Bài 23: BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
1 . ĐỊNH NGHĨA.
Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh Giá, ban Mình Máu Người hiện diện trong hình Bánh Rượu làm của nuôi linh hồn ta.
2 . GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC GIÊSU:
Chúa Giêsu nói: "Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì được sống đời đời. Người ấy luôn kết hợp với Tôi và Tôi luôn kết hợp với người ấy" (Ga 6,51.54.56).
3 . GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH:
"Bí Tích Thánh Thể là trung tâm và cao diểm đời sống Hội Thánh. Trong bí tích Thánh Thể, Đức Kitô liên kết Hội Thánh và mọi chi thể của Người vào hy lễ chúc tụng và tạ ơn, hy lễ mà Người đã dâng lên Cha một lần dứt khoát trên thập gía. Qua hy lễ này, Người thông ban tràn đầy ân sủng cứu độ trên Thân Thể của mình là Hội Thánh" (GLHTCG số 1407).
4 . ĐIỀU KIỆN LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THÁNH THỂ:
§ " Ai muốn đón nhận Chúa Kitô qua việc ước lễ, phải sống trong tình trạng ân sủng. Ai biết mình đang mắc tội trọng, phải lãnh nhận bí tích Giao Hòa trước khi rước lễ" (GLHTCG số 1415).
§ Phải giữ chay theo luật dạy ( một giờ trước khi rước lễ).
§ Có ý ngay lành.
§ Chuẩn bị chu đáo (bên trong lẫn bên ngoài).
5 . THỪA TÁC VIÊN.
Thông thường là những người có thánh chức Linh Mục, vì Chúa Giêsu đã ban quyền cho các Tông Đồ và những người kế vị các Ngài trong chức Linh Mục khi phán rằng: " các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta".
Thừa tác viên cử hành Bí Tích thánh thể còn được gọi là thánh lễ.
6 . THÁNH LỄ.
Thánh lễ là hy tế mà Chúa Giêsu nhờ tay linh mục, hợp cùng toàn thể dân Chúa, dâng mình cho Đức Chúa Cha, như xưa chính Người đã dâng mình trên Thánh Giá.
Thánh lễ gồm có hai phần: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể.
Phụng vụ Lời Chúa: Từ đầu lễ cho đến hết lời nguyện giáo dân (còn gọi là lời nguyện chung): Phần nầy gồm có những lời nguyện chúng ta dâng lên Chúa, đồng thời còn có Lời Chúa qua những bài thánh kinh và bài giảng.
Phụng vụ Thánh Thể: gồm có việc dâng lễ vật, kinh nguyện thánh thể và rước lễ.
7 . Ý NGHĨA CỦA VIỆC DÂNG LỄ:
Hội Thánh dâng thánh với những ý nghĩa:
- Một là cảm tạ ngợi khen Chúa Cha vì những ân huệ Người ban cho loài người qua công trình sáng tạo.
- Hai là tưởng niệm hy tế Chúa Giêsu trên thập giá.
- Ba là đền bù tội lỗi cho loài người cùng xin ơn lành hồn xác.
- Bốn là để các tín hữu được hiệp nhất với nhau trong Chúa Kitô và trong Hội Thánh Người.
8 . CHÚA GIÊSU HIỆN DIỆN TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ.
Trong thánh lễ khi Linh Mục chủ tế đọc lời truyền phép: "Nầy là Mình Ta. . . Này là Máu Ta. . ."
Khi đó bánh và rượu liền trở nên Mình Thánh Máu Thánh Chúa Giêsu. Khi đó, Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong hình bánh hình rượu. Ngài hiện diện luôn cho đến khi nào bánh và rượu vẫn còn giữ nguyên phẩm chất, không bị hư đi.
9 . HIỆU QUẢ.
"Khi rước Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta được gắn bó chặt chẽ hơn với Đức Kitô, được tha thứ các tội nhẹ và bảo vệ khỏi các tội trọng. Nhờ rước lễ, tình yêu của chúng ta với Đức Kitô dược mất thiết hơn, nên sự hiệp nhất trong Hội Thánh là Nhiệm Thể Người, được củng cố" (GLHTCG, số 1416).
- "Anh đã rước Máu Thánh Chúa, thế mà anh đã không nhận ra người anh em của mình. Anh đã hạ giá Bàn Tiệc Thánh, khi những người được Thiên Chúa coi là xứng đáng tham dự Tiệc Thánh, lại bị anh coi là không xứng đáng chia sẻ cơm áo với anh. Thiên Chúa đã giải thoát anh khỏi mọi tội lỗi và mời anh vào bàn tiệc mà anh đã không tỏ ra nhân từ hơn chút nào" (Thánh Gioan Kim Khẩu, bài giảng về 1 Cr 27,4; được trích dẫn trong GLHTCG, số 1397).
10 . SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ.
Bí Tích Thánh Thể còn được gọi là Bí Tích Tình Yêu. Vì yêu thương mà Thiên Chúa đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết và ban Bí Tích Thánh Thể làm của ăn nuôi dưởng loài người.
Chúng ta siêng năng tham dự thánh lễ, rước lễ cho sốt săng, đồng thời năng kính viếng Thánh Thể để tỏ tâm tình biết ơn và hiếu thảo của mình đối với Chúa.
19402 12-02-2011 08:38:35