Sidebar

Thứ Ba
07.05.2024

Đề Phòng Chứng Loãng Xương (osteoporosis)

Bác sĩ Trường Xuân

Đối với những người cao niên ở Mỹ thì nguyên nhân tử vong hàng đầu là do té ngã rồi bị gãy xương, nhất là xương hông (hip fracture), thực ra là đầu xương đùi theo định nghĩa của cơ thể học.

Nguyên nhân là ở những người cao niên thì cấu trúc của đầu xương đùi (head of femur) bị thay đổi làm cho dễ bị gãy mỗi khi bị té ngã. Ở người trẻ thì đầu xương đùi cứng và cấu trúc vững chắc nên khó bị gãy nhưng ở người cao niên thì bị dòn, mất khối xương (bone mass) và thiếu chất vôi (calcium) trong các tế bào xương khiến mỗi khi bị té ngã thì rất dễ gãy.

Vì xương đùi (head of femur) tương đối lớn nên sau khi gãy rất khó lành và tạo nên những cục máu đông chạy lên phổi làm cho bệnh nhân rất dễ bị chết vì chứng nhồi máu phổi (pulmonary embolism). Gần đây ông Đạo Oral Roberts đã từ trần vì chứng này sau khi ông bị té ngã khi ông được 91 tuổi.

Vì những lý do kể trên nên những người cao niên rất cần biết cách đề phòng những chứng bệnh kể trên để giữ cho tuổi thọ được cao thay vì chết non yểu hoặc phải vào nhà dưỡng lão nằm liệt giường cho đến mãn cuộc đời, mất đi giá trị của cuộc sống (quality of life).

Loãng xương (osteoporosis)

Mỗi khi các bộ xương cốt bị mất đi calcium và trọng lượng xương (bone mass) vì những thay đổi trong cơ thể, những hạch nội tiết suy yếu và dinh dưỡng không đúng phép thì sẽ dẫn đến chứng loãng xương rồi dẫn đến những thay đổi về cấu trúc của các bộ xương, nhất là xương đùi, xương sống.. khiến làm cho dễ bị gãy đưa đến tử vong.

Chứng loãng xương thực ra xảy ra một cách âm thầm từ lúc 30, 40 tuổi và nếu không được sớm đề phòng thì đến lúc được 60,70 thì các thay đổi do loãng xương gây ra rất khó chữa. Việc đầu tiên khi chúng ta vẫn còn trẻ ở lứa tuổi 20,30 thì cần tránh hút thuốc lá và cần tập thể dục thường xuyên để giữ cho xương được cứng, chắc. BS Nathan Wei của hội Arthritis and Osteoporosis center khuyến cáo nên tập những động tác làm tăng sức gọi là weight bearing exercise và nhất là đi bộ. Nên tập những môn thể thao giữ thăng bằng (balance) như tập yoga, thái cực quyền như Đại Học Emory khuyến cáo sau khi nghiên cứu sự ích lợi của hai môn tập này của thế giới phương Đông và không có tính cách tôn giáo như một số tín ngưỡng lầm tưởng.

Những người cao niên thường dễ bị chóng mặt nên cần hết sức thận trọng khi di chuyển. Nên uống đày đủ nước để tránh bị chóng mặt, nhất là vào mùa Hè dễ bị mất nước.

Nên tập hoạt động chậm hơn, thận trọng hơn và nên tránh những việc làm nguy hiểm như hốt tuyết vào mùa Đông, leo trèo. Nhà cửa nên thiết kế tránh bị té ngã như bỏ bớt các đồ đạc trang trí không cần thiết (handrails, stepstool), không dùng thảm nhỏ dễ gây trượt chân và phòng tắm cũng cần được trang bị những thiết bị giúp cho đứng ngồi được dễ dàng, an toàn. Nên dùng những loại giày có đế tránh trượt chân gọi là non slip shoe, không nên dùng những loại dép không vững hoặc tốt nhất là nên đi chân đất trên sàn nhà không trơn trượt.

Một số người cao niên dùng thuốc chống cao huyết áp, thuốc tim mạch thì thường hay bị chóng mặt vào sáng sớm hoặc khi bắt đầu đứng dậy gọi là orthostatic hypotension thì cần hết sức đề phòng bị té ngã. Nên ngồi nghỉ một vài phút trước khi đứng dậy sau khi ngồi hoặc nằm lâu.

Tất cả chúng ta đều biết rằng nhưng hoạt động như đi bộ, bơi lội, tập aerobic, làm vườn (gardening), ca múa đều tốt cho việc đề phòng các chứng bệnh tim mạch nhưng muốn tránh chứng loãng xương thì cần tập thêm những động tác tăng sức bằng tạ nhẹ giúp cho xương được cứng hơn.

BS Elizabeth Ricanati thuộc hội chống loãng xương tại Cleveland Clinic cảnh báo rằng chứng loãng xương xảy ra rất sớm và cần được đề phòng nhất là trong khoảng thời gian 5 năm sau khi tắt kinh (menopause) vì vào lúc đó cơ thể bắt đầu thiếu chất estrogens khiến làm cho xương dễ bị gãy.

Phần lớn nữ giới trong thập niên 60 tuổi thường bị mất khá nhiều calcium và xương (bone mass) vì thế tất cả những người sau 65 tuổi nên làm thử nghiệm do tìm chứng loãng xương gọi là bone density test, khác với cụp quang tuyến X. Những người có trong gia đình bị loãng xương thì cần được làm bone density tests sớm hơn.

Những người trên 50 tuổi nên dùng thêm calcium mỗi ngày 1200 mg còn những người đã tắt kinh thì cần dùng 1500 mg cộng thêm với sinh tố D khoảng 1000 đơn vị vì sinh tố D giúp cho calcium dính kết vào xương tốt hơn. Có nhiều loại viên calcium có sẵn sinh tố D và mua không cần toa. Dinh dưỡng cần được thay đổi bằng cách ăn những thực phẩm có nhiều calcium như rau cỏ tươi, trái cây và một vài loại thực phẩm khác như cá biển, rong biển.

BS Marjorie Luckey của hội chống Osteoporosis tại New Jersey khuyên những phụ nữ dễ bị loãng xương (high risk) sau khi được kiểm chứng bằng bone density test thì có thể dùng estrogens ở liều thấp dưới hình thức thuốc cao dán (skin patch) hoặc những loại thuốc thay thế estrogen gọi là SERM như là Evista.

Sau khi được định bệnh chính xác bằng bone density test thì cần tham khảo BS chuyên môn vì chứng bệnh osteoporosis ngày nay có thể được chữa lành hoặc ít nhất tránh được các biến chứng nhờ những loại thuốc mới được tìm ra như các loại biphosphonates nhu Fosamax, Boniva, Actonel hoặc những loại SERM như parathyroid hormone.

Tuy rằng việc điều trị chứng osteoporosis ngày nay đã có nhiều tiến bộ về định bệnh, trị liệu nhưng việc đề phòng vẫn là quan trọng nhất, an toàn nhất và không tốn kém bao nhiều.


969    23-02-2011 10:08:27