ngài để mong tôn Ngài lên làm vua. Đức Giêsu biết rõ họ đến với Ngài không phải bởi tin rằng Ngài là Con Thiên Chúa, nhưng chỉ vì mong muốn nhờ Ngài giải thoát họ khỏi ách nô lệ về chính trị, và nhất là để họ khỏi phải làm việc, vì vua của họ có khả năng hoá bánh ra nhiều để nuôi họ. Đức Giêsu không chấp nhận suy nghĩ quá trần tục của họ. Vì thế, Ngài đã tuyên bố thẳng thắn với họ: "
Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê".

Đồng thời, Ngài mời gọi họ thay đổi cách nhìn của họ về Ngài và về sứ mạng của Ngài: "
Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi". Khi nghe Đức Giêsu nói thế, dân chúng đã thắc mắc: "Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?". Nhân cơ hội này, Đức Giêsu đã một lần nữa khẳng định với đám đông dân chúng: "Đây là công việc của Thiên Chúa, là các ngươi hãy tin vào Đấng Ngài sai đến". Khi nói với dân chúng: Tin vào Đấng Chúa Cha sai đến, Đức Giêsu muốn dân chúng tin vào chính bản thân Ngài. Một người đang hiện diện và đang sống ở giữa họ, để nhờ đó, họ được sự sống đời đời, được làm con Thiên Chúa, như lời tựa trong Tin Mừng của thánh Gioan: "Những ai tin vào Danh Người, thì Người cho họ quyền làm con Thiên Chúa" (Ga 1,12).

Xác tín được sự cần thiết của việc tin vào Thiên Chúa, tin vào Đức Giêsu, nên trong câu xướng trước bài Tin Mừng, Mẹ Giáo Hội đã cất tiếng cầu xin: "
Lạy Chúa, xin mở lòng chúng tôi, để chúng tôi nghe lời Con Chúa". Chúng ta cần được Thiên Chúa mở lòng để nghe lời của Con Chúa, và cũng cần được mở mắt tâm hồn để chúng ta vững tin vào Chúa. Hay nói một cách khác, tự sức mình, chúng ta không thể có được một đức Tin vững chắc vào Thiên Chúa, đức tin là một hồng ân do Thiên Chúa ban cho. Ngay cả dân Do thái, mặc dù là một dân được Thiên Chúa tuyển chọn, được Ngài giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập bằng cuộc Vượt qua Biển Đỏ oai hùng, thế mà ngay trong những ngày đầu của cuộc Xuất Hành, họ đã vấp phạm. Họ không tin tưởng đủ vào Thiên Chúa. Họ đã kêu trách Môisen và Aaron: "Thà chúng tôi chết trong đất Ai cập do tay Chúa khi chúng tôi ngồi kề bên nồi thịt và ăn no nê. Tại sao các ông dẫn chúng tôi lên sa mạc này, để cả lũ phải chết đói như vậy?".

Thế đó, Thiên Chúa đã làm biết bao dấu lạ mà họ vẫn không tin, vẫn chưa dám đặt trọn cuộc đời mình trong tay Chúa. Chỉ cần gặp một chút trở ngại, họ đã kêu trách Chúa. Thế nhưng đây cũng có thể là tâm trạng của từng người chúng ta hôm nay. Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, Thiên Chúa vẫn đang thực hiện biết bao nhiêu là dấu lạ. Tôi chỉ đơn cử một điều thật đơn giản, đó là về sức khoẻ của chúng ta. Mỗi khi bệnh, chúng ta vẫn thường tìm nguyên nhân tại sao bệnh, nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: "
Tại sao tôi không bệnh không?". Ngay bây giờ, cứ nhìn vào tia sáng chiếu qua khe cửa, chúng ta sẽ thấy có vô vàn bụi bặm, nghĩa là đang có vô số những vi trùng và các tác nhân gây bệnh khác đang tấn công cơ thể chúng ta, đó là chưa nói đến sự thay đổi thất thường của thời tiết, cùng với việc ăn uống bừa bãi và cách sống thiếu điều độ của chúng ta, thế mà tại sao chúng ta lại không bị bệnh? Đó chẳng phải là một dấu lạ sao?

Thiên Chúa đã làm nên những dấu lạ là để mời gọi chúng ta tin vào Ngài. Tuy nhiên, việc Tin ở đây không chỉ là một lời nói, một quyết định nhất thời, nhưng là việc dấn cả sinh mạng, sẵn sàng sống và chết theo lời mình tuyên xưng (x. Dt 11, 8).


2. Sống theo lời Đức Giêsu:


Tin vào Đức Giêsu đòi chúng ta thay đổi cuộc sống, đó cũng là điều mà thánh Phaolô kêu gọi tín hữu thành Êphêsô mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc hai: "
Anh em chớ ăn ở như dân ngoại ăn ở,... Phần anh em, anh em không hề học biết Đức Kitô như thế đâu. Nếu anh em đã nghe biết Người và đã được thụ giáo trong Người, như sự chân thật trong Đức Giêsu dạy, là anh em hãy khử trừ lối sống xưa kia, hãy lột bỏ con người cũ, đã bị hư theo những đam mê lầm lạc". Thánh Phaolô muốn chúng ta bỏ đi lối sống đạo chỉ dựa vào hình thức rầm rộ bên ngoài mà thiếu chiều sâu nội tâm bên trong. Và ngay cả những lời cầu nguyện của tôi và quý ông bà anh chị em phải chăng chỉ là những lời xin: Xin Chúa cho con cái này, cho con cái kia, rồi có khi còn trả giá với Chúa: Nếu Chúa cho con được cái này, con sẽ xin lễ tạ ơn, con sẽ dâng cho Đài Đức Mẹ cái này, dâng cho Nhà thờ cái kia. Nếu chúng ta cư xử với Chúa như thế, có thực là chúng ta đã tin Chúa không? Hay là chúng ta vẫn sống như những người chưa tin?

Thay vì những lời cầu nguyện như vậy, điều thiết thực hơn để chứng tỏ đức tin của mình, có lẽ chúng ta cần thực hiện điều thánh Phaolô khuyên nhủ: "
Anh em hãy trở nên mới trong lòng trí anh em, hãy mặc lấy người mới đã được tác thành theo thánh ý Chúa trong sự công chính và thánh thiện xứng đáng với sự thật". Chúng ta cần đổi mới lòng trí, đổi mới suy nghĩ, mặc lấy con người mới, một con người có tình yêu của Đức Kitô trong mình. Khi đó mọi việc chúng ta làm không chỉ nguyên dựa vào những nhận xét của người khác, nhưng quan trọng hơn là luôn đặt mình dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Chúng ta đi dâng lễ không phải vì bắt buộc, làm việc bác ái, chia sẻ và giúp đỡ người khác không phải để được nhận giấy khen, nhưng tất cả phải do lòng mến Chúa thúc đẩy.

Và trong Thánh lễ này, Đức Giêsu vẫn đang làm một dấu lạ vĩ đại là biến bánh rượu trở nên Mình và Máu Ngài. Đây chính là một mầu nhiệm của lòng tin. Do đó, ngay giờ phút này, xin mời quý ông bà anh chị em cùng chuẩn bị tâm hồn, để tất cả chúng ta, những người đang hiện diện nơi đây và có đủ điều kiện, đều hiệp lễ cách sốt sắng, như một cách chứng tỏ lòng tin của mình. Amen.

Lm Phêrô Trần Thanh Sơn

TA LÀ BÁNH TRƯỜNG SINH
Ga 6,24-25

Trong cuốn Một Phút Minh Triết (One minute Wisdom, bản dịch Đỗ Tân Hưng), cha Anthony de Mello kể câu chuyện sau:

Một nhóm đệ tử nóng lòng đi hành hương, Minh Sư bảo họ: "Hãy mang quả mướp đắng này theo các con. Hãy nhớ nhúng nó vào những giòng sông thánh và mang nó vào mọi nơi linh thiêng."

Khi đệ tử trở về, trái mướp đắng được đem nấu chín và thở thành một món ăn thánh.

Sau khi nếm món ăn đó Minh Sư nói bằng một giọng ranh mãnh: "Lạ thật, nước thánh và những đền đài linh thiêng không làm cho quả mướp đắng trở nên ngọt hơn!"


Có lẽ nhiều người công giáo cũng tự hỏi mình: "Lạ thật, tại sao tôi đã tắm mình trong bao nhiêu thánh lễ, đã rước Mình Thánh Chúa bao nhiêu năm rồi mà không cảm thấy 'Sự Sống'?" Thế là họ tự yên ủi: "Bây giờ tôi không cảm thấy sự sống 'thiêng liêng' của Chúa, khi tôi chết thì sẽ biết được".


Đối với những người ấy, tôi muốn nói lên một điều để cảnh giác họ: nếu cuộc sống của bạn bây giờ là một cuộc sống mà bạn cảm thấy bất hạnh, thì sự sống đời đời chẳng có ích lợi gì cả, còn tai hại nữa là đàng khác, bởi vì đấy chỉ là sự kéo dài mãi cho đến đời đời cái cuộc sống bất hạnh này, kéo dài không bao giờ dứt. Nhưng trái lại, nếu trong cuộc đời này, hạnh phúc đã hiện diện trong lòng bạn, dù cho hoàn cảnh thực tế có thế nào đi nữa, thì sự sống đời đời mới là một điều đáng mong ước. Bấy giờ, sự sống mà Chúa hứa sẽ là hạnh phúc đời đời, và hạnh phúc ấy đã khởi sự từ cuộc sống này, dù chưa được viên mãn.


Hãy nói ít lời về hạnh phúc. Ta cảm thấy hạnh phúc khi nhu cầu được mãn nguyện, khi mong ước được thành đạt, khi lo âu được giải tỏa. Và nhu cầu hàng đầu của con người là giải quyết cái đói! Phải đói trong tình trạng không biết lấy gì mà ăn cho trưa nay, chiều nay, thì lúc đó mới biết lương thực liên hệ đến 'sự sống' đến độ nào. Phải 'chạy cơm từng bữa toát mồ hôi', thì mới thấy không cái lo nào lớn bằng cái lo đó. Khi một người đã đói trong vòng ba ngày mà gặp một 'mẩu bánh' thì đừng nói đến luân lý, đạo đức, tình cảm... phải ăn cái đã, rồi sao thì sao!


Trong Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu nói về một loại lương thực mà người ăn không còn đói bao giờ; thế là những người chung quanh mừng rỡ vì như vậy là giải quyết được vấn đề lo âu hàng đầu của con người. Họ nhao nhao xin Ngài ban cho họ thứ bánh đó. Phải tưởng tượng họ hụt hẫng đến thế nào khi Ngài đáp lại: "
Tôi là bánh trường sinh, ai đến với tôi không hề phải đói." Chúa Giêsu nói đến cái đói căn bản nhất của con người, mà mấy ai hiểu được?

Người ngày xưa không hiểu thì đã đành, nhưng chúng ta là những Kitô hữu thừa hưởng 2000 năm truyền thống Giáo Hội, với bao nhiêu hiểu biết về mầu nhiệm Thánh Thể, chúng ta có cảm nhận được cái đói cơ bản đó chưa? Cái đói vượt trên nhận thức của giác quan hay tình cảm.


Đối với thân thể, nếu thiếu chất cần thiết cho sự sống, thì mọi người đều cảm thấy đói... Không, không phải mọi người! Có những người bệnh biết rằng không ăn thì chết, nhưng không hề cảm thấy đói, không thèm ăn, thậm chí không thể nào ăn được. Nếu buộc phải ăn, thì họ xem gần như một cực hình. Chúng ta là những người biết rằng Thánh Thể là đem lại sự sống đích thực, nhưng ta có đói chăng, hay ta đã bệnh nặng rồi? Và nếu là bệnh, thì do đâu mà ra?


Ta hãy đọc lại lời Chúa: "
Tôi là bánh... Ai đến với tôi..." Lời Chúa thật rõ ràng. Ai đến với Ngài thì sẽ biết đói, rồi sẽ hết đói vì có sự sống. Phần bạn và tôi, khi đến với Thánh Thể, ta đến với 'bánh ăn' mong được nuôi sống theo ý mình muốn, hay đến với 'Ngài' để Ngài sống trong chúng ta? Nếu ta chỉ đến với 'bánh', dù là bánh thánh, thì chúng ta vẫn tìm kiếm chính bản thân mình, và cái đói - đói ăn, đói mặc, đói tiền, đói danh - vẫn trở đi trở lại; nhưng nếu chúng ta đến với 'Ngài' thì ta thật sự tìm kiếm Sự Sống, và Ngài sẽ là sự sống của chúng ta, cho đến đời đời.

Làm sao ta biết được lúc nào sự sống đời đời của Ngài đã khởi sự nơi chúng ta? Khi chúng ta bắt đầu đói cái đói của Ngài, sống bằng lương thực của Ngài: "
Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy" (Ga 4,34). Khi bỏ được ý riêng trong phần nào của cuộc sống mình, thì kinh nghiệm thiêng liêng cho ta biết rằng phần ấy có một sự sống mới, một hạnh phúc mới... Đến lúc nào đó, ta có thể nói như thánh Phaolô: "Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi!" (Gl 2,20)

Phải vượt qua mẩu bánh thánh để đến với Chúa Kitô hằng sống, lúc bấy giờ ta mới bắt đầu đi vào cái đói đích thực, hạnh phúc trường cửu, và sự sống đời đời.


'
Ai đến với tôi...' Lời kêu gọi xưa kia của Chúa, ngày nay vang lên trong lòng chúng ta như một câu hỏi: Ai đến với tôi ?

Trần Duy Nhiên

ĐỨC GIÊSU LÀ BÁNH TRƯỜNG SINH
Ga 6, 24 - 35

1. Đời sống tâm linh,cấp độ sống cao nhất của con người

Tất cả mọi sinh vật đều có sự sống. Nhưng sự sống ấy có nhiều cấp độ khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự sống càng cao thì càng có những khả năng đặc biệt mà sự sống ở bậc thấp hơn không có, hay có rất ít. Cùng là sống, nhưng cái sống của một cây cổ thụ khác với cái sống của một cây cỏ, của một bụi gai; cái sống của con sư tử, một con cá heo khác với cái sống của con chó, con heo, và càng khác với cái sống của con giun, con dế. Cao hơn nữa là cái sống của con người. Và cao hơn cái sống của con người là cái sống của thiên thần, và cao nhất là cái sống của Thiên Chúa, nguồn phát sinh mọi sự sống.


Loài thực vật có khả năng tự dinh dưỡng, tự thích ứng, tự lớn lên, tự sinh sản, nhưng khả năng cảm giác rất ít. Loài động vật có đủ mọi khả năng của loài thực vật, nhưng khả năng cảm giác cao hơn rất nhiều, và còn có khả năng tự di chuyển. Nhưng các loài thú có rất ít trí tuệ, khả năng ý thức, không có khả năng tự quyết định hay sự tự do, chỉ biết làm theo bản năng. Còn con người có nhiều khả năng vượt rất xa loài động vật. Con người có đời sống tinh thần, trí thức, tình cảm, có khả năng tự do và tự quyết định, và nhất là có đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh càng phát triển thì con người càng khác xa con vật và càng giống Thiên Chúa hơn.


2. Đời sống tâm linh phát triển và hạnh phúc đích thực


Con người chỉ được hạnh phúc tràn đầy khi đạt được sự phát triển cao nhất của mình. Con người có đời sống tâm linh mà các loài động vật khác không có. Khi phát triển những khả năng cao cấp của mình như tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thì con người có khả năng hạnh phúc cao hơn tất cả mọi loài, nhưng hạnh phúc ấy chưa tràn đầy, chưa đạt tới viên mãn. Chỉ khi nào phát triển tâm linh đầy đủ, con người mới đạt được giá trị cao nhất của mình, và mới được hạnh phúc một cách viên mãn.


Chưa được hạnh phúc viên mãn, con người sẽ không bao giờ thỏa mãn. Khi chưa đạt được hạnh phúc viên mãn, thì dù có đạt được những điều mình đang mong ước, con người cũng chỉ tạm hạnh phúc trong chốc lát, để rồi sau đó lại khao khát một cái khác cao hơn; nếu không đạt được cái cao hơn đó thì con người lại rơi vào đau khổ. Những khao khát bình thường ấy chỉ giống như những ly nước, những chén thức ăn. Uống xong ly nước ấy tuy đã khát, ăn hết thức ăn ấy tuy no và hết đói, nhưng rồi sẽ lại khát, lại đói nữa:
«Ai uống nước này, sẽ lại khát» (Ga 4,13). Cứ thế, chẳng bao giờ con người hết đói và hết khát với những thức ăn thức uống bình thường ấy. Và con người cứ phải kiếm nước kiếm thức ăn mãi. Còn đói khát những ước vọng bình thường ấy, con người còn phải gặp biết bao đau khổ.

Những hạnh phúc do sự thỏa mãn những ước vọng ấy chỉ giống như một người bị bệnh ngứa, khi ngứa lên thì gãi hay hơ nóng chỗ ngứa, tuy đã ngứa nhưng chỉ được một thời gian rất ngắn, để rồi sau đó sẽ còn ngứa dài dài nữa. Chỉ khi nào chữa cho hết bệnh ngứa, thì con người mới thật sự thoải mái. Cũng vậy, chỉ khi nào hết ích kỷ, biết sống vị tha, có đời sống tâm linh phát triển, con người mới thật sự hết đau khổ và được hạnh phúc đích thật, thứ hạnh phúc không ai lấy mất được.


3. Con người mải mê tìm những hạnh phúc chóng qua


Khi con người chưa cảm nghiệm được hạnh phúc đích thực của một tâm linh phát triển, thì họ chỉ mải miết tìm kiếm những hạnh phúc chóng qua, nơi của cải, nhà cửa, địa vị, quyền lực... Đạt được hạnh phúc này thì lại khao khát hạnh phúc khác. Khi phải đi bộ thì họ mong có chiếc xe đạp, tưởng rằng có xe đạp thì sẽ hạnh phúc lắm. Nhưng khi có xe đạp thì họ chẳng hạnh phúc, vì họ lại mong ước chiếc xe máy... rồi xe hơi... rồi nhà cao cửa rộng... rồi địa vị quyền lực... Nhưng dẫu có trở thành một ông vua hay bà hoàng, họ vẫn cảm thấy đau khổ, và chẳng hạnh phúc.


Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu khuyên người ta không nên tìm thứ
«lương thực mau hư nát» là những cái chỉ đem lại những hạnh phúc thoáng qua, mà hãy tìm loại «lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh». «Lương thực thường tồn» ấy chính là những gì nuôi sống đời sống tâm linh, làm cho sự sống ấy phát triển. Khi đời sống tâm linh phát triển, con người sẽ hạnh phúc mãi, và không gì trong cuộc đời có thể làm họ đau khổ hay mất hạnh phúc. Đó chính là thứ «nước» mà Đức Giêsu hứa ban cho ta: «Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời» (Ga 4,14).

4. Lương thực trường sinh ấy chính là Đức Giêsu


Để có đời sống tâm linh phát triển, nghĩa là để có hạnh phúc đích thực và lâu bền, Đức Giêsu giới thiệu cho chúng ta thứ
«lương thực thường tồn» hay «bánh trường sinh», khiến chúng ta một khi đã «ăn» vào thì sẽ được thỏa mãn, hạnh phúc, không còn khao khát gì hơn nữa. «Lương thực» này khác với thứ «lương thực mau hư nát», >«ăn» vào rồi là chán ngay, và muốn «ăn» thứ khác. Lương thực thường tồn ấy chính là Đức Giêsu. Ngài nói: «Tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!». Rất nhiều Kitô hữu hiểu câu này một cách rất vật chất rằng để đạt được đời sống trường sinh, ta chỉ việc rước lễ, tức rước Mình Máu Đức Giêsu vào bụng là xong. Nhưng trong đời tôi, tôi thấy biết bao Kitô hữu rước lễ hằng ngày và suốt đời mà có biến đổi hay cảm thấy hạnh phúc đích thực và lâu dài bao giờ đâu! Điều đó khiến tôi phải hiểu câu nói trên theo cách khác. Tôi đã sống và áp dụng theo cách hiểu mới ấy, và tôi cảm thấy đời tôi ngày càng thấy mình hạnh phúc hơn.

Chúng ta chỉ
«ăn» được «bánh trường sinh» là chính Đức Giêsu bằng cách làm cho tâm linh ta được cấu tạo bởi những gì đã làm nên con người Đức Giêsu. Ăn thức ăn nào là nhận chất bổ, năng lực từ thức ăn ấy. Đức Giêsu là năng lực thần linh, nên «ăn» Đức Giêsu là đón nhận vào mình năng lực thần linh của Ngài. Đương nhiên «ăn» Đức Giêsu không phải là «ăn» bằng miệng, bằng thể xác, mà bằng ý thức và tâm linh của ta. Thể xác không thể nào ăn được của ăn tâm linh. Muốn «ăn» Đức Giêsu, tức «bánh trường sinh», ta phải ý thức sự hiện diện đích thực và thường hằng của Đức Giêsu trong tâm hồn ta. Ngài luôn hiện diện trong ta, nhưng ta thường không ý thức sự hiện diện ấy. «Ăn» Ngài là ý thức rằng Ngài là một nguồn năng lực vô tận về tình yêu, trí tuệ, sức mạnh, can đảm, hạnh phúc... luôn hiện diện trong ta, sẵn sàng thể hiện tràn đầy qua con người của ta, qua tư tưởng, lời nói và hành động của ta. «Ăn» Ngài thật sự sẽ làm cho đời sống của ta trở nên hạnh phúc và khởi sắc hơn bao giờ hết. Đó cũng chính là kinh nghiệm của tôi, người viết bài này, xin chia sẻ với mọi người.

Cầu nguyện


Lạy Cha, Đức Giêsu chính là một lương thực bổ dưỡng hữu hiệu cho tâm linh con người. Nhưng
«ăn» Ngài không phải là ăn theo kiểu vật chất, mà là ăn theo kiểu tâm linh. Xin Cha dạy cho con cách thức «ăn» Ngài, để con được sống trường sinh và hạnh phúc, thứ hạnh phúc đích thực và không bao giờ mất đi được. Đó là hạnh phúc đời đời. Amen.

John Nguyễn

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN B
Ga 6:24-35

Để sửa soạn cho một dân tộc làm dân riêng, Thiên Chúa đã dẫn đưa dân Do thái thoát khỏi ách nô lệ bên Ai cập, vượt qua Biển đỏ ráo chân, đi vào sa mạc chịu cảnh thiếu thốn cực khổ về vật chất để thanh tẩy và luyện lọc họ. Bài trích sách Xuất hành hôm nay cho thấy dân chúng trách móc Mô-sê và A-ha-ron vì đã đưa họ vào sa mạc thanh vắng, thiếu đồ ăn thức uống, để bắt họ phải chết đói. Sở dĩ có sự phàn nàn là vì họ đã quên mất tình yêu và đường lối quan phòng của Chúa. Tình yêu và quyền năng Chúa đã giải thoát họ khỏi ách thống trị của người Ai cập. Dầu sao đi nữa, khi nghe tiếng kêu trách của dân chúng, Chúa liền phán bảo Mô-sê : Ta sẽ làm cho bánh từ trời mưa xuống cho các người ăn. Dân sẽ ra lượm lấy khẩu phần cho mình, ngày nào cho ngày đó. Ta muốn thử lòng chúng như vậy, xem chúng có tuân theo Luật của ta hay không (Xh 16:4). Tuy nhiên khi Chúa cho ma-na rơi xuống mỗi ngày, dân chúng lại phàn nàn vì họ phải đi lượm lấy mà ăn, và vì ngày nào cũng phải ăn cùng thứ bánh, và bánh lại không có mùi vị. Phải chăng họ được voi đòi tiên?

Phúc âm hôm nay cũng ghi lại việc dân chúng đi tìm Chúa, để hi vọng được ăn bánh no nê, vì ngày hôm trước họ đã được Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để nuôi dưỡng họ. Nhân cơ hội này, Chúa dạy họ một bài học:
Các ngươi đi tìm ta, không phải vì các ngươi đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no thoả. Các ngươi hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn, đem lại phúc trường sinh (Ga 6:26-27). Khi Chúa Giê-su bảo họ việc Thiên Chúa Cha muốn là tin vào Đấng mà Người đã sai đến. Đám đông liền xin Người một dấu lạ để tin vào Người. Họ tìm Chúa để được ăn bánh nuôi thân xác nên họ không nhận ra Chúa là Đấng có quyền năng làm phép lạ.

Qua bí tích Rửa tội, ta được gia nhập đại gia đình của Chúa là Giáo hội. Tuy nhiên không phải vì thế mà ta dừng chân lại, không cần đi tìm Chúa nữa. Ta vẫn phải tiếp tục đi tìm Chúa, tìm những gì thuộc về nước Chúa, tìm sự công chính của nước Chúa, tìm cái chân thiện mỹ trong tư tưởng, lời nói và hành động, tìm những gì thuộc lãnh vực thiêng liêng và siêu nhiên. Ta cần tìm ra những dấu vết của sự hiện diện của Chúa trong vũ trụ, nơi những kỳ công của Đấng tạo dựng. Ta cần tìm lắng nghe tiếng Chúa qua liếng lương tâm ngay thẳng. Ta cần tìm ra những gì đem lại hạnh phúc toàn diện về thể xác, tinh thần và thiêng liêng, cũng như hạnh phúc lâu dài ở đời này và đời sau cho cuộc sống.


Tìm Chúa là một tiến trình kéo dài suốt cả cuộc sống. Mỗi ngày ta phải đi tìm Chúa với hi vọng được biết Chúa nhiều hơn. Mỗi ngày ta phải khám phá ra sự hiện diện của Chúa để được sống gần gũi thân mật với Chúa. Để có thể đi tìm Chúa, ta phải cảm thấy đói khát về đời sống thiêng liêng. Để có thể cảm thấy đói khát, người ta phải loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn là tội lỗi và các thứ tinh mê nết xấu thì tâm hồn mới có chỗ trống mà cảm thấy đói được. Nếu tâm hồn chứa đầy những chướng ngại vật: những tư tưởng ám muội, những hận thù ghen ghét, tham lam, những ước nuốn ngang trái, những việc làm tội lỗi thì tâm hồn bị ứ đọng, không thể cảm thấy đói khát về đời sống thiêng liêng được. Để có thể cảm thấy đói khát thiêng liêng, ta phải từ bỏ con người cũ, nếp sống tội lỗi cũ để mặc lấy con người mới cùng với nếp sống mới trong ơn nghĩa với Chúa.


Hôm nay mỗi người cần tự xét xem mình đang đói khát những gì ? Có phải ta đang đói khát tiền tài, danh vọng, thú vui.... hay đói khát Chúa và những sự công chính và bình an của nước Chúa ?

Lm. Trần Bình Trọng, USA                                (nguồn vietcatholic.net)

2093    02-08-2012 20:44:06