TÊN CŨ:
ẤP: Cái Thế
XÃ: Quới Điền
HUYỆN: Phú Thạnh
TỈNH: Bến Tre
ĐT:
BỔN MẠNG:
CHẦU LƯỢT:
GIÁO DÂN: 753.
GỐC TÍCH:
1. Họ đạo Cái Cá:
Các linh mục tiền nhiệm:
Tađêô Nguyễn Tấn Đức, Lôrensô Tống Thành Mỹ, Louis Nguyễn Thành Mỹ, Micae Lê Quang Vinh, Phêrô Đinh Tài Tướng, Phaolô Nguyễn Văn Mừng, Phêrô Nguyễn Văn Chính, Matthêu Nguyễn Văn Xuân, Phêrô Phạm Hoàng Điềm, Giacôbê Nguyễn Công Lành, Giuse Nguyễn Văn Thượng.
Linh mục đương nhiệm: Gioan Phạm Hữu Diện và - Anrê Huỳnh Ngọc Lâm
2. Giai đoạn hình thành.
Họ đạo được Cha Tađêô Nguyễn Tấn Đức thành lập năm 1843, Nhà thờ cũng được thành lập năm nầy bằng vật liệu thô sơ. Số giáo dân ban đầu khoảng 200.
3. Giai đoạn xây dựng và phát triển
- Trước năm 1975: Nhà thờ bị thiêu huỷ năm 1946. Năm 1948 Cha Phaolô Nguyễn Văn Mừng về nhận nhiệm sở sửa sang lại Nhà thờ. Năm 1952 cha Nguyễn Văn Chính cất lại bằng cột cây. Năm 1972 Cha Matthêu Nguyễn Văn Xuân xây cất lại hoàn toàn bằng xi măng.
- Sau năm 1975: Năm 1978 Nhà thờ tạm đóng cửa vì không có chủ chăn.
Năm 1988 Cha GBt Huỳnh Cao Thượng từ Cái Quao một tháng tới một lần ban các bí tích. Năm 1989 Cha Giacôbê Nguyễn Công Lành tu bổ lại nhà thờ. Năm 1994 Cha Giuse Nguyễn văn Thượng phụ trách. Năm 1995 Cha Gioan Nguyễn Hữu Diện trược tiếp phụ trách họ đạo. Năm 2005 xây dựng lại Nhà thờ và các công trình phụ. Lễ khánh thành Nhà thờ được tổ chức ngày 3/9/2007.
4. Giai đoạn hiện nay.
- Số giáo dân: 753 ngưới.
- Các Sinh hoạt mục vụ: - Ban Quới chức: 13
- Ca đoàn Hiền mẫu,Thiếu nhi.
5. Định hướng tương lai.
Xây dựng Họ đạo hiệp nhất trong tình yêu thương để phục vụ và truyền giáo.
Một nguồn khác. Họ đạo Cái Cá (Thạnh Phú, Bến Tre).
1. Họ Đạo Cái Cá : thuộc ấp Quý Thế, xã Quới Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến tre. Số giáo dân hiện nay khoảng 753.
Các Linh mục tiền nhiệm: Tađêô Nguyễn Tấn Đức; Laurensô Tống Thành Mỹ; Louis Nguyễn Hữu Vinh; Micae Lê Quang Vinh; Phêrô Đinh Tài Tướng; Phaolô Nguyễn Văn Mừng; Phêrô Nguyễn Văn Chính; Mt. Nguyễn Văn Xuân; Pr. Phạm Hoàng Điềm; Giacôbê Nguyễn Công Lành; Giuse Nguyễn Văn Thượng.
Linh mục đương nhiệm: Gioan Phạm Hữu Diện & Lm phụ tá Anrê Huỳnh Ngọc Lâm
2. Giai đoạn hình thành:
Họ Đạo được Cha Tađêô Nguyễn Tấn Đức thành lập vào năm 1843, Nhà thờ cũng được xây dựng vào năm này bằng vật liệu thô sơ. Số giáo dân ban đầu khoảng 200.
Họ Cái Cá thuộc xã Quới Điền tổng Minh trị tỉnh Bến Tre được thành lập lối năm 1893. Họ này mang tên Cái Cá vì nằm trong rạch Cái cá nối liền với vàm Băng Cung. Rạch này dài vào khoảng 200 thước, có rất nhiều khúc quanh co khúc khuỷu. Những ghe thuyền đi trên rạch này phải hết sức chú ý và cho máy chạy thật chậm kẻo có thể nhào vào bờ bất cứ lúc nào hoặc đụng phải ghe thuyền đang đi ngược hướng. Hồi mới thành lập Họ đạo, rạch Cái Cá còn lắm bụi bờ bít bùng với những thú dữ nhiều vô số kể như khỉ, cọp, lọ nồi, heo nai chạy lào xào. Có người còn nói con rạch chạy quanh co đó chính là đường của voi đi hồi trước. Cá trong rạch thì khỏi nói. Lắm khi gặp nước mới lớn, chèo ghe vô thì mỗi mái chèo khua đọng là từng đàn cá trê, cá lóc quầy quậy tung tăng như cá chở trong ghe.
Họ Cái Cá là do họ Giồng Luông mà ra. Nguồn gốc như thế này.
Lần kia cha Đức đi thăm họ Giồng Miễu trở về Thanh Sơn, ra đến vàm Băng Cung nước chưa lớn phải đậu lại mà chờ. Lúc đó cha gặp một người đi đốn lá, hỏi chuyện thì mới hay người này có đạo, gốc ở An Bường, vì nghèo nên bỏ đạo đi xa làm ăn. Người đó cũng cho biết là trong vùng này còn nhiều người bỏ đạo. Nghe tình trạng như thế nên cha Đức ghé vào Giồng Luông, tới nhà ông phó tổng Quới (sau lên chức huyện Hàm) ông này cho biết:
Từ năm 1868 cha bề trên Quí đã sai cha Trí và cha Quờn đến lo mở đạo tại Giồng Luông. Sau 3 lần rửa tội số bổn đạo đã lên tới 300, lại có người dâng 100 mẫu ruộng và vườn cho nhà chung. Tiếc rằng người được sai đến làm quản lý đất điền tỏ ra quá khắt khe, nên dân tân tòng giận bỏ đạo hết. Người dâng đất cũng tìm cách đòi lại ruộng đất (mặc dầu sau đó ít hôm kẻ đứng đòi thì chết, vợ ông ta cũng hóa điên, và đất thì bị chủ nợ chiếm). Chính vì thế họ đạo mới ra nông nỗi này, chẳng biết làm sao cứu lại được. Cha Đức mời những người đã chịu phép rửa tội lại, trong số đó có ông hương nhì Tâm (người Cái Cá) và bà thầy Lẫm. Cha ngỏ ý lập lại nhà thờ thì mọi người rất đồng ý và cùng xin trở lại. Thế là sau 15 năm đoàn chiên tan tác, lạc lõng bơ vơ đã được Chúa gửi đến một chủ chăn mới qui tụ lại: Giồng Luông tái sinh.
Sau khi sắp đặt mọi công việc, cha Đức về Cái Mơn xin cha Bề trên Quí gửi cha Mỹ và cha Chiểu tới Giồng Luông. Hai cha tới cất được một ngôi Nhà thờ bằng lá và khởi sự dạy đạo.
Nhưng những chầu nhưng đại đa số lại là dân Cái Cá, nhất là đám con cái cháu chắt gia đình ông hương Tân. Họ phải lội bộ vất vả đường xa để lên Giồng Luông học đạo, nên cha Đức đề nghị ông hương Tân xây một Nhà thờ tại Cái Cá. Thế là một Nhà thờ mới được dựng lên tại Cái Cá năm 1893 có thầy Đa được sai đến để dạy đạo. Sau đó Cái cá xảy ra một câu chuyện: đêm kia có một người chầu nhưng nghe dạy về, rủi bị rắn cắn, nên chạy trở lại nhà thờ kiếm thuốc. Thầy Đa sợ người đó chết nên biểu trẻ đánh trống, trẻ đánh loạn đả, không theo qui tắc, khắp nơi chạy tuôn đến vì tưởng có cướp, đem tới cả năm bảy trăm dân tiếp cứu. Bởi không có đường đi nên họ phải lội đại cả trên ruộng lúa. Khi tổng làng tới nơi thấy thế liền cự ông hương Tân, đòi bắt tội bắt vạ. Ông hương vô tội, nhưng ông cũng ra chịu lỗi. Chủ ruộng lúa đòi bồi thường. Ông hương bị bắt nộp tòa. Nhưng nhờ ơn Chúa, quan tham biện hỏi đầu đuôi tự sự thì ngỏ ý với làng tổng rằng việc này nghĩ ra cũng vì mạng sống của dân quí trọng, quá hoảng sợ mà làm ra sự náo động, lỡ thì thôi, không thể bắt tội vạ ông hương. Đến năm 1897 ông hương Tân cho sửa lại Nhà thờ với tiền bạc riêng của ông. Cũng năm đó ông được bầu làm câu họ, và ông Huỳnh Văn Cẩn làm biện họ. Đến năm 1904 vì có bão lớn làm sập Nhà thờ, ông câu Tân lại một lần nữa xin xuất tiền riêng để làm một Nhà thờ xây gạch lợp ngói cho bền chặt lâu dài, hầu nên một tích cho con cháu trung thành giữ đạo. Nhà thờ hoàn thành năm 1908 với số phí tốn 1500 đồng, đó là chưa kể tới cái chuông đáng giá 200 đồng ... Nhà thờ này gồm 2 căn 3 chái. Một nửa làm nhà thờ, một nửa làm nhà tư cho ông biện Đủ (là con của ông câu Tân) (Ông Đom. Nguyễn Tấn Lợi).
Thời ấy giữ đạo rất âm thầm, lâu lâu cha mới đến một lần vì thiếu linh mục, thiếu phương tiện và vì đường xá xa xôi. Số bổn đạo sốt sắng không có bao nhiêu. Mỗi Chúa nhật thì bà Anê Kiệt (1878 - 1956) mẹ của ông biện Thu hiện nay, tay chuông tay trống, miệng xướng kinh cùng với 15, 16 giáo hữu thôi.
Họ Cái Cá từ từ phát triển thêm, còn họ Giồng Luông tàn lụi dần. Năm 1897 nhận thấy không thể hoạt động trên đất kẻ ngoại, cha Đức cho di tản nhà thờ Giồng Luông về Thạnh Phú. Những ai còn trung thành giữ đạo thì đi Cái Cá hoặc Bến Vinh.
Dịp may đến, năm 1932 Đức cha Isodo Dumortier, Giám mục địa phận Sài Gòn mua được 162 mẫu ruộng của ông Pierucci và bà Serra cho dân chúng làm nên dịp cho nhiều người tìm đạo. Cha sở Lorensô Mỹ nhờ các thầy dòng Kitô Vua Cái Nhum như thầy Kỳ, thầy Thượng, thầy Simêon đến dạy giáo lý. Công đức các thầy đã đưa được nhiều tín hữu đến với Chúa. Lần nào rửa tội cha sở cũng tặng mỗi tân tòng một áo dài trắng làm kỷ niệm.
Trước khi Nhà thờ trở về mé sông (hướng đông) đến lúc hư và chật, cha Matthêu Hớn khi cất lại thì cho quay mặt tiền về hướng lộ (tây). Sau cha Hớn là cha Luy Vinh. Cha cất thêm một nhà cha sở, sàn cao, vách đất tô ximăng và đắp một lộ đất liền từ Nhà thờ đến lộ làng để xe chạy từ Nhà thờ lên Dinh Bà, lộ đá Giồng Luông.
3. Giai đoạn xây dựng và phát triển:
Cơn bão tố đến dưới đời cha Michel Vinh coi họ Cái Cá vào năm 1945 và chỉ một thời gian sau đó tức năm 1946 cha bị giết và ném vào lửa. Nhà thờ, nhà cha đều cháy rụi. Tinh thần giao động và giáo hữu ly tán nhưng đức tin vẫn còn, máu đào của cha Michel chết vì đạo, vì Chúa, vì con chiên đã củng cố đức tin đó. Đôi khi giáo hữu còn gặp được cha Benoýt Thắng, cha Sang trên đường công vụ và cha Phaolô Diên từ Cái Quao xuống ban các phép bí tích và an ủi (1948). Khi người ta rút đi, quới chức tìm gặp xác cha Vinh bị cháy trong nhà ông từ Thiện, khi đó thì máy bay vòng quanh Nhà thờ vì ngọn lửa Nhà thờ cháy rất cao ... Do đó quới chức chôn cha nơi nền Nhà thờ cũ. Một ít lâu sau bổn đạo cất một Nhà thờ lá nhỏ gần Nhà thờ cũ để đọc kinh ít năm sau cất Nhà thờ lá lớn hơn trên nền Nhà thờ cũ bị cháy.
Năm 1948 Đức cha Thục gọi cha Phaolô Mừng về nhậm sở Giồng Miễu kiêm Cái Cá. Nhưng thời đó Giồng Miễu là điểm tựa cho bao nhiêu bom đạn trút xuống, nên cha Mừng rày đây mai đó ở các họ nhánh. Cha Phaolô Nguyễn Văn Mừng về nhận sở sửa sang lại Nhà thờ.
Năm 1950 cha Phêrô Chính về thế cha Mừng. Ngài rất bạo dạn và mạnh khỏe lặn lội. Năm 1952 Cha Pr Nguyễn Văn Chính cất lại bằng cột cây. Cùng phụ lực với Ngài còn có cha Phêrô Tướng cất lại Nhà thờ Cái Cá lợp tôn xây tường để gom bổn đạo lại như cũ. Với thời gian Nhà thờ lại mục nát vì mối mọt.
Tiếp theo là thời gian không có cha sở ...
Năm 1969, cha Matthêu Xuân về làm sở Giồng Miễu. Bấy giờ cha gọi họ Giồng Miễu là họ Thạnh Phú vì họ ở tại huyện Thạnh Phú. Năm 1970 cha cho cất lại một ngôi Nhà thờ mới tường xây, mái lợp fibrô được Đức cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu khánh thành ngày 15 - 12 - 1971.
Ngày lễ các thánh năm 1974 Đức cha Giacôbê đã tách Cái Cá cùng với Giồng Luông, Bến Luông, Hương Mỹ ra khỏi địa sở Thạnh Phú và giao cho cha Phêrô Phạm Hoàng Điềm đảm trách.
Mọi sinh hoạt đang trên đà phát triển, nhất là trong việc gom góp những chiên lạc để tái lập thêm những địa điểm tôn giáo mới tại Hương Mỹ.
Sau 1975: Năm 1978 Nhà thờ tạm đóng cửa vì không có chủ chăn. Năm 1988 Cha GB. Huỳnh Cao Thượng từ Cái Quao một tháng tới một lần ban các Bí Tích. Năm 1989 Cha Giacôbê Ng. Công Lành tu bổ lại Nhà Thờ. Năm 1994 Cha Giuse Nguyễn Văn Thượng phụ Trách. Năm 1995 Cha Gioan Phạm Hữu Diện trực tiếp phụ trách Họ Đạo. Năm 2005 xây dựng lại Nhà thờ và các công trình phụ. Lễ Khánh Thành Nhà Thờ được tổ chức ngày 3 tháng 9 năm 2007.
4. Giai đoạn hiện nay:
Số giáo dân: 753 người.
Các sinh hoạt mục vụ: - Ban Quới chức : 13; - Ca đoàn Hiền mẫu, Thiếu nhi.
5. Định hướng tương lai : Xây dựng Họ Đạo hiệp nhất trong yêu thương để phục vụ và truyền giáo.
4382