Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Đào tạo Giáo Lý Viên_Phần 03_Bài 12


Bài 12. CHUẨN BỊ BÀI GIÁO LÝ(giáo án)

CHO THANH THIẾU NIÊN (từ 12-25 tuổi)

I. Chương trình chung:

1. Mỗi bài giáo lý trong độ tuổi này là một phần của chương trình chung kéo dài trên 3; 6; 12 tháng... Điều này rất cần thiết, vì nó giúp ta thấy rõ công việc sẽ đi tới đâu và phải làm những gì trong hiện tại và tương lai.

2. Mỗi chương trình là một chặng đường dẫn sâu vào mầu nhiệm để biến cải cuộc sống hầu quy thiện. Vì thế, phải có tính đánh động lòng thiếu niên cho nên tốt hơn.

3. Phải phác hoạ một chương trình chung:

A. Chương trình theo đòi hỏi nhu cầu luận lý:

Ví dụ: Giáo hội:

a. Mầu nhiệm Giáo hội:

     - Thành lập Giáo hội.

     - Bản chất Giáo hội.

     - Đặc tính Giáo hội.

     - Sinh hoạt của Giáo hội trong thế giới.

b. Sứ mệnh của Giáo hội:

     - Sứ mệnh truyền giảng (ngôn sứ / tiên tri).

     - Sứ mệnh thánh hoá (tư tế).

     - Sứ mệnh quản trị (vương giả).

Trình bày theo lối này thoả mãn được đòi hỏi về lý trí nhưng chỉ thích hợp cho người lớn.

B. Theo nhu cầu tâm lý:

      - Người ta thường nghĩ gì về Giáo hội? Giáo hội là gì?

     - Chúng ta làm gì trong Giáo hội? Giáo dân tham dự vào chức vụ tiên tri, tư tế, vương giả thế nào?

     - Giáo hội đồng hành với thế giới như thế nào?

Lối trình bày này phù hợp với nhu cầu tâm lý thiếu niên tuy cần có giáo thuyết, nhưng mở đầu bằng những vấn đề cụ thể gây chú ý và thích thú.

II. Xác định phương hướng của mỗi bài:

Giáo lý viên phải xác định mình phải trình bày vấn đề này theo lối nhìn nào? Đó là xác định phương hướng căn bản của bài giáo lý.

Ví dụ: Đề tài "Bí tích Thánh Thể"

Rõ ràng đường hướng căn bản của bài giáo lý là: trình bày bí tích Thánh Thể như là một phương thế hiệp thông với Thiên Chúa và với anh em.

1. Theo lối "Huấn giáo khoa" (thích hợp với thanh niên)

Bài giáo lý nhằm chủ đích trình bày chân lý nhiều hơn. Phải nắm chắc ba điểm này khi soạn bài giáo lý.

a. Giáo thuyết về vấn đề này như thế nào?Nghĩa là Thánh Kinh, Giáo hội, thần học nói gì và giải quyết như thế nào?

b. Vấn đề liên quan cụ thể đến người nghe như thế nào?

     - Học viên hiểu thêm Chúa Kitô như thế nào?

     - Soi sáng gì, giải đáp ra sao cho người tín hữu?

c. Cần trình bày vấn đề diễn tiến ra sao?

Bài chia làm mấy phần? Theo thứ nào cho dễ hiểu? Dựa vào những sự kiện nào?

2. Theo "Huấn giáo tiên tri" (thích hợp với thiếu niên-sống động)

Lối này nhằm lay động tâm hồn và hoán cải cuộc sống, chủ đích giáo dục con người toàn diện với tuổi thiếu nhi, thiếu niên.

Theo lối này, giáo lý viên đóng vai trò chứng nhân, tức là người đã sống (hơn là lập là bài đã có sẵn của người khác). Ba câu hỏi định hướng để giáo lý viên chuẩn bị bài kiểu giáo huấn này là:

a. Tôi phải loan mừng như thế nào?

Tức là đề cao Tin mừng phải loan truyền nhắm vào tâm hồn hơn là trí tuệ.

b. Tin mừng này liên quan đến người nghe như thế nào?

Nghĩa là nó có đáp ứng ước vọng sâu xa của các em không?

c. Chính tôi có sống Tin mừng ấy không?

Nghĩa là nỗ lực hoán cải đời sống phải bắt đầu từ bản thân giáo lý viên.

Khi chuẩn bị bài theo giáo huấn tiên tri này, chính giáo lý viên phải kiểm điểm đời sống của chính mình.

III. Soạn thảo bài giáo lý:

1. Nên viết thành văn như là một giáo án.

Điều này có một lợi điểm: tránh được lối ứng khẩu, kém mạch lạc, nội dung nghèo nàn. Vì khi viết ta phải suy nghĩ, sắp xếp ý tưởng, loại bỏ cái không cần thiết, không lạc đề.

2. Viết bài giáo án thế nào?

Chia cuốn vở thành 2 cột A và B

Cột A rộng hơn vì bài dài dễ nói.

Cột B rộng hơn để tóm cho học viên chép (chừng 10-11 dòng kẻ cho bài nói lâu một giờ), bài viết ngắn gọn, dễ hiểu: chọn từng chữ, từng câu.       



2693    24-03-2011 15:54:37