Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Đào tạo Giáo Lý Viên_Phần 03_Bài 2


Bài 2. GIÁO LÝ VỚI THÁNH KINH

I. Thánh Kinh là nội dung của giáo lý:

1. Giáo lý là trình bày lời Thiên Chúa, lời này đã được ghi trong Thánh Kinh. Cho nên Thánh Kinh là nguồn chủ yếu của giáo lý. Giáo lý càng sát Thánh Kinh bao nhiêu thì càng phong phú và vững chắc bấy nhiêu.

2. Thánh Kinh không những ghi lời Chúa mà còn cả việc Thiên Chúa làm, các kỳ công của Chúa (nó bộc lộ ý định của Thiên Chúa), nên cũng là nguồn của giáo lý.

3. Thánh Kinh là cuốn sách đa dạng ghi lại những can thiệp cụ thể của Thiên Chúa vào lịch sử của một dân tộc ưu tuyển, nên gọi là lịch sử cứu rỗi.

4. Trong lịch sử cứu rỗi, Đức Kitô là trung tâm, cho nên lịch sử cứu rỗi là nội dung của giáo lý.

II. Thánh Kinh và ngôn ngữ giáo lý:

Thánh Kinh không lý luận cách trừu tượng, không có hệ thống, không dùng ý niệm chuyên môn. Nhưng Thánh Kinh là lời Chúa, Chúa nói với con người bằng ngôn ngữ của con người.

Vì thế, giáo lý phải thấm nhuần Thánh Kinh và gần gũi với ngôn ngữ Thánh Kinh: dùng từ ngữ Thánh Kinh để diễn tả tư tưởng, dùng cách thuật truyện của Thánh Kinh, lấy các biến cố của Thánh Kinh để phác hoạ diễn tiến lịch sử cứu rỗi; lấy các nhân vật Thánh Kinh để mô tả thái độ tôn giáo của con người. Ví dụ: tổ phụ Abraham là biểu hiện cho lòng tin; Môisen là biểu hiện cho luật pháp...


1959    24-03-2011 11:05:00