Sidebar

Thứ Tư
27.09.2023

Họ Đạo Cái Sơn_Bến Tre

  1. Tên cũ: Cái Sơn
  2. Ấp:     Xã:   , Huyện:   , Tỉnh: Bến Tre
  3. Đt:
  4. Bổn mạng: Mẹ Thiên Chúa 01/01.
  5. Chầu lượt:  
  6. Giáo dân: 913 người.

Cộng đoàn Cái Sơn được thành lập tên ngôi làng Lương Phú, Tổng Hão Thánh, cách Bến Tre chừng 10km. Đây là cộng đoàn Kitô Giáo nằm sau trên con rạch phủ đầy dừa nước. Đi lối này thì phải dùng ghe, xuồng, phương tiện này lâu lắc, đòi thời gian. Cộng đoàn này khởi sự lúc bắt đầu khoảng năm 1869 dưới thời Giám Mục Miche.

Những danh nhân của vùng đất là ông Nguyễn Văn Sửu và Kiều Văn Võ đã bỏ đa Thần Giáo mà vào Kitô giáo và được Cha Tuyết, lúc ấy là cha sở Cái Bông dạy dỗ. Sau khi rửa tội cho hai Kitô hữu được thành hình. Danh tánh ông Sửu đương nhiên trở nên lèo lái họ này. Ông ta tỏ ra xứng đáng vì niềm tin của ông ta và nhất là tự làm vị bố nhiệt tâm, ủng hộ các cha, các tu sĩ, giúp đỡ các ngài tu học... Tuy nhiên vì thua buồn, ông Câu Sữu lại thôi đọc kinh xem lễ, ít ra là bề ngoài không đến nhà thờ. Thế nhưng ông vẫn còn lần hạt kính Đức Mẹ. Đây chỉ là giai đoan nhất thời, kéo dài 7 tháng; sau đó, Câu Sửu lại sống trọn niềm tin. Người ta nói rằng ông đã chết vào năm 1888, ông có một người con gái đã sinh hạ một con trai. Cậu này tên Danh. Hiện vẫn còn ở Cái Sơn.

Còn ông Kiều Văn Võ đương thời với Câu Sửu và là bạn học giáo lý ở Cái Bông, nhưng không nhiệt thành lắm, có năm con tất cả điều sống đạo.

Vài năm sau, thầy thông gia một chủ điền ở Giồng Kè và là cựu chủng sinh ở Pinăng, gốc người Bắc Việt. Cùng với với người anh cột chèo là Tổng đốc Lộc ở Cái Bè đã hiến cho Cái Sơn chừng 40 mẫu đất sình lầy trong cùng rạch Cái Sơn.

Từ đây họ đạo này thôi làm họ lẽ của Cái Bông, lúc đó Cha Sidot (Cha Tây), trông coi, mà sát nhập vào huyện Cái Mơn. Đó là việc thường tình, mà nhờ những mảnh đất này mà cộng đoàn Kitô giáo lớn lên. Các Kitô hữu đến Cái Mơn, mượn tiền của Dì Phước để khai phá vùng đất này, bù lại tu viện được hưởng một phần huê lợi cho đến lúc nào đã hoàn trả lại đủ số tiền đã mượn để khai phá. Lúc đó số đất trên thuộc trọn vào cộng đoàn họ đạo. Việc này đã được thực hiện vào năm 1896. Ông quận trưởng Bến Tre đã thường hoàn toàn cho tu viện Cái Mơn số tiền 100 đồng tiền lời và quản lý trực tiếp.

Cù lao Bến Tre lúc đó chỉ là một huyện. Nhiều Dì Phước đã phục vụ tại Cái Sơn là Dì Nghiêm và Dì Sum - Dì Nghiêm lanh lợi hơn lãnh đạo được cộng đoàn, còn Dì Sum đạo đức hơn chuyên lo dạy giáo lý...

Lúc ấy nhà thờ được dời vào phần đất của họ đạo - bên cạnh nhà quý Dì và trường học, không xa là nhà ông Chủ tịch Hội đồng giáo xứ - Một ân nhân khác đến từ Cái Mơn đến giúp khai hoang, đó là ông Câu Dệt, lúc đầu chỉ là ông Biện, nối nghiệp ông Câu Sửu, ông Câu Dệt thật là người tốt lành, chịu đựng mọi thử thách, hy sinh vô bờ bến cho Nhà thờ. Cũng đáng chú ý là vào lúc này cũng có ông biện Bạch đến từ Cái Mơn vào 1889, ông này thật dễ thương, nhiệt thành tận tâm với nhà Chúa.

Nhà thờ đầu tiên khang trang được xây dựng vào năm 1880 và được làm lại nhiều lần chỉ vài năm sau lo làm lại cho chắc chắn hơn. Nhà thờ lúc này bằng gỗ, lót gạch, lợp gói nội mang cá.

Các Linh mục đến lo cho họ đạo: Cha Tuyết - Cha Fourgerouse - Cha Honel - Cha Sidot - Cha Legobb - Cha Tuy - Cha Lại - Cha Thích và Các Cha ngự tại Cái Bông và Bến Tre.

Các Cha thiệt thọ ở tại Cái Sơn là cha Trình từ 1895 - 1898, Cha Sâm 1898 - 1901, Cha Nhơn 1901 - 1904, Cha Nhựt 1904 - 1908, Cha Quí 1908 - 1910, Cha Vàng 1910 - 1911.

Số giáo dân lúc ấy là 200 người. Cạnh nhà thờ có trường học, do các Dì đảm trách nhưng làm sao giữ sỉ số học sinh mới là chuyện khó, vài vụ mùa, đường sá thì đầy nước và xứ này từ "thuở khai thiên lập địa" luôn luôn bận việc. Vào ẩm ướt, khoai củ rồi lúa (cấy và gặt) rồi dừa nước từ bên Sa Đéc đưa về... làm cho phụ huynh phải có nhiệt tâm cao mới tìm được thì giờ gởi con em tới trường.

Ơn kêu gọi, thì có một vài người đi vào tu viện Cái Mơn thôi. Ngoài ra không có gì đặc biệt trong cộng đoàn nhỏ này, cuộc sống đạo tương đối ít linh động.

Sỉ số Công giáo vào năm 1910 là 200 người. Ông Câu Sửu đã được rửa tội trước năm 1876, vì ông đã làm bỏ cho tân tòng rửa tội vào năm ấy tại Cái Sơn, mặt khác chắc được Cha Tuyết rửa tội vào năm 1875.

Ngày 20/05/1877 có đến vài chục tân tòng ở Cái Sơn được chịu phép rửa tội do Cha Fourgerouse và ngày 15/06/1879 có đến 13 người chịu phép rửa tội nữa.

Từ năm 1930, các cha đến ở Họ Cái Sơn là cha Dư, cha Micae Thượng, cha Thới, cha Quyền. Năm 1960, nhà thờ họ Cái Sơn bị bom đạn tàn phá. Năm 1961, cha Antôn Quyền từ họ đạo Cái Sơn ra họ đạo Mỹ Lòng. Cha Antôn Quyền xây họ đạo Mỹ Lồng, ngài coi sóc họ đạo Cái Sơn và Mỹ Lồng. Năm 1976, cha Antôn Quyền về Tân An dưỡng bệnh và chết. Năm 1978 cha Stêphanô Lựu từ họ Giồng Trôm xuống Mỹ Lồng dâng thánh lễ, coi sóc hai họ Mỹ Lòng và Cái Sơn. Năm 1989, Cha Đaminh Đinh Xuân Thu từ nhà thờ thị xã Bến Tre về coi sóc họ Cái Sơn và Mỹ Lồng. Năm 1994 làm đơn xin xây nhà Thờ, ngày 29/08/2007 mới được giấy phép cất.

Hiện nay cha Đaminh Đinh Xuân Thu vẫn còn coi sóc họ đạo.

1807