Sidebar

Thứ Năm
25.04.2024

Giáo Lý Ơn Gọi _ Bài 10: Chúa Giêsu Sống Lại Và Lên Trời

Bài 10. CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI. 

"Ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, Lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng". 

I - Chúa Giêsu sống lại.

Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh vào Thập Giá, đã chết và được mai táng trong mồ đá. Nhưng như Lời Ngài đã báo trước là Ngài sẽ sống lại. Thật thế, Ngài chết chưa đủ ba ngày thì đã sống lại.

1 . Biến cố lịch sử.

Việc Chúa Giêsu sống lại là một biến cố lịch sử, vì đã xảy ra thực sự và được nhiều người chứng nhận qua những sự kiện cụ thể:

Ngôi mộ trống: Trước tiên là thân xác Chúa Giêsu không còn trong mồ nữa, các môn đệ là những người thâ tín nhất của Ngài cũng đã đi tìm và không biết thân xác mà các ông đã mai táng hiện đang ở đâu.

Những lần hiện ra: trong khi các môn đệ còn lo âu, thì Chúa Giêsu đã hiện ra cho các ông biết là Người đã sống lại.

Việc Chúa Giêsu sống lại còn vượt qua lịch sử, vì từ nay Ngài không còn bị không gian và thời gian của vật chất này ảnh hưởng đến nữa, Ngài đã lấy lại sự vinh hiển của Thiên Chúa để từ dó thong ban cho loài người.

2 . Phục Sinh là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Chúa Cha dùng quyền năng mà làm cho Chúa Con , Ngôi Hai Thiên Chúa là Chúa Giêsu sống lại. (Cv. 2, 24).

Chúa Con Phục Sinh do quyên năng thần linh của mình.

Chúa Thánh Thần làm cho con người Chúa Giêsu đã chết được sống lại và đưa vào tình trạng vinh hiển. 

3 . Ý nghĩa của Phục Sinh.

Phục Sinh là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa. Công trình cứu chuộc loài người của Ba Ngôi Thiên Chúa đã hoàn thành cách trọn vẹn, theo đúng với những gì đã hứa trong Thánh Kinh.

Chúa Giêsu Phục Sinh để cho loài người mà Ngài cứu chuộc cũng sống lại như Ngài. 

II - Chúa Giêsu lên trời.

Sau khi sống lại, Chúa Giêsu còn hiện diện ở trần gian khoảng bốn mươi ngày, để an ủi, dạy dỗ các môn đệ, sau đó Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha.

Lên Trời nghĩa là Người không còn hiện diện hữu hình nơi trần gian nữa, nhưng Người vẫn còn ở giữa loài người cách thiêng liêng và đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể.

Ngự bên hữu Chúa Cha làmặc lấy danh dự Thiên Chúa, danh dự mà khi mang lấy thân phận loài người, Con Thiên Chúa đã tạm để sang một bên.

Ngự bên hữu Chúa Cha còn là việc tôn vinh nhân tính Chúa Giêsu, nhân tính đã chịu đau khổ và sống lại, để làm Đấng Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người. 

III - Sống Mầu Nhiệm Phục Sinh.

Chúa Giêsu sống lại sau khi đã trải qua con đường Thập Giá vì Vâng Phục Thánh Ý Chúa Cha.

Xin chúa cho mỗi người biết vâng phục Thánh ý Chúa trong đời sống hằng ngày, trong từng công việc để cũng bườc từ Thập giá đến Vinh Quang như Chúa Kitô Phục Sinh.  

2368    11-02-2011 15:57:58