Sidebar

Thứ Tư
27.09.2023

Họ Đạo Cầu Ngang

 Ngày thành lập

Không tìm được tài liệu nào chính xác, cũng không một cụ già nào biết, nhưng dựa vào sổ rửa tội, phỏng đoán được thành hình vào khoảng 1870 và chính thức có cha sở và thánh đường từ năm 1897.

Các trào cha sở được chia như sau;

Tháng 6 năm 1897- cha Anrê Miều- cha sở đầu tiên (dựa theo sổ rửa tội)

Tháng 8/1898 cha GBt Nhơn
Tháng 03/1899 cha A. Crausac
Tháng 09/1902 cha P. Minh
Tháng 06/1905 cha C. Tranic
Tháng 10/1906 cha Mt. Chiểu
Tháng 05/1912 cha Gioan Đồng

  •  
    •  
      •  
        •  
          •  

    Trong khoảng thời gian từ 05/1912 - 12/1914 có các cha từ Vĩnh Kim- Long Hòa- Phước Hảo đến giúp:

    1. Cha Boxbarger- J. Gueguerd - Jacq Bình
    2. Cha H. Ferrières- Joach. Thông.
    3. 12/1914 - J. Keller
    4. 10/1916 - cha J. Quận
    5. 05/1919 - cha Joach. Thông
    6. 31/07/1926 - Paul. Tịnh
    7. 05/1929 - cha Pet. Xứ
    8. 03/1931 - JBt. Dưỡng

    Đây là thời gian xây cất ngôi thánh đường mới (như hiện nay) và thành lập các họ đạo nhánh: họ Long Hậu, họ Phó Long...có các cha lân cận đến giúp: Cha F.x Lê Vĩnh Khương, cha Roco Linh, cha Josehp Thơ, cha Matthêu Hớn, Phaolô Duông- Joseph Bạch, cha Phaolô Thái và nhất là cha David từ Vĩnh Kim xuống.

    03/1938 - cha Pet.Vở
    09/1948 - cha Pet. Nguyễn
    02/1949 - cha Pet. Tuyển
    02/1956 - cha Vinc. Nguyễn Ngọc Thanh
    10/1967 - ha Ant. Bùi Thanh Long
    06/1975 - cha Bernard Nguyễn Ngọc Khả
    17/01/1977 - cha Pet. Trần Văn Kích
    18/02/1993 - cha Đaminh Lê Văn Thanh (qua đời ngày 24/05/2006) có cha Alphonsô Lâm Thanh Hà phụ tá.
    10/10/2007 - cha Vinc. Phạm Văn Khôi được bổ nhiệm làm cha sở.

    Phát Triển:

    Phát triển Họ đạo đều nằm trong những giai đoạn trước nhất là thời kỳ cha Vincent Nguyễn Ngọc Thanh với những cuộc lưu diễn văn nghệ truyền giáo ở vùng xa như: Ba Động, Phó Long, Long Hậu .... Hoặc những cuộc kiệu Thánh Thể - Đức Mẹ... cha tạo được bầu khí hứng khởi cho họ đạo và đã thu hút được rất nhiều linh hồn về với Chúa. Họ La Bang chào đời với trên 300 người của Phó Long, Long Hậu (Mỹ Long), Ông Ốc v.v.. được rửa tội. Nhưng tất cả đã thành mây khói sau biến cố năm 1975. Họ La Bang biến mất gần tuyệt đại đa số anh em tân tòng đó cũng biến mất...10 năm qua họ đạo cũng tìm lại được sự thăng bằng và đang chậm chạp tiến với một kết quả thật khiêm tốn khoảng từ 10 đến 20 tân tòng mỗi năm.

    Cơ sở vật chất:

    Một ngôi Thánh đường (trên 400 người) được xây cất từ thời cha JBt Dưỡng (1932), cũng còn khá khang trang, nhưng mái ngói đã bị hư hại nhiều.

    Nhà Dì và nhà cha sở xuống cấp trầm trọng đã được tu bổ.

    Tinh thần:

    Không có truyền thống gì đặc sắc, ngoại trừ một vài kỷ niệm thường được nhắc nhở: cuộc Kiệu Thánh Thể (thời cha Vở), tuần đại phúc, văn nghệ truyền giáo (thời cha Thanh) ... gần 10 năm nay cũng đang tạo thói quen tĩnh tâm cuối năm hay dịp có Thêm sức- Bao đồng.

    Nhân vật nổi bật:

    - Thầy thuốc Phát (cha của Luật sư Huyền) đạo mới là người đã góp nhiều công của trong việc thành lập và cất Nhà thờ Long Hậu.

    - Ông Tám Bình: góp nhiều công sức trong việc thành lập họ và cất Nhà thờ Ông Ốc. Có biệt tài tổ chức.

    - Hương sư Gắng: Công sự viên đắc lực của cha Vinc.Thanh trong việc xây dựng Đức tin họ La Bang.

    Linh Mục - Tu sĩ:

    Cho đến nay họ Cầu Ngang hiến cho địa phận 4 linh mục:

    1. + Cha Joach. Nguyễn Văn Tứ (1888-1941)
    2. + Cha Phanxicô. Nguyễn Phú Thành (qua đời năm 2007)
    3. + Cha Pet. Võ Công Tấn
    4. + Cha Jos. Lê Văn Hoàng

    và một đại chủng sinh. Riêng về tu sĩ, con số cũng rất nghèo nàn: nhà Trắng Mỹ Tho: 1, MTG chợ Quán: 2, MTG Cái Mơn: 7.

    Hiện trạng:

    Sau biến cố năm 1975 sĩ số giáo dân sa sút cách trầm trọng. Hiện nay con số đã nâng cao, mặc dầu so với sĩ số thời cha Vinc. Thanh và cha Antôn Long, nó cũng còn thấp. Số giáo dân hiện tại của Cầu Ngang là 1690 tính luôn Phó Long (khoảng 100) và Long Hậu (280).

    Họ Cầu Ngang có nhiều họ nhánh nhưng hiện nay chỉ còn 2 họ, với ít giáo dân giữ đạo.

    • Họ Phó Long: Được thành lập từ thời cha JBt. Dưỡng, có nhà nguyện, nhà dạy ...phát triển nhanh nhất là thời cha Vincent Thanh. Bước vào thời kỳ chiến tranh ác liệt, nhà thờ sập, nhà dạy không còn, giáo dân tản mác lên Cầu Ngang hoặc xuống Cái Đôi. Họ đạo sa sút và sút hẳn sau năm 1975. Hiện nay số giáo dân còn được dưới 100, đang hết sức kiên cường giữa nhiều thử thách.
    • Họ Long Hậu: Được thành lập từ thời cha sở JBt. Dưỡng có nhà dạy, nhà nguyện. Sau hai thời kỳ chiến tranh tất cả trở thành bình địa, giáo dân hiện chỉ còn trên dưới 30 người.
    • Họ Ông Ốc: Được thành lập thời cha JBt. Dưỡng do ông Tám Bình. Thời kỳ chiến tranh, Nhà nguyện, nhà dạy bị san bằng, giáo dân đi tản cư. Hiện chỉ còn khoảng 30-35 gia đình trong tình trạng rối lạc nhiều.

    Dự Kiến tương lai:

    - Củng cố đức tin nơi người tín hữu
    - Xây dựng một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương phục vụ.
    - Phục hồi các hội đoàn: Phạt tạ, Legio, Thiếu nhi cùng chia sẻ trách nhiệm với ban Quới chức.
    - Lợp lạ mái Nhà thờ, tu bổ nhà xứ.

    5100