-
Tên cũ: Giồng Giá
-
Ấp
-
Đt:
-
Bổn mạng:
-
Chầu lượt:
-
Giáo dân: 500 người
Ông Cậy và Ông Huấn là những tín hữu đầu tiên được biết đã đến Giồng Giá và kế đến là Giồng Bông, xã lân cận của Giồng Giá, nhưng hướng ra biển. Lúc đó khoảng năm 1780 mà trước tiên là những tín hữu từ miền thượng du đến ở miền này, người ta nói còn có những người Khmer.
Ông Cậy chỉ có một người con trai tên là Tài, Ông Tài có 8 người con. Thời gian lâu sau khi ông Cậy ở Giồng Giá, ông Huấn đã đến ở Giồng Bông, ông Huấn còn có 2 người con và 13 người cháu.
Vậy theo nguyên tắc hai gia đình này được coi là nhữmg cư dân Việt Nam đầu tiên đến ở xứ này.
Khoảng năm 1835 bắt đầu cuộc truy hại lớn, các con cháu của hai gia đình này đã cưới hỏi nhau tạo ra thêm 15 gia đình lập thành số tín hữu của Giồng Giá.
Ở thời kỳ này họ có Nhà thờø không? Đó là giả thuyết, nhưng không thể xác định. Đấng Chân Phước Marchand đã viếng thăm những tín hữu của Giồng Giá là Cha Gagelin, lợi dụng việc đi du lịch (hay là những chuyến du lịch) ở Cái Bông để đến Giồng Giá.
Khi cuộc bách hại bùng nổ Ngài phải ở Giồng Giá, có khoảng 15 gia đình Công giáo. Trong thời kỳ hổn loạn này cái gì xảy đến cho họ? Không thể có hướng dẫn chính xác. Thường thì những tín hữu phải đi nơi khác để lãnh nhận các Bí tích. Đấng Chân Phước Cuénot, khi đó là Cố Trí, đã đến thăm có thể ở Giồng Giá và Cái Bông trong khi truy hại. Bởi vì tên của Ngài đã đề cập cho tôi với các Thánh Marchand và Gagelin, nhưng không đích xác. Chính thời kỳ này có nhiều gia đình từ Giồng Giá dọn đến ở Cái Mơn và những nơi khác.
Đàng khác, trong số con cháu thuộc dòng dõi của ông Huấn đã bỏ đạo. Theo sự tường trình năm 1856, Ông Lựu (Thánh Lựu) phụ trách ở Giồng Giá và có 149 tín hữu...
Vào năm 1864 Cha Gernot tìm thấy chỉ có 158 tín hữu ở Giồng Giá, Cha Gernot cho biết những tín hữu này đã được Thánh Marchand rửa tội.
Vào năm 1865 Cha Gernot cho biết có 168 tín hữu ở Giồng Giá. Chính vào thờ kỳ này Nhà thờ được xây lại trên địa thế hiện nay.
Các cha Nhậm và cha Thông sinh ở Cái Mơn thuộc dòng dõi ông Cậy, mẹ của các ngài là cháu chắc của ông Cậy. Cha Sao qua đời năm 1910 cũng sinh ở Cái Mơn, con của Thầy Vĩnh thuộc thế hệ thứ tư của ông Cậy.
Thời đó có 2 nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn sinh tại Giồng Giá.
GIỒNG TRUNG
(Xưa gọi là Giồng Bá Trung nay gọi là Giồng Trung)
Ngày xưa, chắn chắn có một số tín hữu ở xã lân cận của Ba Tri. Tất cả con cháu hay bà con của Hương Nhì Ưng trở lại đạo thời của Cha Tuyết. Ở thời đại này những con đường ở đó không được biết (vô danh), có một nhà nguyện nhỏ ở địa điểm mà ông Ưng đã dâng. Ở Giồng Bá Trung chỉ có một hay hai người theo đạo, những tín hữu khác sống hay chết hay dọn nhà về ở Giồng Giá. Trong thời gian đó con cháu có đạo Công giáo thuộc dòng dõi của ông Huấn ở Giồng Bông cũng có một nhà nguyện thường (giản dị). "Từ xã này đã tụ hợp về Giồng Giá".
AN THỦY
Ở thời kỳ này có Tổng Siêu cháu chắc của ông Huấn giúp cha Tuyết trong việc trở lại đạo của dân cư ở An Thủy và ngài cho họ vài mẫu ruộng và đất trên miền Duyên Hải. Sự cố gắng này chỉ có vài người theo đạo.
Ngày nay có nhiều gia đình công giáo trong làng này, nhưng họ là gốc Giồng Giá, nhưng không phải là con cháu của những người dự tòng ở An Thủy. Kể từ thời chinh phục của đạo giáo ở Giồng Giá được các Cha sau đây cai quản:
- 1864-1868: Cha Gernot: ở Cái Mơn.
- 1868-1875: Cha Tuyết: ở Cái Bông.
- 1875-1879: Cha Fourgerouse: ở Cái Bông.
- 1879-1886: Cha Sidot: ở Cái Bông.
- 1886-1898: Cha Sâm: ở Giồng Giá.
- 1898-1901: Cha Đoài và Cha Nhơn: ở Giồng Giá.
- 1901-1905: Cha Việc: ở Cái Bông.
- 1905-1922: Cha Phêrô Nguyễn Phước Khánh: ở Cái Bông, cất nhà thờ lá.
- 1922-1932: Cha Gioan Baotixita Nguyễn Linh Nhạn: ở Cái Bông.
- 1932-1932: Cha Giuse Thiên: ở Giồng Giá 6 tháng.
- 1932-1940: Cha Giuse Năng
- 1940-1943: Cha Phêrô Ninh.
- 1943-1947: Cha Philípphê Phan Văn Tuyền: ở Giồng Giá, bỏ mình vì phận sự.
- 1947-1949: Không có Cha.
- 1949-1950: Cha Phêrô Nguyễn Văn Chính: ở Giồng Giá, cất nhà thờ.
- 1950-1956: Cha Phaolô Nguyễn Văn Mừng: ở Giồng Giá.
- 1956-1961: Cha Dôminicô Lê Minh Tỏ: ở Ba Tri.
- 1961-1966: Cha Micae Văn Công Nghi: ở Ba Tri.
- 1966-1969: Cha Phêrô Nguyễn Văn Vỡ: ở Ba Tri.
- 1969-1976: Cha Anrê Nguyễn Trung Binh: ở Ba Tri.
- 1976-1978: Cha Gioakim Dương Văn Ngoan: ở Cái Bông.
- 1978-1993: Cha Gioakim Nguyễn Ngọc Quang: ở Cái Bông.
- 1993-2002: Cha Eusêbiô NguyễnVăn Tiền: ở Cái Bông.
- 2002-2003: Cha Phaolô Trương Tấn Lực: ở Ba Tri.
- 2003 - ... : Cha Phêrô Lê Hoàng Lâm: ở Giồng Giá.
Vào năm 1910 Giồng Giá có 254 giáo dân, có trường Công giáo (nam nữ học chung).
Lúc đầu nhà trường do người không Công giáo hướng dẫn rồi Cha Sidot gọi nữ tu Dòng Cái Nhum phụ trách cho đến năm 1905 và sau đó nữ tu MTG Cái Mơn.
Hiện nay, Giồng Giá có 500 giáo dân, có hai Dì Dòng MTG Cái Mơn phục vụ. Nhà thờ có tượng đài Đức Mẹ ở xóm đạo, có tượng Đức Mẹ Sầu Bi ở đất thánh. Cấp nước sinh hoạt cho 50 hộ trong và ngoài họ đạo, có tủ thuốc từ thiện. Nhà thờ cũ đã xuống cấp và nhà thờ hiện nay đang xây dựng mới hoàn toàn.
(Tài liệu này phần lớn trích lục ở tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn).
3242