Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Giáo Lý Ơn Gọi _ Bài 12: Chúa Thánh Thần

Bài 12. CHÚA THÁNH THẦN. 

Tôi tin kính ĐCTT là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con Mà ra, Người cùng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. 

I - Mạc Khải về CTT.

CTT được nhận biết qua Kinh Thánh mà Ngài linh ứng, qua thánh truyền và huấn quyền của Giáo Hội. CTT còn được nhận biết qua những ơn thánh mà con người nhận được và qua những lời cầu nguyện trong đời sống Phụng Vụ và Bí tích. 

1 . CTT là Ngôi Ba Thiên Chúa.

CTT là Ngôi Thứ ba bởi Đức chúa cha và Đức Chúa Con mà ra, cùng một bản tính và một quyền năng như Hai Ngôi Cực Trọng ấy. ( Mt. 28, 19 ) ( công thức bí tích rửa tội ) 

2 . Danh xưng.

CTT còn được gọi là đấng An Ủi, Đấng Bàu Chữa, Đấng Ban Sức Mạnh và là Thần Chân Lý.

3. Biểu tượng.

Những biểu tượng về CTT như:
Nước: làm cho con người được thanh tẩy.
Lửa: tượng trương cho năng lực biến đỗi.
Xức dầu: tượng trưng cho Ấn Tín, sự chuẩn nhận.
Chim Bồ câu: chỉ sự bình an, thanh sạch. 

II - Hoạt động của CTT. 

1 . Trong Chúa Kitô.

Tất cả công trình và sứ mạng của Chúa Kitô là sự phối hợp của Chúa Con và CTT: như trong việc Ngôi Hai xuống thế làm người (Lc.1, 26. . .) chịu phép rửa ( Lc. 3, 21. . . ) 

2 . Nơi các Tông Đồ.

Khi còn sống, Chúas Giêsu đã nhiều lần ban CTT để các Tông đồ thi hành sứ mạng cộng tác với Ngài. Sau khi sống lại, CTT được trao ban cùng với sứ mệnh chánh thức: ra đi rao giảng và làm chứng. 

3 . CTT và Hội Thánh.

Sứ mạng mà Chúa Kitô trao cho các Tông Đồ, đó cũng là sứ mạng của Hội thánh. chính nhờ sứ mạng nầy, liên kết các Kitô hữu vào sự hiệp thông với Chúa Cha và chúa Kitô trong CTT để họ được sinh hoa kết quả tốt đẹp. 

4 . CTT trong mỗi người.

Con người yếu hèn, nhiều khi không hiểu biết và không đủ can đảm để sống cho tốt. Nhưng nhờ Ơn chúa Thánh thần trợ giúp mọi việc sẽ tốt đẹp. 

1938    11-02-2011 16:08:51