Sidebar

Thứ Tư
22.05.2024

Chúa Nhật XXXI Thường Niên C

  1. Chúa Nhật 31 Thường Niên C
  2. Tình Thương Làm Thay Ðổi Lòng Người
  3. Sám Hối
  4. Chúa Nhật 31 TN C
  5. Người Tội Lỗi Hay Người Công Chính
  6. Chúa Nhật XXXI Thường Niên
  7. Biến Đổi 
  8. Gặp Chúa - Khơi Nguồn Cho Đổi Mới 
  9. Biến Đổi Nhờ Nhận Ra Chúa Yêu Thương Và Tin Tưởng
  10. Kiểu Mẫu Người Môn Đệ Chúa Kitô: Sống Chia Sẻ
  11. Hoán Cải Từ Con Tim
  12. Sức Mạnh Hoán Cải Của Tình Thương
  13. Ông Giakêu
  14. Trở Về
  15. Viếng Thăm Nhau
  16. Này Ong Gia Kêu, Xuống Mau Đi
  17. Chúng Ta Đã Thực Hiện Những Gì Để Nhận Lãnh Lời Chúa?
  18. Nghệ Thuật Cảm Hoá Của Chúa Giê-Su
  19. Con Người Mới
  20. Xin Chúa Ngự Đến Nhà Con
  21. Lùn Thấp Bé Nhưng...
  22. Chúa Giêsu Đến Để Cứu
  23. Thiên Chúa Từ Bi Và Nhân Hậu
  24. Ơn Cứu Độ
  25. Gia Kêu Mừng Rước Đức Giêsu
  26. Nơi Chúng Ta Gặp Gỡ Thiên Chúa
  27. Gặp Gỡ Đức Kitô
  28. Chúa Nhật 31 Thường Niên C

CHÚA NHẬT 31 TN C
Lc 19, 1 - 10.

Suốt mấy tuần lễ vừa qua, Lời Chúa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lời cầu nguyện trong đời sống người Kitô hữu chúng ta. Trong Chúa Nhật 29, Đức Giêsu mời gọi chúng ta cầu nguyện kiên trì, như bà goá kiên trì trước vị Thẩm phán bất lương. Còn trong Chúa Nhật vừa rồi, Đức Giêsu lại mời gọi chúng ta cầu nguyện với một tấm lòng khiêm tốn, biết nhận ra những lỗi lầm, yếu đuối của mình, để nhờ đó chúng ta nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa, như người thu thuế cầu nguyện trong Đền Thờ. Sở dĩ Đức Giêsu luôn kêu mời chúng ta cầu nguyện, vì Thiên Chúa, Đấng chúng ta tôn thờ là một người Cha đầy lòng nhân ái. Ngài yêu thương chúng ta "đến nỗi đã ban Con Một của Người, ngõ hầu phàm ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi, nhưng được sự sống đời đời" (Ga 3, 16). Người Con đó chính là Đức Giêsu Kitô, Ngài đã được Chúa Cha sai đến thế gian, không phải để xét xử, nhưng là để chứng tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã đến trong thế gian là để ban ơn cứu độ, hay nói như lời Đức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay, Ngài đến để "tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất".

Đời sống con người gắn liền với những cuộc gặp gỡ. Có những cuộc gặp gỡ mà người ta háo hức như gặp người yêu, gặp một nhân vật nổi tiếng, gặp một người thân xa cách đã lâu...Tuy nhiên, gặp kẻ khó ưa, gặp tên trấn lột, tên lường gạt...thì chẳng ai mong muốn. Ngoài ra lại có những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa, có sức hoán cải, làm thay đổi cả con người. Cuộc gặp gỡ như thế không chỉ dừng lại ở gặp mặt, gặp gỡ xã giao, nhưng là cuộc gặp gỡ thâm sâu, gặp gỡ giữa hai tâm hồn. Trang Tin Mừng hôm nay kể lại cho húng ta cuộc gặp gỡ hết sức thú vị giữa Đức Giêsu và Giakêu. Đức Giêsu lại muốn kết thân với Giakêu, kẻ tội lỗi bị mọi người xa lánh. Thế nhưng trong cuộc kết giao này, Đức Giêsu đã cứu được một tội nhân khỏi vòng tội lụy; còn Giakêu, dù là chia nửa gia tài của mình cho người nghèo, nhưng lại được mối lợi thật to. Ông và cả gia đình đón nhận được hồng ân cứu độ. Quả là một cuộc gặp gỡ diệu kỳ đưa đến hoán cải tận căn. Ông Giakêu không những là một người thu thuế, mà còn là thủ lãnh những người thu thuế, tức là một chủ thầu thuế má, nên ông cũng là một người rất giàu có. Người Do thái rất ghét những người thu thuế, coi họ là những người tội lỗi, không thể ăn năn hối cải, không thể tha thứ, làm tay sai cho ngoại bang: thu thế cho đế quốc Rôma. Trong nghề đó, người ta có thể bày rất nhiều trò ma giáo để ăn hối lộ những kẻ muốn trốn thuế, hay muốn giảm thuế phải đóng. Bởi đó, người Do thái ghê tởm những người thu thuế. Ông Giakêu là người như thế. Không những ông bị thiên hạ khinh dể mà còn có thân hình thấp lùn. Tuy nhiên, Ông muốn tìm cách để xem Chúa Giêsu là người như thế nào. Nhưng dân chúng chen chúc chung quanh Chúa đông quá. Ông quyết không bỏ lỡ cơ hội. Một người chủ thầu phải có nhiều sáng kiến. Ông chạy tới trước và leo lên một cây sung bên đường. Ông yên tâm chờ đợi, vì Chúa Giêsu sắp đi ngang qua đó. Lòng ước muốn của ông thật là mãnh liệt, vì ông không sợ đám đông chế diễu. Ông chỉ còn biết một điều là làm sao thấy được mặt Chúa Giêsu. Quả thực, ông đã có thiện chí. Bấy nhiêu đã đủ để Chúa trọng thưởng tấm lòng chân thành của ông.

Giakêu muốn gặp mặt Đức Giêsu, không kèn, không trống, không kẻ hầu người hạ. Ông đi một mình trơ trụi, bị đẩy lại sau những kẻ tò mò, và điều hạ nhục ông là ông phải làm một chuyện kỳ dị đối với một viên chức cao cấp. Có thể nói ông đã làm một bước nhảy vọt, vượt trên mọi dư luận, mọi thành kiến. Ông làm tất cả những điều đó cốt để tận mắt thấy Đức Giêsu. Quả là đáng khâm phục ! Thế nhưng, Đức Giêsu lại làm một cử chỉ đáng kinh ngạc hơn. Trong lúc được đám đông dân chúng vây quanh và hết lòng ngưỡng mộ, Người lại tách mình ra khỏi đám đông hỗn độn ấy để đến với một kẻ tội lỗi. Vì lòng thương xót đối với tội nhân, Người chẳng màng đến những lời xì xầm, bàn tán hay dị nghị. Đấng Thánh của Thiên Chúa hạ mình xuống làm bạn với một người tội lỗi. Tình yêu vượt lên mọi thành kiến, mọi trở ngại, mọi rào cản.

Chúa Giêsu đi tới, Ngài nhìn lên và gọi đích danh ông. Điều quan trọng là Chúa không chỉ đi ngang qua cho ông Giakêu nhìn Chúa, chính Chúa nhìn lên và gọi tên ông : "Giakêu! xuống mau, hôm nay ta đến nhà ông". Chúa muốn đến với ông và đến tận nhà ông. Được đáp ứng quá sự trông mong. Ông muốn thấy Chúa thì Chúa đến tận nhà để ông nhìn cho đã. Chúa quảng đại vô cùng. Ông vội vàng tụt xuống và mừng rỡ đón rước Ngài. Nhưng đám đông lại xầm xì với nhau. Họ khó chịu với Chúa Giêsu, vì Chúa vào trọ nhà một người tội lỗi. Ông Giakêu đã tìm ra giải pháp để vượt qua cái giới hạn của tấm thân lùn. Liệu ông có tìm được giải pháp cho thân phận tội lỗi của ông để thắng được lời xì xầm kia không ? Ông không sợ đám đông chế diễu khi leo lên cây sung để nhìn mặt Chúa, thì Chúa đã đáp lại, Ngài không sợ đám đông xầm xì khi yêu cầu ông đón Ngài về ở nhà ông. Đứng trước tình thương của Chúa, ông đã mở rộng tâm hồn. Ông sẵn sàng chuộc lại tội lỗi, ông thưa với Chúa là đem nửa gia tài phân phát cho người nghèo. Không những thế, ông thấy mình còn phải thực hiện sự công bình nữa: làm thiệt ai ông sẽ đền gấp bốn. Lòng quảng đại của ông sánh với lòng quảng đại của người đàn bà tội lỗi: ông yêu mến nhiều vì đã được tha nhiều. Lòng yêu mến của ông đối với Chúa Giêsu diễn tả thành lòng yêu mến người nghèo và những người đã bị ông bóc lột.

Sau khi ông Giakêu tuyên bố quyết định của ông, thì Chúa Giêsu nói : "Hôm nay nhà này được cứu độ, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Abraham". Ông Giakêu trở thành kiểu mẫu đón nhận ơn cứu độ và là cơ hội để Chúa Giêsu khẳng định sứ mạng của Ngài: "Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất". Ông Dakêu đã bị đám đông loại trừ, vì thân ông lùn và phận ông tội lỗi. Nhưng Chúa đã rời đám đông kiêu hãnh kia để đi tìm ông và đem ơn cứu độ cho ông. Chúa đã nhìn ông và cứu ông. Cái nhìn của Chúa, cái nhìn chinh phục, cái nhìn của tình thương muốn cứu vớt. Ông Giakêu đã tìm cách nhìn thấy Chúa, nhưng ông cũng đã để cho Chúa nhìn ông và chinh phục ông. Ông được cứu độ.

Thái độ của Chúa Giêsu cho thấy một nguồn mạch mới của đời sống Kitô hữu chúng ta, điều cốt yếu của Tin Mừng Đức Kitô chính là ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa chứ không phải do nỗ lực luân lý của con người. Chính thái độ đi bước trước của Chúa Giêsu đã giúp ông Giakêu sám hối và tìm lại được đời sống luân lý tốt đẹp hơn. Chính Thiên Chúa đã đi tìm Giakêu, trước khi ông tìm kiếm Ngài. Ngài đã mời gọi ông trước khi ông thấy gặp Ngài. Quả thực, đúng như điều thánh Phaolô đã xác tín trong thơ Rôma như sau : "Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là tội nhân". Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.

Thiên Chúa đã luôn luôn tìm kiếm chúng ta, mọi người và từng người, chỉ có điều chúng ta có ao ước gặp Ngài hay không? Chúng ta có dám vượt qua đám đông xô bồ đang bon chen xô lấn cuộc đời để đến với Ngài hay không? Có dám mạnh dạn để đáp trả lời mời gọi của Ngài và đón tiếp Ngài hay không? Nếu chỉ một lần gặp gỡ Đức Giêsu mà Giakêu đã đánh đổi tất cả thì chúng ta hằng ngày đến nhà thờ để hiệp dâng Thánh Lễ, chúng ta có sẵn sàng đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể vào trong tâm hồn và có dám để Thiên Chúa biến đổi chúng ta hay không ? Điều còn lại của chúng ta là biết lắng nghe và sẵn sàng đáp trả, dám can đảm sám hối và canh tân đời sống để được ơn cứu độ.

Xin Chúa cho mỗi người chúng ta vững mạnh trong đời sống đức tin để nhận ra tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa đang trao ban cho chúng ta. Xin cho chúng ta can đảm để sẵn sàng đáp trả và đón nhận ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.

TÌNH THƯƠNG LÀM THAY ÐỔI LÒNG NGƯỜI
Lc 19, 1 - 10

"Giang s ơn dễ đổi bản tính khó dời " . Ðó là cái nhìn của nhiều ng ười. Thế nhưng dù sao thì "Nhân chi sơ tính bản thiện". Bản tính đó nhiều khi được hình thành do nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì thế chúng ta có cơ sở để nói rằng lòng người có thể thay đổi. Sự thay đổi ấy sẽ tùy thuộc vào cố gắng nỗ lực của bản thân đương sự và nhất là nhờ vào tình yêu thương của tác nhân bên ngoài.

Ðiều khẳng định trên đây được minh chứng qua hình ảnh ông Dakêu trong đoạn Tin mừng hôm nay. Trước hết chúng ta tìm hiểu những chi tiết cho thấy sự cố gắng nỗ lực của ông. Ông là thủ lãnh những người thu thuế và là người giàu có (Lc 19, 2). Có lẽ, bấy nhiêu vẫn chưa đủ đối với ông, tự đáy lòng mình ông vẫn còn khao khát một điều gì đó và ông nghĩ là chỉ có Chúa Giêsu mới có thể làm cho ông được thỏa lòng. Nghe biết có Chúa Giêsu đi ngang qua thành Giêricô nên ông tìm cách thấy mặt cho được Người. Là thủ lãnh những người thu thuế và do dáng thấp bé quá nên chắc ông không được mọi người ủng hộ. Dầu vậy, ông không chịu đầu hàng với số phận. Ðúng như ông bà chúng ta nói cái khó nó ló cái khôn nên: "Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Ðức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó". (Lc 19, 4).

Những nỗ lực của ông đã được Chúa Giêsu đền bù thỏa lòng vượt khỏi những gì ông mong đợi. "Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông!" (Lc 19, 5b). Câu nói này xuất phát từ một tình thương vô bờ bến của Chúa Giêsu dành cho ông. Một con người dường như không còn giá trị, không còn ích lợi gì cho đời nữa. Thể lý thì thấp bé, đã vậy còn là thủ lãnh những người thu thuế. Ðối với xã hội Do thái nghề thu thuế được coi là nghề tội lỗi công khai. Cho nên, không ai còn ưa thích ông, mọi người đều tìm cách xa lánh. Thiết nghĩ ông sẽ rất đau khổ. Nỗi thống khỗ ấy không ai nhìn thấy nhưng Chúa Giêsu đã nhìn thấy.

Chi tiết hết sức đẹp trong đoạn Tin mừng hôm nay là sự thay đổi của ông Dakêu: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn." (Lc 19, 8b). Từ một con người chỉ biết thu góp tích trữ cho mình bây giờ ông đã thay đổi trở thành một con người biết mở ra cho người khác.

Có nhiều lúc chúng ta cảm thấy mình như lạc lỏng giữa cộng đoàn vì tội lỗi hay vì lý do nào đó. Không còn ai hiểu mình, mọi người đều xa lánh. Những lúc ấy chúng ta hãy tin tưởng đặt trọn con người mình vào vòng tay yêu thương của Chúa Giêsu. Hãy noi gương ông Dakêu vượt qua số phận và dự luận để đến múc lấy nguồn ơn của Chúa Giêsu. Và rồi chúng ta cũng được kêu mời noi guơng Chúa Giêsu dùng tình thương mà đến với anh chị em mình. Biết đâu nhờ tình thương của mình mà họ được thay đổi tốt hơn.

SÁM HỐI
Lc 19, 1 - 10

Khi còn học giáo lý rước lễ ở họ đạo, tôi được cha sở dạy rất kỹ về những việc mà hối nhân phải làm trước khi xưng tội gồm có: thật lòng ăn năn, xưng tội và thành tâm đền tội. Nhưng trong 3 việc đó thì ăn năn tội là điều quan trọng nhất. Ví ăn năn tội là đau đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm, dốc lòng chừa từ nay không phạm tội nữa. Tương tự như thế hình ảnh Giakêu trong bài Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta một bài học về "sám hối". Đó chính là tấm lòng mà Thiên Chúa luôn cần nơi mỗi người và đặc biệt trong cuộc sống mỗi người phải biết sám hối vì "nhân vô thập toàn".

Có câu chuyện kể rằng một cha sở nọ nằm mơ, thấy Đức Giêsu thăm giáo dân đang tụ họp trong nhà thờ. Khi Đức Giêsu ra về khuôn mặt Ngài rất vui và hớn hở. Cha mới chạy theo hỏi Đức Giêsu tại sao thế? Và Chúa đáp: vì có những người nói những lời hết sức đẹp ý Ta. Thưa Chúa đó là những lời nào vậy, những lời chúc tụng ngợi khen ư? Không phải. Vậy những lời ta ơn tri ân cảm tạ phải không? Chúa trả lời cũng không đúng nữa. Không chịu thua cha sở nọ lại hỏi tiếp: hay là những lời cầu xin Chúa ban ơn này ơn no cho họ? Chúa Giêsu lắc đầu: con đoán sai cả rồi họ đã nói với ta: "Lạy Chúa xin hãy tha thứ tội lỗi chúng con". Câu nói của Giakêu trong bài Tin mừng hôm nay, cũng có nội dung tương tự như thế và nó còn thể hiện việc sám hối bằng cả hành động nữa "thưa Ngài, này đây là phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo, và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn". Do đâu mà những người giáo dân trong câu chuyện lại mau mắn sám hối như vậy. Vì lí do gì mà Giakêu lại quyết tâm hoán cải nhanh đến như thế. Chúng ta thấy cả hai đều có điểm chung là đã gặp được Chúa. Vậy để có thể sám hối tôi thiết tưởng phải cần có những yếu tố sau:

1. Thiên Chúa mời gọi

Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và ông Giakêu đặt chúng ta vào trung tâm vấn đề cơ bản của lòng chúng ta, làm sao nối lại tình thân với Thiên Chúa sau khi tội lỗi đã làm ta xa cách Ngài? Làm sao nhìn thấy Chúa Giêsu khi giữa ta và Ngài còn một "khoảng đám đông" đang chen lấn, mà ta lại là người đang "nhỏ bé như Giakêu". Chúng ta không nên quá lo lắng về điều đó, vì Thiên Chúa luôn quan tâm đến mỗi người, nhất là những người tội lỗi "vì con người đến để tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất" (Mt 19,10). Thiên Chúa không chờ ta quyết định đến với Ngài, Ngài đi bước trước và đến với ta trước. Hầu hết các sách Tin Mừng không trình bày việc gì khác ngoài việc Thiên Chúa đến với loài người và gặp gỡ họ. Như trong Bài Tin Mừng không phải Giakêu đã nhận ra Đức Giêsu trước, nhưng chính Đức Giêsu đã nhân ra Giakêu trên cây. Điều đó chứng tỏ Đức Giêsu đã quan tâm đến chúng ta hơn là chính Người. Đức Giêsu chỉ đi ngang qua Giêrikhô một lần thôi, Ngài cũng chỉ gặp Giakêu ở đó một lần thôi, nhưng trong đời chúng ta Ngài sẽ đến mãi trong từng giây phút, nếu ta chưa tiếp xúc được với Ngài.

Kinh nghiệm gặp gỡ Đức Giêsu của Giakêu như bài học kêu gọi mỗi người chúng ta hãy làm một cuộc sám hối như thế, và biết rằng sám hối là một đặc ân Chúa ban, chính Chuá là người đi bước trước và có sáng kiến chứ không phải nơi chúng ta, đó là tiếng gọi của Chúa mà chúng ta có bổn phận phải đáp lại.

2. Con người đáp trả

Thánh Augustinô đã nói: "Khi dựng nên con Chúa không hỏi con, nhưng khi dựng nên con Chúa phải hỏi con", nghĩa là Thiên Chúa luôn cần đến sự cộng tác nơi con người, không những thế Thiên Chúa còn muốn con người cộng tác một cách chủ động và trưởng thành. Chúa không đòi ai cũng phải chờ đợi để leo lên cây sung , nhưng quan trọng là phải đi gặp Chúa trong chính hành động của mình. Giakêu luôn ao ước được gặp Chúa và chính lòng khao khát đó đã được Chúa cho thoã mãn. Nhưng để phá rào cản tội tội, rào cản măïc cảm, và nhất là rào cản giữa con người với nhau thật sự không dễ chút nào. Chắc chắn Giakêu đã nghe Danh Đức Giêsu từ lâu và hằng ao ước đến chỉ để nhìn mặt thôi, nhưng kết quả thật không ngờ, ông được hưởng hơn những gì mà ông mong đợi và hơn thề nữa "ơn cứu độ đã đến cho nhà này".

Giakêu được như vậy không phải do ông này nỉ, van xin, cũng không do công trạng lập được, lại không phải là một người tốt đáng khen, nhưng điều quan trọng là ông biết "đáp trả" lời Chúa mời gọi, trong khi những người được cho là tốt thì lại không biết làm. Như Giakêu chúng ta cũng hãy biết đáp trả tình yêu Chúa băng cách sám hối để được tha thứ và đổi mới cuộc đời, vì tình yêu Thiên Chúa luôn bai la rộng mở, dù chúng ta là ai, dù chúng ta đang sống trong hoàn cảnh nào, cuộc đời chúng ta có xấu đến đâu cũng không sao. Chúa sẽ tẩy xoá hết để mỗi người chúng ta sẽ là một giọt tình thường trong bể tình thương bao la của Chúa.

Lạy Chúa, xin cho con biết ăn năn sám hối mỗi ngày, để con xứng đáng đáp trả tình yê mà Thiên Chúa đã ban cho con. Amen

CHÚA NHẬT 31 TN C
Lc 19, 1 - 10.

Suốt mấy tuần lễ vừa qua, Lời Chúa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lời cầu nguyện trong đời sống kitô hữu chúng ta. Trong Chúa Nhật 29, Đức Giêsu mời gọi chúng ta cầu nguyện kiên trì, như bà goá kiên trì trước vị Thẩm phán bất lương. Còn trong Chúa Nhật vừa rồi, Đức Giêsu lại mời gọi chúng ta cầu nguyện với một tấm lòng khiêm tốn, biết nhận ra những lỗi lầm, yếu đuối của mình, để nhờ đó chúng ta nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa, như người thu thuế cầu nguyện trong Đền Thờ. Sở dĩ Đức Giêsu luôn kêu mời chúng ta cầu nguyện, vì Thiên Chúa, Đấng chúng ta tôn thờ là một người Cha đầy lòng nhân ái. Ngài yêu thương chúng ta "đến nỗi đã ban Con Một của Người, ngõ hầu phàm ai tin vào Ngài thì khỏi phải hư đi, nhưng được sự sống đời đời" (Ga 3, 16). Người Con đó chính là Đức Giêsu Kitô, Ngài đã được Chúa Cha sai đến thế gian, không phải để xét xử, nhưng là để chứng tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã đến trong thế gian là để ban ơn cứu độ, hay nói như lời Đức Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay, Ngài đến để "tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất".

Đời sống con người gắn liền với những cuộc gặp gỡ. Có những cuộc gặp gỡ mà người ta háo hức như gặp người yêu, gặp một nhân vật nổi tiếng, gặp một người thân xa cách đã lâu...Tuy nhiên, gặp kẻ khó ưa, gặp tên trấn lột, tên lường gạt...thì chẳng ai mong muốn. Ngoài ra lại có những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa, có sức hoán cải, làm thay đổi cả con người. Cuộc gặp gỡ như thế không chỉ dừng lại ở gặp mặt, gặp gỡ xã giao, nhưng là cuộc gặp gỡ thâm sâu, gặp gỡ giữa hai tâm hồn. Trang Tin Mừng hôm nay kể lại cho chúng ta cuộc gặp gỡ hết sức thú vị giữa Đức Giêsu và Giakêu. Đức Giêsu lại muốn kết thân với Giakêu, kẻ tội lỗi bị mọi người xa lánh. Thế nhưng trong cuộc kết giao này. Đức Giêsu đã cứu được một tội nhân khỏi vòng tội lụy; còn Giakêu, dù là chia nửa gia tài của mình cho người nghèo, nhưng lại được mối lợi thật to. Ông và cả gia đình đón nhận được hồng ân cứu độ. Quả là một cuộc gặp gỡ diệu kỳ đưa đến hoán cải tận căn.

Ông Giakêu không những là một người thu thuế, mà còn là thủ lãnh những người thu thuế, tức là một chủ thầu thuế má, nên ông cũng là một người rất giàu có. Người Do thái rất ghét những người thu thuế, coi họ là những người tội lỗi, không thể ăn năn hối cải, không thể tha thứ, làm tay sai cho ngoại bang: thu thế cho đế quốc Rôma. Trong nghề đó, người ta có thể bày rất nhiều trò ma giáo để ăn hối lộ những kẻ muốn trốn thuế, hay muốn giảm thuế phải đóng. Bởi đó, người Do thái ghê tởm những người thu thuế. Ông Giakêu là người như thế. Không những ông bị thiên hạ khinh dể mà còn có thân hình thấp lùn. Tuy nhiên, Ông muốn tìm cách để xem Chúa Giêsu là người như thế nào. Nhưng dân chúng chen chúc chung quanh Chúa đông quá. Ông quyết không bỏ lỡ cơ hội. Một người chủ thầu phải có nhiều sáng kiến. Ông chạy tới trước và leo lên một cây sung bên đường. Ông yên tâm chờ đợi, vì Chúa Giêsu sắp đi ngang qua đó. Lòng ước muốn của ông thật là mãnh liệt, vì ông không sợ đám đông chế diễu. Ông chỉ còn biết một điều là làm sao thấy được mặt Chúa Giêsu. Quả thực, ông đã có thiện chí. Bấy nhiêu đã đủ để Chúa trọng thưởng tấm lòng chân thành của ông.

Giakêu muốn gặp mặt Đức Giêsu, không kèn, không trống, không kẻ hầu người hạ. Ông đi một mình trơ trụi, bị đẩy lại sau những kẻ tò mò, và điều hạ nhục ông là ông phải làm một chuyện kỳ dị đối với một viên chức cao cấp. Có thể nói ông đã làm một bước nhảy vọt, vượt trên mọi dư luận, mọi thành kiến. Ông làm tất cả những điều đó cốt để tận mắt thấy Đức Giêsu. Quả là đáng khâm phục ! Thế nhưng, Đức Giêsu lại làm một cử chỉ đáng kinh ngạc hơn. Trong lúc được đám đông dân chúng vây quanh và hết lòng ngưỡng mộ, Người lại tách mình ra khỏi đám đông hỗn độn ấy để đến với một kẻ tội lỗi. Vì lòng thương xót đối với tội nhân, Người chẳng màng đến những lời xì xầm, bàn tán hay dị nghị. Đấng Thánh của Thiên Chúa hạ mình xuống làm bạn với một người tội lỗi. Tình yêu vượt lên mọi thành kiến, mọi trở ngại, mọi rào cản.

Chúa Giêsu đi tới, Ngài nhìn lên và gọi đích danh ông. Điều quan trọng là Chúa không chỉ đi ngang qua cho ông Giakêu nhìn Chúa, chính Chúa nhìn lên và gọi tên ông : "Giakêu! xuống mau, hôm nay ta đến nhà ông". Chúa muốn đến với ông và đến tận nhà ông. Được đáp ứng quá sự trông mong. Ông muốn thấy Chúa thì Chúa đến tận nhà để ông nhìn cho đã. Chúa quảng đại vô cùng. Ông vội vàng tụt xuống và mừng rỡ đón rước Ngài. Nhưng đám đông lại xầm xì với nhau. Họ khó chịu với Chúa Giêsu, vì Chúa vào trọ nhà một người tội lỗi. Ông Giakêu đã tìm ra giải pháp để vượt qua cái giới hạn của tấm thân lùn. Liệu ông có tìm được giải pháp cho thân phận tội lỗi của ông để thắng được lời xì xầm kia không ? Ông không sợ đám đông chế diễu khi leo lên cây sung để nhìn mặt Chúa, thì Chúa đã đáp lại, Ngài không sợ đám đông xầm xì khi yêu cầu ông đón Ngài về ở nhà ông. Đứng trước tình thương của Chúa, ông đã mở rộng tâm hồn. Ông sẵn sàng chuộc lại tội lỗi, ông thưa với Chúa là đem nửa gia tài phân phát cho người nghèo. Không những thế, ông thấy mình còn phải thực hiện sự công bình nữa: làm thiệt ai ông sẽ đền gấp bốn. Lòng quảng đại của ông sánh với lòng quảng đại của người đàn bà tội lỗi: ông yêu mến nhiều vì đã được tha nhiều. Lòng yêu mến của ông đối với Chúa Giêsu diễn tả thành lòng yêu mến người nghèo và những người đã bị ông bóc lột.

Sau khi ông Giakêu tuyên bố quyết định của ông, thì Chúa Giêsu nói : "Hôm nay nhà này được cứu độ, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Abraham". Ông Giakêu trở thành kiểu mẫu đón nhận ơn cứu độ và là cơ hội để Chúa Giêsu khẳng định sứ mạng của Ngài : "Con Người đến để tìm và cứu những gì đã hư mất". Ông Dakêu đã bị đám đông loại trừ, vì thân ông lùn và phận ông tội lỗi. Nhưng Chúa đã rời đám đông kiêu hãnh kia để đi tìm ông và đem ơn cứu độ cho ông. Chúa đã nhìn ông và cứu ông. Cái nhìn của Chúa, cái nhìn chinh phục, cái nhìn của tình thương muốn cứu vớt. Ông Giakêu đã tìm cách nhìn thấy Chúa, nhưng ông cũng đã để cho Chúa nhìn ông và chinh phục ông. Ông được cứu độ.

Thái độ của Chúa Giêsu cho thấy một nguồn mạch mới của đời sống Kitô hữu chúng ta, điều cốt yếu của Tin Mừng Đức Kitô chính là ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa chứ không phải do nỗ lực luân lý của con người. Chính thái độ đi bước trước của Chúa Giêsu đã giúp ông Giakêu sám hối và tìm lại được đời sống luân lý tốt đẹp hơn. Chính Thiên Chúa đã đi tìm Giakêu, trước khi ông tìm kiếm Ngài. Ngài đã mời gọi ông trước khi ông thấy gặp Ngài. Quả thực, đúng như điều thánh Phaolô đã xác tín trong thơ Rôma như sau : "Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là tội nhân". Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.

Thiên Chúa đã luôn luôn tìm kiếm chúng ta, mọi người và từng người, chỉ có điều chúng ta có ao ước gặp Ngài hay không? Chúng ta có dám vượt qua đám đông xô bồ đang bon chen xô lấn cuộc đời để đến với Ngài hay không? Có dám mạnh dạn để đáp trả lời mời gọi của Ngài và đón tiếp Ngài hay không? Nếu chỉ một lần gặp gỡ Đức Giêsu mà Giakêu đã đánh đổi tất cả thì chúng ta hằng ngày đến nhà thờ để hiệp dâng Thánh Lễ, chúng ta có sẵn sàng đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể vào trong tâm hồn và có dám để Thiên Chúa biến đổi chúng ta hay không ? Điều còn lại của chúng ta là biết lắng nghe và sẵn sàng đáp trả, dám can đảm sám hối và canh tân đời sống để được ơn cứu độ.

Xin Chúa cho mỗi người chúng ta vững mạnh trong đời sống đức tin để nhận ra tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa đang trao ban cho chúng ta. Xin cho chúng ta can đảm để sẵn sàng đáp trả và đón nhận ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.

NGƯỜI TỘI LỖI HAY NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Lc 19, 1 - 10.

Chuyện kể rằng, một hôm có vị Quận công vào thăm trại tù. Ông là người tốt lành, nhân hậu. Khi ông đến, ông hỏi thăm các tù nhân về tội trạng của họ. Ông lấy làm ngạc nhiên vì các tù nhân ông hỏi đến đều nói mình vô tội. Người thì nói bị cáo gian, kẻ thì nói vì lòng ghen tỵ mà người ta thêu dệt tội trạng để bỏ tù mình, có người còn nói tại quan toà thích bỏ tù thì kết án chứ anh có làm gì sai đâu! Nhưng có một người đứng lên thú nhận tội mình: thưa quận công, tôi là người có tội, trong lúc cần tiền, tôi đã đi ăn trộm, tôi thấy mình đáng bị phạt nơi này. Lúc đó các bạn tù xỉ vả anh: anh thật tệ, anh không xứng đáng ở chung với những người vô tội. Lúc đó, vị quận công nhìn anh với lòng thương xót và tuyên bố tha bổng cho anh. Còn những người kia thì tiếp tục ở lại trong tù để có thời giờ suy nghĩ về sự công chính giả hiệu của mình.

Chúa Giêsu đến không phải để cứu chữa người công chính, nhưng để cứu người tội lỗi. Hay nói một cách khác: ai khiêm tốn và nhận lỗi, sẵn sàng để cho Chúa khám và điều trị thói hư, lầm lạc của mình thì Chúa mới chữa được. Vì Chúa luôn tôn trọng tự do của con người. Những người xưng mình là công chính, tự cho mình là đúng, không muốn nghe dư luận, không sửa mình, kể cả lời nhắc bảo của Chúa họ cũng để ngoài tai thì làm sao Chúa chữa lành được họ. Chúng ta biết, Chúa Giêsu khi muốn chữa bệnh cho ai, thì Ngài hỏi: "Con muốn ta làm gì cho con?" Chắc chắn Chúa biết người đó phạm tội gì, bệnh tật gì. Nhưng Ngài muốn người đó tự thú nhận, cầu xin ơn tha thứ. Kế đó Ngài mới giải tội, ra tay chữa trị cho lành cả hồn lẫn xác.

Giakêu là mẫu gương về lòng hoán cải. Giakêu biết tội mình, nhưng vì ông thấy nhiều luật sĩ và biệt phái hữu danh vô thực. Tuy mang danh là đạo đức nhưng thật ra nhiều người biệt phái luật sĩ cũng tham lam đâu thua gì ông, họ cũng ỷ quyền, áp bức kẻ khác, lạm quyền đâu kém gì ông mà có khi, ông nghĩ, họ còn tệ hơn ông nữa! Vì vậy, ông tuy biết việc mình làm là không đúng nhưng nhất định không đến thú tội với bọn người giả hình kia.

Tuy nhiên, thật may mắn cho ông, xu hướng trở về với Chúa vẫn thôi thúc lòng ông đêm ngày. Ông là người thức thời, ông nghe người ta đồn về một ông Giêsu, là một vị tiên tri đầy quyền năng, đối xử nhân từ với người thu thuế và tội lỗi chứ không như bọn Luật sĩ, Biệt phái giả hình, khinh khi và loại trừ người thu thuế. Vì thế, ông đã hỏi thăm kỹ càng ngày giờ Thầy Giêsu sẽ đi ngang qua đó. Đúng lúc đám đông theo Chúa Giêsu đi ngang, ông vội vàng trèo lên cây sung để mong được nhìn Thầy Giêsu, một người đầy lòng thương xót đối với tội nhân, và ông đã nhìn thấy Chúa. Hay đúng hơn Ánh Mắt Nhân Từ đã nhìn thấy ông trước khi ông nhận ra Ngài. Ngài đã gọi đúng tên ông. Thật ngỡ ngàng quá. Ông những tưởng chỉ có lòng ông khao khát tìm gặp Chúa, ai ngờ Chúa lại thao thức đi tìm ông. Dường như Chúa biết tất cả về ông về những tội lỗi và lòng chân thành sám hối của ông.

Thật quả đúng như lời người ta đồn đại và còn hơn thế nữa, Giêsu là Đấng Cứu Thế, Giakêu xúc động vô cùng trước tấm lòng của vị chủ chăn đi tìm chiên lạc. Ông chỉ còn biết thốt lên: tôi làm thiệt ai trong thời gian qua thì xin đền gấp 4 lần, còn phân nửa tài sản tôi xin chia cho kẻ khó. Đối với Giakêu, cuộc đời ông đã được Chúa Giêsu cứu chuộc rồi, của cải tài sản ông coi như phân phát hết cũng được, ông không cần gì khác nữa. Ông nhận ra tình thương của Chúa rồi. Cuộc đời ông tràn đầy ý nghĩa. Ông thấy cuộc đời mình đáng sống và hạnh phúc trong tình thương cứu chuộc của Chúa.

Trong ngày Chúa Nhật hôm nay, chúng ta hãy suy nghĩ đến tình thương của Chúa. Dù chúng ta thấy mình là công chính thì chúng ta hãy xét mình thêm xem mình đã đáp trả lại tình thương của Chúa đúng mức chưa? Chúng ta có dám nói như Giakêu: nếu tôi có làm thiệt hại danh giá hay vật chất của ai thì tôi xin đền gấp 4 và phân nửa tài sản của tôi xin chia cho kẻ khó. Rõ ràng, chúng ta chưa dám nói như vậy. Điều này cũng cho thấy là chúng ta chưa yêu mến Chúa bằng Giakêu. Vì vậy chúng ta phải dành thời giờ lưu lại với Chúa nhiều hơn sau thánh lễ và thiết tha cầu xin Chúa cho đời mình gắn bó Chúa hơn nữa. Ước gì chúng ta luôn biết nhận ra sự thật về chính mình để được Chúa gột rửa nên hoàn hảo, xứng đáng là môn đệ của Thầy chí thánh Giêsu. Amen

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN
Lc. 19, 1 - 10

Anh chị em thân mến.

Nhạc sĩ Trần Tiến có một bài hát đi vào lòng người, không phải chỉ những người Việt Nam, nhưng cả người ngoại quốc đến Việt Nam và biết tiếng Việt khá một chút, cũng biết bài hát này.

Bài hát diễn tả tâm tình của một chú bé miền quê, mê tiếng đàn của anh lính xa nhà. Không biết "Đàn anh hát câu gì mà sao chú bé cười ngộ ghê, cũng không biết đàn anh hát câu gì, mà sao chú bé ngồi mơ màng. Hạnh phúc quá đơn sơ...."

Hạnh phúc quá đơn sơ thật, với tiếng đàn nghiệp dư, tiếng đàn để giải sầu cho riêng mình, mà cũng có người tìm được niềm vui. Chú bé tìm đến tiếng đàn của anh lính, chú bé ngất ngây dường như bước vào một cỏi thần tiên.

Cũng một cuộc đi tìm, một biến cố không chỉ làm ngất ngây lòng người trong phút chốc, nhưng cái tìm gặp nầy làm thay đỗi cả một đời người. Đó là sự tìm gặp giữa Chúa Giêsu và Giakêô.

Giakêô muốn tìm Chúa, muốn nhìn thấy Chúa Giêsu. Nhưng lực bất tòng tâm, tầm vóc của ông không đủ để vượt qua đám đông để cho ông có thể nhìn thấy Chúa Giêsu. Thân phận của ông cũng khó công khai đến gần những người được gọi là đạo đức, vì ông là thủ lãnh người thu thuế, là người mang tội với dân tộc. Nhưng ông không chịu thua số phận, ông vượt lên số phận, tìm cách vượt qua những trở ngại.

Với những cố gắng như thế, ông đã nhận được hơn cái mình mơ ước. Ong chưa nhìn thấy Chúa Giêsu thì Ngài đã nhìn thấy ông, không chỉ thế, Ngài còn gọi đúng tên ông, ngoài sức tưởng tượng, Ngài còn nhả ý ngụ tại nhà ông. Niềm vui tràn ngập cỏi lòng, ông bất chấp những người chung quanh, bất chấp hoàn cảnh sống, cái hoàn cảnh không cho ông có cơ hội đỗi đời. Giờ đây ông ông không bỏ lở cơ hội mà ông có được. Ong làm một cuộc đỗi mới ngoạn mục, việc làm của ông còn hơn việc làm của một người đạo đức bình thường, ông đã sẵn sàng và Chúa Giêsu nhìn thấy sự đỗi mới này nên Ngài thốt lên: "Hôm nay nàh này được ơn cứu độ, vì ông cũng là con cái Abraham".

Một sự tìm kiếm, một cái nhìn thông cảm, hơn cả tiếng sét ái tình, một cuộc chạm trán làm thay đỗi đời người. Giakêô đi tìm và đã tìm được hơn cái mình muốn tìm, ông không thể nào ngồi yên bất động, nhưng ông nghe tiếng Chúa nên ông phải đi, phải hành động. Không phải chỉ hành động bằng đôi tay, nhưng bằng cả con người của ông. Ong không để cho con người mình bất động trong những gì mà người khác gọi là tội lỗi, ông đã bước ra khỏi đó, để trở thành một người mới hoàn toàn.

Câu chuyện của ngày xưa, nhưng không xưa, câu chuyện vẫn còn mang tính cách hiện đại cho những người thời nay, cho mỗi người trong chúng ta. Giakêô chỉ ao ước nhìn thấy Chúa, nhưng ông được Chúa đến ở tại nhà và như thế sự đỗi mới đã xẩy ra. Cũng như chú bé trong bài hát Mặt Trời Bé Con của nhạc sĩ Trần Tiến, chỉ cần tìm đến nghe tiếng đàn, chú bé có thể đỗi đời được từ buồn, đã đỗi sang vui và mơ màng. Còn chúng ta, chúng ta có tìm và chúng ta có gặp được gì chưa?

Mỗi người để ra một giây phút nhìn lại mình, xem đời sống mình có gì mới hơn so với những ngày tháng trước đó. Hay chúng ta vẫn tự hào về đời sống của mình, rồi tự cho là thánh thiện đạo đức, nên không cần phải thay đỗi gì nữa. Nếu có thay đỗi thì người khác, những người tội lỗi, những người mà chúng ta đã từng chỉ trích và khinh dể họ, vì họ có đời sống mà chúng ta cho là không xứng đáng. Như thế thì chúng ta đang đứng về phía đám đông đi theo Chúa Giêsu, họ cũng cho mình là đạo đức thánh thiện xứng đáng hơn Giakêô, họ đã che khuất tầm nhìn của ông, họ đã khinh dể chỉ trích ông và chỉ trích cả Chúa Giêsu. Họ cũng đã tự hào về chính mình. Nhưng Chúa Giêsu không ghé vào nhà của người nào trong họ, mà lại ghé nhà người mà họ khinh dể, vì ông ta nhìn thấy chính mình và biết thay đỗi cuộc sống.

Còn chúng ta, không phải Chúa Giêsu chỉ ghé qua, nhưng Ngài luôn ở trongtâm hồn mỗi người. Ngài không chỉ nhìn và kêu gọi, nhưng Ngài hằng hoạt động và kêu mời liên tục. Nếu chúng ta biết lắng nghe, biết từ bỏ những gì làm cho chúng ta trở thành không xứng đáng, khi đó chúng ta cũng được nghe Chúa Giêsu nói như đã nói với Giakêô: "Hôm nay nhà này được ơn cứu độ".

Xin Chúa chúc lành cho cuộc sống chúng ta mỗi ngày biết thay đỗi cho tốt hơn.

BIẾN ĐỔI 
Lc. 19, 1 - 10

Người ta thường nói: "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời", Để sửa chữa hay thay đổi một người nào đó là một điều rất khó. Ngược lại nếu không khéo chúng ta lại càng làm cho ra thêm tệ hơn. Trong thực tế, có những người nói hay, nói khéo, khuyên giỏi... nhưng kết qủa không mấy khả quan, mà còn làm cho cho họ càng khép kín, bảo thủ, trở nên oán hận và chai cứng tâm hồn. 

Hôm nay, Đức Giêsu với đường lối sư phạm đại tài, Ngài đã từng bước hoán cải một người thu thuế bị xếp chung với hạng trộm cắp, giết người và đĩ điếm. Vậy Đức Giêsu đã làm gì mà lại có sực mạnh biến đổi kỳ lạ như thế? 

Thông thường người có tội hay lẫn trốn, tránh xa những người được cho là công chính. Ở đây Gia-kêu lại càng không dám trực tiếp gặp thầy Giêsu, ông cũng không hoà nhập được với dân, ông như bị cô đơn giữa một rừng người xa cách không ai quan tâm đến ông. Lúc mà mọi người không ai để ý đến, không ai quan tâm đến thì Đức Giêsu lại quan tâm. Điều đó quá lạ đối với suy nghĩ của ông, từ trước đến giờ ông không bao giờ dám nghĩ đến: Chúa lại tìm một người "đứng đầu những người thu thuế" như mình. Dù đang mang mặc cảm tội lỗi, dù đang bơ vơ lạnh lẽo, ông vẫn cảm thấy ấm lòng vì được Thiên Chúa quan tâm, trong cuộc sống những người tội lỗi vẫn thường hay tự ty xa cách, họ không thể hòa mình với mọi người, họ vẫn cảm thấy cô đơn vì bị người khác bỏ rơi. Những điều đó càng làm cho họ ngày càng lún sâu vào vũng lầy tội lỗi, không có ai đưa bàn tay để kéo họ lên. Vậy những lúc tuyệt vọng, những lúc chúng ta không còn chỗ nương tựa chúng ta hãy biết chạy đến cùng Chuá, cho dù tất cả bỏ rơi chúng ta thì Thiên Chúa vẫn cưu mang chúng ta, vì lúc nào Ngài cũng đang "nhìn" chúng ta, quan tâm chúng ta 

Dân chúng cứ nghĩ Đức Giêsu sẽ quở trách Gia-kêu về những việc làm xấu xa của ông. Nhưng Đức Giêsu không những không quở trách mà còn muốn dùng cơm tối ở nhà ông. Việc làm đó không chỉ làm cho dân chúng kinh ngạc về cách hành xử của Đức Giêsu, mà cả Gia-kêu nữa cũng bị bất ngờ. Ông đã thay đổi tâm hồn từng bước một, bắt đầu từ lúc Đức Giêsu nhìn thấy ông, gọii ông rồi còn lưu lại nhà ông. Đáng lẽ ông là tội nhân đáng bị trừng phạt và lên án, thì Đức Giêsu lại đến với ông bằng sự tín nhiệm yêu thương, vì Người đến không phải để lến án nhưng là để cứu chuộc. 

Thiên Chúa luôn nhìn người tội lỗi với một cắp mắt bao dung, Ngài không để tội nhân đi vào con đường bế tắc mà mở cho họ một hướng đi trong tương lai, Ngài tin ở sự hoán cải, nơi người tội nhân. Chính đường lối sư phạm này mà Thiên chúa đã làm cho Gia-kêu quay lại 180 độ. Từ một người tội lỗi trở thành tốt, nhưng để được thay đổi tâm hồn con người không phải "ngồi để chờ xung rụng", mà phải có thiên chí, có lòng hoán cải ao ước thật sự... Vậy chúng ta hãy đến xin Chúa để người thay đổi cuộc đời, vì con người chỉ có thể đổi mới khi có ơn Chúa ban. Hơn nữa, Thiên Chúa lại luôn quan tâm đến tội nhân. Vì thế, chúng ta phải đáp lại tiếng gọi của Chúa, sự trông đợi của Người... thì công việc mới hoàn thành cho dù chúng ta có tội lỗi xấu xa có đáng ghét đến dâu đi nữa thì thiên Chúa vẫn chờ đợi chúng ta  

Lạy Chúa, "không có một ông thánh nào mà không có quá khứ, không có tội nhân nào lại không có tương lai". Xin Chúa cho con đừng vì quá khứ mà trở nên xấu xa. Nhưng cho con giống Giakêu biết hướng đến tương lai, nhờ ơn Chúa tất cả chúng con trở thành con người mới.

GẶP CHÚA - KHƠI NGUỒN CHO ĐỔI MỚI 
Lc. 19, 1 - 10

Thấp bé trước mặt người đời có thể không ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta, nhưng thấp bé trước mặt Thiên Chúa đòi buộc chúng ta phải nỗ lực vươn lên. Tình yêu Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta đến với Ngài. Chúng ta hãy đến với Chúa để được thanh luyện và được ơn hoán cải đích thực. Đó chính là sứ điệp của Lời Chúa hôm nay. 

Thiên Chúa đầy lòng khoan dung

Khởi đi từ bài đọc Cựu Ước, tác giả sách Khôn Ngoan cho thấy hình ảnh một Thiên Chúa đầy lòng khoan dung trước những sai lỗi của con người. Theo thói thường, "ác giả ác báo", tội nhân ắt phải bị trừng trị. Chúng ta thường lên tiếng phản đối trước những hình phạt chưa xứng với tội. Chuyện toà án để "lọt người, sót tội" xuất hiện hằng ngày trên các phương tiện truyền thông. Luật lệ là thước đo cho sự công bằng giữa người với người, nhưng đôi lúc cũng là công cụ gây nên biết bao đau khổ cho con người. 

Thiên Chúa thì lại khác, Ngài làm ngơ trước tội lỗi của con người. Phải chăng Ngài "bó tay"? Không. Mọi vật đối với Ngài như hạt sương nhỏ. Ngài thừa khả năng đánh phạt những ai lầm lỗi. Nhưng nếu Ngài làm thế, biết còn mấy ai tồn tại trước nhan Ngài? Ngược lại, vì yêu thương mà Ngài dễ dàng kiên nhẫn chờ đợi. Ngài là Thiên Chúa sáng tạo chứ không phải là kẻ huỷ diệt, mang đến sự sống chứ không rắc gieo cái chết. Ngài tạo dựng muôn loài vì yêu mến thì cũng vì yêu mến mà Ngài khoan dung tha thứ cho tội nhân. Ngài để cho tội nhân có cơ hội hoán cải. Chúng ta thay vì nhìn vào sự dữ thì hãy nhìn vào lòng khoan dung của Thiên Chúa, chạy đến với Ngài để được Thánh Thần Ngài an ủi, biến đổi như Giakêô trong bài Phúc Âm hôm nay. 

Gặp Chúa để được biến đổi

Giakêô  - một người tội lỗi công khai. Ông là thủ lãnh những người thu thuế, thủ lãnh của những kẻ "cõng rắn cắn gà nhà", chỉ làm lợi cho đế quốc Rôma mà gây hại cho dân cho nước.

Ông là người thấp bé nhưng ông chẳng mảy may lo lắng, vì ông sang giàu và có địa vị. Ông đã "quên" lớn lên trong lòng mọi người, và cũng "quên" lớn lên trước mặt Thiên Chúa. Cuộc sống của ông đang đẩy ông rời xa Nước Thiên Chúa. 

Cho đến một ngày, cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu đã biến đổi cuộc đời ông. Cuộc gặp gỡ xuất phát từ cái nhìn và tiếng gọi của Chúa Giêsu, đồng thời cũng là thành quả của sự nỗ lực vươn lên từ chính Giakêô. Sáng kiến của Thiên Chúa gặp gỡ thái độ thành tâm thiện chí của con người đã đem đến cho con người một sự biến đổi. Cuộc gặp gỡ phát sinh ơn cứu độ! 

Hoán cải nhằm thực thi công bằng - bác ái

Giakêô đã trở lại! Niềm vui đã đến với ông, với gia đình ông. Chúa đến viếng thăm nhà ông thì cuộc sống của ông ngày mai hẳn sẽ phải khác với nếp sống hôm nay. Ông đã lớn tiếng tuyên bố rằng từ nay ông sẽ sống đời sống mới và sẽ sửa chữa những lỗi lầm của mình. Ông vui vẻ từ bỏ sản nghiệp, sẵn sàng từ bỏ tất cả để ông được lớn lên trong Chúa. 

Ơn hoán cải mà Chúa ban cho mỗi người không chỉ dừng lại ở lời cầu nguyện và lòng sám hối, nhưng còn nhằm thực thi công bằng bác ái, từ bỏ của cải theo tinh thần Phúc Âm. Giakêô có thể còn nhiều của cải sau cuộc biến đổi, nhưng là một người giàu có với tinh thần nghèo khó, sẵn sàng cho đi nếu Chúa cần. 

Ngày nay, Chúa Giêsu vẫn đứng trước cửa ngõ tấm lòng chúng ta. Ngài mời gọi chúng ta mở rộng cửa lòng để Ngài ngự vào. Còn thái độ của chúng ta thì sao? Đón tiếp với thái độ của đám đông hay của Giakêô? Thờ ơ, lạnh nhạt hay thành tâm, thiện chí? Hãy nhìn vào những bất công, những cảnh đời bất hạnh của tha nhân, rồi nhìn lại thái độ của chúng ta trước những nghịch cảnh như thế, chúng ta sẽ biết mình đón tiếp Chúa thế nào. Chúa đến với ta không như một ông vua uy quyền, mà trong hình hài của những người đói khát, bệnh tật, buồn phiền, ngu dốt... Chúa Giêsu là chính tha nhân và "những gì các con làm cho họ là các con làm cho ta" (Mt25,40). 

Ước mong mỗi người chúng ta như Giakêô, luôn sẵn sàng đón tiếp Chúa trong từng giây phút cuộc đời. "Lạy Chúa, đây là nhà của Chúa, xin hãy ngự đến".

BIẾN ĐỔI NHỜ NHẬN RA CHÚA YÊU THƯƠNG VÀ TIN TƯỞNG
Lc. 19, 1 - 10

Có lẽ trong cuộc sống ít nhiều chúng ta đã chứng kiến nhiều sự biến đổi. Biến đổi cảnh vật, biến đổi nơi chốn và nhất là con người được biến đổi. Sau khi biến đổi những cảnh vật, những nơi chốn và những con người có thể tốt hơn hay có khi cũng xấu hơn. Dường như ai trong chúng ta cũng đều mong muốn với sự biến đổi đó mọi sự sẽ trở nên tốt hơn và có giá trị hơn.

Mỗi sự biến đổi đều có động lực của nó. Chẳng hạn, một bạn trẻ sau khi đi làm xa một thời gian, nhờ có được nhiều tiền trở về quê biết quan tâm và giúp đỡ đến bà con của mình. Đoạn Tin mừng Giáo hội cho chúng ta suy niệm hôm nay cũng cho thấy một sự biến đổi. Đó là ông Dakêu đã biến đổi cách sống của mình. Chúng ta xem ông đã biến đổi như thế nào và do đâu khiến ông đã được biến đổi.

Chúng ta biết, trong xã hội Do thái lúc đó những ai làm nghề thu thuế được liệt vào một trong những người tội lỗi đáng sợ. Ai tiếp xúc với những hạng người như thế sẽ bị ô uế. Những ai được xem là công chính rất sợ phải tiếp xúc với những người tội lỗi như thế. Mà ông Dakêu là một người thu thuế. Hơn nữa, ông lại còn là người đứng đầu trong các người thu thuế. Như thế, với cái nhìn ấy ông Dakêu thật là một người tội lỗi rất đáng sợ.

Ngày kia, nghe tin Chúa Giêsu đi ngang thành Giêricô ông chỉ muốn tìm cách xem Người là ai. Vì quá lùn nên ông đã trèo lên cây sung để xem mặt Người. Biết thế, không những Chúa Giêsu cho ông thấy mặt mà Chúa Giêsu còn bảo ông: " Này ông Dakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông! " . Nghe lời ấy ông quá đỗi vui mừng: " vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người " .

Vì yêu thương và tin tưởng Dakêu nên Chúa Giêsu đã không ngại gợi ý để vào nhà ông và dùng bửa với ông. Đến nổi những người khác bàn tán xầm xì: " Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ! " . Chắc chắn ông Dakêu đã nhận ra được điều ấy nên ông đã hoàn toàn thay đổi cách sống của mình : " Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn " . Từ một con người chỉ biết thu vào cho mình giờ đây nhờ tình yêu và sự tin tưởng của Chúa Giêsu nên ông đã trở thành con người biết mở ra cho người khác.

Ai trong chúng ta cũng được Thiên Chúa yêu thương và tin tưởng như thế. Vì yêu thương và tin tưởng nên Thiên Chúa đã trao phó cho chúng ta quản lý mạng sống của mình. Vì yêu thương và tin tưởng nên Thiên Chúa đã trao cho chúng ta những sứ mạng. Có người làm giáo sĩ, có người làm tu sĩ, có người làm cha làm mẹ trong gia đình, có người lãnh trách nhiệm này trách nhiệm nọ trong họ đạo...

Nếu chúng ta nhận ra được Thiên Chúa đang yêu thương và tin tưởng mình chắc chắn đời sống chúng ta sẽ thay đổi nhiều. Chúng ta sẽ biết phục vụ tốt trong vài trò bổn phận của mình.

KIỂU MẪU NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA KITÔ: SỐNG CHIA SẺ
Lc. 19, 1 - 10

Tin mừng của Thánh Luca được gọi là Tin mừng về Lòng thương xót của Thiên Chúa. Thánh Luca có nhiều tường thuật và những dụ ngôn rất tuyệt vời về lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người. Đoạn Tin mừng hôm nay là một bức tranh tuyệt đẹp về lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho người tội lỗi, và cũng mở rộng cho tất cả chúng ta nữa.

1. Thành tâm tìm Chúa sẽ được gặp Chúa:

Da-kêu lại là thủ lãnh của những người thu thuế nên chắc chắn ông phải giàu có lắm. Dù vậy, Da-kêu vẫn thấy còn thiếu một điều gì đó mà lương tâm của ông mách bảo ông phải đi tìm. Nhưng biết tìm gì đây? Chắc chắn là không phải đi tìm cách để làm giàu hơn nữa rồi. Và cơ may như tình cờ đã đến Da-kêu. Đức Giêsu đi ngang qua làng quê của ông. Ông đã nghe danh tiếng Đức Giêsu đã lâu rồi nhưng chưa được dịp gặp. Hôm nay, Da-kêu nhất định phải tìm cách để nhìn thấy mặt Đức Giêsu một lần cho biết. Hành động leo lên cây sung để nhìn ngắm Đức Giêsu cho thấy Da-kêu rất quyết liệt trong việc tìm kiếm Chúa. Ta thử hỏi động lực nào thúc đẩy Da-kêu như thế? Câu trả lời là vì ông đang thiếu Chúa nên mới tìm kiếm quyết liệt như thế dù là để thấy Ngài thôi. Phúc âm ghi là "Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai" mà thôi. Sự thành tâm của ông đã được Đức Giêsu đáp lại vượt quá sức tưởng tượng của ông. "Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông." Chúa Giêsu muốn cứu ông nên mới hối thúc ông như thế "xuống mau đi". Câu nói của Chúa Giêsu cho ta thấy được rằng : việc Chúa đến để cứu giúp ông là điều cần thiết vì nó nằm trong chương trình của Thiên Chúa "Tôi phải".

Vậy là Da-kêu đã gặp được điều mà ông còn thiếu, còn trống vắng trong tâm hồn ông. Ông đi tìm và ông đã gặp. Nhưng trên hết là lòng thương xót của Thiên Chúa, là tình yêu nhưng không của Ngài dành cho con người. Nói là con người đi tìm Thiên Chúa nhưng thật ra là Thiên Chúa đi tìm và cứu lấy con người. Thiên Chúa làm nên những việc vượt quá ước muốn của con người. Tấm lòng của Thiên Chúa là như thế : đi tìm và cứu chữa những gì xem ra đã hư mất dưới cái nhìn của nhân loại. Phần chúng ta, để được Thiên Chúa cứu độ, chúng ta cần có lòng ước muốn và khao khát đến với Chúa dù động lực chưa rõ ràng hay còn lệch lạc đi chăng nữa. Chúa hiểu tấm lòng của con người. Và khi gặp được Chúa rồi, chúng ta cần làm theo những gì Chúa đã ân cần hướng dẫn và ngoan ngoãn bước theo đường lối của Ngài.

2. Da-kêu, kiểu mẫu của người môn đệ Chúa Kitô:

Như một điều mỉa mai đối với Da-kêu. Tên của ông có nghĩa là "trong sạch" nhưng ông lại làm nghề thu thuế, một nghề tội lỗi và bất công. Nhưng sự mỉa mai này chấm dứt khi ông gặp được Đức Giêsu. Nhờ biết chia sẻ, ông đã trở nên trong sạch đúng với tên gọi của ông.

Có thể nói cách mạnh mẽ rằng: Da-kêu là người đầu tiên thực hiện lời mời gọi chia sẻ của Chúa Giêsu. Theo Tin mừng của thánh Luca, người môn đệ đích thực của Chúa là người biết sống chia sẻ, cả vật chất lẫn tinh thần cho người khác, đặc biệt là cho những người nghèo khổ và túng thiếu.

Những ai sống giàu có dư đầy mà không biết chia sẻ cho người khác thì sẽ có một kết cục thật bi thảm: đảo lộn số phận trong cuộc sống mai sau. Câu chuyện về "người phú hộ và anh Lazarô nghèo khổ" hay câu chuyện "anh thanh niên giàu có buồn rầu bỏ đi trước lời mời gọi sống chia sẻ của Chúa Giêsu" là những điển hình. Số phận của những kẻ như thế sẽ bị đạo lộn và sẽ rất tối tâm. Nếu giàu có ở đời này thì sẽ nghèo khổ ở đời sau muôn ngàn kiếp, "người giàu có trở về tay không".

Còn ở đây, Ông Da-kêu tuy giàu có nhưng ông biết sẵn sàng và tự nguyện chia sẻ của cải của mình cho người nghèo khổ, nên ông sẽ không bị đảo lộn số phận mà còn trở nên kiểu mẫu cho hình ảnh người môn đệ Đức Giêsu, trở thành công dân trong Israel mới do chính Chúa lập nên. "Tôi xin bố thí nửa tài sản của tôi cho kẻ khốn khó, và nếu tôi làm thiệt hại ai điều gì, tôi xi đền gấp bốn". Thật là một hình ảnh tuyệt đẹp của những con người hoán cải tận căn sau khi gặp được Chúa. Gặp Chúa thật sự thì không thể không hoán cải và không thể không thay đổi trong mọi sự, từ suy nghĩ cho đến hành động. Da-kêu thật là một kiểu mẫu cho chúng ta noi theo. Từ một người chỉ biết thu góp, nay trở thành người cho đi; từ một người sống trong bất công nay trở thành người thực thi sự công bằng và trả lại sự công bằng cho người khác.

Chúng ta hãy nhìn vào sự biến đổi của Da-kêu mà xét mình lại. Chúng ta giữ đạo đã nhiều năm, nhưng chúng ta đã gặp được Chúa chưa? Chúng ta đi lễ quá nhiều, rước Chúa vào lòng quá nhiều đến mức không nhớ nổi, chúng ta nghe lời Chúa đến mức có thể thuộc lòng được... nhưng thử hỏi chúng ta đã thật sự gặp được Chúa chưa? Nếu ta chưa biết hoán cải, chưa biến đổi gì hết trong thái độ sống, trong suy nghĩ và hành động của ta cho tốt hơn thì có thể nói: Chúng ta chưa gặp được Chúa.

Sẽ thật là vô phúc cho chúng ta nếu chúng ta lo giữ đạo, giữ luật Chúa mà không lo gặp Chúa. Không có Chúa trong cuộc đời ta thì ta là những kẻ đáng thương vô cùng. Coi chừng chúng ta đang biến thành những Biệt Phái của thời đại mới này mà chúng ta không hề hay biết.

Hãy noi gương Da-kêu để trở thành người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu: biết sống chia sẻ, biết hoán cải nội tâm, biết đi tìm Chúa cách thành tâm thiện chí, để khi hoàn tất cuộc đời tại thế này, chúng ta sẽ được Chúa cho vào dự tiệc cưới Nước Trời dành cho những tâm hồn thiện chí và trung tín của Chúa. Ước gì trong ngày sau hết, ta được Chúa nói với ta như đã nói với Da-kêu rằng: "người này cũng là con cháu tổ phụ Abraham""hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này". Amen.

HOÁN CẢI TỪ CON TIM
Lc. 19, 1 - 10

Nếu như tuần trước Chúa Giesu kể dụ ngôn người Biệt phái và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện để cho chúng ta thấy lòng nhân từ hay thương xót của Thiên Chúa. Thì hôm nay, qua câu chuyện ông Giakêu muốn thể hiện cách cụ thể lòng thương xót đó bằng việc Ngài thương xót và an ủi cho Giakêu khi đến viếng và ở lại nhà ông, một người tội lỗi.

Thế giới và những những gì chứa đựng trong nó chỉ là những hạt cát nhỏ bé, mong manh so với sự vĩ đại lớn lao của Thiên chúa. Nhưng Thiên Chúa yêu thương tất cả các tạo vật ấy. Vì Chúa tạo dựng vũ trụ này chỉ vì tình yêu. Chúa không hề chê bất cứ tạo vật nhỏ bé nào. Vì nếu ngài chê ghét thì không một tạo vật nào có thể tồn tại. Vì thế, mọi vật hiện hữu quanh ta điều có giá trị trước mặt Thiên Chúa cho dù một vài thụ tạo không đi đúng đường lối Ngài thì ngài vẫn tỏ lòng khoan dung để nhắc nhở, sửa dạy hầu chúng biết được lỗi lầm mà bỏ đường gian ác. Đó là tư tưởng của bài đọc I

Bài Tin Mừng sẽ cho chúng ta một ví dụ về lòng thương xót Chúa qua việc Chúa Giêsu tìm được một người thu thuế tội lỗi Giakêu để kêu gọi ông ta sám hối. Sự sám hối này được ông ấm ủ trong lòng bấy lâu qua sự khao khát muốn gặp Chúa Giêsu.

Chắc chắn Chúa Giêsu không xa lạ gì đối với dân thành Giêricô. Vì tại đây, Ngài đã chửa cho một người mù tên Bartimê. Và không biết tình cờ hay ngẫu nhiên mà chúa Giêsu người Samaria nhân hậu xuất phát từ Giêricô. Vì thế, là người giàu có trong thành, Giakêu cũng đã nghe đồn đây đó về Chúa Giêsu và ông muốn gặp Ngài.

Dẫu biết sự khao ấy nơi ông có nhiều khó khăn cản trở: giới hạn về thân xác, là một người lùn " đừng chơi với thằng lé đùng ghé nhà thằng lùn; giới hạn về tâm hồn, là người không có uy tín mấy, bị khinh khi " Nhưng tất cả những cản trở, những khó khăn đó không ngăn được ước muốn gặp Chúa và ngăn cản đôi chân ông cất bước đi tìm. Bấy nhiêu đó cũng đủ thấy sự cố gắng nổ lực khát khao gặp Chúa xuất phát từ tấm lòng chân thành của ông.

Nhưng sự quảng đại và lòng thương xót của Chúa Giêsu cũng đâu chịu thua sự nỗ lực và cố gắng của Giakêu. Vì Chúa Giêsu đã biết trước Ngài sẽ phải làm gì cho ông hôm nay. Giữa đám đông chen lấn vây quanh Chúa Giêsu. Nhưng Ngài không mấy quan tâm. Vì ánh mắt của Ngài đã hướng lên ngọn cây sung cao chót vót, nơi Giakêu đang ngồi chờ đợi. Điều này chứng tỏ Chúa Giêsu đã quan tâm đến ông cách đặc biệt. Vì thế nếu chúng ta cảm phục trước tấm lòng khao khát Chúa Giêsu cách chân thật nơi Giakêu bao nhiêu thì chúng ta càng phải thán phục trước sự quảng đại và lòng khoan dung của Chúa gấp bội.

Vì Ngài đã không mấy quan tâm đến đám đông reo hò đón rước vây quanh mà lại đoái nhìn đến Giakêu, một người bị xã hội loại trừ khinh bỉ. " Này ông Giakêu hãy xuống mau đi vài hôm nay tôi phải ở lại nhà ông" . Cách đối xử của Thiên Chúa hoàn toàn khác và vượt xa với suy nghĩ của con người. Việc Chúa Giêsu đến trọ nhà ông đã nói lên ơn cứu độ của Thiên Chúa không loại trừ một ai. Vì Chúa không nhìn con người với những lầm lỗi của họ. Nhưng Ngài chỉ để ý đến phẩm giá cao quý được đặt để nơi người đó. Và chính cái nhìn thông cảm thấu suốt tâm can của Chúa Giêsu đã làm cho Giakêu cảm phục và hoán cải đời sống. Một sự hoán cải chân thật xuật phát từ con tim bị đánh động bởi lòng quảng đại của Chúa Giêsu.

Chính khi cảm nhận được tấm lòng bao la quảng đại và tình thương của Chúa Giêsu dành cho mà Giakêu đã nhận ra, ý thức được chính mình. Con tim của ông đã bị đánh động và bị chinh phục. Chính sự khao khát của ông đã được đáp đền. Giakêu đã thật sự mặt chạm mặt và lòng gặp lòng với Chúa Giêsu.

Sự hoán cải liền xảy ra ngay lập tức, có thể thấy được và chắc chắn là sự hoán cải này sẽ chi phối suốt cuộc đời Giakêu. Đây không chỉ hoàn toàn là sự hoán cải theo lý trí mà bao gồm cả con tim. Đây mới là sự hoán cải thật sự, đúng nghĩa và là sự hoán cải quan trọng. Nó vượt ra ngoài những suy nghĩ của lý trí và đi đến một hiệu quả sâu xa. Sự sợ hãi của con người không thể có được sự hoán cải này mà chỉ có con tim, chỉ có gặp gỡ và tình yêu.

Chính sự hoán cải này mới có thể thay đổi được lòng người, thay đổi được cái nhìn, biết yêu thương người khác và biết chia sẻ cho nhau. Kỳ thị, ghen ghét ... chỉ có thể làm cho con tim đóng kín và trở nên chai đá. Sự thông cảm đón nhận và cách đối xử thân tình của Chúa Giêsu sẽ làm cho con tim nhân lọai trở nên mềm mại và rộng mở. Không có gì có thể làm thay đổi hay có thể hoán cải một con người nếu không phải là con tim.

Để tỏ lòng sám hối thật sự và để Chúa Giêsu không phải thất vọng, Giakêu đã chứng minh bằng một sự từ bỏ và hứa hẹn một cuộc đời công chính. Danh lợi và vật chất giờ đây đối với ông chỉ là phù vân. Vì bấy lâu nay có nó nhưng đâu có ngày nào ông cảm thấy hạnh phúc, bình an. Sống trong nhung lụa nhưng tâm hồn ông vẫn cứ khắc khoải, lo lắng như còn thiếu một điều gì đó. Và Chúa Giêsu đã lấp đầy mọi khoảng trống trong tâm hồn và thỏa mãn mọi khát vọng cuả ông.

Giờ đây ông cảm thấy thư thái, bình an trước cuộc. Đây quả là một sự hoán cải sâu xa xuất phát từ nội tâm của Giakêu. Tất cả chúng ta cũng đang cần sự hoán cải đó. Mỗi người chúng ta cũng có khả năng hoán cải như Giakêu nhưng khả năng đó còn đang bị đóng kín và chưa được khơi dậy. Chúng ta đang sống trong sự khao khát hoán cải mỗi ngày để biến đổi một con tim hẹp hòi thành con tim quảng đại, từ một con tim chai đá cho đến một con tim bằng thịt biết yêu thương.

SỨC MẠNH HOÁN CẢI CỦA TÌNH THƯƠNG
Lc. 19, 1 - 10

1. LỜI CHÚA: "Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất" (Lc 19,10).

2. CÂU CHUYỆN:

- NHỮNG KẺ KHỐN CÙNG (LES MISÉRABLES)

Đây là tựa đề một tác phẩm nổi tiếng của văn hào Vích-to Huy-gô (Victor Hugo), tường thuật câu chuyện về cuộc đời của Văn Giang (Han Valjean), một tên cướp của giết người đã từng bị ở tù 19 năm. Khi vừa được thả ra, anh đã phải nếm mùi bị mọi người khinh dể xa lánh: Bước vào tiệm ăn, anh liền bị chủ tiệm xua đuổi; Vào trong nhà trọ thì người gác cửa đã đóng sập cửa ngay trước mặt; Đi qua ổ chó, thấy bộ dạng nhếch nhác râu ria của anh, chúng liền thi nhau sủa inh ỏi... Chỉ khi bước vào nhà Đức giám mục My-ri-ê, anh mới được tiếp đãi nồng hậu như một con người: Anh được ăn một bữa tối thật ngon, được nằm trên một chiếc giường êm ấm. Nhưng rồi đêm hôm ấy, nhìn thấy các chân đèn bằng bạc quí giá, anh không cưỡng nổi lòng tham, nên nhẹ nhàng lấy năm cái chân đèn cho vào bao chuồn mất. Nhìn thay bộ dạng khả nghi của anh, cảnh sát liền đòi khám xét chiếc túi vải anh đang vác trên vai và nhìn thấy mấy cái chân đèn bằng bạc. Anh liền bị giải đến trước mặt vị giám mục để làm rõ. Nhưng ngài không những không kết tội, mà còn nhận là đã tặng cho anh mấy cái chân đèn bạc kia. Hơn nữa, ngài còn tặng thêm hai chân đèn nữa cho đủ bộ và nói nhỏ với anh: "Ta không kết tội con đâu, nhưng con phải sám hối để làm lại cuộc đời". Sau khi được thả, anh luôn suy nghĩ về những lời nhắn nhủ của vị giám mục và xúc động trước tình thương bao dung của ngài. Anh quyết tâm sám hối và sau đó đã trở thành một người lương thiện. Nhiều năm sau, Văn Giang đã chinh phục được tình cảm của mọi người và còn được dân chúng tín nhiệm bầu làm thị trưởng của thành phố. Sở dĩ ông từ một tên tội phạm trở thành mot người lương thiện và được kính nể là do ông đã cảm nghiệm được tình thương của vị giám mục My-ri-ê.

- SỨC MẠNH HOÁN CẢI CỦA TÌNH THƯƠNG:

Trong thiền viện của thiền sư SĂNG-GAI (Sengai) có nhiều đệ tử ở chung. Một đệ tử của vị thiền sư có thói quen thỉnh thoảng nửa đêm leo tường ra ngoài đi chơi với chúng bạn mãi đến gần sáng mới quay lại thiền viện. Một đêm kia, thiền sư Săng-gai đi kiểm tra, thấy một chiếc giường trống, rồi còn thấy một chiếc ghế cao để cạnh bức tường cao phía trong thiền viện. Thiền sư liền dời chiếc ghế kia sang chỗ khác và đứng thế vào chỗ đó. Khi anh đệ tử kia quay về, do không thấy thiền sư đang đứng thế chiếc ghế mọi khi, anh ta đã đặt bàn chân lên đầu thầy Săng-gai làm điểm tựa trước khi nhảy xuống đất. Lúc khám phá ra sự thể thì anh cảm thấy sợ hãi. Nhưng thay vì trách phạt, thiền sư lại mỉm cười nhỏ nhẹ nói với anh rằng: "Trời về sáng đang trở lạnh. Con mau vào phòng mặc áo ấm vào kẻo bị cảm lạnh nhé !" Cảm động trước tấm long từ bi và tình thương khoan dung của thầy, từ ngày đó người đệ tử kia không bao giờ còn dám tái phạm trèo tường đi chơi nữa. Anh chuyên cần học tập và về sau trở thành một học trò giỏi của thiền sư Săng-gai.

3. SUY NIỆM:

Tin mừng Lu-ca Chúa nhật hôm nay thuật lại câu chuyện hoán cải của ông Da-kêu làm nghề thu thuế. Vào thời ấy, những người thu thuế bị xếp chung với bọn trộm cắp, giết người và đĩ điếm. Hơn nữa, vì họ thu thuế phục vụ cho đế quốc Rô-ma, nên người Do thái kết án khinh dể họ. Trái lại, Đức Giê-su có cách hành xử khác. Tin mừng hôm nay cho thấy: Người đã gọi đích danh ông Da-kêu, đã đến ở trọ trong nhà ông và ngồi đồng bàn ăn uống chung với ông. Việc đó khiến dân chúng hiện diện xầm xì phản đối. Tuy nhiên khi xử sự như thế, Đức Giê-su cho thấy sứ mạng của Ngài là "đến tìm và cứu chữa những gì hư mất". Cảm động rrước tấm lòng bao dung nhân hậu của Đức Giê-su, ông Da-kêu đã nhận ra tội lỗi của mình và quyết tâm sám hối nên người công chính.

1) "NÀY ÔNG DA-KÊU XUỐNG MAU ĐI": Da-kêu là một người giàu có nổi tiếng ở thành Giê-ri-cô. Ông là trưởng ban thu thuế của thành phố này. Dĩ nhiên nếu chỉ là nhân viên làm việc ăn lương thì chắc ông đã không thể giàu có như vậy được. Sở dĩ ông nhiều tiền là vì đã gian lận móc ngoặc với gian thương trong việc thu thuế. Mọi người đều nhìn Da-kêu như một tội phạm đáng khinh, và chính ông cũng cảm thấy lương tâm bất an. Nghe tin Đức Giê-su sắp đi qua khu vực gần nhà, Da-kêu liền chạy tới gần để nhìn xem mặt Người. Nhưng dân chúng quá đông mà Da-kêu lại lùn thấp, nên ông đã chạy về phía trước, trèo lên một cây sung, hy vọng sẽ nhìn thấy Đức Giê-su khi Người đi ngang qua. Khi tới chỗ Da-kêu núp, Đức Giê-su dừng lại ngước nhìn lên và nói với ông rằng: "Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông".

Da-kêu không ngờ lại được Đức Giê-su ưu ái biết rõ tên và còn ngỏ ý muốn đến ở trọ tại nhà ông là một người tội lỗi ! Ông cảm thấy rất vui khi được Đức Giê-su công khai phục hồi danh dự trước mặt đám đông luôn có thái độ ác cảm và khinh dể ông. Còn Đức Giê-su cũng bỏ ngoài tai những lời xì xầm phản đối của nhiều người để đến trọ tại nhà ông Da-kêu.

Ơn Cứu độ là kết quả của sự gặp gỡ hai chiều kích: Thiên Chúa ban ơn và tội nhân đón nhận. Nếu Đức Giê-su không thi hành sư mệnh đi tìm chiên lạc thì chẳng ai được ơn cứu độ: "Vì chưng, Con Người đến để tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất" (Lc 19,10). Nhưng dù Đức Giê-su có đi tìm mà tội nhân lại né tránh, thì họ cũng không thể nhận được ơn cứu độ. Ở đây, Đức Giê-su đã đi bước trước qua việc nhìn lên cây sung tìm Da-kêu đang ẩn núp và nói chuyện với ông và ông đã mau chóng đáp lại và cuối cùng ông và gia đình ông đã nhận được ơn cứu độ.

2) "THƯA NGÀI, NÀY ĐÂY PHÂN NỬA TÀI SẢN CỦA TÔI, TÔI CHO NGƯỜI NGHÈO...": Chính ánh mắt bao dung, lời nói âu yếm và thái độ yêu thương của Đức Giê-su đã đánh động tâm hồn chai lì của Da-kêu; thổi bùng lên ngọn lửa hướng thiện còn đang leo lét trong lòng ông. Quả thật, hoán cải là kết quả của một sự cảm nhận về tình yêu của Chúa. Da-kêu bỗng chốc cảm thấy tâm hồn bình an, nên không còn yêu thích tiền bạc như trước. Ông đã sẵn sàng dâng hiến phân nửa tài sản để chia sẻ cho người nghèo, đồng thời tự nguyện đền trả gấp bốn những thiệt hại đã gây cho kẻ khác. Xin đền gấp bốn nghĩa là Da-kêu nhận biết tội của ông quá nặng và quyết tâm thực thi công bình bác ái. Dù Da-kêu đã trở nên nghèo hơn, nhưng ông lại cảm thấy hạnh phúc hơn vì đã được Đức Giê-su yêu thương đến ở trọ tại nhà ông và ban ơn cứu độ cho cả gia đình ông. Sau đó Người còn trả lại cho ông tư cách là con cháu của tổ phụ Áp-ra-ham như bao người Do thái khác qua lời phán: "Ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham" (Lc 19,9). Trong bữa tiệc vui hôm đó, tuy không còn giàu có như trước, nhưng Da-kêu đã cảm thấy được hạnh phúc hơn. Chắc chắn thân thể ông vẫn còn lùn thấp như trước, nhưng tâm hồn ông đã nên cao thượng hơn gấp bội phần.

3) LIÊN QUAN GIỮA HOÁN CẢI VÀ TỪ BỎ: Bất cứ một cuộc hoán cải nào cũng đòi phải từ bỏ: Một người lương muốn theo đạo Công giáo thì phải từ bỏ ma quỉ, các điều mê tín dị đoan, các đam mê tội lỗi... để chỉ tin thờ một mình Thiên Chúa và tin vào Đấng Ngài sai đến là Đức Giê-su Ki-tô. Một người mắc thói xấu cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút sách... muốn hồi tâm sám hối cũng phải quyết tâm chừa bỏ các thói hư ấy. Một người thường buôn gian bán lận, muốn hoán cải về với Chúa cũng phải quyết tâm từ bỏ lối làm ăn gian dối ấy... Con tim của Da-kêu đã được hoán cải nhờ sự quan tâm và đối xử nhân từ của Đức Giê-su. Thi hào người Đức Goethe (1749-1832) đã viết như sau : "Nếu đối xử với một người như "người ấy là", thì người ấy sẽ nên xấu hơn. Nếu đối xử với người ấy như "người ấy phải là", hoặc như "người ấy muốn là", thì người ấy sẽ nên tốt hơn". Đức Giê-su hiểu rằng trong tâm hồn Da-kêu còn có phần tốt, muốn làm điều tốt và có khả năng làm điều tốt, nên Người đã khơi phần tốt ấy lên. Mỗi người chúng ta cũng hãy tự hoán cải bằng cách để Đức Giê-su quan tâm đến ta, nói với ta, đến ở trọ trong lòng ta và đánh động con tim của ta.

4) HIỆN NAY VẪN CÒN NHIỀU DA-KÊU: Đó là những người bị mọi người khinh thường hay loại trừ như những người mang tiền án tiền sự, những trẻ em bụi đời lang thang không nhà, những cô gái đứng đường lúc đêm tối, những người đang nghiện sì-ke ma túy, những người đang tìm hưởng lạc thú trong những quán bia ôm, mượn rượu giải sầu... Họ cần những người có trái tim bao dung nhân ái như Đức Giê-su giúp họ hoàn lương giống như ông Da-kêu trong Tin mừng hôm nay. Vậy trong những ngày này chúng ta nên làm gì cụ thể để giúp họ ?

4. THẢO LUẬN:

1)Bạn có thích hai câu chuyện trên hay không ? Tại sao ?

2)Tuần này mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để giúp một tội nhân công khai được ơn hoán cải nên lương thiện hơn ?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Ngày nay Chúa vẫn thường đến với chúng con trong hình hài của những người nghèo khó ăn xin, những bệnh nhân liệt giường không tiền chữa trị, những người đau khổ cần được ủi an. Chúa cần chút nước của người phụ nữ Sa-ma-ri để uống cho đã khát, cần năm chiếc bánh và hai con cá của một bé trai để nuôi năm ngàn người ăn no, cần căn nhà của ông Da-kêu để nghỉ qua đêm. Chúa khiêm tốn xin chúng con một chút tiền bạc, một chút lòng hảo tâm, một chút sự thương cảm... để sau đó Chúa lại đổ xuống trên chúng con muôn ngàn phúc lộc thiêng liêng gấp bội.

- LẠY CHÚA. Xin dạy chúng con biết đến với tha nhân, biết khám phá ra một đốm lửa của sự thiện vẫn đang cháy leo lét nơi tâm hồn những người đang lạc xa Chúa. Ước gì chúng con biết nhìn các tội nhân công khai bằng ánh mắt nhân từ bao dung của Chúa, dám hy vọng vào thiện chí hoán cải của họ, và kêu gọi mọi người cùng hợp tác để xua tan cái xấu cái ác ra khỏi gia đình, khu xóm, trường học, và công sở ... Nhờ đó, thế giới hôm nay sẽ được biến đổi ngày một tốt hơn, chan hòa tình người hơn và an bình hạnh phúc hơn.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. - Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM

1348    31-10-2013 20:29:59