Ngày 27 tháng 6
THÁNH CY-RIN-LÔ A-LÊ-XĂN-TA
Giám mục tiến sĩ .
Gương thánh nhân: Sau khi Đức Giám mục giáo phận A-lê-xăn-triqua đời, thánh Cy-rin-lô được bầu lên kế vị. Lúc đó, ngài tuổi khoảng trung tuần.
Từ ngày nhậm chúc Giám mục, thánh nhân hết sức nhiệt thành lo cho đoàn chiên. Ngoài việc rao giảng lời Chúa, ngài thường chăm sóc giúp đở những người nghèo khổ bệnh tật, và ân cần khuyên bảo kẻ tội lỗiăn năn. Đặc biệt, ngài lo gìn giữ đức tin công giáo.
Lúc đó, Giám mục Công-tăng-ti-nốp tên là Nết-tô-ri-út không tin nhận Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Theo ông, Đức Maria chỉ là Mẹ Chúa Giêsu, và ông cho rằng ai gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa là phạm thượng, là lạc đạo. Do đó, tuy ông không phủ nhận nhân tính Chúa Giêsu, nhưng ông giải thích sai lạc về sự liên kết giữa nhân tính và thiên tính của Người. Điều đó đưa ra kết luận: Đức Maria chỉ là Mẹ Chúa Giêsu chớ chẳng phải là Mẹ Thiên Chúa. Thật sự , Chúa Giêsu là Thiên chúa thật cũng là người thật, nên Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu thì cũng là Mẹ Thiên Chúa.
Thánh Cy-rin-lô đã nhiều lần khuyến cáo Giám mục Nết-tô-ri-út. Ngài chủ trương thiên tính và nhân tính trong Đức Kitô kết hợp mật thiết với nhau, đến độ Mẹ Chúa Giêsu Cũng là Mẹ Thiên Chúa. Nhưng Nết-tô-ri-út nhất định không chịu chấp nhận. Thế là hai bên tố cáo nhau lạc giáo. Do đó, thánh Cy-rin-lô phải họp công đồng chung để giải quyết vấn đề.
Năm 431, thánh nhân triệu tập công đồng chung ở Ê-phê-sô. Và theo quyết định của công đồng, Nết-tô-ri-út bị kết tội lạc giáo và bị truất phế luôn chức Giám mục.
Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận quyết định này của công đồng, nhưng hoàng đế thì không nhận vì ông có thiện cảm với giám mục Nết-tô-ri-út. Thế là ông ra lệnh bắt giam thánh nhân. Nhưng sau đó, ngài được thả và thuyết phục được hoàng đế chấp thuận quyết định của công đồng.
Dưới đây là một đoạn thư thánh nhân xác quyết thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria: "Tôi thật lấy làm lạ có nhiều người nghi ngờ có nên gọi Đức Thánh Trinh nữ là Mẹ Thiên Chúa không. Thật vậy, nếu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta là Thiên Chúa, thì vì sao không gọi trinh nữ sinh ra Ngài là Mẹ Thiên Chúa? Niềm tin này các tông đồ đã truyền lại cho ta, tuy các ngài không dùng chính danh xưng ấy. Nhất là vì tổ phụ lừng danh của chúng ta là A-ta-na-xi-ô, trong sách viết về Ba-ngôi cực thánh đồng bản thể, ở chương ba đã nhiều lần xưng đức Thánh Trinh nữ là Mẹ Thiên Chúa.
Nhưng tôi phải dùng chính lời của tác giả. Ngài viết như sau: "Như chúng tôi thường nói: mục đích và đặc tính của Kinh Thánh là tuyên bố về hai điều này về Đức Kitô, Đấng Cứu Thuộc chúng ta: Một đàng, Người chính là Thiên Chúa, và chẳng bao giờ ngơi là Thiên Chúa; Người là Ngôi Lời, là vinh quang và là không ngoan của Chúa Cha, nhưng đồng thời vào thời gian tận cùng nầy, chính người đã mặc lấy xác thể từ Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa, để làm người vì chúng ta."
Thánh nhân qua đời năm 444, và được Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII tôn phong tiến sĩ HỘi thánh vào năm 1882.
Quyết tâm: Hằng ngày, tôi lo gìn giữ và bảo vệ đức tin, hết lòng tôn kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, dù có khó khăn khổ cực cũng cố gắng trung thành, theo gương thánh Cy-rin-lô.
Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã cho thánh Cy-rin-lô giám mục xuật hiện trong hội thánh như một người cương quyết bảo vệ tín điều Đức Maria là Thánh Mẫu Thiên Chúa. Xin cho chúng con là những kẻ tuyên xưng tín điều nầy được hưởng ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô con Chúa làm người.
Thánh Tô-ma Toán
Thầy giảng tử đạo.
Gương thánh nhân: Là con người, ai cũng có thể yếu đuối, sa ngã phạm tội, điều cần nhất là mỗi lần lỗi lầm sa ngã, phải biết ăn năn hoán cải, để được Chúa thứ tha, Chúa thương loài người hèn yếu; Người không bao giờ muốn phạt họ. Người luôn trông chờ họ thống hối trở lại mỗi khi lầm lỗi. Trường họp của thánh Tô-ma Toán đây là một trong muôn vàn bằng chứng của lòng khoan dung nhân hậu Chúa. Khi bị bắt và chịu khổ hình vì đạo, thánh nhân đã nhát đảm chối Chúa hai lần, nhưng sau đó, biết ăn năn sám hối, nên được Chúa tha thứ và ban cho triều thiên tử đạo vinh hiển.
Tô-ma Toán sinh năm1764 trong tỉnh Nam Định. Cậu được Chúa tương kêu gọi dâng mình giúp việc Chúa, nên xin gia nhập trường thầy giảng thuộc dòng Đa-minh. Trong thời gian tu học, Cậu tỏ ra rất xuất sắc về đạo đức thánh thiệ. Vì thế, chẳng bao lâu, bề trên cho cậu mặc áo tu phục và sai đi giảng đạo tại Trung Linh.
Ở Trung Linh có cha Tuyên làm cha sở. Nhưng cha sở cao tuổi, nên mọi việc đều nhờ Thầy Toàn giúp đở, kể cả việc quản lý tài sản của nhà chung. Thầy quán xuyết mọi việc, nhất là việc tông đồ, mở mang nước Chúa.
Lúc đó, có một lang Y tên Tư, là người rất ham mê tiền của danh vọng. Để thoả mãn tham vọng đó, ông ta tố cáo với quan có đạo trưởng ở làng Trung Linh. Nên ngày 16 tháng 12 năm 1839, quan cho lính đến bao vây và lục soát khắp làng. May nhờ có người báo tin, cha già Tuyên trốn thoát. Quân lính bắt được thầy Toàn, dẫn về giam ở Nam Định. Năm đó thầy đã 70 tuổi.
Vì tuổi già sức yếu, phần nhiều lần bị tra tấn hành hạ khổ sở, thầy nhát sợ , nên ngày 19 tháng giêng năm 1840, thầy đã bước qua Thánh Giá, chối Chúa bỏ đạo. Nhưng trong khi chờ đợi được thả về, thầy đã nhận biết tội lỗi, tỏ lòng ăn năn thống hối, trở lại tuyên xưng đức tin.
Quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh nổi giận, truyền tống giam thầy vào ngục, xiềng xích khổ sở hơn, đồng thời bắt hai người đã chối đạo vào dụ dỗ thầy. Quan ra lệnh cho họ:
- Nếu các ngươi không xúi giục được tên Toán bỏ đạo, ta sẽ giết các ngươi".
Nghe quan truyền lệnh như thế, họ khiếp ví hoảng sợ, ngày đêm khóc lóc năn nỉ thầy. Thấy họ than khóc thãm thiết quá, thầy không cầm lòng được nên một lần nữa đã bước qua Thánh Giá!. . .
Nhưng liền sau đó thầy nhận ra lỗi lầm, không thể vì thương người mà bỏ Chúa được, đúng ra phải thương người, nhưng phải kính mến chúa trên hết, trên cả mạng sống mình. Thế nên thầy hết lòng thống hối ă năn, và nhờ có cha Đa-minh Trạch vừa bị bắt giam vào ngục, thầy thú nhận tội lỗi với cha và dốc lòng tin theo Chúa cho đến chết.
Nghe tin đó, quan tổng đốc tức tối, quyết ăn tua đủ với thầy. Quan cho lính lột trần thầy ra, căng tay chân ngòai trời, phơi nắng suốt 13 ngày liền, không cho ăn uống gì hết. Khi thấy nắng đã thêu đốt thầy đến cực độ và đói khát đã làm lã người, quan cho dọn một bữa ăn thịnh sọan, bảo thầy ăn rồi bước qua Thập Giá. Nhưng thầy can đảm nói:
- Nếu ăn mà phải bước qua Thánh Giá, phải chối Chúa, bỏ đạo, thì tôi không bao giờ ăn, thà tôi chết đói hơn là chối bỏ Chúa tôi.
Quan giận dữ cho giam thầy vào ngục, không cho ăn uống gì nữa. Vì đói khát lâu ngày, thầy kiệt sức ngã gục và chết rũ tù ngày 27 tháng 6 năm 1840.
Đức Thánh Cha Lê-ô XIII đã tôn phong thầy lên bậc Chân phước ngày 27 tháng 5 năm 1900. và ngày 19 tháng 6 năm 1988, Đức Giáo Chủ Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.
Quyết tâm: Noi gương thánh Tô-ma Tóan tử đạo, hằng ngày hết lòng phụng sự Chúa và thương yêu giúp đỡ mọi người, đặc biệt biết sớm lo ăn nă trở về với Chúa mỗi khi lỡ lầm phạm tội làm mất lòng Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Cha, Cha đã ban cho Giáo hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng, biết dâng hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Xin nhận lời các ngài chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho Cha và trung kiên mãi đến cùng.
Ngày 28 tháng 6
THÁNH I-RÊ-NÊ
Giám mục tử đạo.
Gương thánh nhân: Thánh I-rê-nê sinh tại tiểu Á năm 120, và thời thơ ấu sống nơi đây với cha mẹ, hấp thụ một nền đạo đức gia đình tốt đẹp.
Lớn lên, thánh nhân được hân hạnh làm môn đệ thánh Pô-li-cáp. Vị Giám mục thời danh tại Miêt-na. I-rê-na kính phục thánh Giám mục đến nổi chẳng những thừa nhận giáo huấn và tinh thần của ngài mà còn bắt chước cả cách ăn ở nữa. Cậu nói : "Bước chân, điệu bộ, cách sống và lời nói của ngài in sâu vào lòng tôi. . . Tôi ghi khắc lời nói, hành vi của ngài không phải trên bảng viết mà trong sâu thẳm của tâm hồn."
Cậu I-ê-nê lúc đó rất thông minh giỏi Thánh Kinh và Thánh truyền. Về sau, trong các tác phẩm tu đức nhất là cuốn " Chống lạc giáo", mỗi lời nói của ngài điều thấm nhuần các chân lý đó.
Dưới đây là một đọan trong sách "Chống lạc giáo" nói rõ sự sống con người là được nhìn thấy Thiên Chúa.
"Sự Sáng của Thiên Chúa làm cho có sự sống. Thế nên, Người vốn là Đấng bất khả cập, bất khà niệm, bất khả diện đã tỏa ra khả diện, khả niệm, khả cập cho lòai nhười, để làm cho ai đón nhận và nhìn thấy Người thì được sống. Vì làm sao có thể sống khi không có sự sống; thế mà bản chất của sự sống lại là tham dự vào Thiên Chúa; và tham dự vào Thiên Chúa chính là nhìn thấy Người và được hưởng lòng tốt của Người.
Vậy con người ta sẽ nhìn thấy Thiên Chúa để được sống; nhờ việc nhìn xem người, họ được trở nên bất tử và được đến cùng Người. Như tôi đã nói, các ngôn sứ đã dùng hình ảnh tỏ ra rằng ai mang Thần Khí của Thiên Chúa và trông đợi Nước Người trị đến, sẽ được thấy người, Mô-sê nói như vậy trong sách Đệ nhị luật: Ngày đó sẽ thấy Thiên Chúa nói với con người và con người được sống."!
I-rê-nê là niềm vui và là niềm an ủi cùa Thánh Pô-li-cáp; hơn nữa, cậu còn là hy vọng của Hội thánh. Mọi người đều nhận thấy nơi cậu một tinh thần đạo đức, một trí khôn minh mẫn, một tinh thần tông đồ hăng hái nhiệt thành.
Vì thấy I-rê-nê có đầy đủ các điều kiện cần thiết, thánh Pô-li-cáp đã phong chức linh mục cho Ngài và sai đến nước Gôn (nước Pháp ngày nay), phụ giúp vị Giám mục cao niên Pô-tin, tại giáo phận Ly-on, giữa lúc ở đây đang gặp cơn bắt đạo dữ dằn, Đức Giám mục cùng với số đông tín hữu trong giáo phận bị giết vì đạo. Chánh quyền địa phương lầm tưởng khi giết vị chủ chăn thì đòan chiên sẽ tan rã. Nhưng sự thật máu Thánh tử đạo đã sinh thêm người có đạo, đồng thời Đức Giáo Hòang Ê-lên-tê đặt thánh I-rê-nê làm Giám mục thay thế. Nhờ lời cầu nguyện, và lời giảng dạy, nhất là gương sáng đời sống thánh đức của mình, thánh nhân đã sớm làm sống lại giáo phận. Đặc biệt ngài đem hết tâm tư, tài đức, rao giảng kêu gọi những người lạc đạo trở về với đức tin chân chính, vì lúc đó có nhiều người lầm lạc cũng như nhiều lạc thuyết chống đối hội thánh.
Nhưng giáo phận chưa được bình yên bao lâu thì cơn cấm đạo lại bùng nổ năm 202, dưới thời hòang đế Sép-ti-mô Sê-vêrô, giáo phận Ly-on bị bắt bớ dữ dội nhất. Thánh Giám mục gày đêm cầu nguyện, nung đúc tinh thần, cũng cố đức tin cho đòan chiên.
Số người bị bắt ngày càng đông, các thứ hình khổ càng thêm dã man khủng khiếp. Thánh I-rê-nê cũng bị bắt và chịu hành hình đổ máu ra vì Chúa với đòan chiên vào năm 202.
Quyết tâm: Dù khó khăn khốn khó, tôi vẫn giữ vững và bênh đỡ đức tin cho mọi người, bằng lời nói, việc làm, và gương sáng đời sống, theo gương thánh Giám mục I-rê-nê.
Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh giám mục I-rê-nê thành công bênh đỡ đức tin chân chính và xây dựng sự thuận hòa trong Giáo hội. Xin nhận lời thánh nhân chuyển cầu mà củng cố niềm tin vào lòng mến của chúng con, để chúng con đem hết sức mình làm cho mọi người đồng tấm nhất trí.
Ngày 29 tháng 6
THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ
Gương thánh nhân: Hôm nay, Hội thánh mừng kính hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô.
Thánh Phê-rô làm nghề chày lưới, tên thật là Si-mon là anh của An-rê.
Khi ông An-rê được Thánh Gioan Tẩy giả giới thiệu cho biết chá Giêsu, "trước hết ông gặp anh mình là Si-mon và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a ( nghĩa là Đấng Kitô).
Rồi ông dẫn anh mình đến gặp Đức Giêsu. Đức Giêsu nhìn ông Si-mon, và nói: Anh là Si-mon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kê-pha ( tức là Phê-rô)". (Ga 1, 41-42).
Một hôm, đang lúc Chúa Giêsu ở bờ hồ Ghen-ne-sa-rết, dân chúng kéo đến nghe Người giảng đông quá. Người thấy Si-mon đang giặt lưới dưới thuyền thì xuốg thuyền ông ngồi và giảng dạy dân chúng. Giảng xong, Người bảo ông chèo thuyền ra khơi đánh cá. Mặc dầu đã thức suốt một đêm rối mà không bắt được con cá nào, nhưng ông cũng vâng lời Chúa, chèo thuyền ra khơi thả lưới. Đến lúc kéo lên, lưới đầy cá. Oâng quá khiếp sợ nhưng chúa bảo:
"Đừng sợ, từ nay anh sẽ bắt người như bắt cá. Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự mà theo Người"(Lc5, 10-11).
Từ đó, thánh nhân Phê-rô trung thành theo giúp Chúa cho đến chế. Trong số các tông đồ, ngài tin Chúa mạnh mẽ nhất hơn hết; chính ngài đã tuyên xưng Chúa Giêsu la Đấng Kitô là con Thiên Chúa, và tuyên bố: dù ai bỏ Chúa, còn ngài luôn gắg bó với Chúa. Tuy nhiên ngài cũng là con người yếu đuối, ngài đã chối chúa ba lần như lời Chúa báo trước. Nhưng ngài đã biết ăn năn sám hối. Ngài được chứng kiến tất cả các biến cố quan trọng trong cuộc đời Chúa Cứu Thế, như lúc Chúa biến hình trên núi Ta-bo, lúc Chúa cầu nguyện trong vườn Giết-si-ma-ni, lúc Chúa sống lại. Và sau khi sống lại, Chúa đã được đặt Ngài làm thủ lãnh các tông đồ và thay mặt Chúa điều khiển Hội Thánh. Chính Ngài là vị Giáo chủ đầu tiên.
Thánh nhân luôn chu tòan sứ mạng Chúa phó giao, sống xứng đáng Vị Mục Tử. Bao nhiêu lần bị bắt bớ bách hại, nhưng vẫn một lòng trung kiên phụng sự Chúa cho đến chết, và chết treo ngược đầu xuống đất vì lòng tôn kính Chúa Kitô, dưới thời Hòang Đế Nê-ron, khỏang năm 65.
Còn thánh Phao-lô, vị tông đồ của dân ngọai nầy tên thật là Sao-lê ở Tác-xê. Chúng ta hãy nghe chính chính thánh nhân kể lại cuộc đời của Ngài:
"Tôi là người Do Thái, sinh tại Tác-xê miền Ki-li-ki-a, nhưng tôi đã được nuôi dưỡng tại thành này, dưới chân ông Ga-ma-li-en tôi đã được giáo dục để giữ Luật cha ông một cách nghiêm ngặt. Tôi cũng đã phục vụ Thiên Chúa như tất cả các ông hiện nay. Tôi từng bắt bớ Đạo này, không ngần ngại giết kẻ theo đạo, bất kỳ đàn ông đàn bà đều bị trói bỏ tù, như cả vị thượng tế cùng cả hội đồng kỳ mục có thể làm chứng cho tôi. Tôi còn được các vị ấy cho thư giới thiệu với anh em ở Đa-mát, và tôi đi để bắt trói những người ớ đó, giải về Giê-ru-sa-lem để trừng trị.
Đang khi tôi đang đi đường đến Đa-mát, độ ban trưa, bổng nhiên có luồng ánh sáng chói lọi từ trời chiếu xuống bao phủ lấy tôi. Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi:' Sao-lê, sao ngươi bắt bớ ta '. Tôi đáp:'Thưa Ngài, Ngài là ai?'. Ngài nói với tôi: ' Ta là Giêsu Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ '. Những người đi với tôi thấy ánh sáng, nhưng không nghe thấy tiếng Đấng đang nói với tôi. Tôi nói:' Lại Chúa, con phải làm gì? '. Chúa bảo tôi: ' Hãy đứng dậy, vào thành Đa-mát, ở đó người ta sẽ nói cho con biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định cho con phải làm ' . Vì ánh sáng chói lòa kia làm cho tôi không còn trông thấy nữa, nên tôi đã được các bạn đồng hành cầm tay dắt vào Đa-mát.
Ở đó có ông Kha-na-ni-a, một người sùng đạo, sống theo Lề Luật và được mọi người Do thái ở Đa-mát chứng nhận là tốt. Ông đến đứng bên tôi và nói: 'anh Sao-lê, anh thấy lại đi!'. Ngay lúc đó, tôi thấy lại được và nhìn ông. Ông nói: ' Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã chọn anh để anh được biết ý muốn của Người, được thấy Đấng Công Chính và nghe tiếng từ miệng Đấng ấy phán ra. Quả vậy, anh sẽ làm chứng cho Đấng ấy trước mặt mọi người về những điều anh đã thấy và đã nghe. Vậy bây giờ anh còn chần chờ gì nữa? Anh hãy đứng lên, chịu phép rửa và thanh tẩy mình cho sạch tội lỗi, miệng kêu cầu danh Người'.
Khi trở về Giê-ru-sa-lem, đang lúc tôi cầu nguyện trong đền thờ thì tôi xuất thần và thấy Chúa bảo tôi: ' Mau lên, hãy rời khỏi Giê-ru-sa-lem gấp, vì chúng sẽ không nhận lời con làm chứng về Thầy đâu'. Tôi thưa: ' Lạy Chúa, chính họ biết rõ con đậy đã đến từng hội đường bắt giam và đánh đòn những kẻ tin Chúa. Khi người ta đổ máu ông Tê-pha-nô, chứng nhân của Chúa, thì chính con cũng có mặt, con tán thành và giữ áo cho những kẻ giết ông'. Chúa bảo tôi:'Hãy đi, vì Thầy sẽ sai co đến với các dân ngọai ở phương xa' ''. (CVTĐ.22,3-21)
Thế là từ một người bắt đạo trở nên Vị giảng đạo sốt sắng nhiệt thành. Đặc biệt, thánh nhân luôn lo đem Chúa đến cho lương dân, nên được gọi là ''Tông đồ dân ngọai". Ngài dốc hết toàn lực rao giảng đạo Chúa, người đi khắp nơi kêu gọi mọi người tin theo Chúa, chịu không biết bao nhiêu gian khổ, thử thách, bách hại, vì Chúa. Sau cùng được phước tử đạo vào khỏang năm 67.
Thánh Giám mục Au-tinh đã hết lời ca ngợi cuộc tử đạo của hai Thánh Phê-rô và Phao-lô: "Chúng ta mừng lễ tử đạo của hai thánh Tông đồ trong một ngày ! Vì hai vị cũng chỉ là một. Dù các ngài đã chịu khổ nạn trong hai ngày khác nhau, nhưng các ngài chỉ là một. Thánh Phê-rô đã đi trước; thánh Phao-lô đã theo sau. Hôm nay, chúng ta mừng lễ các thánh Tông đồ, thật là một ngày thánh thiện vì được tưới gội bằng máu của các ngài. Chúng ta hãy yêu mến đức tin, đời sống, sự đau khổ của các ngài. Chúng ta hãy yêu mến điều các ngài tuyên xưng và điều Ngài giảng dạy.''
Quyết tâm: Noi gương Thánh Phê-rô và Phao-lô Tông đồ, tôi sốt sắng nhiệt thành rao giảng lời Chúa, bằng lời khuyên bảo, lời cầu nguyện, nhất là sự hy sinh chịu khó hằng ngày.
Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con được vui mừng hoan hỉ, nhân ngày đại mừng kính hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô. Chính nhờ các Ngài mã Hội thánh đã bắt đầu đón nhận đức tin, thì xin cho Hội thánh cũng trung thành tuân giữ lời các Ngài giảng dạy.
Ngày 30 tháng 6
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI
Giáo đòan Rô-ma.
Gương thánh nhân: Hôm nay Hội thánh mừng kính tòan thể các thánh tử đạo tiên khởi của giáo đòan Rô-ma, bị bạo chúa Nê-ron sát hại sau vụ cháy thành La-mã vào ngày 18 tháng 7 năm 64. Một vụ hỏa họan kinh khiếp, tiếp theo là một cuộc bách hại người công giáo hết sức tàn nhẫn dã man, có thể nói là có một không hai trong lịch sử.
Số là đêm 18 tháng 7 năm 64, cả kinh thành Rô-ma bỗng bốc cháy và kéo dài suốt 6 ngày 7 đêm. Thật là một tai họa khủng khiếp, gây tổn thất nặng nề. Không ai biết được nguyên nhân của vụ cháy , nhưng bạo chúa Ne-rôn qui trách nhiệm cho người công giáo, để ông ta có cớ sát hại những người tin theo Chúa. Thật là một cuộc đàn áp giết hại hết sức bất công tàn bạo. Đinh ninh khi giết hại các tín hữu Kitô, ông ta sẽ tiêu diệt được đạo Chúa, nhưng vô tình ông đã giúp phát triển và củng cố Hội thánh Chúa bằng gương trung kiên với đức tin và nhất là dòng máu các thánh tử đạo là hạt giống trổ sinh thêm người theo đạo.
Sử gia ngọai giáo La-mã, tên là Ta-ci-tút đã chép lại cuộc bách hại kinh khủng này như sau: "Để tránh tiếng cho rằng mình đã đốt kinh thành Rô-ma, Hòang đế Nê-rôn trút tội lên đầu người Kitô hữu, là đồ đệ của Chú Giêsu, là kẻ bị tổng trấn Phong-xi-ô Phi-la-tô hành hình dưới thời Hòang đế Ti-bê-ri-ô. Người ta đã bắt giết những người Kitô hữu này một cách dã man. Người ta biến các tử tôi này thành trò chơi mua vui cho mọi người bằng cách quăng họ vào cho thú dữ phanh thây, chà đạp, xé xác; hoặc đóg đinh vào thập tự hay tẩm dầu đốt cháy, như những ngọn đuốc vào trong đêm tối. . .
Chính Nê-rôn chứng kiến những cuộc sát hại này mà ông gọi là trò tiêu khiển cho dân thành. Và ông ta còn thành lập nhiều hí trường và hành hạ người có đạo. Số người bị bắt giết để làm trò mua vui thật là vô số kể. . .''
Đó là các vị anh hùng tử đạo tiên khởi của giáo đòan Rô-ma mà chúng ta mừng kính hôm nay, và thánh Giáo Hòang Clê-men-tê thứ nhất đã nói đến trong thư gửi người Cô-rin-tô: "Sau những bậc đã sống thánh thiện như vậy, còn có đông đảo những người khác được Chúa chọn, và vì người ta hăng say ghen ghét, cũng đã phải chịu cực hình, để gương sáng lại cho chúng ta. Vì người ta hăng say ghen ghét mà các bà Đa-nai-đa và Điếc-sê-a đã bị bắt, bị gia đình dữ tợn, và đã vững lòng chạy hết con đường đức tin và lãnh nhận phần thưởng cao cả, mặc dầu thân thể thật yếu đuối. Vì người ta ghen ghét mà vợ đã phải xa chồng và phải đổi câu của tổ phụ A-dong nói xưa: '' Đây là xương bởi xương tôi, và thịt bởi thịt tôi". Vì người ta hăng say ghen ghét mà nhiều đô thị đã sụp đỗ và nhiều dân tộc đã tan hoang. . .''
Anh em thân mến, chúng tôi viết cho anh em như vậy, không phải chỉ để khuyên bảo anh em, nhưng còn để tự cảnh giác mình nũa; vì chúng tôi cũng đang ở trong đấu trường, cũng phải đương đầu cùng một trận chiến. Thế nên chúng ta phải bỏ những ưu tư vô ích và giả trá; và hãy xem điều gì là mỹ, là thiện, là hảo ở trước mặt Đấng dựng nên ta; hãy chăm chú nhìn vào máu Đức Kitôvà xem máu đó quý hóa thế nào ở trước mặt Thiên Chúa.''
Quyết tâm: Sẵn lòng chịu mọi sự sỉ nhục gian khổ vì danh Chúa, theo gương các Thánh tử đạo tiền khởi giáo đòan Rô-ma.
Lời nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã dùng máu các Thánh tử đạo mà thánh hiến giáo đòan Rô-ma trong những bước đầu. Vì các thánh đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ đức tin, xin cho cuộn chiến thắng vẻ vang của các Ngài làm cho chúng con được bền làng vững chí.
Thánh Vinh -sơn Đỗ Yến
Linh mục tử đạo.
Gương thánh nhân: Thời Chúa Giêsu, thượng tế Cai-pha đề nghị "Người chết thay cho dân, còn hơn là tòan dân bị tiêu diệt".(Ga,11,50), còn thánh Vinh-sơn Đỗ Yến vì muốn cứu con chiên mình khỏi bị tàn sát trong thời kỳ vua Minh Mạng cấm đạo, nên bị bắt và chịu chết. Hai cái chết tuy khác nhau, nhưng chung quy cũng vì tình yêu, Chúa Giêsu vì yêu thương đã hiến mình hy sinh chịu chết trên khổ giá, để chuộc tội mọi người, để đem hạnh phúc muôn đời cho nhân lọai. Thánh Vinh-sơn Yến sẵn lòng chịu khổ hình, chịu trảm quyết vì thương con chiên, cho đòan chiên được sống an lành.
Vinh-sơn Đỗ Yến sinh năm 1764, tại làng Trà Lũ, xứ Phú Nhai, tỉnh Nam Định. Ngay từ niên thiếu, cậu đã được Chúa gọi dâng mình cho Chúa. Cậu xin gia nhập chủng viện để tu luyện, và sau khi mãn các khóa triết và thần học, thầy Vinh-sơn Đỗ Yến được Đức cha phong chức linh mục năm 1798.
Với lòng nhiệt thành sẵn có, vị tân linh mục bặt đầu lăng xả vào cánh đồng truyền giáo, bất chấp thử thách bách hại, sẵn sàng hy sinh chịu khó cứu giúp các linh hồn. Và để cho việc tông đồ mục vụ được kết quả hơn, năm 1807 cha xin gia nhập dònh thanh Đa-minh là dòng chuyên lo cầu nguyện và thuyết giáo, để nhờ lời cầu nguyện và giảng dạy của cha, người tín hữu tăng thêm lòng đạo đức, người ngọai giáo nhìn biết tin kính Chúa.
Dưới thời vua Minh Mạng cấm đạo, cha đảm trách giáo xứ Kẻ Sặc. Nhà vua truyền các quan phải bắt đạo triệt để. Nhiều Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân bị bắt và bị giết vì đạo. Dù vậy, vì thương đòan chiên cha vẫn ở lại trong giáo xứ, nay ẩn nhà này, mai lánh sang nhà khác để nâng đỡ khuyến khích các giáo hữu trung thành bền đỗ trong đức tin, và ban các bí tích cho họ. Mặc dầu cha làm các việc đó hết sức kín đáo dè dặt, nhưng cũng vẫn bị lộ. Quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh hay tin cha còn ẩn lánh trong giáo xứ Kẻ Sặc, thì sai quâ n lính đến bao vây, dọa sẽ tàn phá bình địa cả xứ đạo và giết hết các tín hữu. Cha Vinh-sơn sợ ở lại thì làm khổ cho con chiên, nên đành phải âm thầm ra đi mang theo cả một nỗi niềm đau xót! Trước kia, vì thương đòan chiên mà lén lút chịu cực chịu khó ở lại lo lắng cho họ, nay cũng vì thương mà phải đau lòng cất bước lên đường, để họ khỏi bị tàn sát giết hại. Thật là cao cả tấm lòng của người mục tử nhân lành, hình ảnh sống động của vị Mục Tử Tối Cao!. . .
Cha buồn bả đi lang thang rày đây mai đó, sau cùng thì nhất định đến họ đạo Lực Điền. Dọc đường cha gặp ông cai Phan. Ông này nghe thấy hòan cảnh đau xót của cha thì giả bộ thông cảm và thương xót, mời cha về tạm nghỉ ở nhà ông. Khi về đến nhà, ông lại trở mặt, bắt trói cha, định giải về Hải Dương để được trọng thưởng. Giáo xứ hai họKẻ Sặc và Lực Điề hay tin thì vội vã đem tiền bạc của cải đến chuộc cha, nhưng cai Phan chê ít, không cho chuộc, ông ta hy vọng sẽ được vua quan tặng thưởng nhiều hơn. Đúng là lòng tham của con người không có giới hạn.
Thế là ông ta đem nộp cha cho quan tỉnh Hải Dương. Quan này có lòng nhân hậu, không muốn giết người hiền lương đạo đức, nên đề nghị cha tự nhận là lương y đề thả cha về. Cha từ chối cách khéo và nói: - Tôi hết lòng cám ơn quan đã thương muốn cứu cho tôi sống. Nhưng tôi không phải là thầy thuốc mà là thầy cả, chuyên lo giảng đạo Chúa. Tôi phải nói thật, không thể nào nói dối được.
Quan thấy cha công minh chính trực và hết lòng vì đạo như thế thì càng muốn cưu sống cha. Quan cho vẽ một vòng tròn xung quanh cha rồi bảo: - Ông hãy bước qua vòng tròn đó. Tôi coi như là ông bước qua thập giá và tôi sẽ thả ông.
Một lần nữa, cha Vinh-sơn cương quyết từ chối, và mạnh mẽ tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô. Quan thấy không cách nào lay chuyển được lòng tin bất khuất của vị cha già, thì dâng sớ trình lên vua. Vua kết án tử hình cha. Và ngày 30 tháng 6 năm 1838, quan cho quân lính điều cha ra pháp trường gần tỉnh Hải Dương. Đến nơi, cha quỳ gối cầu nguyện một lúc rồi lý hình thi hành phận sự. Sau một nhát gươm, đầu vị anh hùng đức tin đã rơi xuống.
Quyết tâm: Nhiệt thành rao giảng đạo Chúa và tận tâm giúp đỡ mọi người bền đỗ tin theo Chúa, nhất là sẵn sàng chấp nhận gian khổ để cho những người minh thương được bình an hạnh phúc, theo gương thánh Vinh-sơn Đỗ Yến, linh mục tử đạo.
Cầu nguyện: Lạy Cha, Cha đã ban cho Giáo hội Việt Nam nhiều chứng nhân anh dũng, biết hiến dâng mạng sống, để hạt giống đức tin trổ sinh hoa trái dồi dào trên quê hương đất nước chúng con. Xin nhận lời các ngài chuyển cầu, cho chúng con biết noi gương các ngài để lại: luôn can đảm làm chứng cho Cha và trung kiên mãi đến cùng.
1807 09-03-2011 08:12:49