- Vua Chân Lý
- Chúa Kitô Vua Vũ Trụ
- Vương Quốc Của Tình Yêu
- Chúa Kitô Vua Vũ Trụ
- Góp Phần Kiến Tạo "Trời Mới Đất Mới"
- Chúa Giêsu, Vua Tình Yêu
- Một Tước Hiệu Dễ Bị Ngộ Nhận
- Hoàng Tộc Kitô
- Chúa Kitô Vua "Chúa Giêsu Trọn Vẹn, Nhân Bản Nhất Và Còn Siêu Việt"
- Ðức Kitô Làm Vua Đời Tôi
- Lễ Chúa Kitô Vua
- Khi Bị Cáo Là Vua Kytô
- Vua Nhân Ái
- Đức Giê-Su Ki-Tô Vua Vũ Trụ - Vua Sự Thật
- Vua Phục Vụ
- Đức Kitô Là Vua Vũ Trụ
- Chúa Nhật 34 Thường Niên B
- Vua Lòng Tin
Tôi còn nhớ rất rõ, khi còn bé, cừ đến ngày 13.10 hàng năm tôi lại được mẹ tôi dắt đi hành hương Fatima Đức Mẹ ở Vĩnh Long. Lần nào đi tôi cũng qua khu nhà của cá thầy dòng Kitô Vua cạnh đó để chiêm ngắm Đức Kitô đội mũ triều thiên đứng uy nghi trên đỉnh nhà. Lúc đó tôi vô cùng hãnh diện vì Chúa tôi là Vua. Nhưng tôi cũng lấy làm thắc mắc mọi vua khác tôi đọc trong truyện, có quân lính, có vệ sĩ bảo vệ, sao Vua Kitô lại không thấy. Rồi những hình tượng đó ngày một qua đi, đến hôm nay khi học biết về Kinh Thánh lại làm cho tôi càng vui mừng hơn gấp bội. Vì Chúa của tôi là Vua trên các vua chứ không phải ông vua trần gian với binh quyền thế mạnh, chỉ uy hiếp được người đời, rồi cuối cùng cũng sẽ đi vào diệt vong. Còn Vua Kitô đã xây dựng đất nước trong chân lý và tình yêu, nên đất nước vẫn tồn tại và phát triển. Hơn nữa, trong Bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã tự xưng mình là Vua trước Philatô khiến nhiều người trong chúng ta phải thay đổi hết mọi quan niệm thông thường khi nghĩ đến tước hiệu làm vua của Chúa Giêsu Kitô:
1. Vua tình yêu
Đức Giêsu đã trả lời Philatô "Nước Tôi không thuộc thế gian này". Trong hoàn cảnh như thế nếu xét theo khía cạnh ngoại giao, thì đây là một câu trả lời vụng về thiếu khôn khéo. Nhưng vì Ngài là Vua của chân lý, của sự thật. Ngài phải nói lên sự thật, nhưng có nhiều người không hiểu vì họ bị mê muôi bởi vinh quang trần thế. Công việc của Ngài đến là để làm chứng cho chân lý. Ngài đến để chiến thắng tội lỗi, và Nước Ngài không phải ở trần gian, nếu Ngài muốn dấy loạn dựng cờ khởi nghĩa, kêu gọi người ta đứng lên chiến đấu thì chuyện không có gì là khó. Nhưng nếu vậy thì không phải là Vua của tình yêu nữa mà là một ông vua bạo lực của trần gian. Từ ban đầu, Ngài đã khẳng định mình là Vua, nhưng Nước Ngài không căn cứ trên bạo lực và vũ khí, mà là một vương quốc trong lòng người. Mục tiêu là chinh phục thế gian, nhưng là cuộc chinh phục bằng tình yêu và lòng bao dung.
2. Vua của đất nước không biên giới.
Nước của Vua Kitô Giêsu hoàn toàn khác với nước mà người Do Thái trông đợi. Họ chờ một Đức Kitô làm vua thật sự, nâng đỡ dân tộc rồi giải thoát họ khỏi ách thống trị của Rôma. Điều họ trách cứ Đức Kitô ở đây chẳng qua biểu lộ một niềm hy vọng sâu xa, đó là mơ ước sau bao bao năm bị đô hộ. Và khi thấy Đức Giêsu không hành động theo ý muốn, họ thất vọng, lên án tố cáo Ngài. Vì thế, Ngài biết rõ vị thế làm Vua của mình, biết rõ người Do Thái đang nuôi hy vọng hão huyền với những quan niệm lệch lạc. Vương quyền Ngài thật kỳ lạ không giống như họ tưởng. Đó là một vương quyền tuyệt đối, với mục đích quy tụ mọi dân trên toàn cầu, và tất cả mọi người thấp hèn, yếu đuối tật nguyền, cho đến cao sang quyền uy đều có thể trở thành công dân nếu biết tuân phục thánh ý Chúa.
3. Vua mọi vua.
Qua câu trả lời mạnh mẽ hiên ngang của Đức Giêsu trước quan Philatô đại diện cho quyền lực trần thế. Đức Giêsu đã thể hiện vượt trội vì Ngài là Vua các vua, vương quyền Ngài vượt hẳn sự trông đợi của người Do Thái, Ngài không để mất sự cao cả khi mang thân phận yếu hèn. Điều này cho họ thấy rằng nếu họ biết được uy quyền của Đức Giêsu nếu họ quan tâm đến chân lý, biết nỗ lực khám phá đường lối Chúa. Vì thế, câu trả lời của Đức Giêsu một đàng cho thấy Ngài như một vị Vua uy quyền, đàng khác lại mang chiều kích lớn lao đặc biệt về mặt tôn giáo. Bởi vì đó là câu trả lời đánh tan mọi ảo vọng của dân Do Thái. Và khẳng định rõ ràng vương quyền chân thật phải do Thiên Chúa thiết lập.
Tóm lại, Đức Giêsu Kitô thật sự là vị Vua đầy uy quyền, đất nước Ngài vô biên, thần dân là tất cả mọi người tín hữu. Còn luật lệ là tình yêu. Nó đã thể hiện qua việc Vị Vua đã trở nên giống phàm nhân, nhằm yêu thương phục vụ con người. Để diễn tả mầu nhiệm tình yêu này, trong thư gởi tín hữu Philipphê thánh Phaolô đã nói: "Ngài đã trở nên chúng ta như một con người... Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Ngài lên địa vị cao trọng tuyệt vời, và ban cho Ngài một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu" (Pl 2, 5-6). Chúng ta là những thần dân đã được mời gọi gia nhập đật nước của Ngài qua Bí Tích Rửa Tội, thì mỗi người cũng được tham dự vào vương quyền của Đức Kitô thủ lĩnh chúng ta qua chức vụ vương đế. Vì vậy đã là công dân nước Chúa thì mỗi người phải góp phần vào công việc xây dựng vương quốc nước Ngài trên trái đất này, qua việc thánh hóa bản thân mỗi ngày và phục vụ tha nhân bằng cả tình yêu như chính Đức Giêsu đã từng phục vụ và "hiến mạng sống để cứu chuộc cho nhiều người" (Mc 10,45).
CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ.
Ga 18, 33b - 37
Anh chị em thân mến.Trong thời gian nầy, đài truyền hình Vĩnh Long đang chiếu bộ phim Dương Gia Tướng. Bộ phim nói lên sự trung thành của một gia tộc. Trung thành trong mọi trường hợp. Có những lúc bị nịnh thần hảm hại, gia tộc họ Dương phải nhà tan cửa nát, nhưng vẫn một mực trung thành. Một sự trung thành dường như mù quáng. Trung thành với đất nước, trung thành với nhà vua. Nhưng nhà vua trong câu chuyện, có vẽ như quá hồ đồ và nông cạn, không đủ khôn ngoan sáng suốt để phân minh tỏ tường. Vậy mà Dương Gia vẫn trung thành. Đáng quý thay chữ trung thành không gì có thể thay đỗi được.
Hôm nay toàn thể Giáo Hội long trọng mừng lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Nói đến danh từ Vua, chúng ta nghĩ ngay đến chế độ phong kiến mà chúng ta đã từng học biết, đã từng nghe, khiến không khỏi rùn mình khiếp sợ. Nhưng chúng ta cùng nhìn lại, cùng nghe lại vị Vua của mình: "Nước tôi không thuộc thế gian nầy", "Tôi sinh ra, và đến trong thế gian để làm chứng cho chân lý, ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi".
Đức Kitô là Vua của chân lý, nước Ngài không thuộc về thế gian nầy với những tranh chấp hận thù. Ngài đến để phục vụ, đem tình thương, đem bình an cho mọi người. Không tranh giành quyền lợi trần gian, nên Ngài không phải lo sợ mất đi ảnh hưởng, chính vì thế Ngài không cần phải nghe những lời nịnh hót dối trá. Mọi thần dân trong nước Ngài yên tâm với sự công minh chân chính, một tấm lòng nhân hậu bao dung. Ngài là Đường , là Chân Lý và là Sự Sống. Những thần dân của Ngài là những người thuộc về chân lý.
Mỗi người trong chúng ta có một quê hương, một đất nước mà chúng ta được tận hưởng của những bậc cha anh, là di sản quý báu mà mọi người có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ. Nhưng khi chúng ta rời xa cuộc sống trần gian này, chúng ta sẽ còn lại gì, vị vua nào đang ngự trị trong tâm hồn để gìn giữ, để bảo vệ con người yếu hèn của chúng ta.
Cuộc sống của một đời người, chúng ta tôn thờ ai, và ai đã làm vua ngự trị chiếm hữu cuộc đời của chúng ta? Cứ nhìn lại đời sống đã qua, chúng ta sẽ nhận ra được vị vua của cuộc sống mỗi người.
Có người chọn vị vua là danh vọng, tiền tài. Mục đích của họ chỉ là cuộc sống trần gian này, họ cố gắng vun bồi chỗ đứng, địa vị xã hội để làm sao tạo được uy tín hầu kiếm nhiều lợi nhuận, cho đời sống được thoải mái, an nhàn. Đó là mục đích sống của họ, nên họ bất chấp chân lý, bất chấp tất cả, họ dẩm bừa lên tất cả, miển sao đạt được mục đích là họ sẳn sàng hành động không ngần ngại điều gì hết. Nhưng họ đâu biết rằng, đó là một vị vua mù quáng, vì nhiều lúc họ bị đồng tiền phản bội, làm khổ họ đủ cách. Cũng nhiều lúc danh vọng, địa vị mà họ đạt được không luôn luôn mang lại hạnh phúc cho họ. Vì đó chỉ là một vị vua trần thế, giống như vị vua của Dương Gia trong phim Dương Gia Tướng.
Chúng ta có chọn cho mình vị vua của chân lý? Chúng ta có thuộc về chân lý, để nghe tiếng của vị vua công chính không? Ngài không sợ bị chiếm ngôi nên Ngài không cần phải nghe những nịnh thần. Ngài không sợ mất quyền lợi, vì Ngài luôn ban phát, nên Ngài không cần phải tranh giành. Ngài luôn yêu thương, kêu mời mọi người đến với Ngài, để cùng hưởng vinh quang mà Ngài đã chuẩn bị cho những người thuộc về chân lý. Chúng ta là thần dân của Ngài, trong những lúc chúng ta dám can đảm sống ngay chính, không sợ những lời nói bâng quơ chăm chọc. Cũng trong những lúc phải chọn lựa, chúng ta dám chọn lự sự thật, chọn lựa những điều đúng mà không sợ phải mất đi những gì mình đang có. Cũng có những lúc, chúng ta sẵn sàng hy sinh một chút sung sướng riêng tư, một chút thỏa mãn những dục vọng ích kỷ, để lắng nghe tiếng Ngài, hành động theo những gì Ngài chỉ dạy, cho dù phải vất vả khổ cực đôi chút. Đó là những lúc chúng ta sống xứng đáng là thần dân của Ngài. Nhưng xét trong đời sống đã qua , với những chuỗi ngày dài, được bao nhiêu ngày chúng ta là thần dân trung thành của Ngài, được bao nhiêu ngày, chúng ta biết chọn vị Vua của Chân Lý? Còn những ngày kế tiếp đây, chúng ta muốn chọn cho mình vị vua như thế nào?
Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa, cho chúng ta biết chọn Chúa làm vua thật trong suốt cả cuộc đời.
VƯƠNG QUỐC CỦA TÌNH YÊU
Ga 18, 33b - 37
Nước Trời được diễn tả là vương quốc của tình yêu, nơi đó mọi người được vui hưởng tình yêu tràn đầy của Thiên Chúa. Trong vương quốc này, Đức Giêsu là vị Vua của tất cả mọi người như Lời Ngài đã nói: "mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy".
Khi nghe nói đến tước hiệu vua, mọi người thường nghĩ đến một con người quyền lực, oai vệ trong bộ cẩm bào, nắm trong tay quyền sinh sát tùy ý mình khiến mọi người khiếp sợ. . . Thế giới đã từng biết đến một Tần Thuỷ Hoàng, một Napoleon, một Hitler. . .là những vị vua như thế. Nhưng Vua Giêsu thì hoàn toàn ngược lại. Ngài là vị Vua Hiền lành, Vua Hoà bình và Vua Tình yêu. Vua Giêsu có hoàng cung là cuộc sống rong rủi nay đây mai đó "Con Người không có nơi tựa đầu", có vương miện là vòng gai đội đầu, có vương trượng là cây sậy yếu ớt, có vệ binh là 12 tông đồ không biết đến việc binh đao. . . Bởi lẽ, Nước của Ngài không thuộc về thế gian này. Hiến Pháp của Nước trời là giới luật Yêu thương: "Đây là giới răn của Thầy là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con". Yêu như Thầy là hy sinh mạng sống cho người mình yêu: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống vì bạn hữu" (Ga 15,13).
Thế nhưng, đứng trước một vị vua như thế, thử hỏi có được mấy người yêu mến và qui phục Ngài? Hình như, con người ngày nay quá yêu thích quyền lực, giàu sang, thoải mái. . . nên họ cũng muốn xây dựng nơi mình hình ảnh của một vì vua theo ý và sở thích của riêng họ. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng giờ ngồi phơi nắng dầm mưa để xem vua bóng đá Péle, Ronaldo trình diễn trên sân cỏ và cổ võ hết mình. Họ sẵn sàng thức trắng đêm để nghe vua nhạc Pop Michael Jackson hát. . . nhưng họ rất ngại đến với Vua Kitô để nghe Ngài chỉ dạy những con đường dẫn tới chân thiện mỹ và sự sống vĩnh cửu. Lý do là vì ta còn biết quá ít về Chúa Giêsu, chưa đi vào sự sống mật thiết với Ngài, chưa để cho tình yêu của Ngài dẫn dắt cuộc đời của ta và trên hết là chúng ta chưa có lòng ao ước sống trong Vương quốc tình yêu của Chúa.
Tin mừng hôm nay thuật lại cuộc gặp gỡ và trao đổi giữa Chúa Giêsu và Philatô xung quanh vấn đề vương quyền của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu khẳng định với Philatô và cũng là với tất cả chúng ta rằng Ngài là Vua, nhưng Nước Ngài không thuộc về thế gian này. Điều đó cũng có nghĩa là Nước của Ngài thuộc về thượng giới hay chính là Nước trời.
Tôi có quen với một chị ở Việt Nam nhưng đã sang định cư ở bên Úc 5 năm rồi, dù chính quyền Úc chấp nhận cho chị nhập cư, nhưng chị chưa thể trở thành công dân của nước Úc được, và dĩ nhiên những quyền lợi của chị bị nhiều hạn chế. Chị nói với tôi là để được chấp nhận là một công dân của nước này thì phải có một số điều kiện như: phải ở lại Úc trong thời gian xuyên suốt ít là năm, rồi phải trải qua kì thi quốc tịch rất khó. . .
Còn chúng ta, kể từ khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội là chúng ta chính thức trở thành công dân của Nước trời, được đầy đủ quyền lợi của một người con cái Thiên Chúa với quyền thừa kế Nước trời, xem ra quá dễ dàng. Nhưng thử hỏi chúng ta đã lưu tâm đến quyền công dân này như thế nào? Chúng ta có quí trọng, có tha thiết với chuyện này không? Hay vì thấy Chúa ban ơn dễ dàng quá rồi chúng ta xem thường? Thậm chí có người còn chối bỏ quyền công dân này cách dễ dàng khi họ quyết đi theo tiếng gọi của quyền lực trần thế (Chẳng hạn: làm trưởng phòng này thì anh chị không thể là người Công giáo được! Thế là Chúa bị khai trừ. Chức trưởng phòng được đặt lên trên quyền Công dân Nước trời, đôi khi trên cả Chúa nữa! Chuyện này không phải là hiếm xảy ra đâu). Hoặc có người sẵn sàng chấp nhận tuyệt thông với Giáo hội chỉ vì muốn thoả mãn đi theo tiếng gọi của những mối tình vụn trộm nên dẫn đến việc ngoại tình, phá thai, kết hôn không phép đạo. . . Nhưng cũng có biết bao những tâm hồn thành tâm thiện chí, quyết bảo vệ quyền Công dân Nước trời của mình nên sẵn sàng hy sinh tất cả, vui lòng mất mát tất cả, ngay cả mạng sống của mình miễn sao đừng lạc mất Chúa. Đó là gương của các thánh tử đạo mà chúng ta mới vừa mừng kính hôm Chúa Nhật tuần trước. Khi hết lòng vì niềm tin mình đã lãnh nhận là khi chúng ta tin nhận Chúa Giêsu chính là Vua của chúng ta, Nước trời là gia nghiệp đời đời của chúng ta. Thử hỏi cón có ai khôn ngoan hơn nũa không? Chọn Chúa, chọn Nước Trời làm gia nghiệp là chọn lựa cao nhất và khôn ngoan nhất mà con người có thể làm được ngay tại thế gian này.
Nhưng làm sao chúng ta có thể chọn lựa được như thế nếu chúng ta không hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa của mình. Khi Philatô hỏi Chúa Giêsu: "Ông có phải là vua dân Do thái không?" thì Chúa Giêsu hỏi lại: "quan tự ý nói thế hay có người khác nói với quan về tôi". Chúa muốn kiểm định xem cái biết của Philatô ở mức độ nào: chỉ nghe nói về Chúa hay đã có cảm nhận riêng về Ngài? Rõ ràng Philatô đã biết cách rất mù mờ về Chúa Giêsu với những thông tin đầy thành kiến về Chúa do những kẻ chống đối Chúa cung cấp cho. Cách biết của Philatô về Chúa Giêsu như thế sẽ không thể làm cho ông đi vào sự thân mật với Chúa Giêsu. Và như thế thì Chúa Giêsu sẽ còn tiếp tục im lặng. Ngài sẽ im lặng trước câu hỏi của Philatô: "Sự thật là cái gì?". Như thế, chắc chắn Philatô sẽ không được: "sự thật giải thoát" mà sự thật đó chính là Đức Giêsu như Ngài đã từng nói: "Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống".
Sống niềm tin và trở thành môn đệ của Chúa Giêsu là đi vào sự tiếp xúc riêng tư với Ngài, để chi tình yêu của Ngài tác động và lôi kéo ta vào thế giới riêng. Nơi đó, ta sẽ gặp được tình yêu, lòng thương xót và sự thật. Nơi đó, ta sẽ gặp được vị Vua thật của lòng ta và Ngài sẽ Vua cai trị tâm hồn ta. Khi đó, chúng ta sẽ biết cách hành động theo chân lý và sẽ được "Chân lý giải thoát" chúng ta.
CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
Ga 18, 33b - 37
Vậy ông là vua sao?
Kết thúc năm Phụng Vụ vào Chúa nhật tuần ba mươi bốn thường niên, Hội Thánh mừng kính trọng thể lễ Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ. Chúa Giêsu Kitô được tôn phong làm vua với đúng với thực chất của Ngài, Ngài là Con Thiên Chúa, Thiên Chúa là Đấng tạo nên vạn vật thì Ngài là, chủ là Chúa và là Vua trên tất cả moị sự. Ngài không chỉ là vua trên trời mà là vua cả trần gian này và đặc biệt hơn Ngài là vua của mọi tâm hồn chúng ta. Tước hiệu Vua của Ngài nối kết ba mối tương quan giữa trời, đất và con người. Qua việc phục sinh vinh quang của Ngài, Ngài được gọi là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho chúng ta ân sủng và bình an. Sách Khải Huyền còn mô tả: "Ta là Anpha và Ômêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng" (Kh1,8). Với những tước hiệu cao vưột quy về Đức Giêsu Kitô cho thấy quyền tối thượng của Ngài trên mọi loài, mọi vật trên trời và dưới đất. Nhưng ngoài những tước vị cao trọng dành cho Ngài, Ngài còn muốn chúng ta thấy một khía cạnh khác của một vị vua, khi trả lời cho Philatô, Chúa Giêsu xác nhận Ngài chính là vua nhưng Ngài nhấn mạnh đến một chuyện mà người đời không ngờ tới, đó là vua của một lối sống - sống theo sự thật. Vương quốc của Ngài là vương quốc của sự thật, ai sống theo sự thật sẽ là công dân của nước này. Sự thật nơi Ngài được diễn tả qua tình yêu trao hiến, phục vụ và hy sinh cả mạng sống mình.
Chúng ta đang tôn thờ và yêu mến Đức Giêsu Kitô, Ngài là vị vua duy nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Vua ở đây không phải như những vị vua trần thế, nay còn mai mất nhưng Ngài là vua của mọi loài, vua trên các vua và vĩnh cửu. Một vị vua đem lại bình an, hạnh phúc thật sự cho con người và cứu rỗi con người.
GÓP PHẦN KIẾN TẠO "TRỜI MỚI ĐẤT MỚI"
Ga 18, 33b - 37
1. LỜI CHÚA: "Tôi là Vua" (Ga 18,37):
2. CÂU CHUYỆN:
Lịch sử nước Anh có câu chuyện về một ông vua có lòng khiêm nhường và đạo đức tên là KÊ-NẮT Đệ Tam (CANUT III). Là vua của một cường quốc, nên chung quanh ông ta lúc nào cũng có những nịnh thần nói lời ca tụng, tâng bốc. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh hót nhà vua như sau: "Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa".-"Thánh thượng có toàn quyền cả trong đất liền cũng như ngòai biển cả bao la!"
Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm đang có các cơn sóng vỗ rì rào, nhà vua liền tuyên bố: "Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và trên biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!". Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, mà nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo quan chức triều đình! Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quì gối trước tượng Thánh giá Chúa Giê-su, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa Giê-su. Chỉ có Chúa mới là "Vua trên hết các vua", là "Chúa trên hết các chúa". Chỉ có Chúa mới "có quyền trên cả đất liền cũng như biển khơi" Con xin ngợi khen Chúa. AL-LÊ-LU-IA!".
3. SUY NIỆM:
1) Hôm nay là ngày Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ. Giáo Hội long trọng mừng kính lễ Chúa Giê-su Ki-tô là Vua Vũ Trụ. Trong bài Tin Mừng, Đức Giê-su đã khẳng định trước mặt quan Phi-la-tô: "Phải, tôi là Vua".
2) Đức Giê-su là Vua, vì Người là Ngôi Lời của Thiên Chúa. Đấng đã dùng Lời quyền năng sáng tạo nên vũ trụ vạn vật như sau: "Phải có ánh sáng! Liền có ánh sáng" (x. St 1,3). Đức Giê-su thực là Vua, vì Người đã chiến thắng ma quỷ, tội lỗi và sự chết bằng Lời quyền năng như sau: "Câm đi và hãy xuất khỏi người này!" (Mc 1,25-27) ; "Này con, con đã được tha tội rồi" (Mc 2,5) ; "Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ!" (Ga 11,43).
3) Người từng tuyên bố: Nước Người không thuộc về trần gian này. Vương quyền Người không dựa trên sức mạnh của vũ khí quân đội mà dựa trên tình yêu. Bao nhiêu vua chúa, bao nhiêu triều đại xưa đã từng xuất hiện một thời trên trần thế, thì nay đều đã bị diệt vong. Chỉ duy Vương Quyền của Đức Giê-su vẫn luôn tồn tại và hiển trị trong các tâm hồn.
4) Chúa Ki-tô chiến thắng! Chúa Ki-tô trị vì! Chúa Ki-tô hiển trị muôn đời! ("Christus vincit. Christus regnat. Christus... imperat"): Ngày nay các tín hữu chúng ta tôn kính Vua Giê-su không phải chỉ bằng nghi lễ trong nhà thờ, bằng việc ca hát tung hô Người ... Nhưng quan trọng hơn: Chúng ta phải tích cực góp phần xây dựng Nước Trời yêu thương an bình hạnh phúc ngay từ trong gia đình đến khu xóm, chợ búa, trường học, xí nghiệp, sở làm và mọi lúc mọi nơi... Chúng ta phải làm thế nào để mọi người nhận biết tôn thờ một Thiên Chúa là Cha, sống chan hòa yêu thương nhau như anh em trong đại gia đình của Thiên Chúa, dưới quyền cai trị của Đức Giê-su Vua vũ trụ, như Người đã phán trước khi lên trời: "Thầy đã được trao tòan quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,18b-20)..
4. THẢO LUẬN: 1) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì để Chúa Giê-su làm Vua gia đình mình?
2) Chúng ta cần làm gì để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho anh em lương dân, hầu mở rộng Vương Quyền của Vua Giê-su đến tận cùng thế giới?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHÚA GIÊ-SU: Ngày nay các bạn trẻ thường hay chọn cho mình một thần tượng để tôn sùng và bắt chước: Người thì mê vua bóng đá Pê-lê; Có người lại chạy theo vua nhạc Rốc Mai-côn Giắc-sân (michael jackson). Có những cô gái cố trang điểm, ăn mặc giống như cô ca sĩ này, hay người mẫu nọ... còn chúng con là môn đệ của Chúa, chúng con có Chúa là vị thần tượng ưu việt duy nhất. Ước chi chúng con nói được như thánh Phao-lô: "Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô" (Pl 1,21)- Từ nay "tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi" (Gl 2,20).
- Lạy Chúa. Xin giúp chúng con biết noi gương Chúa là Vua của sự thật. Xin cho chúng con biết yêu sự thật và nói thật để mưu ích cho tha nhân, (nhưng không phải mọi sự thật đều nên nói ra). Xin cho chúng con tránh những lời dối trá lừa đảo. Trong giao tiếp xã hội, xin cho chúng con tránh thái độ đạo đức giả của các người Pha-ri-sêu và kinh sư đã bị Chúa nặng lời quở trách (x. Mt 23,13-36). Trong quan hệ làm ăn buôn bán, xin giúp chúng con biết buôn ngay bán thật, không nói rước nói thách, không làm hàng gian hàng giả, không cư xử bất công lường gạt người nhẹ dạ dễ tin. Xin Chúa giúp chúng con luôn trung thực trong lời nói việc làm, để xứng đáng là con dân của Vua Giê-su "là đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6).
X. Hiệp cùng Mẹ Maria
Đ. Xin Chúa nhậm lời chúng con.
LM ĐAN VINH
CHÚA GIÊSU, VUA TÌNH YÊU
Ga 18, 33b - 37
Hình ảnh Chúa Giêsu phác hoạ về ngày phán xét thế giới trong Tin Mừng hôm nay cho thấy tính nghiêm trọng trong ngày xử án của vị vua vũ trụ. Đó là ngày tách chiên ra khỏi dê, tách ánh sáng ra khỏi bóng tối, tách sự sống ra khỏi sự chết.
Quan trọng như thế mà tất cả cán cân công lý của ngày phán xét chỉ dựa trên có một điều luật duy nhất. Lạ lùng hơn nữa là chính cả chiên lẫn dê đều sửng sốt không biết mình đã thi hành hay không thi hành điều luật ấy khi nào. Đến nỗi vua vũ trụ phải giải thích "Điều gì các ngươi đã làm cho một người anh em nhỏ nhất của Ta đây, là đã làm cho chính Ta" (Mt 25, 40)
Điều luật đó chính là Đức Ái.
Nhưng tại sao vua vũ trụ lại chỉ sử dụng có một khuôn vàng thước ngọc duy nhất ấy? Là vì động lực thúc bách Thiên Chúa tạo dựng trời đất cũng xuất phát duy nhất bởi tình yêu. Đã xuất phát điểm bởi tình yêu thì chung cuộc cũng trở về duy nhất bởi tình yêu. Ta nhận ra dung mạo của vị vua vũ trụ trong một chân dung được khắc hoạ là vị vua tình yêu !
Không ai khác, đó chính là "Giêsu Nazareth - vua Do Thái."
Danh hiệu này bằng chữ viết, dưới danh nghĩa một bản án do Philatô cho đóng phía trên đầu Đức Giêsu. Người Do Thái đã tẩy chay danh hiệu trên vì họ không chấp nhận một bản án tố cáo tội họ đóng đinh giết vua của mình. Họ đề nghị công thức: "Người này xưng mình..." nhưng Philatô đâu có tự ý, chính ông đã hỏi Chúa Giêsu "Ông là Vua ư?" và Đức Giêsu đã xác nhận "Ông nói đúng tôi là Vua" (Mt 27,11) thế nên Philatô đã đanh thép như chính Đức Giêsu đã xác nhận để khẳng khái trả lời cho người Do Thái rằng: "Điều ta đã viết là viết" (Ga 19,22)
Với những sự kiện trên, chứng tỏ người Do Thái đã bị tước bỏ mọi quyền chọn lựa. Không phải họ phủ nhận mà bản án không có giá trị, ngược lại dù họ đã từng muốn tôn vinh Chúa Giêsu lên làm vua vì lý do duy vật chất, sau khi được chứng kiến Chúa làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, thì Chúa cũng đã bỏ họ để lên núi một mình (x. Ga 6, 5-27)
Đặc quyền bị tước bỏ là do sự suy thoái của chính họ. Dân tộc Do Thái là một dân được chính Yavê Thiên Chúa tuyển chọn. Họ cũng chọn chính Yavê là Vua độc tôn duy nhất. Vậy mà sau những năm sống trong sa mạc hoang vắng, tâm hồn của họ cũng cằn cỗi dần theo. Sự kiện đòi thiết lập vua trên dân Israel đời tiên tri Samuel, là một biểu hiện khai mào cho tình trạng suy thoái xa rời tối thượng quyền của Thiên Chúa, sự suy thoái sẽ trượt dốc từ Saul qua các triều đại kế tiếp và cao trào suy thoái là vào chính thời Đức Giêsu, khi mà một Dân riêng được Thiên Chúa tuyển chọn lại không một chút nhục nhã lớn tiếng tuyên bố với Philatô, kẻ trị vì trên tự do của họ rằng, "Chúng tôi chỉ có một vua là vua Xêda mà thôi" (Ga 19, 15)
Khước từ vua tình yêu, họ chỉ còn vua chính trị. Cách tuyên bố của họ vì chính trị, để khai trừ Đức Giêsu Nazareth mà họ thù ghét hơn, nhưng chính vì thế mà bản án Philatô viết cũng chính trị và họ phải lãnh nhận hậu quả cũng chính trị !
Bản án trở thành bản tố cáo thái độ thù ghét của thế hệ Do Thái quá khích cực đoan nhưng diễn tả một tình yêu lớn nhất của người dám chết cho người mình yêu.
Mới đây, tôi đã giải thích ý nghĩa tượng Chúa Giêsu chịu khổ nạn cho một nhà văn quân đội khi ông về thăm Nhà thờ chính toà Phát Diệm: "Quan niệm Phật giáo muốn mưu cầu hạnh phúc chúng sinh phải tránh tham, sân, si và diệt dục. Còn Công giáo thì khác, Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, không tránh mà còn nhập thể vào thân xác tham, sân, si của con người. Sau tham, sân, si là cái chết của chính Ngài, sau cái chết của Ngài là tình yêu lớn nhất: chết cho người mình yêu."
Mọi thách đố, chướng ngại không thể trở thành rào cản. Đức Giêsu tuyên bố: "Tôi sinh ra và đến trong thế gian là để làm chứng cho sự thật, ai hâm mộ sự thật thì nghe tôi" (Ga 18,37)
"Khi những người được mời không xứng đáng thì những kẻ qua đường được mời vào đầy phòng cưới dự tiệc" (x. Mt 22,2-10) Vua tình yêu vẫn mở tiệc cưới, phòng tiệc vẫn đầy người dự, nhưng là người mới, áo cưới mới.
Ý thức vua tình yêu trao ban ân huệ cách nhưng không, Dân mới của Thiên Chúa hiểu rằng chỉ có tình yêu đáp đền tình yêu, hàng ngày trong lời Kinh Lạy Cha - lời Kinh trọng nhất - Hội Thánh lớn tiếng xin cho Nước Cha trị đến trong tâm hồn và trong mỗi gia đình - Nước tình yêu, Nước công bình, Nước sự sống, Nước ơn phúc, Nước hoà bình.
LM Hồng Phúc
MỘT TƯỚC HIỆU DỄ BỊ NGỘ NHẬN
Ga 18, 33b - 37
Tin Mừng thánh Matthêu chương 25 mẹ Hội Thánh đưa vào trong Thánh Lễ cuối năm Phụng vụ, dễ bị ngộ nhận như là gai chướng. Sự gai chướng dễ bị ngộ nhận này không nguyên chỉ vì tước hiệu Vua vũ trụ mà Hội Thánh suy tôn Thầy Chí Thánh và còn cả nơi nội dung lời giảng dạy của Người qua dụ ngôn "cuộc phán xét chung".
Hình ảnh của một minh quân trong lịch sử quả là hiếm hoi so với nhiều ông vua gian ác, độc tài, chuyên chế. Nghĩ đến thể chế phong kiến người ta dễ có tâm tình không mấy thiện cảm. Đã là quân chủ với một ông vua cai trị kiểu cha truyền con nối thì sự chuyên chế hà khắc thường xảy ra. Thế mà Hội Thánh vẫn không ngần ngại suy tôn Chúa Kitô với danh hiệu Vua vũ trụ. Qua danh hiệu này Hội Thánh không chỉ nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Kitô trên mọi vật mọi loài thọ tạo, hữu hình và vô hình, mà còn tuyên bố với mọi người về niềm hạnh phúc và vinh dự của mọi loài thọ tạo khi có Đức Kitô làm vua của mình.
Đã là loài thọ tạo thì phải thần phục Đấng dựng nên mình. Tuy nhiên chúng ta không sống tâm tình thần phục như nguời nô lệ. Đấng xứng đáng là Vua, là chủ tể của chúng ta đã tự nguyện làm anh cả giữa loài người. Đấng tạo thành đã tự nguyện trở nên con của loài người. Và đặc biệt Người đã chọn hạnh phúc của con người, của từng người làm vinh quang của chính Người. Có thể nói không ngoa ngữ chút nào rằng Người tự nhận số phận của con người, của từng người, nhất là những người yếu thế, kém phận, làm số phận của chính Người.
Chúa Kitô làm vua của một vương quốc mà trong đó mọi người từ cổ chí kim đều là con dân của Người. Chúng ta hãnh diện và vui mừng vì vương quốc mà Chúa Kitô thống trị là một vương quốc mà trong đó "dân vi quý, dân vạn đại". Chúng ta vui mừng và hãnh diện trong vương quốc này vì vị Vua cai trị chúng ta là Đấng có thể nói theo kiểu phàm nhân rằng " luôn lo trước cái lo của thiên hạ và vui sau cái vui của thiên hạ". Chúng ta lại càng hãnh diện và vui mừng vì vương quốc Chúa Kitô thiết lập là một vương quốc mà trong đó không một ai là đáng bỏ đi, không một ai là thành phần hạ đẳng.
Khi các người làm hay không làm điều tốt cho một trong những kẻ bé mọn này là các ngươi đã làm hay đã không làm cho chính Ta ( x.Mt 25,31-46 ). Hiến pháp, luật lệ của vương quốc này thật đơn giản. Đó là phải sống cho có lòng, có tâm với nhau, đặc biệt với người anh chị em yếu thế, kém may mắn cận kề chúng ta.
"Thầy bảo thật cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời" ( Mt 5,20 ). Và Chúa Giêsu đã quảng diễn sự phải "công chính hơn" là không được phép loại bỏ bất cứ một ai dù chỉ là trong cung cách hành xử hay trong tâm trí. Không loại bỏ tha nhân chưa đủ, Người còn đòi hỏi phải biết liên đới với tha nhân trong hạnh phúc của họ. " Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình" ( Mt 5,23-24 ). Dĩ nhiên, nếu vì lỗi của ta thì việc bỏ của lễ lại để đi làm hòa trước đã, là điều dễ hiểu. Còn nếu không phải do lỗi của ta mà do lỗi của người anh em, thì ta cũng phải làm như thế. Nếu không, ta sẽ mắc phải món nợ tình yêu, khi ta thờ ơ với số phận của người anh em mình. Người có lỗi, người có tội là một trong những bé mọn mà ta cần quan tâm nâng đỡ. Mẹ Hội Thánh đã hiểu chân lý này khi dạy chúng ta những mối thương người : "Lấy lời lành mà khuyên người; Mở dạy kẻ mê muội; An ủi kẻ âu lo; Răn bảo kẻ có tội..."
Không ai có thể lên trời "một mình". Không ai có thể làm con dân Nước trời với sự ích kỷ, với thái độ bàng quan, hững hờ trước người anh em. Mặc dù vẫn có đó sự gai chướng của hình ảnh vị quân vương trần thế của quá khứ lịch sử. Thế nhưng đã đón nhận chân lý trong niềm tin thì chúng ta cùng với toàn thể thụ tạo phải thần phục tuyệt đối Đấng tạo thành nên mình. Đã con thần dân của vương quốc tình yêu thì ta phải sống theo thể chế và luật lệ của vương quốc mà thôi. Luật lệ và thể chế ấy không gì hơn là sự hiệp thông liên đới huynh đệ trong tình yêu của Vị Vua trên các vua đã yêu thương chúng ta. Đã có biết bao người xưa lẫn nay đã đón nhận sự gai chướng đã ít nhiểu dễ bị ngộ nhận ấy và rồi họ đã cảm nghiệm nó thật là "êm ái và nhẹ nhàng" ( x.Mt 11,28-30).
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa
HOÀNG TỘC KITÔ
Ga 18, 33b - 37
Đã có một thời Liên Bang Uc Đại Lợi tưởng lâm vào cảnh nội chiến. Khi đuơng kim Thủ Tướng 'bảo hoàng hơn vua' John Howard thuộc đảng bảo thủ Tự Do lên cầm quyền, phe cấp tiến lo sợ đại lục Úc Châu một sớm một chiều lại trở về quỹ đạo của đế quốc Anh nơi đã một thời "mặt trời không bao giờ lặn."
Một cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra và quốc trưởng Liên Bang Úc Đại Lợi vẫn là một người da trắng sống cách xa thần dân đa chủng của mình hơn nữa vòng trái đất. 'Vox populi, vox Dei," -ý dân là ý Trời. Thôi thì đành ngậm đắng nuốt cay chấp nhận...
Là những nạn nhân của một chế độ độc tài phi nhân phi dân chủ, chắc hẳn mọi người chúng ta đều không muốn cảnh gia đình trị, đảng trị độc diễn trên chính trường. Nói một cách khác, lãnh đạo quốc gia không thể là từ "cha truyền con nối", lại càng không thể từ đảng tịch, đoàn viên.
"Con vua thì lại làm vua" trong một chế độ quân chủ chuyên chế, nhưng sớm muộn gì những chế độ quân chủ có tính cách trang trí kia cũng sẽ cáo chung. Và những chế độ độc tài đảng trị cũng một ngày sẽ theo ông Lê Nin, Các Mác!!! Sao có thể vững tin như thế? Thưa vì Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đã long trọng xác quyết là "mọi người đều được sinh ra bình đẳng." Ngày nay, khó có thể chấp nhận một xã hội dựa trên huyết thống hoàng tộc. Và lại càng không thể chấp nhận một thể chế độc đảng sống phè phỡn nhỡn nhơ trên mồ hôi xương máu của những người dân cùng khốn.
Khi người thanh niên giàu có buồn rầu sụ mặt bỏ đi vì lòng còn vương vấn với những quyến rũ thế trần, chắc hẳn anh ta đã không thể nào hiểu rằng trước mặt mình là Đức Vua mà mỗi khi nghe tên thánh Người, "các tà thần chạy trốn, các tầng trời bừng sáng và khắp trái đất khiếp run." Và anh ta cũng không thể hiểu rằng chính Đức Vua kia đã từ bỏ tất cả để tự tìm đến và sống với những người cùng khốn, thì một chút hy sinh của mình nào có nghĩa lý gì. Bám vào cái ta thì làm sao thấy đuợc cái chúng ta! Với Vua Kitô, thần dân của Người là những người bị chối bỏ khinh chê bởi những hoàng tộc khác. Vương miện của Người là mão gai, trượng của Người là thánh giá và đền đài của Người là hang đá tanh hôi.
Và vua Kitô đến không ngựa xe và cũng không tiền hô hậu ủng. Vua đến vì tất cả mọi người: những kẻ đang đắm chìm vào vật chất xa hoa và những người đang lún sâu vào bùn nhơ tội lỗi. Vua đến mang niềm tin cho những người đã cùn nát hy vọng vào sự cứu rỗi đời mình. Vua Kitô đến vì tương lai toàn thế giới...
Lm Nguyễn Khoa Toàn
CHÚA KITÔ VUA "CHÚA GIÊSU TRỌN VẸN,
NHÂN BẢN NHẤT VÀ CÒN SIÊU VIỆT"
Ga 18, 33b - 37
ROMA- Bài giải thích của Cha Raniero Cantalamessa, giảng Phủ giáo Hoàng, về những bài đọc phụng vu Chúa nhật Chúa Kitô Vua:.
"Rồi các ông sẽ Con Người ngự bên hửu Đấng toàn năng, và ngự giá mây mà đến..."
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Pilatô hỏi Chúa Giêsu," Ông có phải là Vua dân Dothái không?" và Chúa Giêsu trả lời," Chính ngài nói tôi là Vua." Trươc đó không lâu, Caipha đã hỏi Người cũng một câu hỏi đó trong cách khác: "Ông có phải là Con Thiên Chúa Đáng Chúc tụng không?" và Chúa Giêsu đã thẳng thắng trả lời lần này: "Chính tôi đây!"
Thật vậy, theoTin Mừng Thánh Marcô, Chúa Giêsu tăng cường câu trả lời này, trưng dẫn và áp dụng cho chính mình điều mà tiên tri trong Sách Daniel đã nói vể Con Người ngự giá trên mây trời mà đến và nhận lãnh vương quốc không bao giờ tàn (Bài đọc I). Một thị kiến vinh hiển trong đó Chúa kitô xuất hiện trong câu truyện và trên câu truyện, thế tục và đời đời
Bên hình ảnh vinh hiển này của Chúa Kitô chúng ta gặp, trong các bài đọc lễ trọng này, hình ảnh Chúa Giêsu khiêm tốn và đau khổ, quan tâm về việc làm cho các môn đệ nên vua hơn là cai trị họ. Trong đoạn trích từ sách Khải Huyền, Chúa Giêsu được diễn tả như là "Đấng yêu thương chúng ta và đã cứu chúng ta khởi tội bằng máu Người, Đấng đã đưa chúng ta vào một vương quốc, làm linh mục cho Thiên Chúa và Cha của Người."
Điều được luôn luôn chứng tỏ khó làm là giữ chung hai đặc quyền này của Chúa Kitô-vẻ uy quyền và lòng khiêm tốn-phát sinh từ hai bản tính của Người, thần tính và nhân tính. Con ngươi thời nay không có vấn đề thấy trong Chúa Giêsu người bạn và người anh của mọi người, nhưng họ gặp là chuyện khó nếu cũng công bố Người là Chúa và công nhận vương quyền của Chúa Giêsu trên họ.
Nếu chúng ta xem cuốn phim chiếu Chúa Giêsu, thì rõ về sự khó nầy. Nói chung phim cinema đã chọn Chúa Giêsu làm người hiền, bị bắt bớ, bị hiểu lầm, rất gần gũi con người hầu chia sẻ thân phận con người, những sự nổi loạn con người, sự ước muốn của con người sống một đời sống bình thường. Trong đường hướng này được kết nối phim"Jesus Christ Superstar-Chúa Giêsu Siêu Sao" và "Sự Cám Dỗ Cuối Cùng của Chúa Kitô" thô lỗ và phạm thượng hơn của Martin Scorcese.
Pier Paolo Pasolini, trong "Vangelo secondo Matteo" (Tin Mừng theo thánh Matthêo), cũng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là Người bạn các tông đồ và các con người, gần gũi với chúng ta, mặc dầu Người không thiếu một chiều kích nào đo của mầu nhiệm, được diễn tả với nhiều thi thơ, hơn hết qua những lúc sầu thảm thinh lặng.
Chỉ có Franco Zeffirelli, trong cốn phim "Chúa Giêsu thành Nadareth" của ông, đã cố gắng giữ cả hai là vẻ uy quyền và tính khiêm nhượng. Chúa Giêsu xuất hiện trong cuốn phim của Zeffirelli's như là một người giữa muôn người, niềm nở và gần gũi, nhưng, đồng thời, như một Đấng, với những phép lạ và sự phục sinh của Người, đặt chúng ta trước mầu nhiệm của bản thân Người, một con người vượt quá sự nhân bản đơn thuần.
Tôi không muốn ngăn chận những cố gắn tái đề nghị biến cố Giêsu trong những từ có thể hiểu được và bình dân. Trong thời gian của Người Chúa Giêsu không bị xúc phạm nếu "dân chúng" xem người như là một trong các vị tiên tri. Tuy nhiên, ngài hỏi các tông đồ, "Nhưng phần anh em, anh em nói Thầy là ai?" cho thấy rõ những câu trả lời về phía dân chúng thì không đủ.
Chúa Giêsu mà Giáo Hội trình bày cho chúng ta hôm nay trong ngày lễ trọng Kitô Vua, là Chúa Giêsu trọn vẹn, hầu như nhân bản mà còn siêu việt. Tại Paris thanh gỗ đã được sử dụng để thiết lập chiều dài của thước được giữ cẩn thận đến nỗi đơn vị đo lường này, do Cách Mạng Pháp đưa vào, không bị thay đổi với thời gian. Cũng vậy, trong cộng đồng tín hữu tức là Giáo Hội, hình ảnh thật sự của Chúa Giêsu thành Nadareth được bảo tồn. Hình ảnh này phải được sử dụng như là tiêu chuẩn để đo tính hợp pháp của mọi sự trình diễn về Người trong văn chương, cinéma và nghệ thuật.
Đó không phải là một hình ảnh cố định và trơ trơ, được giữ dưới tủ kính như cây thước, nhưng là một hình ảnh Chúa Kitô sống động, Đấng lớn lên trong sự hiểu biết của Giáo Hội, Đấng sẽ tiếp tục làm nẩy sinh những câu hỏi và những thách thức mới của nền văn hóa và phát triển nhân bản.
Đ.Ô. Nguyễn Quang Sách
ÐỨC KITÔ LÀM VUA ĐỜI TÔI.
Ga 18, 33b - 37
Hôm nay cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng lễ Ðức Kitô-Vua. Người là Ðấng thống trị duy nhất toàn thể vũ trụ và thống trị đời chúng ta !
Nhưng mừng lễ Ðức Kitô làm vua cuộc đời chúng ta có nghĩa là chúng ta tin nhận rằng chúng ta hết lòng khâm phục Người và để Người làm chủ trên chúng ta, trên trọn cuộc sống của chúng ta.
Tuy nhiên, trong thực tế ai làm chủ đời tôi, đời chúng ta ? Chỉ một mình Ðức Kitô hay còn vua nào khác nữa ? Phải chăng ngoài Ðức Kitô là Ðấng duy nhất làm chủ trên cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chứ không còn vua nào khác nữa ?
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta còn có bao nhiêu vua chúa khác đang chờ đợi tranh dành ngôi vua với Ðức Kitô : Nào là « vua thuốc lá », « vua bia rượu», « vua cờ bạc », « vua thể thao », « vua tivi, vua phim ảnh », « vua tiền bạc », v.v... Những ai thiếu khôn ngoan và liều mình để cho các ông vua này cai trị đời họ, thì thật là cả một tai họa khôn lường : Họ hoàn toàn mất hết tự do, trở nên nô lệ cho chúng, để chúng sai khiến, và họ sẽ vâng lời làm bất cứ điều gì chúng muốn, cả đến tư cách, lý trí và tình nghĩa gia đình bạn bè họ cũng sẵn sàng từ bỏ hết, vì để làm thỏa mãn chúng ! Ðúng vậy, đó là những ông vua độc tài và chỉ muốn nô lệ hóa những kẻ phục tùng chúng. Chúng đòi hỏi các thần dân của chúng những đóng góp rất to lớn về thời giờ và tiền bạc. Chúng hứa mang lại một cuộc sống đầy hoan lạc và vui thú, nhưng rốt cục thường chỉ để lại những cảm giác trống rỗng, chán chường và thất vọng.
Tôi đã từng gặp nhiều người đã dại dột để cho hầu hết những ông vua như thế lừa gạt và rơi vào tròng nô lệ của chúng. Kết cục, những người đó trở nên thân tàn ma dại, và chẳng những hoàn toàn vô dụng cho gia đình và xã hội mà còn là gánh nặng cho mọi người. Họ trở nên những kẻ sống đời tầm gửi trên mồ hôi, nước mắt và công lao của kẻ khác.
Các ông vua trần tục đó thường huyênh hoang và cao ngạo. Chúng chỉ luôn tìm cách nhấn sâu và chôn vùi những kẻ chạy theo chúng xuống tận bùn đen hôi thối của tội ác. Chúng ta thử đưa ra một vài thí dụ : chẳng hạn « vua thể thao » : Thể thao thực ra là một điều lành mạnh, nhưng nếu chúng ta mê man đến nỗi sao nhãng bổn phận đối với gia đình, đối với con cái và đối với Thiên Chúa, thì thể thao không còn là một môn tập luyện lành mạnh nữa, nhưng là một tên độc tài thống trị trên ta và biến ta thành nô lệ cho nó. Hay không ai chống đối việc thưởng thức một chén rượu hoặc một ly bia, nhưng nếu cuộc sống mà hoàn toàn lệ thuộc vào chén rượu hay ly bia, đến nỗi thiếu chúng thì mọi việc đều bị đình trệ, không thể tiến xa hơn được nữa, bấy giờ chén rượu và ly bia không còn là những phương tiện « làm vui lòng người », mà là những ông vua độc tài biến chúng ta thành nô lệ cho chúng. Những kẻ say mê cờ bạc, rượu chè, v.v... sẽ đốt cháy nhân vị và tư cách của mình.
Làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ được sự tự do và độc lập, nhất là tư cách và nhân phẩm của mình trước những ông vua độc tài đó? Chỉ một cách duy nhất là chúng ta hãy dứt khoát xa tránh chúng. Những ông vua này tuy độc tài và luôn nô lệ hóa con người, nhưng chúng lại không có « khí giới » trong tay để bắt ép được ta làm nô lệ cho chúng. Việc sống cuộc đời tự do và có tư cách, hay làm nô lệ cho chúng là hoàn toàn tùy vào sự quyết định của chúng ta, hoàn toàn tùy vào ý chí của chúng ta.
Khi nói đến đây tôi lại liên tưởng đến một ông vua khác còn khó tính và độc tài hơn cả trong các ông vua vừa kể trên : đó chính là « cái tôi » của chúng ta. Cái khó để tự giải thoát khỏi sự cai trị của ông vua độc tài này là ở chỗ : Nó không điều khiển chúng ta từ bên ngoài vào, nhưng là ngự trị nội tại trong ta, chiếm giữ và lèo lái cả lý trí và ý muốn của ta. Cuối cùng, những lợi lộc mà ông vua « cái tôi » thu vén là cốt cho chúng ta, để phục vụ chính chúng ta. Chính cái khó nhất là ở chỗ đó : Làm thế nào chúng ta có thể khách quan nhận ra cái lệch lạc, cái sai trái của cái tôi - nghĩa là lòng ích kỷ - của chúng ta ?
Con đường duy nhất là tìm về phục vụ Ðức Giêsu Kitô-Vua, vị vua đích thực của vũ trụ và của đời sống chúng ta. Người đã hy sinh mạng sống vì chúng ta, Người chịu chết để chúng ta được sống. Người là vị vua nhân hậu, chấp nhận thân phận nghèo hèn và vâng lời chịu lụy cho đến chết, chết trên thập giá. Về Ðức Kitô-Vua, Tinsley đã viết : « Người đã không bao giờ là Vua và là Ðấng Cứu Thế, nếu không chết trên thập giá ». Ðức Kitô là vua và nước của Người không thuộc về thế gian này, nhưng lại ở giữa thế gian. Người không hề dùng quyền bính để cai trị, nhưng là để phục vụ. « Phục vụ thay vì cai trị », bênh vực quyền lợi của kẻ cô thế cô thân, chở che người nghèo đói, trả lại công bằng cho những người đã bị mất quyền sống, v.v... là chương sống và hành động của Kitô-Vua. Người thay thế sự tự hy sinh mình vào chỗ sự tự khẳng định mình. Người không đòi hỏi gì cho mình cả, người chỉ cho đi ! Người không tẩy não hay rửa đầu ai hết, Người rửa chân cho mọi người. Những thủ lãnh thế gian bắt thần dân chết thay cho mình, còn Ðức Kitô-Vua lại đã chết thay cho thần dân của Người : Ðó chính là sự cao cả của Đức Kitô-Vua. Chính những kẻ nhạo báng Người đã nói lên sự thật về Vương Quyền của Người, khi họ mỉa mai : « Nó đã cứu được kẻ khác ! » (x. Mt 27,42). Quả vậy, việc cứu giúp kẻ khác : là biểu tượng và là mục đích của Phẩm Hàm Vương Ðế và của Vương Quyền Ðức Giêsu. Vương Quyền của Ðức Giêsu cần đến những con người không chỉ sống và chỉ nghĩ đến chính mình mà thôi, nhưng - cũng như Người - còn biết giúp đỡ và sống cho kẻ khác nữa. Thiên Chúa cần đến tất cả chúng ta!
Ai chấp nhận và tùng phục Vương quyền êm ái dịu hiền của Ðức Giêsu, người đó hoàn toàn tự do trước tứ độ tường, trước mọi mê say tội lỗi. Dĩ nhiên, để phục quyền Ðức Kitô-Vua, nghĩa là để bước đi trên con đường của Người, con đường của sự từ bỏ bản thân mình và nhờ thế được sống đời tự do, con người cần phải từ bỏ một đôi thứ - không chỉ những thứ xấu và tai hại, nhưng đôi khi cả những thứ tốt nữa - nếu chúng trở nên chướng ngại vật ngăn cản bước đường đó của chúng ta. Chính đó là con đường đưa dẫn chúng ta vào trong Vương Quốc vô biên giới, một con đường không chỉ hứa mang lại một cuộc sống sung mãn, nhưng còn ban tặng cho ta chính cuộc sống đó nữa. Ai phục vụ Ðức Kitô-Vua, người đó tìm được ý nghĩa và mục đích chân thật đời mình !
LM Nguyễn Hữu Thy
LỄ CHÚA KITÔ VUA
Ga 18, 33b - 37
Bài đọc một, trích sách Daniel, từ chương 7 đền 12 nói về các thị kiến của vị tiên tri. Như chúng tôi trình bày tuần trước, vào thời thượng cổ, cũng như bây giờ, khi quần chúng lâm vào hòan cảnh quẫn bách chính trị, kinh tế thì nhu cầu cấp thiết là niềm hy vọng. Kinh Thánh cống hiến niềm hy vọng ấy bằng nhiều hình thức khác nhau. Phỏng hai thế kỷ trước Chúa Giêsu và hai thế kỷ sau Ngài hình thức phổ thông là văn chương khải huyền. Xa hơn nữa là các tiên tri, ngôn sứ... Hôm nay chúng ta có văn chương khải huyền của Daniel: "Trong những thị kiến ban đêm, tôi mải nhìn, thì kìa có ai như Con Người đang ngự giá mây trời mà đến". Xin nói ngay, văn chương khải huyền được viết bằng ngôn ngữ bóng bẩy: thị kiến, giấc mơ, ẩn dụ, biểu tượng ... để diễn tả hy vọng rằng sự thiện sẽ thắng cái ác, lành thánh sẽ thắng tội lỗi, vinh hiển sẽ thắng lao tù. Mặc dầu hiện thời còn phaỉ vật lộn với những khó khăn. Cuối cùng Thiên Chúa sẽ toàn thắng thế gian. Các cuộc bách hại sẽ chấm dứt, Hội Thánh được bình an.
Đọc những tường thuật của Daniel về các thị kiến, người ta có cảm tưởng vị tiên tri chia sẻ những mộng mị đêm hôm trước của mình với người bạn nào đó. Nhưng sự thực không phải như vậy. Tiên tri nói lời Thiên Chúa cho các đồng bào ông về hy vọng tương lai. Ong viết cho họ đang trong cơn bách hại của vua Antiôkô VI 200 năm trước Chúa Giêsu. Các người Do Thái đang chịu đựng khốn đốn vì đức tin. Trong khi đa số đồng bào chịu bắt bớ và giết hại thì một số chạy theo nhà vua chối bỏ đạo cha ông, thờ lạy thần ngoại giáo. Hẳn vị tiên tri cảm thấy đau lòng vì những phản bội, cũng như ngày nay chúng ta cảm thấy đau xót khi giáo dân, tu sĩ, chạy theo tiện nghi vật chất, sống đời nhung lụa mà quên mất Lời Chúa. Tiên tri cảnh cáo đồng bào về những sự lừa dối của thế giơí Hy lạp, về triết lý, khoa học, văn hoá của nó. Dĩ nhiên, những kẻ chạy theo thế gian sẽ chẳng bị trừng phạt như những người trung thành, nhưng đức tin bị mai một bởi não trạng sai lầm.
Thế giới này đầy dãy những cám dỗ và hấp dẫn. Như vậy người ta dễ dàng thờ lạy tà thần, những tà thần xem ra đầy quyền lực, giàu sang và lôi cuốn. Thực ra thời nào cũng có những cám dỗ, chúng đánh lạc hướng các tín hữu nhẹ dạ chối bỏ đức tin và tôn giáo của tổ tiên, chạy theo thành công tiền bạc và quyền lực. Hai tuần trước, tức đầu tháng 10 dl, tôi trên đuờng đi giảng tĩnh tâm ở một giáo xứ lẻ, bất giác nhìn ra cửa kính xe hơi đã thấy những bảng quảng cáo hàng hoá giáng sinh. Tôi liếc nhìn và có cảm giác đợt sóng thần đầu tiên về quảng cáo đang ập tới. Chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ bị nhận chìm trong những hào nhoáng của lễ hội. Chẳng thể tránh khỏi. Các cửa hiệu, tiệm tạp hoá, siêu thị, quán càphê, trạm dừng chân, báo chí, internets... thôi thì cẳng còn thiếu nơi đâu không có quảng cáo. Chúng ta chẳng cần có bàn tay bạo chúa Antiôkô. Chính chúng ta và con cháu đang chết đuối trong những làn sóng duy vật, khoái lạc, hưởng thụ. Các thanh niên, thiếu nữ, trẻ người non dạ sẽ chẳng thể nào ngóc đầu vượt khỏi những quảng cáo đầy cám dỗ đó. Cha mẹ sẽ bị áp lực mua sắm, lãng phí về những tiêu xài vô bổ. Chẳng cần nói tới tuổi trẻ, lớn đầu như chúng ta cũng sẽ bị lôi cuốn, cám dỗ. Sau lễ hội là nợ nần thiếu thốn! Làm thế nào thoát ra được đây? Chẳng cần có bàn tay bạo chúa Antiôkô. Bàn tay của vật chất, tiện nghi, văn minh máy móc nặng nề hơn. Cho nên văn chương khải huyền lại một lần nữa cần thiết cho linh hồn các tín hữu! Am mưu satan thật quái ác. Chúng ta phải tỉnh thức luôn kẻo rơi vào vòng tay của hắn mà chẳng biết!
Đúng vậy, ngẫu tượng hiện diện khắp nơi trên mặt địa cầu, khắp năm châu bốn bể, khắp làng mạc thôn xóm, thành thị khu phố. Những ngẫu tượng của thành công, tiếng tăm, hạnh phúc và muôn vàn hình thức khác. Cho nên bận tâm của Daniel không chỉ cho thời đại ông mà cả cho chúng ta nữa. Lễ Chúa Kitô vua hôm nay nhắc nhở các linh hồn, ai sẽ làm vua trên thế gian này? Ai sẽ chiếm hữu trái tim con người? Môn đệ Chúa làm đuợc chi? Liệu satan với các chiến thuật tinh vi của hắn sẽ lôi kéo được nhiều linh hồn và sẽ thắng? Hay vua khiêm nhường Giêsu ? Câu trả lời giành cho các kẻ nhận mình là tông đồ Chúa. Riêng Daniel trong bài 1 xác định dứt khoát " Đấng Lão Thành trao cho Người vinh quang và vương vị, muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng thờ Người. Quyền thống trị của Người là vĩnh cửu, không bao giờ mai một". Liệu chúng ta đồng ý với tiên tri không? Nếu đồng ý thì phải làm chi? Chẳng lẽ dung dưỡng xác thịt, gây gương mù gương xấu, rồi hô lớn : Chuá đã toàn thắng? Không đời nào xảy ra như vậy! Bơỉ vì vị tiên tri nói đến "Con Người" và chúng ta biết rõ số phận của Ngài ra sao! Con Người đó sau khi chịu khổ hình, chết và sống lại mới được ban quyền năng trên trời, dưới đất, hoả ngục và "vương quốc của Người chẳng hề suy vong". Xin tưởng tượng sự thiện sẽ ngự trị khắp nơi và bền vững muôn đời muôn kiếp. Daniel đoan hứa với tất cả mọi linh hồn đang chịu bách hại, chán nản và rã rời, vì kẻ thù mạnh thế. Ong cũng nói với chúng ta, những tín hữu trung kiên trước lôi kéo của thế gian.
Ví ngay từ đầu, các tín hưũ tiên khởi đã tin thật Chúa Giêsu là "Con loài người". Và chính Ngài cũng năng dùng danh hiệu này: "Liệu khi Con Người đến còn tìm thấy lòng tin trên mặt đất này nữa không" ? hoặc "Con Người phải chịu trao nộp vào tay các thượng tế, kinh sư. Họ sẽ hành hạ Ngài và giết đi". Tuy nhiên, Hội Thánh cũng tin Ngài sẽ trở lại trên các tầng mây xanh. Vậy tiên tri viết cho các người Do Thái đang bị vua Antiôkô bách hại để an ủi họ, đồng thời cảnh cáo những ai muốn từ bỏ đức tin để chạy theo giả trá thế gian. Ong cũng viết cho các tín hữu tân thời đang bị thế giới thù nghịch, tẩy chay và những kẻ muốn thất vọng vì mòn mỏi đợi trông Chúa trở lại mà không thấy. Chúng ta nên suy nghĩ thấu đáo hơn nội dung bài đọc và lựa chọn thái độ xứng hợp.
Đây là tuần lễ cuối cùng của năm phục vụ B. Tuần tới bắt đầu mùa vọng C và một loạt bài đọc mới. Cho nên các bài đọc hôm nay có tính kết thúc. Bài hai tuyên bố: kính dâng Ngài vinh quang và uy quyền đến muôn thủa muôn đời Amen! Rồi Thiên Chúa phán: Ta là Anpha và Ômêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến. Là Đấng toàn năng! Amen. Nhưng ngày lễ hôm nay cũng thúc giục chúng ta nghĩ đến năm phục vụ C: Phải khởi sự ra sao? Có lẽ nên với hy vọng và tham dự trước. Chúng ta sẽ bỏ bớt những thói quen không tốt. Nên có kinh nghiệm tự do thiêng liêng nhiều hơn. Chúng ta sẽ hạ quyết tâm và kiên cường tuân giữ, trung thành với Lời Chúa nhiều hơn. Chúng ta còn một tuần lễ nữa để suy nghĩ về các lựa chọn của mình. Phải làm điều chi tốt hơn là rắp tâm ăn kiêng, vận động thân thể để được khoẻ mạnh và cường tráng. Xin đề nghị: Một tinh thần đổi mới, ý chí vững bền và một tình yêu thắm thiết. Tuần tới chúng ta sẽ mang những quyết tâm đó dâng trên bàn thờ Thiên Chúa, xin Ngài chứng giám và trợ giúp thực hiện, bởi chúng ta chẳng thể làm chi mà không có ơn Chúa Kitô. Ngài sẽ thêm sức mạnh cho nếu chúng ta thành tâm.
Cho nên ngày lễ Chúa Kitô vua hôm nay là cơ hội tốt để mọi người suy nghĩ lại, rời bỏ quá khứ xấu xa, tiến tới nếp sống mới tốt đẹp hơn. Chúa Giêsu kêu mời chúng ta lần nữa: " Ai yêu chuộng sự thật thì nghe tiếng tôi". Nghĩa là chúng ta chọn Ngài làm tiếng nói cao cả cho lương tâm mình, Ngài sẽ dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính đi tới Đức Chúa Trời. Từ trước đến nay có lẽ tiếng xác thịt, thế gian, satan dẫn dắt chúng ta. Vì vậy chúng ta mới rơi vào sa đoạ. Lúc này chúng ta cần phải nhận ra mình sai lầm mà lắng nghe tiếng Chúa Giêsu: Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi. Không nghe tiếng Ngài là chúng ta về phe với dối trá, lừa đảo. Mặc dù chúng ta xưng mình là môn đệ Chúa. Điều này đã xảy ra rất nhiều lần trong cuộc đời mỗi người. Chẳng cần chứng minh. Hôm nay Chúa Giêsu ứng nghiệm thị kiến của Daniel. Ngài là Con của nhân loại mặc khải Thiên Chúa Cha cho thế giới, nói toàn sự thật về thiên đàng, thế gian và hoả ngục. Ngài cảnh cáo mọi người đừng chọn sai lầm của cải vật chất, xác thịt và ma quỉ, tức quyền lực, của cải, tiện nghi, giàu sang, hào nhoáng, mà chọn nghèo hèn, khiêm tốn và thanh sạch: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng tôi". Thánh Gioan hay dùng từ " thế gian" để chỉ những kẻ từ chối Thiên Chúa, yêu mến tối tăm. Liệu chúng ta thuộc về nhóm họ không? Chắc chắn " thế gian" chẳng có khả năng ban sự sống, chỉ ban chết chóc và gian dối mà thôi. Chúa Giêsu xưng mình là vua của vương quốc sự thật, sự sống và tình yêu. Ai yêu mến những giá trị đó thì nghe tiếng Ngài. Xin nhớ: khi Ngài tuyên bố các câu ấy thì Ngài đang đứng trước mặt Philatô. Hai thực tại hoàn toàn đối lập nhau. Hai biểu tượng : một của Chân lý, một của gian tà. Nếu chúng ta chọn Ngài, chúng ta chọn sự thật. Nếu chúng ta chọn Philatô, chúng ta chọn gian dối. Đường lối của Ngài là hèn mọn, yêu thương và kiêm nhường. Đường lối của Philatô là quyền lực giàu sang và hào nhoáng. Như vậy chúng ta dễ biết mình thuộc về phía nào. Than ôi! Thiên hạ xưa nay la to mình thuộc về Chúa Giêsu, nhưng thực chất họ thường xuyên chọn Philatô và đường lối của ông ta.
Năm phụng vụ đã kết thúc, lần nữa chúng ta hạ quyết tâm chọn Chúa Giêsu và đường lối của Ngài. Sống khiêm nhường, bác ái, khổ chế, cầu nguyện. Chúng ta nghe tiếng Ngài và được dẫn dắt đến sự thật, sự sống, đến vương quốc tình yêu và ánh sáng. Chúng ta sẽ phục vụ Ngài trong các kẻ nghèo hèn vì Ngài tuyên bố làm việc đó là phục vụ chính Ngài. Amen.
Lm. Jude Siciliano, OP
KHI BỊ CÁO LÀ VUA KYTÔ.
Ga 18, 33b - 37
Tin mừng mà Giáo hội muốn cho mỗi người chúng ta suy niệm nhân lễ Chúa Kytô Vua được đặt trong bối cảnh Chúa Giêsu bị người Dothái điệu từ nhà ông Caipha đến dinh tổng trấn. Như thế có nghĩa là Chúa Giêsu sau khi bị xử ở tòa án Dothái, thì giờ đây Người còn phải ra trước toà án Rôma mà đại diện là tổng trấn Ponxiô Philatô - làm tổng trấn xứ Giuđa từ năm 26-36. Đỉnh cao của phần thẩm vấn giữa một bên là quan toà Philatô và một bên là "bị cáo" Giêsu liên quan đến điều mà cáo trạng của kẻ thù nghịch nêu lên để chống lại Chúa Giêsu với tội danh Người tự xưng là vua.
Tại sao phải nại tới tòa án Rôma? Chúng ta biết là quyền xử án và thi hành án của tòa án Thượng hội đồng Do thái rất giới hạn trong phạm vi tôn giáo. Tòa án Thượng hội đồng chỉ được xử án những tội với mức xử là đánh đòn hay giam tù mà thôi. Còn kết án tử hình thì tòa án Thượng hội đồng không được phép thi hành bản án mà phải chuyển sang tòa án Rôma thực thi bản án này. Vì thế chúng ta thấy trong phiên tòa xử Chúa Giêsu, tòa án Thượng hội đồng Dothái kết án tử hình Chúa Giêsu vì tội phạm thượng. Nhưng với tội phạm thượng này, tòa án Rôma không thể xử và thi hành được vì đây là tội thuộc phạm vi tôn giáo chứ không thuộc tội chính trị. Thế nên người Do thái bèn nẩy "sáng kiến" khiến Chúa Giêsu phải bị tử hình dưới tòa án Rôma. Từ tội danh phạm thượng chỉ thuần túy mang tính tôn giáo, giờ đây người Do thái chuyển sang tòa án Rôma và chụp mũ Chúa Giê-su với ba tội danh "chết người", đó là 1/ Xách động quần chúng; 2/ Ngăn cản nộp thuế cho hoàng đế và 3/ Tự xưng là Vua!
Sở dĩ chúng ta biết rõ tội của người Dothái là vì đứng trước lời thẩm vấn của Philatô : "Ông có phải là vua dân Dothái không?", Chúa Giêsu đã truy tìm nguồn gốc của lời kết án này và chính Philatô đã cho biết đó chính là người Dothái đã tố cáo. "Nuớc tôi không thuộc về thế gian này". Điều mà Chúa Giêsu khẳng định một lần nữa cho thấy nước Chúa không như cách người Dothái hay như Philatô hình dung và mong đợi. Người Dothái dưới thời đế quốc Rôma thống trị vẫn thường xen lẫn ý nghĩ là mong chờ Đấng Cứu Thế (Mêsia) đến để đem lại sự thống nhất đất nước cho dân tộc Dothái đang bị đế quốc đô hộ.
Vâng, nước của Chúa Giêsu không giống như cách con người quan niệm là phải của thành phần thống trị nhờ có sức mạnh về quân sự, mở mang bờ cõi, xâm chiếm các quốc gia khác,... Nước của Chúa Giêsu không nhằm mục tiêu chính trị, vì thế Người không bao giờ là Đấng phải đến theo quan niệm trần thế là chỉ để thực thi công cuộc giải phóng, chấn hưng đất nước. Nước của Chúa đến từ nơi khác, từ nơi mà Người đã sinh ra từ đời đời và cũng từ đó mà Người đã đến thế gian.
Chính vì Người đã đến thế gian nên sứ mạng của Người nơi trần gian là "làm chứng cho sự thật". Làm chứng cho sự thật không gì khác hơn là tử đạo (Martyr). Chính cái chết của Người trên Thập giá là bằng chứng và là dấu ấn cho việc làm chứng đó.
Nước của Chúa Giêsu được thiết lập không phải nhờ sức mạnh quân sự, vũ khí hạt nhân, tiền và mưu lược, nhưng chính là nhờ lời mạc khải từ Thiên Chúa và công dân của nước đó là tất cả những ai đón nhận và thực thi Lời mạc khải. Là Vua, nhưng Vua Giêsu không giống như vua trần thế là để được người ta hầu hạ, cung phụng, nhưng Người đến để hầu hạ và nâng đỡ kẻ yếu hèn;
Quyền lực của Vua Giêsu cũng không phải là quyền lực của thế trần. Nghĩa là một thứ quyền lực của kẻ quyền thế, một quyền lực theo kiểu "trên giáng xuống, dưới chịu đựng" mà quyền lực của Người là quyền lực của tình yêu; Sức mạnh của Vua Giêsu không đến từ đội quân hùng hậu, trang bị vũ khí hiện đại mà chính là sức mạnh của lòng tha thứ; Thành công của Vua Giêsu không phải là thứ thành công của kẻ thắng trận, của kẻ mạnh mà chính là thành công do thập giá và máu, tra tấn và tù đày, khinh chê và nhục mạ vì chân lý, vì Tin mừng. Và cuối cùng, mũ triều thiên của Vua Giêsu không được nạm bằng ngọc bích, bằng vàng ròng mà là mũ triều thiên trên đó được gắn những đớn đau, tội lỗi của thế trần, được chạm trỗ bởi tình yêu và sự vâng phục.
Lạy Chúa Giêsu là Vua, chớ gì môi miệng chúng con tuyên xưng Chúa là Vua và tâm trí chúng con luôn hướng về Chúa như là Đấng Quân Vương của Chân - Thiện - Mỹ; nhờ đó, chúng con luôn dấn bước theo Chúa, đồng hành với Chúa giữa dòng đời để rao giảng tình yêu của Chúa cho mọi người.
Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
Hôm nay Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, Mẹ Hội Thánh đặt lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa Nhật này với hàm ý : ước nguyện sau cùng là tất cả mọi người đều ở trong Nước Thiên Chúa, một nước chỉ có yêu thương, thái bình, hạnh phúc. Vì thế, phụng vụ Lời Chúa ngay từ Bài đọc I, trích trong sách Daniel đã nói tiên tri về Đức Kitô sẽ được trao quyền thống trị trên muôn lòai (Dn. 7, 13 - 14) và Bài đọc II thánh Gioan đã mô tả vị vua cai trị ấy đầy lòng yêu thương, dám hy sinh mạng sống lấy máu rửa sạch tội lỗi chúng ta, nên được tôn làm vua muôn lòai (Kh 1, 5 - 8). Và bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, chính Chúa Giêsu đã xác quyết : "Quan nói đúng, tôi là Vua" (Ga 18, 33 - 37), cho nên bài đáp ca đã lặp đi lặp lại : Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai (Tv 92)
Nói tới Vua là nói tới ngai vàng, vương quyền, thế lực... nên khi nghe Ngài nhận là vua người Do Thái tưởng Ngài là vua theo nghĩa chính trị nên kết án Ngài phản loạn. Nhưng không phải thế, Chúa Giêsu làm vua thì ngược lại, Ngài lang thang "không có nơi gối đầu...", làm bạn với phường tội lỗi, kết thân với kẻ đói nghèo, bệnh tật...Nhưng Ngài là vua một cách hòan hảo với đầy đủ đức tính của một vị vua nhân ái và yêu thương, sẵn sàng cúi xuống trên kẻ bần cùng, xoa dịu vết đau của người cô thế thể xác lẫn tinh thần. Ngài là vị vua không ngồi trên ngai vàng, nhưng trên Thập giá. Không cai trị bằng quyền lực, nhưng bằng tình thương. Một vị vua không lãnh thổ trên bản đồ thế giới, nhưng nằm sâu trong trái tim mọi người.
Chúa Giêsu làm vua, nhưng không phải là một vua như mọi vua trần gian và nước của Ngài cũng không giống các nước trên trần thế. Nước ngài không xây dựng trên sức mạnh, quyền lực vì "Nước tôi không thuộc thế gian này...". Nước Chúa xây dựng trên sự thật, mà sự thật là làm cho con người trở thành người hơn, biết tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền của nhau. Sống theo sự thật không dễ, vì người sống theo sự thật thường thua thiệt, còn kẻ dối trá lại được coi là khôn ngoan. Chỉ có những ai dám nói sự thật và sống theo sự thật mới đựơc sống trong vương quốc của Chúa Giêsu. Vì thế, để làm công dân nước Chúa, người ta phải cố gắng sống theo Lời Chúa và dạy cho người khác cũng sống như thế. Ai sống theo giá trị Tin Mừng để thành người hơn thì người đó thuộc về nước Chúa. Mỗi người chúng ta hãy sống xứng đáng làcon dân nước Chúa.
Vương quốc của Chúa Giêsu còn là vương quốc của tình yêu. Thế nhưng, yêu mình, yêu cha mẹ, yêu thân nhân, bạn bè thì dễ, yêu người dưng, người khác chủng tộc, khác màu da cũng còn có thể, nhưng yêu kẻ thù thì thật vô cùng khó. Nhưng Chúa Giêsu đòi hỏi phải yêu hết mọi người, yêu cả kẻ thù vì Ngài là vua tình yêu, và chỉ những ai sống yêu thương mới đích thực là con dân của Chúa. Trong Tân Ước, Ngài đã dùng những ví dụ để nói về Ngài : người mục tử tốt lành dám bỏ chín mươi chín con chiên để lo tìm một con chiên lạc, người đàn bà tìm moi móc đồng bạc đánh rơi, người cha nhân lành.... Tìm được chiên vác lên vai, đưa về mở tiệc mừng, tìm được tiền đem khoe, tìm được con mở tiệc ăn mừng... Phải, Ngài quả là vị mục tử đã dám hy sinh mạng sống cho đàn chiên (x. Ga 11, 50).
Mừng lễ Chúa Kitô Vua, Hội Thánh mời gọi chúng ta hãy biến đổi nơi Đức Kitô để nhập Vương quốc của Người. Một nước không có quân đội, vì không thuộc thế gian, nhưng vương quốc ấy có công dân thực sự, đó là những người đứng về phía sự thật, mà sự thật là chính Chúa Giêsu, dám lên tiếng đấu tranh cho những bất công, bóc lột và đưa tinh thần của Đức Kitô vào những nơi nghèo đói, lạc hậu, ma túy, tham nhũng, ... Chúng ta càng làm cho tình yêu và sự thật thắng thế, thì nước Chúa càng lớn lên. Xin Chúa làm vua chính cõi lòng chúng ta để chúng ta biến đổi thế giới.
Vương Quyền Chúa ngày nay đang bị lu mờ bởi những đam mê dục vọng. Xin Chúa là vua thống trị mọi tâm hồn, thức tỉnh lương tâm các nhà lãnh đạo quốc gia, để họ biết chấp nhận Chúa là chủ tể vạn vật, và biết tôn trọng những giá trị, quyền lợi căn bản của con người. Nhờ đó mọi người được hưởng một nền hòa bình trong bầu khí yêu thương chân thành.
Sr Mai An Linh OP
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ VUA VŨ TRỤ - VUA SỰ THẬT
Ga 18, 33b - 37
Chúa Giêsu có phải là vua thật không ? Ngài là vua theo nghĩa nào ? bài Tin Mừng trả lời cho chúng ta những câu hỏi đó trong phiên tòa Rô-ma xử án Chúa Giêsu. Người xét xử là tổng trấn Phi-la-tô, là ông quan của đế quốc Rô-ma đặt cai trị ở Do thái, vì lúc ấy dân Do thái đang ở dưới quyền đô hộ của người Rô-ma. Bị cáo là Chúa Giêsu, do người Do thái điệu Chúa đến đây để xin Phi-la-tô xét xử.
Phi-la-tô hỏi Chúa : "Ông có phải là vua dân Do thái không ?". Để trả lời, Chúa hỏi lại : "Ngài tự ý hỏi điều ấy hay những người khác đã nói với ngài về tôi ?". Hỏi như vậy là Chúa muốn vạch trần thâm ý của Phi-la-tô. nếu Phi-la-tô tự ý hỏi như vậy tức là Phi-la-tô muốn hỏi : "Anh có phải là tay lãnh tụ chính trị, dám chống lại chính quyền Rô-ma không ?. Đối với Phi-la-tô, là vua Do thái chỉ có nghĩa như vậy. Mà nếu như thế thì câu trả lời của Chúa là "không". Ngài không phải là vua theo nghĩa đó. Còn nếu câu Phi-la-tô hỏi là do các nhà lãnh đạo Do thái nhắc nhở cho, thì có nghĩa là Chúa Giêsu là vị cứu tinh của Do thái như Thiên Chúa đã hứa với dân tộc họ. Nếu như thế thì câu trả lời của Chúa là "có". Ngài thực sự là vua. Nhưng không phải chỉ là vua của dân Do thái mà còn là vua của mọi người. Nói rõ hơn, Chúa Giêsu là vua tâm linh, là vua lòng mọi người, chứ không phải là vua theo nghĩa thông thường trần gian. Nước của Chúa bao gồm những tâm hồn tin theo Chúa. Vì thế, vương quyền của Chúa có tính cách thiêng liêng chứ không có tính cách trần thế, không dùng phương tiện, sức mạnh, bạo lực của trần gian. Trái lại, phương tiện thực thi vương quyền của Chúa là nhập thể cứu chuộc và rao giảng sự thật. Chính Chúa đã khẳng định với Phi-la-tô : "Tôi là vua, nước tôi không thuộc về thế gian này. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này : làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi".
Như vậy, chúng ta có thể quả quyết : Chúa Giêsu là vua. Ngài là vua sự thật. Sự thật là gì ? Chính Phi-la-tô đã hỏi Chúa điều đó. Chúa không đáp lại bằng lời nói mà bằng chính việc Ngài đang thực hiện trước tổng trấn. Việc đó là thực hiện việc của tình yêu cứu độ. Ngài vô tội, nhưng vì yêu thương nhân loại, đã cam lòng chịu chết để đền tội cho nhân loại. Sự thật là như thế. Đó là tình yêu cứu độ. Đó là sự thật mà Chúa muốn làm chứng và muốn nói tới. Và giờ đây, nhìn chung quanh trong nhà thờ này : các ảnh tượng Chúa, chúng ta cũng thấy sự thật cứu độ là như vậy : Chúa Giêsu trên cây Thánh giá, Chúa Giêsu trong phép Mình Thánh, Chúa Giêsu trong chặng đường thánh giá...Tất cả đều nói lên tình yêu cứu độ.
Tình yêu ấy đã được ban cho con người, chỉ cần con người đón nhận tình yêu ấy bằng một tâm hồn khiêm tốn, khao khát tình yêu cứu độ. Và bằng tâm hồn mở rộng ra, yêu thương bác ái đối với những người chung quanh. Sự thật cứu độ như vậy, nói thì đơn sơ dễ dàng, nhưng thực hiện thật là phức tạp và khó khăn, đòi hỏi nhiều cố gắng của chúng ta. Bởi vì cuộc sống tất bật, chật vật, đầu tắt mặt tối, đầy lo toan khốn khổ, dễ đẩy chúng ta vào thái độ ích kỷ, nhỏ nhen, thấp hèn. Chúng ta không dễ nhường nhịn nhau, hòa thuận với nhau, mà ngược lại, muốn lấn lướt người, muốn được phần hơn, muốn loại trừ nhau, nhiều khi dùng cả những thủ đoạn độc địa, thô bỉ nữa. Như vậy, chúng ta chưa sống sự thật cứu độ, chưa rao giảng sự thật cứu độ, chưa làm chứng cho sự thật cứu độ. Điều đó có đúng không ?
Chúng ta tôn xưng Chúa Giêsu là vua, thì chúng ta là dân của Ngài. Chúng ta tôn xưng Chúa là vua sự thật, thì chúng ta là dân sự thật của Ngài, chúng ta phải làm sáng tỏ sự thật ấy. Cuộc sống chúng ta có rất nhiều dịp, nhiều lúc phải quyết định chấp nhận hay từ khước, nói có hay không dứt khoát : có thì nói có, không thì nói không. Một khi chúng ta trả lời "có" cho một người, tức là chúng ta trả lời "không" cho người khác. Khi chúng ta trả lời "có" cho Thiên Chúa, là chúng ta trả lời "không" cho ma quỷ cám dỗ. Không thể có trung lập giữa không và có, giữa Chúa và ma quỷ, giữa ánh sáng và bóng tối. Theo Chúa là phải có một quyết định, một lập trường, một triết lý sống thực hành thánh thiện, ngay thẳng, trung thực, chứ đừng ăn không nói có, lật lọng, dối trá, thay trắng đổi đen.
Nói rõ hơn, chúng ta phải tôn trọng sự thật : phải giữ thành thật trong lời nói, tư tưởng và việc làm. Không được làm chứng dối, thề gian, bỏ vạ, cáo gian, đổ tội cho người khác, vu khống người ta. Không được xét đoán vô căn cứ, kết tội khi chưa đủ bằng chứng, cả khi nói những lời gây thiệt hại danh dự của người khác...cũng đều lỗi phạm sự thật. Can đảm biện hộ cho sự thật khi cần đến và có sự thật buộc chúng ta phải giữ kín.
Chúng ta hãy nhớ : một người sống trung thực, chân thành, bác ái, yêu thương giữa một xã hội đầy dẫy những lừa lọc, gian dối, ích kỷ, ti tiện...có lẽ sẽ bị đánh giá là một người không giống ai, là một người lội ngược dòng nước cuốn, Nhưng chính việc lội ngược dòng, chính việc sống trung thực, yêu thương lại chính là thánh giá mỗi người cần phải vác hằng ngày. Chúng ta phải trở nên muối đất, trở nên ánh sáng thế gian bằng cuộc sống chứng nhân trung thực cho Chúa Giêsu Ki-tô.
Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra một số tước hiệu của Ngài như : mục tử, thầy, Chúa, Con Người, tôi tớ vv...Tuy nhiên, tước hiệu là Vua, Chúa Giêsu chỉ xác nhận vài giờ trước khi Ngài bị kết án. Philatô đã hỏi cung Chúa Giêsu:" Ông là Vua sao ? ". Tước hiệu Vua ở đây có nhiều ý nghĩa.
TÔI LÀ VUA : Bài tường thuật Ga 18, 33b-37 rút ra từ bài thương khó của Chúa Giêsu trong Tin Mừng của thánh Gioan, là một cuộc thẩm vấn kỳ lạ, bị cáo lại đặt câu hỏi với quan toà và kéo quan toà xoay quanh vấn đề " Vua dân Do Thái ". Theo dõi cuộc thống khổ của Chúa Giêsu, chúng ta chú ý nhân vật Philatô đối với Chúa Giêsu.
Philatô sau khi trao đổi với dân chúng ở ngoài phủ đường, ông đi vào trong và ra lệnh đưa Chúa Giêsu đến trước mặt ông. Ông hỏi Chúa Giêsu:" Ông mà lại là Vua dân Do Thái ?". Đây là lần đầu tiên tước hiệu Vua xuất hiện trong trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Tin Mừng nhất lãm cũng ghi lại tước hiệu này. Sự kiện này cho thấy tất cả đều bắt nguồn từ truyền thống tiên khởi. Ở đây, rất có thể tước hiệu Vua được thốt ra từ miệng của Philatô. Câu hỏi cung này chứng tỏ Philatô đã biết từ trước dân Do Thái tố cáo Chúa Giêsu. Đối với Philatô cũng như lời tố cáo của dân Do Thái: tước hiêu" Vua Do Thái " mang ý nghĩa chính trị. Vua Israen mang ý nghĩa tôn giáo
( Ga 1, 19 ). " Vua dân Do Thái " mang ý nghĩa chính trị ( Ga 18, 34 ). Ở đây Chúa Giêsu không trực tiếp trả lời câu hỏi của Philatô nhưng Ngài đặt câu hỏi cho Philatô:
"Tự mình ông, ông nói thế hay có ai khác đã nói với ông về Tôi ?". Câu hỏi của Chúa Giêsu nhằm làm rõ nghĩa câu hỏi cũng như ý nghĩa sâu xa của Philatô. Nếu tự ý Philatô nói ra câu đó, thì "Vua" có ý nghĩa chính trị, còn nếu do dân, hoặc ai đó nói về tước hiệu Vua của Chúa Giêsu, tước đó có nghĩa tôn giáo" Vua dân Do Thái ". Chúa Giêsu muốn làm rõ ý nghĩa của từ Vua, để nếu Philatô gán ghép cho từ Vua theo nghĩa chính trị, Chúa Giêsu sẽ phủ nhận, còn nếu hiểu chữ "Vua" theo nghĩa tôn giáo, Đức Giêsu là Đấng Mêsia phải đến trong thế gian, Chúa Giêsu sẽ chấp nhận. Philatô tỏ ra bực tức, ông không muốn hiểu tước vị " Vua dân Do Thái " theo nghĩa tôn giáo. Chính vì thế, Philatô đã hỏi Chúa Giêsu tiếp:" Ông đã làm gì ?". Giờ phút này, Chúa Giêsu không ngần ngại xác định cho Philatô rằng Nước của Ngài không thuộc thế gian này, nghĩa là Nước của Chúa không tổ chức theo nghĩa chính trị mà Nước của Ngài hoàn toàn thuộc về lãnh vực thiêng liêng : " Nếu Nước Tôi thuộc về thế gian này, thì bộ hạ của Tôi đã cố chiến đấu không để Tôi bị nộp cho người Do Thái ". Đúng như lời Chúa Giêsu nói, Ngài có một Nước nhưng Nước đó là Nước Trời, Nước linh thiêng, hoàn toàn khác biệt với thế gian. Philatô khi nghe Chúa Giêsu nói về "Nước", ông ta liền hỏi Chúa Giêsu:" Vậy thì ông là Vua sao ? ". Chúa Giêsu không ngần ngại và Ngài khẳng định một cách trang trọng:" Ông nói đó : Tôi là Vua ".
Lời khẳng định của Chúa Giêsu rằng Vương Quốc của Ngài thuộc thế giới thần linh. Ngài được Chúa Cha sai đến trần gian để làm chứng cho sự thật, nghĩa là Ngài làm chứng cho Thiên Chúa, làm chứng cho Nước Trời. Đức Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa. Vương Quốc của Chúa Giêsu, chính Ngài đã thiết lập trong cuộc khổ nạn, Ngài chịu chết theo ý của Chúa Cha để cứu độ nhân loại :" ...Còn Ta, khi Ta được nâng lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta" ( Ga 12, 32 ). Điều khác lạ xem ra hết sức nghịch lý ở chỗ; chính trong sự đau khổ, Chúa Giêsu xưng mình là Vua, và khi Ngài bị treo lên thập giá, Ngài mới chứng tỏ thật mình là Vua. Chúa Giêsu là Vua nhân từ, hiền hậu, Vua tôi tớ, Vua thí mạng sống để cho muôn dân được sống. Thật ra nếu có nghịch lý là nghịch lý đối với Philatô, đối với người Do Thái, đối chúng ta khi mọi người có ý nghĩ theo ý người đời, theo cái nhìn xác thịt của con người. Đối với Chúa Giêsu đó là một việc làm hoàn toàn ý thức, hoàn toàn tự hiến theo ý Thiên Chúa Cha. Ngài vâng phục tới cùng, vâng phục Cha Ngài cho tới chấp nhận cái chết trên thập giá. Suốt cuộc thẩm vấn, Philatô biết Chúa Giêsu vô tội ( Ga 18, 38 ) và muốn tìm cách tha bổng Chúa Giêsu ( Ga 19, 12 ). Nhưng Philatô tỏ ra hèn nhát, ông sợ áp lực của người Do Thái, ông sợ mất chức, mất quyền. Do đó, ông để mặc cho Chúa Giêsu bị án tử hình dù rằng Ngài hoàn toàn vô tội. Ông vẫn cho treo bản án:" Giêsu Nagiarét, Vua dân Do Thái".
Nuớc Chúa không thuộc trần gian nhưng vẫn hiện diện giữa trần gian. Người Kitô hữu thuộc về Vương Quốc tình yêu, lấy chân lý, yêu thương, hiệp nhất, hòa bình làm nền tảng. Vương Quốc của Chúa qui tụ mọi con dân sống tình huynh đệ bác ái và Vua Giêsu đến để phục vụ, chứ không để được phục vụ. Liệu người Kitô hữu có can đảm làm chứng cho Vương Quốc tình yêu của Chúa Giêsu không ?
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết chiêm ngưỡng Chúa trong tư cách là Vua hiền lành, khiêm nhượng, Vua phục vụ, Vua tôi tớ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
ĐỨC KITÔ LÀ VUA VŨ TRỤ
Ga 18, 33b - 37
Suy Niệm: Đức Giêsu trả lời cho quan Philatô rằng: "Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về chân lý. Ai thuộc về chân lý thì hãy nghe tôi."(Jn 18:37) Khi Đức Giêsu hỏi các tông đồ người đời hiểu biết về Ngài thế nào, thì họ trình thuật lại. Những câu trả lời về Ngài đều không đúng! Thế rồi Ngài muốn chính các tông đồ là những người gần gũi Ngài nhất hiểu biết về Ngài thế nào, Ngài hỏi: "Chính các con, các con nghĩ Thầy là ai?" Nhờ được ơn soi sáng, Phêrô đại diện các tông đồ trả lời đúng:" Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa."(Lk 9:20). Câu trả lời tuy ngắn gọn, nhưng diễn tả đầy đủ ngôi vị của Đức Giêsu và chương trình Thiên Chúa cứu độ trần gian. Là Con Thiên Chúa, thì việc Ngài làm đem hiệu quả hơn mọi vua trần thế. Là Con Thiên Chúa, nên lời Ngài nói đáng tin và có sức cứu thoát tội nhân khỏi quỉ thần. Ngài đúng là Vua vĩnh cửu. Danh từ vua không đủ nghĩa để giải thích những ân phúc mà Đức Kitô ban phát cho nhân loại. Theo quan niệm trần gian, vua thì ngồi trên cao, có quyền thế và nắm vận mạng sinh tử của nguời dân. Trái lại, Đức Kitô là nguời 'tôi tớ'. Ngài kêu gọi dân đến với Ngài, để nâng cao giá trị làm nguời của họ lên hàng thần thánh. Ngai của Ngài không mạ vàng sáng chói, nhưng là cây Thánh Giá trên đồi cao sinh hoa trái cứu chuộc. Triều thiên của Ngài không cẩn bằng ngọc quý, nhưng là những hạt máu tuơi để rửa sạch tội loài nguời. Ngài không bắt dân phải chết để bảo vệ ngôi báu, nhưng chịu chết treo để xin Chúa Cha ban ơn tha thứ cho dân, như lời sách Khải Huyền:" Nguời là thủ lãnh các vua trần thế ... đổ máu mình ra để thánh hóa chúng ta trở nên tư tế của Thiên Chúa."(1:5-6). Quyền thế của vua trần gian thì giới hạn, nhưng Ngài lại ban cho những ai tin theo Ngài sự sống vĩnh cửu.
Thực Hành:"Chúa làm Vua, Ngài đã mặc thiên oai"(TV 92:1). Sau khi bị vua trần gian ruồng bỏ và giết chết trên thập giá, Đức Kitô được nâng lên làm Vua vũ trụ. Ngài không bỏ loài nguời duới quyền sự dữ, nhưng sai các tông đồ tiếp tục công việc cứu độ của Ngài qua bí tích Rửa tội. Bí Tích rửa tội là lễ phong vương cho từng Kitô hữu. Họ được sai đi để cứu độ trần gian. Ước gì mỗi Kitô hữu biết Vua đời mình là ai, và biết phục vụ theo tinh thần tôi trung của Đức Kitô.
Lm Peter Hà Ngọc Đoài
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN B
Ga 18, 33b - 37
Đọc Tin Mừng chúng ta nhận thấy có một số tước hiệu Chúa Giêsu tự nhận cho mình như mục tử, tôi tớ, thầy, Chúa, Con người. Những tước hiệu này như nối kết với chính bản thân của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, danh xưng" Vua ", Chúa Giêsu nhận trước vài giờ Ngài lãnh án tử hình và chịu đóng đinh trên thập giá, mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Từ Vua xuất hiện sau khi Philatô một người có uy quyền gạn hỏi Chúa và đã được Ngài xác nhận quả gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ quan trọng.
Ngài tự ý nói điều ấy, hay có ai khác đã nói với Ngài về Tôi ?( Ga 18, 34 ). Philatô, vị quan tổng trấn đứng trước mặt Chúa Giêsu trong phiên tòa, đã gạn hỏi cung Chúa Giêsu "Ông có phải là Vua dân Do Thái không?"( Ga 18, 33 ). Chúa Giêsu hiểu rất rõ rằng dân Do Thái đã cáo gian Ngài tự xưng là Vua. Và ngộ giả, nếu không có lời vu khống của dân Do Thái, chắc chắn Philatô đã không có cớ gì để bắt Chúa Giêsu và xét xử Ngài về tội xưng Vua. Trong lúc này, nghĩa là trong lúc xét xử, Philatô lưu ý, quan tâm vì khía cạnh chính trị của lời tố cáo của dân Do Thái. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã rất thản nhiên nói với Philatô:" Nước Tôi không thuộc thế gian này"( Ga 18, 36 ). Lời khẳng định của Chúa Giêsu chỉ ra rằng:"quan tổng trấn" không có gì phải sợ sệt cả.Chúa Giêsu đã hai lần nhắc lại:" Nước Tôi không thuộc thế gian này ". Dưới con mắt và trong suy nghĩ của dân Do Thái và Philatô, đại diện đế quốc Roma, danh từ Vua có nghĩa chính trị bao gồm bộ máy nhà nước, với nội các, với quân đội để bảo vệ chủ quyền và an ninh của vương quốc ấy. Đối với Chúa Giêsu vương quốc của Ngài thuộc thế giới linh
thiêng vì như Chúa đã xác định:" Nếu nước Tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ củaTôi đã chiến đấu không để Tôi bị nộp cho người Do Thái "( Ga 18, 36 ). Những người Do Thái và ngay chính Philatô đã quá rõ biết điều ấy ! Nếu họ sợ Chúa Giêsu, họ đã lầm lớn về lối suy nghĩ của họ vì chính Chúa Giêsu đã khước từ ngôi Vua theo quan niệm con người, khi mà dân chúng và nhiều người chứng kiến phép lạ Chúa Giêsu làm cho năm chiếc bánh và hai con cá hóa ra nhiều để nuôi nhiều ngàn người ăn ( Ga 6, 1-15 ), dân chúng đã hồ hỡi, phấn khởi muốn tôn Ngài lên làm Vua, nhưng Ngài đã từ chối ( Ga 6, 15 ). Philatô quả đã biết rất rõ, Chúa Giêsu không tự xưng Vương, không muốn được tôn phong Vua theo quan niệm thế gian mà những người tố cáo Ngài vì họ ghen ghét Ngài( Mt 27, 28 ). Sở dĩ người Do Thái bắt nộp Chúa Giêsu, vu khống Ngài vì họ xấu xa, lòng dạ đen tối, tội lỗi và Philatô không dám bênh vực Chúa vì Ông quá hèn nhát và đê tiện. Vương quyền của Chúa Giêsu không thuộc về thế gian ( Ga 19, 36 ). Theo ngôn ngữ của thánh sử Gioan thì nước Thiên Chúa không thuộc địa giới mà là thiên giới, không thuộc xác thịt mà thuộc thần khí. Chính vì thế, Chúa Giêsu không có gì để đối kháng với đế quốc Roma, hay sợ lấn quyền hành của Philatô hay của các vị lãnh đạo thế trần lúc đó.
Chúa Giêsu xác định chức vụ Vua với Philatô khi Philatô cứ gạn hỏi:" Vậy Ông là vua sao ? "(Ga 19, 37). Đức Giêsu đáp:" Chính Ngài nói rằng Tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian vì điều này: đó là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi"( Ga 19, 37 ). Philatô ngỡ ngàng hỏi lại Chúa Giêsu:" Sự thật là gì?" ( Ga 19, 38 ). Chúa Giêsu là sự thật và là sự sống. Theo quan niệm của Ngài, vua có nghĩa là làm chứng nhân cho chân lý. Vương quốc của Chúa Giêsu đã được Ngài thiết lập ngay trong cuộc khổ hình, chịu chết của Ngài trên thập giá:"...Khi nào Ta bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta" ( Ga 12, 32 ). Ngay trên thập giá, Chúa Giêsu mới chứng tỏ thật sự Ngài là Vua. Chúa Giêsu là vua khiêm nhượng, hiền từ, Vua phục vụ cưỡi trên mình lừa...Một vị vua hy sinh tự hiến, khước từ mọi thứ vinh quang trần thế( Philip 2, 1tt..).
Philatô quả đã biết Chúa Giêsu hoàn toàn vô tội( Ga 18, 38 ) và muốn tìm các tha Chúa ( Ga 19, 12 ), nhưng vì hèn nhát và sợ áp lực của người Do Thái ( Ga 19, 39 ), Philatô đã truyền đem Đức Giêsu đi và đánh đòn Người ( Ga 19, 1 ). Philatô cũng đã cho viết dòng chữ để đóng trên thập tự giá:" Giêsu Nagiarét vua dân Do Thái" (Ga 19, 19)
Đức Giáo Hoàng Piô XI trong thông điệp Quas Primas công bố ngày 11 tháng 12 năm 1952 đã thiết lập lễ Chúa Kitô Vua hằng năm.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mọi người có lòng tin luôn ý thức rằng nước Chúa không thuộc thế gian này, nhưng dân Chúa lại ở trong thế gian. Xin cho chúng con biết trở thành chứng nhân sống động cho nước Chúa giữa muôn người.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Khi nói đến một vị vua chúa nào dù đã chết hay còn đang tại vị, chúng ta nghĩ ngay đến quyền lực, đến giầu sang, đền đài, nghi lễ sang trọng, đền đời sống vương giả... Chúng ta thường chỉ nghĩ đến như thế thôi. Vì đã được nghe qua, hoặc đọc trong sách báo hay xem truyền hình về đời sống của họ. Nào mấy người có được cơ hội trải qua cuộc sống thực sự trong cung điện vua chúa. Và đời sống của vua chúa thường đồng nghĩa với đời sống xa dân. Thần dân có bổn phận kính trọng và nghe lời họ. Họ có quyền hành gần như tuyệt đối cai trị người dân.
Hình ảnh này về vua chúa không những chỉ đúng cho ngày xưa - cách đây chừng trên dưới nữa thế kỷ thôi như Nhật Hoàng, Nga Hoàng, vua xứ Brunei, vua xứ Thái Lan, vua xứ Chùa Tháp Campuchia... - nhưng phần nào cũng còn đúng cho các vị vua chúa trong xã hội cộng hòa dân chủ ngày hôm nay.
Người công giáo tuyên xưng: Chúng tôi cũng có một Vua, nhưng Vua của chúng tôi là Vua-lòng-tin! Vậy Vua-lòng-tin của chúng ta thì thế nào? Chúng ta có thể biết được chút nào về đời sống Vua-lòng-tin không? Vua-lòng-tin của chúng ta sống gần con người hay cũng xa dân như các bậc vua chúa khác?
Chúng ta hát ca ngợi Vua-lòng-tin như thế này: "Ôi Giêsu, Chúa Giêsu là Vua. Chúa muôn thuở là Chúa. Nhưng lòng Chúa không bến bờ, tự hiến thân nơi bàn thờ!"
Như thế danh xưng Vua-lòng-tin của chúng ta là Giêsu. Vương quốc lâu đài của Vua-lòng-tin là tâm hồn con người. Vương quốc này không có biên giới bờ cõi và cũng không bị giới hạn vào một thời điểm nào. Nó trải rộng khắp nơi vào mọi thời gian. Nơi nào có người tuyên xưng niềm tin vào ngài là Con Thiên Chúa, Đấng cứu độ trần gian khỏi vòng tội lỗi, nơi đó là vương quốc của ngài.
Còn cách thế cai trị của Vua-lòng-tin không dựa trên sức mạnh quyền lực, nhưng lấy tình yêu làm nền tảng. Chính vị vua này từng khẳng định: Thầy truyền cho chúng con giới luật mới, là các con thương yêu nhau (Gioan 13,34).
Và ngày sau cùng khi mọi người ra trước Vua để trả lời về đời sống việc làm của mình, ông không căn cứ vào thành tích đã đạt được, nhưng căn cứ vào tình yêu mà phân xử: Khi các con cứu giúp một người bé nhỏ lâm cảnh khốn cùng, đói rách, chính là các con làm cho ta. (Mátthêu 25,31-46)
Vị Vua này tự nhận: "Ta là người mục đồng tốt lành" (Gioan 10,11). Lời xác quyết này muốn nói lên: "Tôi quan tâm đến đời sống tâm hồn con người. Nỗi băn khoăn lo âu đè nặng tâm hồn họ, là băn khoăn của tôi. Tôi muốn giúp họ thoát khỏi gánh nặng này."
Hình ảnh vị Vua mục đồng này nói lên lối sống của ông với thần dân: sống gần dân, cho dân và vì dân, như người mục đồng luôn đi sát đoàn vật chăm sóc chúng.
Ngai vàng của Ông là thánh giá gỗ, nơi ngài bị đóng đinh xử tử. Vương miện của ngài là vòng gai người ta chụp lên đầu khi bị điệu ra pháp trường.
Vua-lòng-tin của người công giáo đã bị xử tử đóng đinh trên thập giá, bị chôn vùi sâu dưới lòng đất, nhưng ông đã được Thiên Chúa cho sống lại. Ông sống trong trong tâm hồn những người tin theo ông. Ông hiện diện nơi bàn thờ, khi những người tin theo Ông cử hành thánh lễ, cử hành các bí tích, khi họ họp nhau đọc kinh ca hát cầu nguyện nhân danh Ông.
Vua-lòng-tin của người tín hữu công giáo là Vua tình yêu.
Lm. D. Nguyễn Ngọc Long (Nguồn vietcatholic.org)