Sidebar

Thứ Tư
01.05.2024

Hạnh Thánh Tháng 6_phần 3

Ngày 9 tháng 6 
THÁNH ÉP-REM 
Phó tế tiến sĩ.

Gương thánh nhân: Thánh Ép-rem sinh tại Ni-si-bíc miền Mê-sô-pô-ta-mi-a khoảng năm 306, trong một gia đình ngoại đạo. Lớn lên, thánh nhân xin theo đạo, và được Đức Giám mục tại Ni-si-bíc dạy giáo lý và rửa tội. Ngài muốn vào sa mạc sống đời ẩn tu, nhưng cuộc chiến tranh đã bùng nổ giữa người Rô-ma với người Ba-tư. Và người Ba-tư đã thắng. Họ cai trị tàn ác, bắt dân phục dịch gian khổ nhất là chống phá đạo Chúa và bắt bớ các Kitô hữu.

Đứng trước tình cảnh đau thương của đồng bào trong đạo, thánh nhân hết sức đau lòng. Ngài tận tình thương yêu, nâng đỡ, an ủi, khích lệ họ. Ngoài lời khuyên nhũ và sự giúp đỡ, ngài cầu nguyện hy sinh hãm mình hằng ngày, kêu xin Chúa cứu vớt...Khi đất nước giải phóng, mọi người đều công nhận là nhờ lời cầu nguyện và sự hy sinh của ngài. Sau khi xứ sở được an bình, thánh nhân xin vào chủng viện, theo học các môn thần học, kinh thánh, tu đức. Vì lòng khiêm nhượng, ngài từ chối không đảm nhận chức linh mục, nên Đức Giám mục giáo phận Ni-si-bíc đã phong cho ngài chức phó tế, và sai đi rao giảng Lời Chúa. Ngài đem hết khả năng và tài đức của mình phục vụ các linh hồn...

Không được bao lâu, chiến tranh tái phát. Giáo phận Ni-si-bíc lại rơi vào tay người Ba-tư. Một lần nữa đồng bào đồng đạo của ngài phài lâm cơn khốn khó. Thánh nhân đến trú tại Ê-đết-sa như một ẩn sĩ. Hằng ngày chuyên cần cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, đồng thời giúp đỡ các nạn nhân, những người bệnh hoạn nghèo khổ và giảng dạy lời Chúa cho những ai đến với ngài. Cũng trong thời gian ẩn trú ở đây, thánh nhân viết nhiều sách tu đức, giải nghĩa Thánh Kinh. Các sách ngài viết giúp ích rất nhiều cho Hội Thánh, nhờ ý tưởng dồi dào, ỳ nghĩa sâu sắc, chẳng hạn một đoạn ngài viết:

" Lạy Đấng cứu chuộc chúng con, kế hoạch thần dịu của Chúa là hình ảnh và thế giới thần thiêng, xin cho chúng con biết đi trong kế hoạch đó như là con người thần thiêng.

Lạy Chúa, xin đừng cất khỏi tâm hồn chúng con sự mạc khải thần thiêng của Chúa. Xin đừng rút khỏi chi thể chúng con sức nóng bỏng của tình yêu Chúa. Sự chết tiềm ẩn trong thân thể chúng con hằng vãi sự hư hoại ra trong con người chúng con, nên xin Chúa tung tình yêu thiêng liêng của Chúa ra để quét sạch mọi hậu quả chết chóc trong lòng chúng con. Lạy Chúa, xin cho chúng con tiến về kinh thành quê hương của chúng con và như Mô-sê được đứng trên nơi cao nhìn vùng đất hứa, xin cho chúng con cũng được nhờ ơn Chúa mạc khải mà chiếm được kinh thành ấy."

Một năm trước khi thánh nhân qua đời, vùng Ê-đết-sa lại gặp cơn đói. Hằng ngày thánh nhân rảo khắp nơi rao giảng kêu gọi những người hảo tâm rộng tay giúp đỡ, và chính ngài đến tận các gia đình đói khổ, phân phát lương thực cho họ, khích lệ họ tin tưởng trông cậy Chúa. Và cơn đói đã qua đi...

Thánh nhân qua đời tại Ê-đết-sa ngày 9 tháng 6 năm 373. Đến năm 1920, Đức Thánh Cha Biển Đức XV đã tuyên xưng ngài là Tiến sĩ hội thánh.

Quyết tâm: Noi gương hánh Ép-rem, hằng ngày tôi tận tình thương giúp những người lâm cơn khốn khó, hoạn nạn, nhất là những kẻ bị bắt bớ vì đạo Chúa, bằng lời cầu nguyện cũng như bằng công của.

Lời nguyện: Lạy Chúa, là Đấng nhiệm mầu khôn tả, Chúa đã ban cho thánh Ép-rem phó tế ơn linh hứng và sức mạnh cùa Chúa Thánh Thần, để thánh nhân hỷ hoan ca tụng mầu nhiệm thánh, và hết lòng phụng sự một mình Chúa mà thôi. Xin tuôn đổ ơn Thánh Thần xuống tràn đầy lòng chúng con, để chúng con cũng mến yêu phụng sự Chúa hết dạ hết lòng.

Ngày 11 tháng 6 
THÁNH BA-NA-BA TÔNG ĐỒ

Gương thánh nhân: Thánh Ba-na-ba được gọi là tông đồ, mặc dầu không có tên trong nhóm Mười Hai do Chúa Giêsu đã chọn, vì Chúa Thánh Thần đã kêu gọi ngài một cách đặc biệt, và vì ngài đã góp phần quan trọng vào công cuộc truyền giáo của các Thánh Tông đồ.

Thánh nhân là người Do-thái, thuộc chi tộc Lê-vi, sinh tại đảo Sýp. Cha mẹ đặc tên là Giuse, nhưng các Tông đồ đã đổi tên ngài lại là Ba-na-ba, có nghĩa là con cái của sự an ủi. Ngài là bạn thân của thánh Phaolô; và sau ngày Phaolô trở lại, ngài đã giới thiệu với thánh Phêrô là thủ lãnh Giáo Hội. Nhờ đó, Phaolô được gia nhập nhóm các Tông đồ.

" Khi tới Giê-ru-sa-lem, ông Sao-lô ( chính là Phaolô) tìm cách nhập đoàn với các môn đệ, nhưng mọi người còn sợ ông, vì họ không tin ông là một môn đệ. Ông Ba-na-ba liền đứng ra bảo lãnh và đưa ông Sao-lô đến gặp các Tông đồ và tường thuật cho các ông nghe chuyện ông ấy được thấy Chúa hiện ra trên đường và phán dạy làm sao, cũng như việc ông ấy mạnh dạn rao giảng nhân danh Đức Giêsu tại Đa-mát thế nào. Từ đó ông Sao-lô cùng với các tông đồ đi lại hoạt động tại Giê-ru-sa-lem" (CVTĐ. 9, 26-28).

Năm 42, thánh nhân đến giảng đạo tại An-ti-ô-ki-a và thành lập giáo đoàn tại đây. Ngài đã mời thánh Phaolô từ tạt-sô đến An-ti-ô-ki-a để cộng tác truyền giáo. Nhờ nhiệt tâm ủa các ngài mà giáo đoàn An-ti-ô-kia phát triển mạnh mẽ, trở nên trung tâm Kitô giáo giữa lương dân.

Lúc đó, Hội thánh nhân cùng với Phao-lô được phái mang viện trợ đến giúp đỡ. Và cả hai đã tham dự Công nghị tại đây với các Tông đồ, đấu tranh cho những người ngoại mới gia nhập Kitô giáo khỏi bị lệ thuộc lề luật, nhất là luật cắt bì.

Nơi đây, khoảng năm 45, thánh nhân gặp được Mát-cô là người bà con với ngài cùng với Phao-lô và Mát-cô hợp thành đoàn truyền giáo cho lương dân. Cả ba người cùng giảng đạo ở Sa-la-min, Lýt-tri, Ly-cao-ni và nhiều vùng khác. . . Các ngài giúp được nhiều người nhìn biết tin Kính Chúa, và đã thành lập giáo đoàn với các nơi đó.

Trong cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai, thánh nhân đem Mát-cô đi với mình đến Síp, còn Phao-lô đi với Xi-la thăm các giáo đoàn đã lập trong chuyến truyền giáo trước.

Tương truyền rằng thánh nhân bị ném đá chết khỏang năm 61, tại Sa-li-min là quê hương của ngài.

Quyết tâm: Sẵn sàng cộng tác với mọi người, để lo mở mang nước Chúa theo gương thánh Ba-naba tông đồ.

Lời nguyện: Lạy chúa, Chúa đã truyền phải dành riêng Ba-na-ba là một người đầy lòng tin vào Thánh Thần, để Thánh nhân đưa dân ngoại về với Chúa. Xin cho mọi tín hữu biết dùng lời nói và việc làm, mà trung thành loan báo tin mừng đức Kitô như Thánh nhân đã can đảm rao truyền.

Ngày 13 tháng 6 
THÁNH AN-TÔN PA-ĐUA.
Linh mục tiến sĩ.

Gương thánh nhân: Thánh An-tôn tên thật là Phéc-năn-đô, sinh tại Lít-bon, nước Bồ-đào-nha, năm 1195, trong một gia đình quyền quý vương giả.

Lớn lên, cha mẹ gởi ngài học trường nhà thờ chánh toà Lít-bon; và thánh nhân rất ước ao dâng mình cho Chúa. Thế nên, năm 15 tuổi, ngài gia nhập dòng thánh Aâu-tinh và được chuyển đến tu biện Co-im-ra. Ơû đây, có trường dạy kinh Thánh rất nổi tiếng, thánh nhân theo học 9 năm Thần học và Kinh Thánh và đã chịu chức linh mục tại đây.

Một hôm, nhân tiếp rước xác 5 tu sĩ Phan-xi-cô tử đạo trên đường truyền giáo ở Phi-Châu, thánh nhân monh được đi giảng đạo ở Mô-róc-cô, để được phúc tử đạo như các vị đó. Thế là xin qua dòng Phan-xi-cô và đổi tên là An-tôn. Được bề trên chấp thuận, ngài lên đường đi Móc-róc-cô.

Nhưng ý chúa muốn chọn ngài làm việc khác sáng danh chúa hơn, nên tàu chở ngài gặp cơn bão lớn, tấp vào bờ biển Phi-Châu tại đảo Si-xil.

Thánh nhân tới At-si-si, nước Ý, hớp tác với các tu sĩ Phan-xi-cô ở đây. Ngài được bề trên phái đến cộng tác tại viện tế bần Phọt-li, giúp đở những người già yếu bệnh tật.

Một dịp xãy đến bất ngờ khiến người ta khám phá được tài năng của thánh nhân. Trong một buổi lễ phong chức, nhà giảng thuyết được mời vắng mặt mà không ai dám thay thế. Bề trên nhà dòng bảo ngài lên giảng. Vì đức vâng lời, Ngài đã giảng buổi lễ hôm đó, và mọi người đều kinh ngạc về tài hùng biện và sự khôn ngoan của ngài.

Từ đó, thánh nhân được phái đi rao giảng khắp miền tây nước Ý và miền nam nước Pháp. Đi đến đâu, dân chúng ùn ùn đông đúc theo nghe ngài giảng. Tài hùng biện và lòng giảng, kẻ tội lỗi hối cải, người lạc đạo ăn năn, kẻ nhơn đức thêm đạo hạnh. Đức giáo hoàng Ghê-go-ri-ô IX gọi ngài là "Hòm bia giao ướcvà là cái búa giáng xuống kẻ lạc giáo". Dưới đây là một đoạn trong bài giảng của ngài, nói về lời giảng phải đi đôi với việc làm:

"Ai được đầy Thánh Thần, thì nói nhiều ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ đây chính là những chứng từ khác nhau về Đức Kitô là khiêm nhường, nghèo khó, nhịn nhục và vâng lời. Ta nói lên những sự ấy khi ta bày tỏ chúng ra cho người ta thấy nơi con người chúng ta. Lới nói sẽ sống động, khi chính các hành động nói lên, thế nên tôi xin các bạn hãy im tiếng để cho hành động nói lên. Chúng ta đầy dẫy những lời, nhưng hành động trống rỗng, nên bị chúa nguyền rủa như người đã nguyền rủa cây vả chỉ có lá mà không có qủa. Thánh Ghê-gô-ri-ô nóiâ "Luật được đề ra cho những nguời giảng đạo để họ thực hành điều họ giảng". Họ sẽ mất giờ giảng cho người khác biết luật khi hành động của họ phá hoại lời giảng. ..
Tương truyền, thánh nhân làm được rất nhiều chuyện lạ. Dường như Thiên Chúa muốn chứng thực lời giảng của thánh nhân bằng những chuyện lạ thường như thế.

Nhưng năm cuối đời, thánh nhân sống ở Pa-đua. Ngài qua đời nơi đây ngày 13 tháng 6 năm 1231. không đầy một năm sau, Đức giáo hoàng Ghê-gô-ri-ô đã phong thánh cho ngài và đức Phi-ô 12 đã tôn ngài lên làm tiến sĩ Hội Thánh.

Quyết tâm: Noi gương thánh A-tôn Pa-đua, tôi luôn sẵn lòng văng theo thánh ý chúa. Và biết dùng lời nói việc làm hàng ngày để giúp đở những người lầm lạc về với Chúa.

Lợi nguyện: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã ban cho dân Chúa một nhà giảng thuyết lừng danh và là người cứu giúp những người nghèo khổ, đó là thánh linh mục An-tôn. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu, mà cho chúng con biết trung thành tuân giữ giáo huấn của Đức Kitô để được chúa giúp đỡ trong những lúc ngặt nghèo.

Thánh Au-tinh Huy, Ni-cô-la Thể Và Đa-minh Đinh Đạt
Quân nhân tử đạo

Gương thánh nhân: "Hãy coi chừng người đời, họ sẽ nộp anh em cho hội đồng và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa, quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại biết . . . Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người tù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng sẽ được cứu thoát." (Mt, 10, 17-22).

Gian lao thử thách là cơ hội quý giá cho người môn đệ làm chứng cho chúa trước mặt người đời. Và kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát. Chính các thánh Au-tinh Huy. Ni-cô-la Thể và Đa-minh Đinh Dạt đã thöïc haønh ñuùng Lôøi Chuùa, ñaõ kieân trì beàn chí chòu hình khoå ñeán cuøng vì chúa, nên đã được cứu thoát, được lãnh triều thiên vĩnh hiển. . .

Au-tinh Phan Viết Huy, Ni-cô-la Bùi Đức Thể và Đa-minh Đinh Dạt là quân nhân o tỉnh Nam Định, dưới thời Minh Mạng. Cả ba đều nhịêt thành thờ kính Chúa và sống đạo đức lương thiện.

Theo lệnh vua, các quan phải truy lùng khắp nơi, bắt hết người công giáo. Ai chịu bước qua thập giá, bỏ đạo thì tha. Ai bất tuân thì bị tù đài hoặc giết chết. Lúc đó, quan tổng trấn tỉnh Nam Định Trịnh Quan Khanh không lo thi hành lệnh vua, nên bị khiển trách và hăm dọa cách chức. Oâng ta hoảng hốt, sợ mật quyền hành chức tước nên đâm ra oán ghét người công giáo, và thề quyết tâm diệt họ.

Công việc trước tiên ông ta định làm là thanh lọc lại hàng ngũ quân đội. Biết rõ trong số các quân nhân dưới quyền ông có nhiều người theo "Gia-tô tả đạo". Nếu không tận diệt họ trước, họ sẽ dung túng che chở người đồng đạo với họ. Và như thế, ông sẽ không thi hành đúng lện vua. Oâng cho dọn đại tiệc thiết đãi hết các binh sĩ công giáo trong tỉnh Nam Định. Có tất cả khoảng 500 người đến dự bữa tiệc này. Gần đến phòng tiệc, ông cho đặt sẵng một cây thánh giá, với gông còm xiềng xích đòn vọt. . .

Tiệc vừa xong, ông mời mọi người sang phòng đó, chỉ cho họ xem một bên là thánh giá, một bên là các công cụ hành khổ và dỏng dạc tuyên bố:

Tôi biết anh em vì lầm lạc mà theo Gia-tô tả đạo, là thứ đạo đức vua đã cấm. Tôi thương anh em. Vậy anh em hãy bước qua thập giá để được về với gia đình và được đức vua khen thưởng. Ai ngoan cố không chịu bỏ tá đạo, sẽ phải gánh chịu các hình khổ ghê gớm kia.

Khốn thay, hôm đó chỉ có 15 người can đảm không bước qua thánh giá. Trong số đó, có các ông Au-tinh Huy, Ni-cô-la Thể và Đa-minh Đinh Đạt. Còn bao nhiêu người kia đều nhát đảm chối chúa bỏ đạo! . . . Quan tổng đốc liền ra lệnh gông cùm và tống giam 15 người vào ngục.

Liên tiếp mấy ngày liền, quan cho dẫn họ ra công đường tra tấn đánh đập tàn nhẩn, buộc phải đạp lên thánh giá. Vì đau đớn quá, chịu không nổi, họ bỏ đạo từ từ. Sau cùng chỉ còn lại ba ông Huy, Thể và Đạt kiên trì bền trì bền đỗ theo Chúa.

Quan tổng đốc thấy cực hình không thay đổi lay chuyển nởi niềm tin sắt đá của ba chiến sĩ dũng cảm này, liền cho gọi hết các kỳ lão cùng quê quán với các ngài đến, bảo phải khuyên bảo thế nào cho các ngài bỏ đạo, bằng không sẽ bị trừng phạt nặng nề. Họ hết sức năng nĩ khuyên lơn. Nhưng ba vị anh hùng của chúa vẫn can đảm trung kiên. Quan liền ra lệnh đánh đòn các kỳ lão trước mặt các ngài. Thấy các ông bị đòn đau đớn quá, các ngài cảm động, chịu quá khó bỏ đạo! Thế là vì một chút tình cảm tầm thường mà ba chiến sĩ anh hùng của chúa đã sa ngã. Thật đúng, tình cảm rất nguy hại. . .

Ngưng khi được trả tự do về nhà, các ông Au-tinh Huy, Ni-cô-la Thể và Đa-minh Đạt cảm thấy áy náy trong lòng, lương tâm cắn rứt. Từ đó, các ông vô vùng cùng hối hận, cùng nhau trở lại tỉnh Nam Định, vào thẳng dinh quan tổng đốc, tuyên xin đức tin và thề quyết không chối chúa bỏ đạo.

Ngưng quan chỉ ra lệnh đánh đòn ba ông rồi đuổi về. Một hôm, nghe tin vua Minh Mạng ngạo chơi ở Huế, các ông đón đường, đệ đơn tuyên xưng đức tin lên vua. Đọc xong, vua nổi giận, truyền tống giam các ông. . .

Và ngày 13 tháng 6 năm 1839, hai ông Au-tinh Huy và Ni-co-la Thể bị đưa ra biển, chặt ra làm bốn, làm mồi cho cá.

Còn ông Đa-minh Đạt bị lý hình dùng dây xiết cổ đến tắt thở tại pháp trường Bải Mẫu, ngày 18 tháng 7 năm 1839.

Đức thánh Cha Lê-ô XIII đã phong Chân phước cho ba ông ngày 27 tháng 5 năm 1900. và ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn các ngài lên bậc hiển thánh.

Quyết tâm: Noi gương các thánh Au-tinh Huy, Ni-cô-la Thể và Đa-minh Đạt tử đạo, quyết chí bền đỗ trung thành tin thờ chúa đến cùng; nếu có lỡ lầm sa ngã thì cố gắn ăn năn trở về với chúa càng sớm càng tốt.

Cầu nguyện: Lạy Cha, cha đã ban cho giáo hội việt nam nhiều chứng nhân anh hùng, biết hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Xinnhận lời các ngài chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho cha và trung kiên mãi đến cùng.

Thánh An-rê Tường, Vinh-sơn Tương, Đa-minh Mạo, 
Đa-minh Nhi và Đa-minh Nguyên 
Giáo dân tử đạo.

Gương thánh nhân:"Thầy bảo thật anh em : nếu ở dưới đất hai người trong anh em họp lại cầu xin bất cứ điều gì, thì cha thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh thầy, thì có thầy ở đấy, giữa họ."(Mt.18.19-20)

Cầu nguyện chung là phương thế hiệu nghiệm thực hiện bác ái và hiệp thông, để được chúa nhận lời. Chúa Giêsu đã kkhẳng định sự hiện diện của người ở giữ những kẻ hiệp nhau cầu nguyện, để đảm bảo hiệu năng của lời cầu khẳng trớc mặt chúa cha. Chính cá thánh Anh Hùng Tử Đạo An-rê Tường, Vinh-sơn Tương, Đa-minh Mạo, Đa-minh Nhi và Đa-minh Nguyên đã thực hiện đúng phương thức cầu nguyện nàyliên lĩ, nên được chúa ban cho nghị lực và can đảm đến hơi thở cuối cùng.

An-rê tường sinh năm 1812, Vin-sơn Tương nắm814, Đa-minh Mạo năm 1818. cả ba người là giáo dân họ đạo Phú Yên. Còn Đa-minh Nguyên sinh nắm 1800 và Đa-minh Nhi năm 1822 tại họ đạo Ngọc Cục.

Cả năm ông đều đã lập gia đình, là nông dân khá giả, lương thiện và đạo đức gương mẫu, nên được mọi người kính trọng.

Giữa lúc các ông đang yên ổn làm ăn, sinh sống thờ Chúa giửa đạo, thì ngày 5 tháng 8 năm 1861, vua Tự Đức ra chiếu PHÂN SÁP bắt đạo gắt gao, dữ dội. Theo chiếu chỉ này, tất cả các làng người công giáo đều phải phân tán, sáp nhập vào các làng dân ngoại. Tài sản bị tịch thu. Người có đạo bị bắt khắc hai chữ "TẢ ĐẠO" lên má rồi giao cho người lương quản thúc.

Để thi hành chiếu chỉ nhà vua ngày 14 tháng 9 năm 1861, quan phủ Xuân Trường bắt mọi người công giáo phải đạp lên Thánh Giá. Ai bắt tuân sẽ bị trừng phạt nặng nề. Các ông An-rê Tường, Vinh-sơn Tương, Đa-minh Nguyên can đảm từ chối không chịu quá khóa, nên bị bắt tống giam vào ngục ở làng Bạch Cấc, huyện Vu Bản, tỉnh Nam Định.

Ròng rả hơn 7 tháng trời ở trong ngục, các ông phải chịu gông cùm xiềng xích khổ sở. Mỗi lần bị điều ra công đường xét xử, các ông lại phải chịu tra tấn đánh đập dả man. Khổ nhục hơn cà là quân lính lấy những thanh sắt nung đỏ khắc một bên má hai chữ "Tả Đạo", bên kia là tên làng xã nguyên quán. Vết phỏng trên mặt đau đớn, lại còn bị mọi người cười nhạo chế giễu.

Dù bị tra tấn hành hạ khổ nhục như thế, các ông vẫn can đảm chịu đựng, nhờ hằng ngày cùng cầu nguyện chung với nhau. Những lời cầu nguyện tha thiết nhiệt tình của các ông đã kéo được ơn nâng đỡ trợ lực của chúa, đúng như lời chúa Giêsu đã hứa: "Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì Thầy ở đấy, giữ họ." Nhờ hiệp nhau cầu nguyện, Chúa Giêsu ở giữa các ông, giúp đở các ông chiến thằng mọi cực hình, mạnh mẽ tuyên xưng đức tin, can đảm làm chứng cho Chúa.

Ngày 15 tháng 6 năm 1862, các ông bị điều ra xét xử lần cuối cùng. Quan cho đánh đòn, bắt ép các ông bước qua Thánh Giá. Các ông cương quyết từ chối. Quan liến cho lính trói cả năm ông, đem ra phơi nắng cã ngày, không cho ăn uống. Sáng hôm sau, ngày 16 tháng 6, quan cho dẫn các ông ra công đường, bảo quá khó bỏ đạo, bằng không sẽ đem chém đầu. Oâng Đa-minh Mạo thay mặt anh em trả lời:

Nếu chịu đạp lên Thánh Giá, chúng tôi làm ngay ở quê làng chúng tôi rồi, dại gì phải chịu bao nhiêu hình khổ đến ngày nay. Chúng tôi không bao giờ bỏ chúa chúng tôi. Xin quan cứ làm theo ý quan muốn.

Nổi giận, quan liền ra lệnh dẫn năm vị anh hùng của Chúa ra pháp trường Bạch Cốc chém đầu.

Đức Thánh cha Pi-ô XII phong Chân Phước cho năm vị ngày 29 tháng 4 năm 1951. và ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức giáo hoàng Phao-lô II đã suy tôn các ngài lên Hiển thánh.

Quyết tâm: Chuyên cần họp nhau cầu nguyện, để được chúa ngự giữ, ban ơn giúp sức lướt thắng mọi gian lao thử thách, trung thành bền đỗ theo chúa đến cùng, theo gương các thánh tử đạo An-rê Tường, Vinh-sơn Tương, Đa-minh Mạo, Đa-minh Nhi và Đa-minh Nguyên.

Cầu nguyện: Lạy cha, cha đã ban cho giáo hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng, biết dâng hiến mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Xin nhận lời các ngài chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho cha và trung kiên mãi đến cùng.

Thánh Phêrô Đa 
Giáo dân tử đạo

Gương thánh nhân: Trong Hội thánh, Chúa ban cho mỗi người một khả năng riêng để phục vụ lợi ích chung: "Có nhiều đặc sũng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. '' (I cor. 12,4-6)

Thánh Phêrô Đa lúc còn ở thế gian đã được Chúa dùng làm người giúp việc nhà Chúa, thường gọi là ông Từ, là người đảm trách việc dọn đồ lễ, chưng bông, đốt nến, giữ gìn sạch sẽ trong Thánh đường. Thánh nhân siêng năng nhiệt thành chu toàn bổn phận, nên được Chúa thương ban triều thiên tử đạo.

Phêrô Đa sinh năm 1802 tại làng Ngọc Lục, xứ Lục Thủy, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Trung Đàng ngoài. Cha cậu là người có đạo, nhưng mẹ lại là người ngoại giáo. Dù vậy, cậu cũng được rửa tội và giáo dục chu đáo theo giáo lý công giáo.

Vì cha mẹ nghèo, lúc nhỏ không được học chữ nghĩa nhiều, nên lớn lên cậu học nghề thợ mộc để đi làm phụ giúp gia đình. Khi đến tuổi trưởng thành, cậu lập gia đình, và trở nên gia trưởng gương mẫu về mọi phương diện, nhất là về đạo đức lương thiện. Trong việc dạy dỗ huấn luyện con cái, cậu biết rõ lời nói không bằng gương sáng đời sống hằng ngày. Thế nên, muốn con cái làm điều gì, lánh việc chi, thì chính cậu làm trước, lánh trước cho chúng noi theo bắt chước. Và kết quả thật tốt đẹp. . .

Việc đặc biệt trong đời ông Phêrô Đa nhiệt tình với nhà chung. Khi cha xứ ngỏ ý muốn tìm người làm từ, giúp việc nhà thờ, ông tình nguyện sẵn sàng ngay. Và sau khi nhận lãnh trách vụ, ông luôn cố gắng làm tròn bổn phận. Mỗi ngày, ông dậy đúng giờ, kéo chuông, dọn đồ lễ, chưng bông, quét dọn trong ngoài nhà thờ sạch sẽ, xứng đáng nơi tôn nghiêm thờ Chúa, giúp mọi người thêm lòng sốt sắng và kính trọng Nhà Chúa. Những ngày lễ cả, lễ trọng, ông luôn lo chuẩn bị chu đáo, trang hàng bông hoa, cờ xí lông lẫy. Mọi người trong xứ đạo thấy vậy thì hết sức khen ngợi và thán phục tinh thần hy sinh phục vụ của ông.

Đang lúc ông hăng say nhiệt thành lo giúp việc Nhà Chúa như thế thì năm 1862, vua Tự Đức ra chiếu chỉ PHÂN SÁP, bắt đạo gắt gao. Nhiều giáo hữu bị bắt, trong đó có ông. Lúc đó, ông đã 60 tuổi. Ông bị giam ở phủ Xuân Trường 6 ngày rồi đày đi Gia Linh. Ở đây, ông phải chịu nhiều hình khổ, ngày đêm bị gông cùm xiềng xích. Nhiều lần bị đem ra tra tấn dã man, buộc ông bước qua Thánh Giá, bỏ đạo. Nhung ông luôn luôn can đảm bền chí vượt qua tất cả vì Chúa, cương quyết một lòng trung thành theo Chúa, không bao giờ chối Chúa bỏ đạo. Ông noi gương thánh Phêrô là Quan thầy của ông : nếu bỏ Chúa thì biết theo ai; chỉ có Chúa mới có lời ban sư sống đời đời.

Các quan thầy cực hình không thể khuất phục được anh hùng đức tin, nên kết án thiêu sống. Và ngày 17 tháng 6 năm 1862, quân lính dẫn người tôi tớ trung thành của Chúa ra pháp trường. Dọc đường, ông thầm thỉ cám ơn Chúa, và khẩn khoản nài xin Chúa ban ơn giúp sức cho đủ can đảm trong giờ phút cuối cùng này.

Khi lử cháy sắp tàn, một người lính thấy ông chưa chết hẳn, liền rút gươm chém đứt đầu ông, đưa linh hôn ông về cõi muôn đời.

Ngày 29 tháng 4 năm 1951, Đức Thánh Cha Pi-ô XII phong Chân phước cho ông. Và ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gion Phaolô II đã suy tôn ngài lên Hiển thánh.

Quyết tâm: Noi gương thánh Phêrô Đa tử đạo, hằng ngày nhiệt thành chăm lo giúp việc Chúa, và suốt đời sẵn sàng hy sinh chịu khó để làm chứng cho Chúa

Cầu nguyện: Lạy Cha, Cha đã ban cho Giáo hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng, biết hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Xin nhận lời các ngài chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho Cha và trung kiên mãi đến cùng.

1655    09-03-2011 08:09:09