Sidebar

Thứ Sáu
19.04.2024

Họ Đạo Cái Bông

z527806911115995cfe01cc1bb3462856f80deb563b15d
Địa chỉ:
 ấp 3, xã An Phú Trung, Ba Tri, BẾN TRE

Bổn mạng: 

Chầu lượt: CN XXI Thường Niên

Số giáo dân: 5.446

Năm thành lập: 1783

Giờ lễ:                       

Chúa nhật:         04g30   ;    17g00     

Ngày thường:   04g30   ;    17g00

Linh mục Chánh sở: Phêrô Lê Hoàng Lâm

Linh mục Phụ tá: Phêrô Trương Văn Thửa

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

I. NĂM THÀNH LẬP: 1783.

II. SỐ BỔN ĐẠO

            Khi mới thành lập: 3 gia đình từ miền Trung vào, khoảng 20 người.

            Hiện nay: 5.446 giáo dân.

III. CÁC LINH MỤC PHỤ TRÁCH

1. Các Cha sở

1. Cha Gernot (1864 – 1867)

2. Cha Fougerouse (1875 – 1879)

3. Cha Sidot  (1879 – 1889)

4. Cha Tôma Sâm (1889 – 1898)                            

5. Cha P. Trình (1898 – 1901)                                                   

6. Cha Gioan Việc (1901 – 1905)                        

7. Cha Phêrô Nguyễn Phước Khánh (1905 – 1922)   

8. Cha Phêrô Nguyễn Linh Nhạn (1922 – 1930)        

9. Cha Luca Nguyễn Văn Sách (1930 – 1956)    

10. Cha Felix  Lê Vĩnh Trình (1956 – 1961)         

11. Cha Antôn Bùi Thanh Long (1961 – 1963)         

12. Cha Gioakim Nguyễn Văn Quang (1964 – 2006)   

13. Cha Giacôbê Nguyễn Văn Tươi (2006 – nay)              

2. Các Cha Phó         

1. Cha Phaolô Tuyết (1867 – 1875)

2. Cha Auguste Abonnel  (1875 – 1879)

3. Cha Tôma Sâm (1879 – 1889)

4. Cha Matthêu Huỳnh Huấn Nhi (1970 – 1974)

5. Cha Giacôbê Nguyễn Công Lành (1974 – 1976)

6. Cha Gioakim Dương Văn Ngoan (1976 – 1979)

7. Cha Phaolô Trương Tấn Lực (1989 – 2002)

8. Cha Phaolô Lê Thanh Dũng (2002 - )

9. Cha Anrê Huỳnh Ngọc Lâm (2010 – nay)

IV. CAC LINH MỤC VÀ TU SĨ

1. Các Linh Mục sinh quán tại Cái Bông

1. Cha Gioan Bta Hưởn  (1899 – 1960)

2. Cha Gioan Bta Lê Văn Gấm  (1911 – 1946)

3. Cha Bênêđictô Trương Thành Thắng  (1912 – 1987)

4. Cha Đôminicô Lê Minh Tỏ (1916 – 1985)

5. Cha Gioan Bta Huỳnh Cao Thượng (SN: 1942. Linh Mục 1970)

6. Cha Phaolô Trương Tấn Lực (SN: 1947. Linh Mục 1989)

7. Cha Đôminicô Bùi Văn Đằng (SN: 1948. Linh Mục 1989)

8. Cha Albertô Trần Văn Sang (SN: 1958. Linh Mục 1992)

9. Cha Phêrô Nguyễn Thanh Liêm (SN: 1948. Linh Mục 1993)

2. Các Tu sĩ nam nữ

    Sau biến cố 1975, Họ Đạo vắng bóng Tu sĩ! Mãi đến năm 2006, giới trẻ dần dần được ơn gọi và gia nhập các dòng tu. Hiện nay, Có 03 thầy đang tu học tại Đại Chủng viện Thánh Quý, Cần Thơ và một vài dự tu, 03 tập sinh Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, 02 Nữ tu Dòng Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn, 01 Nữ tu Dòng Charles de Foucauld, 01 tập sinh Dòng Tôi Tớ Đức Bà. Đây là những hoa trái tinh thần đáng trân trọng của Họ Đạo Cái Bông.

V. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1. Những người Công giáo đầu tiên đến Cái Bông

   Năm 1783, từ miền Trung, 3 người lính của Nguyễn Ánh là Ông Võ Vách Trưng, Ông Trương Chức và Ông Trương Thoại đã chạy trốn vào đất Cái Bông. Ngày nay nhiều người ở Cái Bông mang họ Trương (như Cha Trương Thành Thắng, Cha Trương Tấn Lực). Buổi ban đầu, nhờ công ơn các Cha thừa sai, kế đến nhờ các Cha khác quan tâm phát triển Họ Đạo, số lượng giáo dân tăng dần lên. Đầu tiên chỉ có 3 gia đình, đến nay số giáo dân đã trên 4.172 người.

2. Những ngôi Nhà Thờ

    Nhà Thờ đầu tiên (1802 – 1833). Theo Monographie de Cai Bong “Một ngôi Nhà Thờ đã được dựng nên”. Lớn nhỏ thế nào? Làm bằng gì? Không rõ. Thời kỳ cấm cách, Nhà Thờ bị phá bình địa, giáo dân dự lễ và các Bí tích ở nhà Ông Đội Lý. Hiện nay là nền nhà của Ông Trùm Trí.

    Nhà Thờ thứ 2 (1867 – 1875). Nhà Thờ này do Cha phó Phaolô Tuyết dựng nên, nhỏ, vật liệu nhẹ.

    Nhà Thờ thứ 3 được Cha Fougerouse (1875 – 1879) cho dựng nên. Công trình to lớn. Cha bỏ vào đây số tiền khá nhiều. Năm 1879, Cha ra đi trong khi công trình xây Nhà Thờ vẫn chưa xong. Cha Sidot đến kết thúc việc xây dựng. Ông chánh Nguyễn Văn Hương dâng nữa số tiền mua quả chuông nặng 200kg. Quả chuông đến nay vẫn còn sử dụng tốt.

   Nhà Thờ thứ 4 do Cha Luca Sách xây dựng vào năm 1930. Công trình này kéo dài 3 năm 8 tháng. Tháp chuông cao 32 mét. Do thiếu tiền nên bị giảm 4 mét.

3. Nhà Thờ được trùng tu lại

            1998, gia cố lại tháp chuông.

            2001, nới rộng cung Thánh.

            2006, sơn tháp chuông và bên ngoài Nhà Thờ.

            2010, lợp ngói mới và thay toàn bộ cửa sổ.

4. Những cơ sở vật chất khác

   Từ năm 1905, Họ Đạo Cái Bông đã có trường tư thục Công giáo, do các Dì Mến Thánh Giá Cái Mơn đảm trách. Năm 1932, ngôi trường được xây lại kiên cố và được tái thiết năm 1973. Hiện nay ngành giáo dục tạm mượn những dãy trường này.

   Trước đây, do nhu cầu đảm trách trường tư thục Công giáo, số Dì đến phục vụ khá đông. Nhà Dì rộng rãi, tọa lạc trên khuôn viên có những dãy trường học.

   Nhà xứ khang trang được xây dựng năm 1972. Vì nhu cầu hiện nay, cơi thêm một dãy lầu làm phòng khách vào năm 2008.

    Nhà Dì phía ngoài tường rào, đối diện với Nhà Thờ.

    Nhà giáo lý phía bên phải của Nhà Thờ.

    Nhà đa dụng nối liền với nhà xứ, phía bên trái của Nhà Thờ.

    Khu vực thể thao và thư giãn: 2 sân bóng chuyền và nhà thủy tạ với 2 ao nuôi cá.

VI. NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH TRẠNG GÁO DÂN TRONG HỌ ĐẠO

1. Tinh thần đạo đức

    Ngày Chúa nhật, có 3 Thánh Lễ, số giáo dân đi tham dự Thánh Lễ khá đông, Nhà Thờ quá tải. Một số ở giữa ranh giới Giồng Trôm và Ba Tri đi dự Thánh lễ ở Nhà Thờ La Mã. Ngày thường, chỉ có 2 lễ vào buổi sáng và chiều, số người tham dự Thánh Lễ cũng tương đối. Giáo dân thường xuyên xưng tội và rước lễ. Ngoài ra, các Hội Đoàn gồm có: Hội Đồng Mục vụ, Ban Quới chức, Hội Mẹ Công giáo, Hội Thăng Tiến (thanh niên), Thiếu Nhi. Sinh hoạt các Hội đoàn thêm sức sống cho Họ Đạo. Tham gia dạy giáo lý, bác ái xã hội, công tác Nhà Thờ… Đa số giới trẻ đi học và tìm việc làm ở tỉnh thành. Thiếu Nhi Thánh Thể đã được đoàn ngũ hóa. Có lớp học giáo lý và sinh hoạt đạo đức hàng tuần.

2. Tình trạng kinh tế của giáo dân

    Đa số giáo dân sinh sống bằng nghề nông. Làm ruộng 3 vụ lúa/ 1 năm. Vì chỉ có lúa thôi nên mọi người nơi đây mới “ăn no” nhưng chưa “mặc đẹp”. Do đó, cần phải chăn nuôi heo, bò, gà, vịt. . . Chỗ đông dân cư, người dân làm thêm việc buôn bán nhỏ. Phần đông thanh niên làm nghề xây dựng, tới mùa lúa thì tạm ngưng và chuyển qua làm ruộng. Một số người trẻ đi tìm việc làm ở tỉnh thành, tự mưu sinh và tìm cách phụ giúp gia đình.

    Tóm lại, người dân ở đây cần cù lao động. Nhờ đó, cuộc sống kinh tế tạm ổn. Con cái được đi học. Nhiều gia đình tìm cách lo cho con xong Đại học. Hiện nay, trong Họ Đạo nhà tường nền gạch mái tôle chiếm đa số. Mỗi khi có công trình xây dựng hoặc trùng tu, giáo dân đều sẵn sàng đóng góp theo khả năng. Điều này cho thấy tình trạng kinh tế của giáo dân đang trong chiều hướng phát triển và tinh thần hiệp thông trong cộng đoàn.

VII. HƯỚNG TỚI

     Giáo lý rất cần thiết để giúp giáo dân sống đạo. Vì vậy, mọi thành phần đều cần được học giáo lý liên lỉ và trường kỳ. Không chỉ thiếu nhi học giáo lý mà thôi, người lớn cũng cần phải trau dồi đức tin. Mỗi Chúa nhật, Cha sở dạy giáo lý chung trước khi cử hành Thánh Lễ. Mở khóa giáo lý cho người lớn. Các hội đoàn đều học hỏi giáo lý bằng nhiều hình thức khác nhau.

     Nuôi dưỡng ơn gọi và nâng cao trình độ dân trí. Họ Đạo chung sức, tìm thêm những ân nhân giúp học phí cho những tu sinh và những sinh viên được tốt nghiệp cao đẳng và Đại học “vì một tương lai tươi sáng”.

     Vùng này, dân cư theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, có cách nào để giới thiệu Chúa cho người ta đây? Tạo ý thức cho giáo dân, đào tạo các hội đoàn qua những tiếp xúc, thăm viếng, bác ái xã hội, giao lưu lễ hội… Đó là những cách truyền giáo khả thi cần thực hiện.

       Nguyện xin Chúa chúc lành cho những dự tính của chúng con. “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.

5872    12-01-2011 09:27:00