Sidebar

Thứ Bảy
12.10.2024

Chuyến viếng thăm nước Đức: Đức Thánh Cha đến gặp người dân và nói về Thiên Chúa

ROME, 27 tháng 9, 2011 (Le Monde vu de Rome) - Như đã thông báo cho giới báo chí trong chuyến bay đi Đức, vào lúc khởi đầu của chuyến tông du lần thứ ba của Đức Thánh Cha tại nước này, Đức Thánh Cha đã đến để "gặp gỡ người dân và nói với họ về Thiên Chúa."

Ông Gian Maria Vian, chủ nhiệm nhật báo L'Osservatore Romano, đã viết trong một bài bình luận được đăng khi Đức Thánh Cha trở về sau một chuyến đi rất bận rộn: Ngài đã được khẳng định là "một học giả thượng thặng" và ai ai cũng đến được với ngài.

Ông Gian Maria Vian viết: "Trong chuyến bay đi Bá Linh, Đức Thánh Cha đã tuyên bố mục đích của chuyến viếng thăm lần thứ ba tại quê hương của ngài kể từ khi ngài được bầu lên kế vị Thánh Phêrô Tông Đồ: là gặp gỡ mọi người dân và nói với họ về Thiên Chúa. Và đã xẩy ra như vậy, trong một chuyến du hành bận rộn nhất và quan trọng nhất của giáo triều của ngài, trong đó Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chỉ nói về Thiên Chúa, ngài đã làm cho mọi người hiểu biết ngài và đã chạm đến trái tim của rất nhiều người, không chỉ riêng những người Công Giáo."

"Tránh những khuôn mẫu ngài đã rập theo trong nhiều thập niên qua," Đức Thánh Cha đã được khẳng định như một "con người vừa trong sáng vừa sâu sắc, một học giả thượng thặng, một người có khiếu về các cử chỉ và lời nói khiến cho tấtcả mọi người đều hiểu được ngài."

Chủ nhiệm nhật báo Vatican nói: "Một chuyến viếng thăm thành công, cũng nhờ vào "một tình hiếu khách thân mật và sự tổ chức toàn hảo bởi các cơ quan dân sự và Giáo Hội, trong bất cứ giờ phút nào".

Trong các bài diễn văn, "Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đề nghị với người Tin Lành là hãy cùng đến với nhau vì 'lý tưởng của Chúa Kitô'," "với một lời khen ngợi bất ngờ về ông Luther, một phân tích thẳng thắn về đạo Tin Lành hiện đại và một lời yêu cầu, chắc chắn không có tính cách ngoại giao nhưng cũng đòi hỏi một chứng nhân chung trong một thế giới ngày ngày càng xa cách Thiên Chúa."

Ông Gian Maria Vian tiếp: "Về người Tây Phương và Chính Thống giáo, Đức Thánh Cha đã nhắc lại sự gần gũi, đã hân hoan trong cuộc đàm thoại về Chính Thống giáo, và trở lại với vấn đề quan trọng là quyền tối hậu của người kế vị Thánh Phêrô. Ngài cũng nhắc lại niềm hy vọng của ngài về một sự hiệp nhất trong một tương lai rất gần."

Ngài cũng nhắc đến bài diễn văn của ngài tại Quốc Hội Bundestag, "một đóng góp cho cuộc tranh luận công cộng, hướng về thế giới tây phương trong tổng thể," đã một lần nữa đề ra "vấn đề về các nền tảng của chính trị."

Khi nói với người Công Giáo, Đức Thánh Cha đã "tìm được những lời nói đòi hỏi một sự xét mình tập thể, không riêng gì tại nước Đức."

"Trong một tây phương giầu có về vật chất nhưng luôn luôn nghèo khó hơn về tinh thần, và đang thất lạc trong sự bành trướng của một chủ thuyết tương đối thái quá và tai hại, ngay trong Giáo Hội, tình trạng quá tinh vi về cấu trúc có nguy cơ là bóp nghẹt đức tin, trong khi hiện tượng khô cằn của đời sống thiêng liêng lan tràn, và những ảnh hưởng thanh tẩy cho việc thế tục hóa vẫn chưa được trau dồi."

Ngài đã tự hỏi: "Làm sao để thay đổi? Theo cách thức của các vị thánh, có nghĩa là trong việc hoán cải để trở về với Chúa Kitô hàng ngày, mặc dầu có những lần sa ngã và những tai tiếng xấu có nguy cơ là làm lu mờ sự nhục nhã của thập giá. Vì vậy những Kitô hữu hâm hấp còn nguy hiểm hơn đối với Giáo Hội so với những địch thủ,

Bùi Hữu Thư (nguồn vietcatholic.org)

1108    30-09-2011 06:46:57