Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Hiểu Và Sống Phụng Vụ_Phần 01_ Bài Đọc Chúa Nhật & Lễ Kính


PHẦN I: NĂM PHỤNG VỤ

Các Bài Đọc Chúa Nhật & Lễ Kính

Chúa Nhật Mùa Vọng
Mùa Vọng là mùa loan báo: loan báo Đức Giêsu ra đời, loan báo thời thiên sai, loan báo ngày Chúa Kitô trở lại. Những lời loan báo này vang lên trước hết trong các bài đọc Kinh Thánh. Vì thế, trong mỗi Chúa Nhật mùa Vọng đều thấy hiện rõ tính duy nhất của chủ đề.

Các bài Cựu Ước
Bài đọc trong cả ba năm, giúp chúng ta làm quen với những lời tiên báo về Đấng Thiên Sai.

Năm A, bốn bài đọc trích trong phần thứ nhất sách Ngôn sứ Isaia. Các bài đọc Chúa Nhật 1, 2 và 4 là những sấm ngôn của Isaia, vị Ngôn sứ tên tuổi nhất (thế kỷ 8 trước Chúa Giêsu Kitô). Bài đọc Chúa Nhật 3 là một bài thêm vào thời lưu đày.

Năm B, trước hết chúng ta đọc ba đoạn trong phần thứ hai sách Ngôn sứ Isaia. Mấy chương trong phần này có từ cuối thời lưu đày (thế kỷ 6 -5 trước Chúa Giêsu Kitô), và một số chương khác có từ sau thời lưu đày. Chúa Nhật 4 đọc một trong những sấm ngôn cổ nhất về Đấng Thiên Sai, của Ngôn sứ Nathan, người đương thời với vua Đavit (thế kỷ 10 trước Chúa Giêsu Kitô).

Năm C, bổ túc hai năm trước, lần lượt đưa ra hai bài Tiên Tri, một bài đã được thêm vào của Ngôn sứ Giêrêmia (Chúa Nhật 1), và một bài được coi là của ngôn sứ Baruth, môn đệ của Giêrêmia (Chúa Nhật 2), rồi đến một bài sấm ngôn của Ngôn sứ Sôphônia (Chúa Nhật 3), và cuối cùng là bài sấm ngôn thời danh của Ngôn sứ Mikha về thành Bêlem (Chúa Nhật 4).

Trong các bài sấm ngôn này, quan trọng nhất là các bài Chúa Nhật 4. Những bài này loan báo cho chúng ta một thiếu phụ sẽ sinh ra (Isaia, Mikha) ở Bêlem (Mikha) một thế tử nhà Đavit (Nathan), là Emmanuel, nghĩa là Chúa ở cùng chúng ta (Isaia).

Các Bài Tin Mừng

Vì mùa Vọng là để chuẩn bị hướng về Giáng Sinh nên các bài đọc Tin Mừng không diễn ra theo thứ tự thời gian mà lại theo thứ tự phụng vụ. Chúa Nhật 1 là Chúa Nhật chờ đợi ngày Chúa trở lại. Mỗi năm, Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta: " Hãy tỉnh thức " .

Chúa Nhật 2 và 3 là những Chúa Nhật nói nhiều đến thánh Gioan Tẩy Giả: Chúa Nhật 2, thánh Gioan kêu mời dân chúng " dọn đường cho Chúa " ; Chúa Nhật 3, ông quy hướng về Chúa Giêsu, là Đấng ông loan báo sẽ xuất hiện nay mai (năm B và C), và chính Đức Giêsu cũng tỏ cho các sứ giả của ông Gioan là thời thiên sai đã tới (năm A).

Chúa Nhật 4 là Chúa Nhật nói đến việc thiên sứ truyền tin cho Đức Mẹ Maria (B) và thánh Giuse (A) và cuộc thăm viếng bà Êlizabeth (C).

Các Bài Thánh Thư

Thánh Phaolô, thánh Giacôbê, tác giả thư gửi Tín hữu Do thái và tác giả thư thứ hai của thánh Phêrô đều đã viết sau biến cố cứu độ. Các ngài chỉ còn việc thán phục những sự kiện nói trong Kinh Thánh nay đã thực hiện nơi Chúa Giêsu, và bây giờ đến lượt các ngài loan báo ngày Chúa đến, ngày muôn dân được cứu độ và ngày vui mừng cho những ai đã tha thiết chờ đợi. Vì thế, các thánh thư thường cho thấy mùa Vọng là mùa loan báo ngày Chúa Kitô trở lại.

Nhưng Chúa Nhật 4, thánh Phaolô mời chúng ta suy ngắm về " mầu nhiệm nay được biểu lộ " (năm B), về mầu nhiệm Con Thiên Chúa " xét như một người phàm, thì xuất thân từ dòng dõi vua Đavit " (năm A), còn thư gửi Tín hữu Do Thái cho chúng ta biết tâm tình của Đức Kitô khi Người nhập thể (năm C).

CHÚA NHẬT

NĂM

Bài 1: Ngôn Sứ





1
Chúa đến

A

Muôn dân sẽ tuôn về





B

Phải chi Ngài ngự xuống!





C

Ta sẽ cho mọc lên trong dòng họ Đavid một mầm công chính.




2
Gioan Tiền Hô

A




Thần trí Chúa sẽ ngự lại trên Người.






B

Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy.




C

Mọi núi cao phải bạt cho thấp




3
Vui lên anh em !Thời Thiên Sai đã đến

A

Sa mạc sẽ mừng vui, Kẻ què sẽ nhảy nhót.










B

Người đã sai tôi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn.




C




Mừng vui lên, vì Thiên Chúa đang ngự giữa ngươi.



4
Ngôi Lời nhập thể

A



Đây Trinh Nữ sẽ thụ thai.


B


Nhà của ngươi sẽ tồn tại mãi trước mặt Ta.


C

Sẽ đến ngày một sản phụ sinh con.

Chúa Nhật Mùa Chay

Các bài đọc Chúa Nhật Mùa Chay có hai trọng điểm: bài Cựu Ước và bài Tin Mừng; còn bài Thánh Thư thì giúp hiểu rõ khi thì Cựu Ước khi thì Tin Mừng, nhưng phần nhiều là Tin Mừng.

Các Bài Cựu Ước

Mùa Chay làm cho chúng ta sống lại thời gian bốn mươi năm dân Israel đi trong sa mạc, nhưng chính cuộc hành trình này lại là dấu chỉ bước đường dài của nhân loại đi tìm ánh sáng và tình yêu. Hằng năm, các bài đọc Chúa Nhật mùa Chay nhắc lại cho chúng ta những chặng đường chính yếu trong cuộc hành trình của nhân loại tiến lên cuộc Vượt Qua của Đức Kitô. Chính vì thế, trong bài đọc 1, chúng ta lần lượt đọc bài nói về các giao ước nguyên thủy và giao ước giữa Chúa với ông Abraham trong Chúa Nhật 1 và 2, còn ba Chúa Nhật kia thì đọc các bài nói về lịch sử dân Chúa và ông Môsê (Chúa Nhật 3), về đất hứa (Chúa Nhật 4) và các Ngôn sứ (Chúa Nhật 5).

Các Bài Tin Mừng

Các bài Tin Mừng chia làm hai loại: Chúa Nhật 1 và 2, đọc các bài tường thuật trong Tin Mừng nhất lãm về tuần chay của Đức Giêsu trong sa mạc và cuộc hiển dung của Người. Hai bài đọc này cho thấy sắc thái của mùa Chay: đối chọi giữa bóng tối và ánh sáng, vừa chiến đấu chống tội lỗi vừa được Thiên Chúa chiếu soi.

Loại thứ hai trực tiếp chuẩn bị cho người dự tòng lãnh nhận phép Rửa và cho dân Chúa tuyên xưng đức tin trong đêm Phục Sinh. Đó là ba bài Tin Mừng quan trọng hơn dùng để dạy Giáo lý cho người dự tòng: Đức Kitô mạc khải cho người thiếu phụ xứ Samaria (Chúa Nhật 3), chữa người mù từ thuở mới sinh (Chúa Nhật 4), và làm cho ông Lazarô sống lại (Chúa Nhật 5). Buộc phải đọc những bài đó trong năm A, và tư tưởng của những bài này còn vọng lại trong toàn bộ các kinh trong lễ (tiền tụng, các lời nguyện ca hiệp lễ). Năm B và C cũng có thể đọc những bài này. Nhưng cũng có thể chọn đọc tùy ý hai loạt bài Tin Mừng đề nghị cho hai năm này: loạt thứ nhất loan báo Đức Kitô được tôn vinh nhờ cái chết trên thập giá (năm B), loạt thứ hai bày tỏ lòng nhân hậu của Thiên Chúa để kêu mời người ta ăn năn trở lại (năm C).

Các Bài Thánh Thư

Trong mùa Chay, không đọc các Thánh Thư theo kiểu bán liên tục như trong mùa Thường Niên, nhưng mỗi Chúa Nhật đọc các bài chọn lọc, để giúp hiểu Cựu Ước hay chuẩn bị cho người ta nghe đọc Tin Mừng. Khi thì bài Thánh Thư đọc sau bài Cựu Ước giúp chúng ta hiểu Cựu Ước theo ánh sáng mạc khải của Đức Kitô; điều này thật cần thiết để hiểu ý nghĩa của tội nguyên tổ, để nhận ra ông Abraham là cha của chúng ta xét về phương diện đức tin, hay để hiểu được ý nghĩa của cuộc xuất hành. Khi thì bài Thánh Thư dẫn vào bài Tin Mừng, giúp chúng ta hiểu ảnh hưởng các lời nói và việc làm của Đức Kitô trong đời sống Hội Thánh và trong đời sống mỗi người Tín hữu: cuộc hiển dung (biến hình) của Đức Giêsu là dấu hiệu và bảo chứng cuộc hiển dung của chính chúng ta; cũng như người mù được nhìn thấy lại, chúng ta phải sống như con cái ánh sáng.

TINH THẦN CỦA MÙA CHAY

" Hai đặc tính của mùa Chay là việc sám hối và nhất là việc nhớ lại hoặc dọn mình chịu phép Rửa, chuẩn bị các Tín hữu cử hành mầu nhiệm Phục Sinh, bằng sự nhiệt thành nghe Lời Chúa và chăm lo cầu nguyện hơn. Hai đặc tính trên phải được trình bày rõ ràng hơn cả trong phụng vụ lẫn Giáo lý phụng vụ.

Trong mùa Chay, việc sám hối không những chỉ ở trong lòng và có tính cách cá nhân, mà còn phải tỏ lộ ra bên ngoài và có tính cách xã hội. Vậy hãy khuyến khích việc thực hành sám hối tùy theo khả năng của thời đại ta, của các miền khác nhau cũng như hoàn cảnh các Tín hữu " (PV, số 109 -110).

Chúa Nhật Mùa Phục Sinh

Trong mùa Phục Sinh, các bài đọc đều loan báo một sứ điệp duy nhất: Đức Giêsu Kitô là Chúa, đã chết và sống lại để cứu thế gian. Như vậy có thể nói là cốt yếu của đức tin Kitô giáo được trình bày trong các bài đọc đó.

Các Bài Công Vụ Tông Đồ.

Trong mùa này, thay vì đọc Cựu Ước thì đọc Công Vụ Tông Đồ. Qua các lời tường thuật về nguồn gốc dân mới của Chúa, những bài này cho thấy là lịch sử cứu độ vẫn liên tục, nhờ ảnh hưởng của Chúa Kitô Phục Sinh. Sách Công Vụ ghi chép lời giảng của các tông đồ, đồng thời mô tả đời sống của các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên và công cuộc truyền bá đức tin vào Đức Giêsu trên thới giới. Theo chu kỳ ba năm, bài đọc 1 mỗi Chúa Nhật quy về một trong những nét sau đây của đời sống Giáo Hội thời sơ khai: cộng đoàn Giêrusalem (Chúa Nhật 2), lời giảng của thánh Phêrô và Phaolô (Chúa Nhật 3 và 4), công cuộc truyền giáo phát triển (Chúa Nhật 5 và 6). Chúa Nhật 7 trực tiếp nói về Chúa Giêsu lên trời, và Chúa Nhật 8 mô tả Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các tông đồ.

Các Bài Tin Mừng

Các bài Tin Mừng, trừ hai bài, đều rút từ Tin Mừng theo thánh Gioan. Từ xưa đến nay, trong mùa Phục Sinh vẫn thường đọc các bài Tin Mừng theo thánh Gioan. Cũng như Chúa Nhật Phục Sinh, Chúa Nhật 2 và 3 đọc những bài tường thuật Chúa hiện ra sau khi sống lại. Chúa Nhật 4 đọc bài về người mục tử nhân lành (chương 10, chia làm ba năm). Các Chúa Nhật 5 và 6 đọc các đoạn trích dẫn trong bài diễn từ của Đức Giêsu sau bữa Tiệc Ly. Bài này là một bài diễn giải Giáo lý về mầu nhiệm Vượt Qua (từ chương 13 đến 16). Chúa Nhật 7 đọc đoạn kết thúc của Tin mừng Matthêu, Marcô hoặc Luca. Chúa Nhật 8 (Hiện Xuống) đọc các lời của Đức Giêsu loan báo Thánh Thần sẽ trào ra từ thân thể hiển vinh của Người (lễ chiều) và ban Thánh Thần cho các tông đồ (lễ ban ngày).

Các Bài Thánh Thư

Ngoài Chúa Nhật Hiện Xuống ra, bài đọc 2 có năm lấy trong thư thứ nhất của thánh Phêrô (năm A), có năm lấy trong thư thứ nhất của thánh Gioan (năm B) hay trong sách Khải Huyền.

Đọc thư thứ nhất của thánh Phêrô, người ta thấy ngay không khí Phục Sinh. Có người còn cho rằng thư đó là cả một bài huấn giáo của Hội Thánh sơ khai về Bí tích Thánh Tẩy. Các bản văn được chọn lựa đều nhắc tới cái chết và sự sống lại của Đức Kitô. Năm A, đọc thư thánh Phêrô sau khi đọc sách Công Vụ nói về lời giảng của ngài, như vậy ngài là vị giảng thuyết chính về mầu nhiệm Phục Sinh.

Đọc thư thánh Gioan, chúng ta được đón nhận lời chứng cụ thể của người "đã thấy tận mắt, đã sờ tận tay Ngôi Lời ban sự sống". Các bài trích đọc đều theo thứ tự các chương. Những đoạn này làm nổi bật các chủ đề lớn của thánh Gioan là: niềm tin vào Đức Giêsu, ơn cứu độ nhờ máu của Người, luật bác ái. Những chủ đề này rất phù hợp với những chủ đề khai triển trong Tin Mừng.

Bài đọc hai lấy trong sách Khải Huyền là những đoạn văn liên quan đến Đức Kitô Phục Sinh hoặc mô tả về thành Giêrusalem mới và hạnh phúc trên trời. Những trang sách này có thể giúp chúng ta hiểu một cuốn sách căn bản, nhưng khó hiểu, xét về nhiều phương diện.

Chúa Nhật Mùa Thường Niên

Trong Phụng Vụ Lời Chúa mùa Thường Niên, chúng ta đọc gần như liên tục một phần lớn của Tin Mừng nhất lãm và các Thánh Thư; mỗi Chúa Nhật lại thêm một bài Cựu Ước nữa. Như vậy, trong ba năm, có 297 đoạn văn Kinh Thánh sắp xếp như nhau.

Các Bài Tin Mừng.

Bài đọc quan trọng nhất là bài Tin Mừng. Trong mùa Chay và mùa Phục Sinh, đọc một phần Tin Mừng theo thánh Gioan; còn bắt đầu từ Chúa Nhật 3 mùa Thường Niên thì đọc ba bài Tin Mừng nhất lãm. Năm A đọc Tin Mừng theo thánh Matthêu, năm B thánh Marcô, năm C thánh Luca. Vì Tin Mừng theo thánh Marcô ngắn, nên đọc thêm một ít chương trong Tin Mừng theo thánh Gioan để bổ túc; những chương này không xếp cho đọc vào mùa Chay hay mùa Phục Sinh được. Ba sách Tin Mừng nhất lãm đều khai triển theo một dàn bài giống nhau, nên mỗi năm các bài đọc cũng được xếp theo một tiến trình tương tự: sau lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa thì đọc về giai đoạn khởi đầu sứ vụ của Người ở Galilêa, tiếp theo là các diễn từ, dụ ngôn và phép lạ, và đến tháng 11 thì kết thúc chu kỳ phụng vụ bằng một bài giáo huấn của Đức Giêsu về thời cánh chung.

Các Bài Thánh Thư

Sau Lời của Chúa Giêsu thì không có lời nào quan trọng hơn lời của các thánh tông đồ, vì Hội Thánh được xây dựng trên lời chứng của các ngài. Song song với Tin Mừng, trong ba năm đọc những trang quan trọng nhất trong các thư của thánh Phaolô, cộng thêm thư của thánh Giacôbê, theo thứ tự các chương. Vì thế, không nên lấy làm ngạc nhiên vì không thấy có liên lạc gì giữa bài Thánh Thư và bài Tin Mừng trong tất cả những Chúa Nhật này. Thư gửi Tín hữu Rôma, thư quan trọng nhất của thánh Phaolô, đọc liên tiếp mười sáu Chúa Nhật liền trong năm A. Riêng thư thứ nhất gửi Tín hữu Côrintô vì dài nên có 19 bài được dùng, phân phối cho các Chúa Nhật đầu mùa Thường Niên cả ba năm. Như vậy chúng ta có thể theo dõi tư tưởng của thánh Phaolô bằng cách đặt mỗi điểm vào trong khuôn khổ đề tài lớn ngài diễn đạt.

Các Bài Cựu Ước

Khác với bài Tin Mừng và bài Thánh Thư, bài đọc 1 không theo thứ tự từng sách trong Cựu Ước. Sở dĩ như vậy, vì một đàng có quá nhiều sách trong Cựu Ước, khó lòng mà thu lại thành một tuyển tập đủ sức diễn tả, và vì đàng khác không nên quá phân tán sự chú ý của thính giả. Các đoạn trong Cựu Ước được chọn là có ý làm cho nổi bật bài Thánh Thư hoặc Tin Mừng. Thường thường là chuẩn bị để đọc Tin Mừng. Đối chiếu hai bài đó với nhau nhiều khi rất bổ ích, vì nhờ đó mà thấy được lời giảng dạy của Chúa Giêsu bén rễ trong truyền thống Do thái và dùng những cách thế diễn tả của họ, đồng thời thấy được tính cách liên tục của lịch sử cứu độ

Như vậy, trong phần Phụng Vụ Lời Chúa mùa Thường Niên, có hai trọng điểm: một là bài Cựu Ước kèm theo Thánh Vịnh tiếp nối tư tưởng, và bài Tin Mừng; hai là bài Thánh Thư. Rất ít khi thấy cả ba bài đều qui vềcùng một chủ đề, nếu có thì chẳng qua là tình cờ. Nếu cần phải bổ túc ý nghĩa cho bài Thánh Thư, thì nên tìm ở bài Thánh Thư Chúa Nhật trước hay Chúa Nhật sau, hơn là tìm trong bài Cựu Ước và bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm đó.

CẦN PHẢI CHUẨN BỊ TÂM HỒN

" Muốn thâu đạt được hiệu năng toàn vẹn của phụng vụ, Tín hữu cần đến tham dự phụng vụ với tâm hồn chuẩn bị sẵn sàng, ngay thẳng, hòa hợp tân trí mình với ngôn ngữ, và cộng tác với ân sủng trên trời, để đừng nhận lãnh ân sủng đó một cách vô ích (x. Cr 6,1). Vì vậy, các mục tử không chỉ chủ tâm tuân giữ các lề luật trong các hoạt động phụng vụ để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho các Tín hữu tham dự phụng vụ một cách ý thức, linh dộng và hữu hiệu " (PV, số 11).

LỄ KÍNH CÁC THÁNH

Các Thánh chiếm một địa vị quan trọng trong phụng vụ Giáo Hội. Mỗi lần cử hành Thánh Thể là chúng ta gợi lại sự hiện diện vô hình của các Ngài: " Xin cho tất cả chúng con được sống muôn đời, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Mẫu của Thiên Chúa, các thánh Tông đồ và toàn thể các Thánh là những người đã sống đẹp lòng Cha trong mọi thời đại. Xin cho chúng con được cùng với các Ngài dâng lên Cha lời tôn vinh chúc tụng nhờ Đức Giêsu Kitô là Con yêu dấu của Cha " (kinh tạ ơn 2). Nhưng thế nào là một vị Thánh ? Và mỗi ngày khi cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô, chúng ta tưởng nhớ đến các Ngài làm sao ? Thiết tưởng nên suy nghĩ về câu hỏi đó để hiểu địa vị những ngày lễ kính các Thánh trong Sách Lễ.

Chỉ có Chúa là Đấng Thánh.

" Thánh ! Chí thánh ! Ngàn trùng chí thánh ! Lạy Chúa là Chúa tể càn khôn " . Đó là lời chúng ta hợp cùng các thiên thần tung hô trong mỗi thánh lễ. Và chúng ta thưa với Đức Kitô trong kinh Vinh Danh: " Chỉ có Chúa là Đấng thánh, chỉ có Chúa là Chúa, cúi lạy Chúa Giêsu Kitô, Ngài cùng Chúa Thánh Thần, muôn đời vinh hiển với Chúa Cha " . Chỉ có Chúa là Đấng tinh khiết. Chỉ có Chúa là sự trong sáng. Chỉ có Chúa là tình yêu. Chỉ có Chúa là Đấng thánh. Loài người chỉ thánh chừng nào được Chúa thánh hóa: " Các ngươi hãy nên thánh, bởi vì Ta là Đức Chúa, Chúa các ngươi, là Đấng Thánh " (Lv 19,2). Trong Kinh Thánh, dân Israel được gọi là một dân thánh, bởi vì là dân của Thiên Chúa (Xh 19,6). Giáo Hội của Đức Kitô là thánh, bởi vì là dân mới của Thiên Chúa. Giáo hội là " thánh và vô tì tích " (Ep 5,27), bởi vì Đức Kitô đã lấy máu của Người mà tẩy rửa Giáo Hội. Từ bấy giờ, sự thánh thiện của thân thể Đức Kitô có thể được truyền sang cho những người sẽ trở nên các phần tử của Người nhờ phép Rửa. Vì thế, thánh Phaolô gọi tất cả các Kitô hữu là thánh (Rm 3,2).

Nhưng dần dần, từ việc sùng kính các thánh tử đạo phát triển (thế kỷ IV), người ta mỗi ngày hạn chế tước hiệu thánh và chỉ dành cho những Kitô hữu nào mà người ta có lý do chính đáng để nghĩ rằng khi chết họ được vào sống thân mật với Chúa. Từ thế kỷ thứ XII , Đức Giáo Hoàng chỉ phong Thánh sau khi điều tra tỉ mỉ. Ngài long trọng tuyên bố rằng: " Người Kitô hữu này được hưởng nhan Chúa trên trời và có thể tôn kính người ấy như một gương mẫu và một người cầu bàu " .

Gương Chúa Giêsu Kitô.

Vì mỗi vị Thánh là một phần tử sống động của Đức Kitô, nên các Kitô hữu sốt sắng nhất có chăm chú nhìn vào Người để họa lại nơi mình hình ảnh của Người thì cũng là chuyện


4501    21-03-2011 10:12:54