Sidebar

Thứ Năm
02.05.2024

Hạnh Thánh Tháng 6_phần 4

Ngày 19 tháng 6. 
THÁNH RÔ-MUN-ĐÔ 
Viện phụ.

Gương thánh nhân: Là con một gia đình quý tộc ở Ý, thánh Rô-mun-đô sinh tại Ra-ven-na năm 906.

Lúc còn nhỏ, Ngài bắt chước cha sống xa hoa phóng túng không nghĩ gì đến đạo hạnh. Nhưng đôi lúc ngài cũng biết hồi tâm suy nghĩ về cuộc đời ngắn ngũi, nhất là thấy xung quanh mình có những người sống đạo đức thánh thiện thì đem lòng mộ mến.

Và một biến cố xảy ra khiến thánh nhân quyết định tương lai đời ngài. Một hôm, người cha gây gổ giành phần đất với người bà con và đã dùng gươm giết chết người đó. Thánh nhân thấy vậy thì ngán ngẫm cuộc đời, chỉ vì lợi lộc vật chất mà người ta giết hại nhau không chút thương tiết!. . . Thế là thánh nhân xin vào dòng Biển-đức sống cuộc đời hy sinh hãm mình, cầu nguyện, quyết chí suốt đời đi theo Chúa làm tôi Chúa.

Sau 7 năm tu luyện ở đây, thánh nhân còn muốn sống khổ hạnh hơn nữa, nên xin vào sa mạc sống với vị ẩn sĩ cao niên tên là Ma-ri-nô. Hằng ngày thầy trò chuyên tâm cầu nguyện, ăn chay, đánh tội. Vị ẩn sĩ bắt ngài học thuộc lòng các thánh vịnh và đọc mỗi ngày. Mỗi lần ngài đọc sai hay lo ra, ông dùng roi đánh vào đầu phía bên tai trái ngài, và lần nào ông cũng đánh một phía bên đó mãi, đến nỗi ngài cảm thấy lỗ tai bên trái hầu như điếc, nên năn nĩ thầy: - Thưa thầy, từ nay nếu thầy có đánh con thì xin thầy đánh phía bên phải. Vì nếu thầy cứ đánh phía bên trái thì sợ lỗ tai trái con sẽ điếc.

Thánh nhân muốn chịu hình khổ hàng ngày như thế để hãm mình đền tội. Và ngài muốn cho nhiều người cũng chia sẽ đời sống khổ hạnh với Ngài, nên năm 988, ngài trở về Ý, đi đó đây rao giảng mời gọi mọi người sống hy sinh khắc khổ. Và năm 1012, ngài thành lập một tu viện ở miền trung nước Ý, đó là khởi đầu của dòng Ca-men-đu-len do ngài sáng lập. Đây là dòng tu liên kết đời sống khổ hạnh với nếp sống cộng đoàn.

Thánh Phê-rô-Đa-mi-a-nô kể lại cuộc sống thánh thiện của ngài trong tu viện như sau: "Rô-mun-đô đã cư ngụ ba năm trong địa giới tỉnh Pa-ren-ti-na. Năm thứ nhất, ngài đã xây dựng một t viện và đặt viện phụ các tu sĩ ở đó. Hai năm sau, ngài sống ẩn mình hoàn toàn. Ơn Chúa đưa ngài lên đỉnh trọn lành đến nỗi dưới ơn Thánh Thần linh ứng, ngài biết trước nhiều việc hậu lai và có những tia sáng sâu sắc về trí tuệ để hiểu biết nhiều việc trong Cựu và Tân ước.

Quả thật, ngài năng được ơn chiêm niệm cao sâu thu hút đến độ nước mắt chảy ra và lòng trí mến Chúa nồng nàn khiến ngài kêu lên : '' Ôi Giêsu chí thánh, chí ái là mật ngon ngọt của con, là khát vọng khôn tả, là êm dịu của các thánh, là hoan lạc của các Thiên Thần ''. Ngài còn kêu nhiều lời khác tương tự như thế. Dưới sức thúc đẩy của Thánh Thần, ngài thốt ra một cách líu tíu, chúng tôi không biết dùng lời lẽ loài người nào để diễn tả ra được . . .''!

Thánh nhân qua đời năm 1027, hưởng thọ 120 tuổi, mà hơn 90 năm sống trong khổ chế hy sinh . . .

Quyết tâm: Hàng ngày tôi ra sức hy sinh hãm mình, và sẵn sàng chịu mọi gian nan khốn khó vì Chúa theo gương thánh Rô-mun-đô.

Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã dùng thánh Rô-mun-đô để canh tân đời sống ẩn tu trong hội thánh. Xin cho chúng con biết từ bỏ chính mình mà theo chân Đức Kitô, hầu đạt tới hạnh phúc nước trời.

Ngày 21 tháng 6. 
THÁNH LU-Y GON-DA-GA 
Tu sĩ.

Gương thánh nhân: Thánh Lu-y Gon-da-ga sinh năm 1568, tại miền bắc nước Ý, là con của bá tước Phẹt-đi-năn-đô. Trước khi sinh ngài, bà mẹ bị đau nặng sợ chết, nên khấn xin Đức Mẹ phù hộ cho bà thoát cơn bịnh hoạn và sinh con vuông tròn thì sẽ dâng con mình cho Chúa. Và bà đã được ban ơn như lòng sở nguyện.

Vì thế ngay lúc còn thơ ấu, bà mẹ đã luyện tập ngài kinh mến Chúa và tôn sùng Đức Mẹ. Còn cha ngài vì muốn cho con sau này có quyền chức trong binh nghiệp, nên thường dẫn ngài đi xem những cuộc duyệt binh và luyện tập quân sự.

Năm 1577, thánh nhân được gởi đi học ở Phô-răn. Tại đây, ngài đã khấn giữ mình đồng trinh và quyết chí dâng mình cho Chúa. Ngài sống rất nhiệm nhặt, không bao giờ nhìn xem người nữ, tránh xa mọi dịp có thể làm cớ cho ngài vấp phạm về đức trong sạch.

Sau khi thành đạt, ngài trở về gia đình chung sống với cha mẹ. Và ngài đã xin vào dòng Chúa Giêsu (gọi là Dòng Tên). Nhưng cha ngài nhất định từ chối, và bắt buộc ngài vào làm việc trong triều đình. Ngài buộc lòng vâng lời cha, song lúc nào có dịp, ngài cũng vẫn nài nỉ xin vào dòng.

Ròng rã 3 năm trời cầu nguyện và nài nỉ, cuối cùng năm 1586, ngài được chấp thuận cho vào dòng và hai năm sau ngài được gia nhập hàng giáo sĩ. Ngài luôn tỏ ra là một tu sĩ thánh thiện gương mẫu. Mọi người điều nhìn nhận ngài là một gương sáng hãm mình trong sạch.

Năm 1591, một cơn bịnh dịch lan tràn dữ dội tại Rô-ma, làm cho nhiều người chết. Thánh nhân tình nguyện đi giúp đở những người mắc bịnh, chôn cất những kẻ chết. Và vì nhiệt thành lo giúp đỡ mọi người mà ngài bị nhiễm.

Mẹ ngài nghe con bệnh hoạn thì gởi thư thăm hỏi. Ngài trả lời bằng những lời lẻ tin tưởng phó thác hoàn toàn: "Thưa mẹ, con cầu xin mẹ hằng đức Thánh Thần ban ơn và an ủi. Dĩ nhiên, khi nhận được thư mẹ thì con đang sống ở đời này. Nhưng ngay từ bây giờ cũng phải hứơng về trời rồi, để ngay khi sống dưới mặt đất, ta cũng ca tụng Chúa muôn đời. Đã từ lâu con đã từng ao ước làm cuộc hành trình với Chúa sớm hơn. Nếu như lời thánh Phao-Lô nói: phải khóc với kẻ khóc, vui với người vui, thì mẹ phải lấy làm vui mùng hoàn toàn khi Chúa vì tồt lành và thương mẹmà tỏ cho con thấy hạnh phúc chân thật và chất chắn không bao giờ sợ mất nửa.

Thưa mẹ, con thú thật với mẹ rằng: mọi khi con suy nghĩ về lòng tốt của Chúa, giống như biển không đáy không bờ, linh hồn con như rơi xuống bờ sâu ấy, chìm trong cảnh bao la bát ngác, lạc lõng và không biết đáp lại làm sao, vì sau một thời gian làm việc vắn vỏi và sơ sài như thế mà con đã được Chúa ban cho nghỉ ngơi muôn đời như vậy! Vì quả thật Chúa đang gọi con lên hưởng hạnh phúc nước thiên đàng, mà con đã tìm kiếm qúa chểnh mảng, và Người muốn thưởng công cho những dòng nước mắt của con đổ ra quá ít."

Sao đó, bệnh tình ngày trầm trọng và qua đời ngày 21 tháng 6 năm 1591, khi mới lên 23 tuổi. Và năm 1726, ngài được Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô XIII tôn phong hiển thánh.

Quyết tâm: Ra sức tránh mọi dịp tội, giữu mình trong sạch và hy sinh giúp đở mọi người lâm cảnh bệnh hoạn, nghèo khó theo gương thánh Lu-y Gon-da-ga.

Lời nguyện: Lạy Chúa là Đấng ban phát mọi ơn riêng, Chúa đã cho thánh Lu-y Gon-đa-ga sống một cuộc đời trong trắng, lại vừa biết hy sinh hãm mình. Vì công đức và lời chuyển cầu của thánh nhân, xin Chúa rủ lòng thương nâng đở, để chúng con dầu không được trong trắng như người, thì cũng biết noi gương người mà hãm mình đền tội.

Ngày 22 tháng 6 
THÁNH PAO-LI-NÔ NÔ-LA
Giám mục.

Gương thánh nhân: Thánh Pao-li-nô sinh tại Bọt-đô, nước Pháp, năm 354, trong một gia đình ngoại giao, là nghị viện La-mã rất giàu có với nhiều đất đai ở Ý, ở A-ki-ten và Tây-ban-nha.

Lớn lên, Pao-li-nô được ông An-sôn là nhà hùng biện và là thi sĩ thời danh đào tạo. Nhờ đó, ngài trở thành nhà giảng thuyết và văn sĩ nổi tiếng. Của cải cộng vơi tài năng và nhân đức đã đưa ngài lên địa vị cao trong xã hội. Năm 378, ngài đã được bầu làm chánh án trong pháp đình.

Công việc ở pháp đình rất bề bộn, nhưng với tài đức và sự cố gắng không ngừng, Pao-li- nô luôn giải quyết mọi vấn đề đúng lúc. Và khi làm xong bổn phận, ngài sang Tây-ban-nha thăm các đồn điền. Nơi đây, ngài gặp một thiếu nữ công giáo vừa giàu có vừa sốt sắng đạo đức, tên là Tê-rê-sa và hai người đã thành hôn với nhau.

Nhờ gương sáng và lời khuyên nhủ của người vợ, Pao-li-nô xin gia nhập đạo và chịu phép rửa tội năm 389. Từ đó, ngài sống một cuộc sống hoàn toàn đổi mới, nhất là sau biến cố đau thương đứa con trai ngài chết, ngài và vợ quyết định tận hiến cho Chúa. Ngài bán hết gia tài sản nghiệp và phân phát cho kẻ nghèo, rồi xin vào tu viện.

Năm 394, thanh nhân được thụ phong lin mục và được phái đến đảm trách giáo xứ Nô-la, nước Ý. Ngài tận tâm chăm sóc đàn chiên, và hằng ngày chuyên cần hy sinh hãm mình, cầu nguyện và khi vị Giám mục giáo phận qua đời, ngài được bầu lên thay thế năm 409. Chức vị càng cao, trách nhiệm càng nặng, ngài luôn ý thức trách nhiệm mục tử của mình, nên càng ra sức sống khắc khổ hy sinh cầu nguyện nhiều hơn.

Dù vậy, thánh nhân còn chưa lấy làm đủ, ngài còn cậy nhờ các Giám mục khác trợ giúp và cầu nguyện cho ngài chu toàn sứ vụ cao cả của mình, như thư ngài gởi cho Đức Cha A-ly-pi-ô sau đây: "Tôi vui mừng và vinh vang trong Chúa. Người là Đấng duy nhất và bất biến. Ở khắp nơi, nhờ Thánh Thần, người hằng làm cho tình yêu của người hoạt động nơi con cái người. Người đã đỗ Thánh Thần xuống trên mọi người, làm cho Kinh Thánh của Người được vui mừng vì dòng sông tuôn đổ đó. Trong Tông tòa của kinh thánh ấy, người đã đặt Đức Cha lên bậc khanh tướng trong dân người; và ngay đến tôi, người cũng đã thương xót kéo lên khỏi nơi hèn hạ và nghèo nàn bụi đất, mà cho tôi được chia sẻ phẩm chức như Đức Cha. Nhưng trong ơn mà Chúa đã ban cho tôi, tôi vui mừng nhất là được ngài đặt tôi vào lòng Đức Cha và thương cho tôi được đi vào dạ Đức Cha, để tôi được tin vào lòng thương yêu của Đức Cha, khi tôi nghỉ đến phận vụ và gánh nặng giám mục hiện nay, để tôi không được xao lãng và coi nhẹ việc yêu mến Đức Cha.

Để Đức Cha rõ mọi sự về tôi, thì xin Đức Cha biết cho rằng kẻ tội lỗi lâu năm này đã chẳng được đưa ra khỏi tối tăm và bóng tối sự chết để được hưỡng hơi thở sự sống, và chẳng đã giám ra tay cầm cày, nhận lấy thánh giá của Chúa để đi cho đến nơi, nếu đã không được Đức Cha giúp đỡ cầu nguyện cho. Ơn này sẽ chất thêm công nghiệp cho Đức Cha, nếu Đức Cha còn thương chuyển cầu để làm nhẹ gánh cho tôi. Bởi vì người thánh thiện mà giúp đỡ kẻ lam lũ, tôi không giám nói là anh em, thì sẽ được vương lên như kinh thành vĩ đại..."

Giữa lúc đó, dân man di xâm chiếm Rô -ma, cướp bóc tàn phá đến tận Nô-la. Thánh nhân lo giúp những người bất hạnh, đem tiền chuộc lại các tù nhân. Một hôm có một bà mẹ chạy đến khóc lóc xin ngài chuộc lại đức con mình bị bắt, ngài không còn tiền chuộc nên nộp mình chịu tù đày thế cho nó. Nhưng khi biết ngài là Giám Mục, tên tù trưởng thả ngài về cùng với các tù nhân.

Thánh nhân qua đời tại Nô-la, năm 431.

Quyết tâm: Noi gương thánh Pao-li-nô, tôi quyết sống khó nghèo, hằng ngày cho chu toàn bổn phận Chúa phú giao, và sẵn sàng hy sinh giúp đỡ người bạn hoạn nạn khốn khổ.

Lời nguyện: Lạy Chúa, chúa đã ban cho Hội thánh một tấm gương sáng ngời là thánh Pao-li-nô Giám Mục, vì người yêu chuộng dức khó nghèo và nhiệt thành chăm sóc đàn chiên. Hôm nay, chúng con mầng công đức của thánh nhân, thì xin cho chúng con cũng biết sống bát ái như ngài.

Hôm nay, Hội thánh cũng mừng kính hai thánh Gioan Phi-sơ và Tô-ma Môtử đạo.

Thánh Gioan Phi-sơ sinh tại Bê-vẹt-lây, nước Anh, năm 1469, thụ phong linh mục năm 1491. và vì tài d8ức song toàn, năm 1504, ngài được chọn làm giám mục giáo phận Rô-kết-tơ.

Từ đó, thánh nhân đem hết tài lục phục vụ đoàn chiên, cũng cố hàng giáo sĩ, giảng dạy lời Chúa. Lúc đó, vua nước Anh là Hen-ri thứ VIII ly dị vợ, đồng thời ly khai khỏi Toà Thánh và lập Giáo hội Anh quốc và tự xưng là giáo chủ. Thánh nhân phản đối những việc làm sai trái của nhà vua, nên bị ông ta giết chết ngày 22 thánh 6 năm 1535.

Thánh Tô-ma Mô sinh tại Luân-đôn năm 1478, trong một gia đình đạo giáo quý tộc. Lớn lên ngài lập gia đình và làm thủ tướng dưới thời vua Hen-ri thứ VIII.

Quyết tâm: Noi gương thánh Gioan Phi-sơ và Tô-ma Mô, can đãm chống lại mọi thế lực chống phá Hội Thánh, sẵn sàng chịu gian lao bách hại để giữ gìn bảovệ đức tin chân chính và sự hiệp nhất trong Giáo hội.

Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã cho các thánh tử đạo dùng cái chết của mình để diễn tả đức tin một cách hùng hồn hơn cả. Vì lời hai thánh Gioan Phi-sơ và Tô-ma Mô chuyển cầu, xin cho chúng con can đảm dùng lời nói mà tuyên xưng đức tin và lấy cả cuộc đời mà minh chứng.

Ngày 24 tháng 6 
SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ.

Gương thánh nhân: Hội thánh thường mừng lễ các thánh vào ngày chết, ngày các ngài được sinh ra trong nước trời. Đối với thánh Gioan Tẩy giả thì khác, ngài được mừng kính chính ngày sinh nhật vì ngài đã được thánh hoá trước khi ngài sinh ra, ngay lúc còn ở trong dạ mẹ, khi Đức Maria mang Chúa Giêsu đến gia đình bà Ê-li-sa-bét là mẹ ngài.

Thánh nhân sinh tại Hê-rôn, cùng một năm với Chúa Cứu thế. Cha ngài là ông Da-ca-ri-a. Mẹ ngài là bà Ê-li-sa-bêùt. "Cả hai ông bà là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răng và huấn lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì. Nhưng họ lại không có con vì bà Ê-li-sa-bêùt biết là mình hiếm hoi. Vả lại, cả hai điều đã cao niên." (Lc.1,6-7).

Nhưng Chúa thương nhậm lời hai ông bà cầu nguyện. Người sai thiên sứ báo tin cho ông Da-ca-ri-a đang lúc ông dâng hương cho Đến Thờ. "Chuyện xảy ra trong lúc ông đang lo việc tế tượng trước nhan Thiên Chúa theo phiên của nhóm ông. Trong cuộc bất thăm thường lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm vào dâng hương trong đền thờ của Đức Chúa, còn toàn dân đông đảo thì cầu nguyện ở bên ngoài, trong giờ dâng hương.

Vậy, một Sứ thần của Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. Thấy vậy, ông Da-ca-ri-a bối rối và nổi sợ hãi ập xuống trên ông. Nhưng sứ thần bảo ông: - Nầy ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhậm lời ông cầu xin: bà Ê-li-sa-bế, vợ ông, sẽ sinh cho ông một con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gioa. Oâng sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hoan hỷ ngày con trẻ ra đời, vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa...

Ông Da-ca-ri-a thưa với sứ thần: - Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy ? Vì tôi đã già, và sợ tôi đã lớn tuổi.

Sứ Thần đáp: - Tôi là Gáp-ri-en, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông. Và nầy đây, ông sẽ bị câm, không nói được cho đến ngày các điều đó xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi . . ." (Lc.1.8-21)

Đúng như lời Thiên sứ loan báo, và Ê-li-sa-bết mang thai và sinh con trai. Ngày sinh của Gioan làm cho mọi người vui mừng phấn khởi, ví nó báo hiệu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cứu rỗi. Chính Gioan được Chúa chọn để làm Sứ giả dọn đường cho Chúa Cứu Thế đến chuộc tội loài người.

Ngài đặt tên cho Vị Sứ giả của Đấng Cứu Thế làm cho mọi người hết sức kinh ngạc. "Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ra-a mà đặt cho em. Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: - Không, phải đặt tên cháu là Gio-an.

Họ bảo bà: - Trong họ hành của bà chẵng ai có tên như vậy cả.

Rồi họ làm hiệu hỏi người cha xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. Ông xin một tấm bản nhỏ và viết tên cháo là Gio-an. Ai nấy điều bở ngỡ. Ngay lúc đó miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được và chúc tụng Thiên Chúa. Láng giềng ai nấy điều kính sợ. Và các điều ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. Ai nấy cũng đễ tâm suy nghĩ, và tự hỏi: Đứa trẻ nầy rồi sẽ ra như thế nào? Vì quả thật có bàn tay Chúa phù hộ em" (LC.1,59-66)

Việc Thiên Chúa can thiệp vào việc sinh hạ của các ngôn sứ thật lạ lùng, nhưng đối với thánh Gioan còn phi thường hơn nữa, vì sứ mạng tiền hô cao cả và ân sủng Ngài lãnh nhận, khiến Chúa Giêsu phải khen ngợi: - "Tôi nói cho anh em biết: đây còn hơn cả ngôn sứ nũa! Chính ông là người Thiên Chúa nói đến trong Kinh Thánh rằng: - Nầy Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt con, người sẽ dọn đường cho con đến.

Tôi nói cho anh em biết: Trong số phàm nhân đã lọt lồng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gioan". (Lc.7,26-28).

Thánh Gioan cao trọng vì là Sứ giả của Chúa, vì ngài sống khắc khổ, mặc áo da thú, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, chịu cực khổ đi khắp nơi rao giảng và làm phép rữa thống hối, dọn lòng mọi người tiếp nhận chúa Cứu thế.

Quyết tâm: Tôi sống khắc khổ, hãm mình hy sinh hàng ngày để dọn đường cho Chúa đến với gia đình tôi và mọi người theo gương thánh Gioan Tẩy giả.

Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã sai thánh Gioan Tẩy giả đến chuẩn bị cho dân chúa sẵn sàng đón Đức Kitô. Xin ban cho các tín hữu đầy tràn niềm vui của Thánh Thần, và xin hướng dẫn họ bước vào con đường cứu hộ và bình an.

Thánh Đa-minh và Phan-xi-cô Chiểu 
Giám mục và thầy giảng tử đạo

Gương thánh nhân: Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ: "Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát. Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em : anh em chưa đi hết các thành của Ít-ra-en thì Con Người đã đến.''(Mt.10, 22-23).

Thử thách, bách hại là số phận thường tình của môn đệ Chúa. Theo Chúa, giúp việc Chúa là chấp nhận vác thánh giá hằng ngày. Có như thế, Nước Trời mới đến được trần gian. Có như thế, ơn cưu rỗi mới đến với mình và mọi người. Nhưng không phải vì thế mà liều mình cách vô ích; nếu cần, thì cũng phải trốn lánh nguy hiểm theo như ý Chúa muốn, để phụng sự Chúa và phục vụ các linh hồn như thánh Đa-minh Minh và Phan-xi-cô Chiểu đã làm.

Đa-minhMinh tên thật là Hê-na, người Tây-ban-nha, sinh năm 1765. Ngay từ nhỏ, cậu đã ước nguyện dâng mình cho Chúa. Năm 16 tuổi, cậu xin gia nhập vào dòng thánh Đa-minh, và hai năm sau thì được tuyên khấn và theo học triết học. Trong thời gian này, thầy Đa-minh được Chúa soi sáng thúc giục, nên xin đi truyền giáo ở Việt Nam. Thế là thầy được gởi đi Phi-Luật-tân cùng với một nhóm tu sĩ trẻ, để tiếp tục học thần học. Ngày 20 tháng 9 năm 1789, thầy thụ phong linh mục và được sai đi truyền giáo tại Bắc Việt.

Nhận thấy cha Minh tài giỏi đạo đức, Bề trên bổ nhiệm lên làm giám đốc chủng viện Tiên Chu , và ít lâu sau được bầu làm cha chính địa phận. Và ngày 9 tháng 9 năm 1800, Đức Thánh Cha Pi-ô VIII đã chọn cha làm Giám mục, phụ tá Đức cha Y.

Từ ngày được phong chức giám mục, Đức cha Minh càng sống khiêm tốn, thánh thiện, bác ái, nhiệt thành với sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Ngài thường xuyên viếng thăm dạy dỗ, khuyến khích giáo hữu giữ vững đức tin trong cơn thử thách ở các xứ đạo, nhất là những xứ đạo xa xôi, hẻo lánh. Ngài được một thầy giảng phụ rất đắc lực. Đó là thầy Phan-xi-cô Đổ văn Chiểu.

Phan-xi-cô Chiểu sinh năm 1764 tại làng trung lễ, giáo xứ Liên Thủy, thuộc giáo phận Đông Đàng Ngoài. Lớn lên, cậu xin tu học làm thầy giảng. Và sau khi học xong, cậu được mặc tu phục, được Đức cha Minh chọn giúp việc ngài, vì thấy thầy nhân đức. Từ đó, thầy luôn sống gần gủi bên Đức cha, tận tình giúp đỡ ngài trong mọi công việc mục vụ, trung thành gắn bó trong suốt cơn thử thách bách hại, và sau cùng đã được phúc lãnh triều thiên tử đạo với ngài.

Lúc đó, vua Minh Mạng bắt đạo gắt gao. Người công giáo muốn giữ đạo phải lén lúc trốn tránh, nhất là các vị Chủ Chăn phải ẩn náo rày đây mai đó, để an ủi khích lệ giáo hữu, đồng thời ban bí tích cho họ. Đức cha Minh và thầy Chiểu đang ở Tiên Chu, phải đi ẩn lánh tại Kiên Lao. Vì mặc dù Đức cha rất mong mỏi được phúc tử đạo để làm chứng cho Chúa, nhưng ngài không dám liều lĩnh theo ý mình, mà muốn làm đúng theo lới Chúa dạy: '' Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác''. Ngài trốn lánh không phải vì nhác đảm sợ chết, nhưng vì lợi ít đoàn chiên Chúa đã phú giao cho ngài chăm nom săn sóc.

Nhưng ngày 27 tháng 5 năm 1838, vì có người tố giác, quan tổng đốc Nam Định kéo quân đến vây làng Kiên Lao, bắt được Đức cha Y . Còn Đức cha Minh và thầy Chiểu may mắn trốn thoát ra bờ sông, xuống thuyền đi Hải Dương. Song một ngư phủ ngọa giáo đã nhận ra các ngài; đi tố cáo với Quan, nên các ngài bị bắt giải về Nam Định và tống giam vào ngục. Ở đây, các ngài phải chịu nhiều hình khổ, đau đớn: cổ mang gông, tay chân xiềng xích, nhiều lần bị tra tấn đánh đập, bắt buộc bước qua thánh giá. Nhưng các ngài vẫn luôn luôn can đảm tuyên xưng niềm tinh vào Chúa Kitô. Khi quan hỏi Đức cha là ngươi nước nào, sau đến đây rao giảng tà đạo. Ngài dõng dạc trả lời:

- Tôi là người Tây-ban-nha. Tôi muốn đem hạnh phúc thật đến cho người Việt Nam. Tôi đến rao giảng đạo chân chính là đạo Đức Chúa Trời. Ai thờ phượng kính mến người thì được hưởng phước đời đời . . .

Thấy không lay chuyển nổi niềm tin kiên cường bất khuất của Đức cha và thầy Chiểu, quan buộc lòng kết án trảm quyết và đệ trình lên vua. Vua Minh Mạng phê y án và gởi về tới Nam Định ngày 25 tháng 6 năm 1838.

Sáng hôm sau, quân lính dẫn Đức cha Minh và thấy Chiểu ra pháp trường Bảy Mẫu. Các Ngài hết sức vui mừng tạ ơn Chúa.

Tại pháp trường, Đức cha Minh muốn chứng kiến cái chết anh dũng của môn đệ mình, nên xin quan xử trảm thầy Chiểu trước, Và sau đó, ngài nghiêng mình cho lý hình thi hành phận sự . . .

Ngày 27 tháng 5 năm 1900, Đức Thánh Cha Lê-ô XIII đã phong Chân phước cho các ngài, Và ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã suy tôn các ngài lên Hiển thánh.

Quyết tâm: Sẵn lòng chịu khó chịu cực thờ phượng Chúa, luôn luôn vâng theo thánh ý Chúa, và không bao giờ liều mình làm điều gì mất lòng Chúa theo gương thánh Đa-minh Minh và Phan-xi-cô Chiểu.

Cầu nguyện: Lạy Cha, Cha đã ban cho Giao hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng, biết hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Xin nhận lời các ngài chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho Cha và trung kiên mãi đến cùng.

1770    09-03-2011 08:10:45