Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Họ Đạo Hiếu Nhơn

z50189530870317ff48ef44b86152067bde9903d021322

Địa chỉ: ấp Ngãi Thạnh, xã Hiếu Thuận,Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long 

Bổn mạng: 

Chầu lượt: CN XXVIII Thường niên

Số giáo dân: 1752

Năm thành lập:

Giờ lễ

Chúa nhật:      04g30;      15g30       

Ngày thường:   04g30

                     Thứ 5 : 17g00

Linh mục Chánh sở: Giuse Lê Văn Hoàng

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO


KHỞI ĐẦU

Theo các cụ già kể lại: Hồi sơ khai vùng đất này là vùng hoang vu: cỏ rác bịt bùng, đất sình lầy lội, rắn độc rất nhiều, heo rừng phá phách. Người dân ở nay đã cất một cái chồi khá cao ở ngã tư sông, để quan sát những thú dữ phá hại mùa màng hay ghe thuyền qua lại... nên sau này có tên gọi là NGÃ TƯ NHÀ ĐÀI. Vùng này bay giờ có tên Hiếu Nhơn thôn, Tổng Bình Hiếu, Quậân Vũng Linh, Tỉnh Vĩnh Long.

Người đến ở đây là các di dân không rõ gốc tích ở đâu, đến khai phá đất hoang lập nghiệp... bây giờ người thưa đất rộng, mặc sức khai khẩn, cá ruộng đồng đầy rẫy.

Nay họ Hiếu Nhơn thuộc xã Hiếu Thuận, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Địa bàn của họ đạo là: một nửa xã Hiếu Thuận, toàn xã Hiếu Nhơn, một nửa xã Hiếu Thành, Huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Nhân vật được coi như là ông Tổ khai mở Họ Đạo Hiếu Nhơn là Ông Mt. Thái Khắc Minh, sinh năm 1825, con Ông Thái Khắc Ngưu và Bà Nguyễn Thị Thung, nguồn gốc có lẽ là ở Miền Trung, vì ông Minh được gọi là "lính" của ông Phan Thanh Giản...

Theo như con cháu kể lại: Trong thời gian: "Ẩn náu" lập nghiệp ở nay, ông Minh thấy đạo Công Giáo có nhiều điều tốt và bên đỡ người dân...nên đã xin gia nhập đạo. Thời điểm này là Cha Phil. Nguyễn Công Quờn đang phục vụ họ Xuân Hiệp (1898-1906). Ông Mt. Minh cũng hướng dẫn cho các con cháu dâu rể gia nhập đạo. Bây giờ Cha Phil. Quờn đã cho cất một Nhà nguyện bằng cây tre khá tốt (đối với thời ấy) trên đất của ông La Văn Càng và bà Anna Thái Thị Quỳnh (con gái ông Minh): cha mẹ ông Inhaxiô La Văn Hầu. Nhà nguyện này cất khoảng 1897-1929, hiện nay nền nhà nguyện đã trả lại cho gia đình họ La, ở ấp Ngãi Thạnh xã Hiếu Thuận.

NHỮNG HẠT GIỐNG ĐẦU TIÊN

Căn cứ vào sổ rửa tội của họ Xuân Hiệp, thì ngày 24/08/1898, bấy giờ ông Minh đã 73 tuổi, cùng với con cháu: tổng số là 77 người đã cùng lãnh nhận bích tích rửa tội, ở ngôi nhà nguyện này do hai Cha thừa sai là LG Laurent và Sallement. Không biết vì quen biết thân thích cách nào mà hai vị này đã rửa tội cho tập thể, một người cho bên nam, một người cho bên nữ.

Sau đó họ đạo nhỏ này được các cha sở họ đạo Xuân Hiệp coi sóc là các Cha: Phil. Quờn (1898-1906), Phaolô Ngãi (1906-1907), B. Bellocq (1907-1909), Giuse Lễ (1909-1912),  H. Bellemin (1912-1914), Jabt  Doan (1933-1934), Fx. Quờn (1934-1936), Fx. Khâm (1936-1938), Phaolô Thiệt (1938-1964).

 THỜI KỲ PHÁT TRIỂN

Tính đến năm 1929, số giáo dân được hơn 300 người: (310 người theo sổ rửa tội) nên Cha Giuse Nguyễn Văn Bạch đã sang nhượng với giá hữu nghị của ông Phil. La Văn Bích (phần đất này nghe nói giờ khoảng 20 công) và xây dựng ngôiNhà thờ đầu tiên bằng gạch vôi vữa chung quanh: rộng 10m dài 24m, sườn nhà cột, đòn tay, rui mè bằng cây và lợp ngói, tháp chuông nhọn cao 18m, được coi là khá đẹp thời đó.

Bắt đầu năm 1933 Cha Giuse Bạch đã làm sổ rửa tội riêng cho họ Hiếu Nhơn. Sau đó Cha đổi nơi khác (1/9/33). Khi có ngôi Nhà thờ mới, số người tân tòng gia tăng: trong năm 1934 có tới 87 người rửa tội. (Đời Cha Jabt Doan), sau đó mỗi năm tăng vài chục người.

Từ ngày 8/8/1938 đến 14/8/1964 Cha Phaolô Thiệt về coi họ Xuân Hiệp đã thường xuyên mõi Chúa Nhật đến dâng lễ cho họ Hiếu Nhơn bằng đường thủy, nhờ thế những tân tòng trở lại đạo khá đông, đặc biệt trong năm 1960, người nhận bích tích rửa tội 180 người, đa số là người lớn.

THAY ĐỔI LÃNH ĐẠO

Sau khi Cha Phaolô Lê Quang Thiệt qua đời đột ngột, thì họ Hiếu Nhơn được bề trên trao quyền coi sóc cho Cha sở Mai Phốp là Anrê Nguyễn Bá Hớn cùng với Cha Giuse Nguyễn Trung Nghĩa (giáo sư chủng viện đến giúp).

Từ ngày 23/8/19665-28/12/1966 Cha Phaolô Nguyễn Minh Đoán đến chính thức làm Cha sở họ Hiếu Nhơn, coi họ Bưng Trường. Sau khi Cha Phaolô Đoán đổi đi họ Hiếu Nhơn lại trở về sự trong coi của Cha Anrê Hớn, họ Mai Phốp.

Từ ngày 26/04/1970 Cha Giuse Phan Trung Nghĩa, Cha sở họ Hựu Thành, trong coi họ Hiếu Nhơn, Bưng Trường.

Từ ngày 17/09/1972 Cha Giuse Nguyễn Văn Bút làm Cha sở Bưng Trường trong coi họ Hiếu Nhơn, và đổi về An Hiệp, Bến Tre ngày 2/10/1974.

ƠN GỌI LÀM TÔNG ĐỒ

Mặc dù nơi xa xôi hẻo lánh, hạt giống đức tin càng ngày càng phát triển, nhất là khi họ đạo có Nhà thờ kiên cố, khang trang, chứng minh sức sống vươn lên. Một nữ tu Maria Nguyễn Thị Kiểu sinh năm 1910 đã xin vào dòng Thánh Phaolô Sài Gòn năm 1930, và đã qua đời 1985. Kế đến là ba chị em ruột cháu của Soeur Kiểu: Dì Annê Nguyễn Thị Là sinh năm 1918 vào dòng tu MTG Cái Mơn: 1933 khấn trọn: 1972. -Dì Maria Nguyễn Thị Trong sinh năm 1924 vào tu dòng MTG Cái Mơn:1940, khấn trọn:1972, đã qua đời năm 2009. Dì Maria Nguyễn Thị Thế sinh năm 1927, vào tu MTG Cái Nhum 1949, khấn trọn 1974. Dì Annê Huỳnh Kim Anh:1944 vào tu dòng MTG Cái Mơn 1963, khấn trọn:1991. Dì Maria Nguyễn Kim Thủy sinh năm 1951, vào tu MTG Cái Mơn 1969, khấn trọn 1979.

Thầy Giacôbê Thái Văn (Xài) Út: sinh năm 1952, tu truyền giáo 1972, vào tu dòng Xitô: Phước Vĩnh 1985, khấn trọn 1992.

THỜI GIAN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1975

Thời cuộc chiến tranh mỗi ngày thêm khốc liệt, Cha Fx. Nguyễn Thanh Bình đang làm phó ở Mai Phốp đã có bài sai làm cha sở họ Hựu Thành: (24/12/1974) nhưng vì đường bị đắp mô, đào... không thể đi được, phải nằm chờ. Đang khi đó họ Bưng Trường và Hiếu Nhơn không có cha sở ở trực tiếp coi sóc, họ rất lo sợ, nên ngày 1/3/1975, Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu đã sai Cha Fx Nguyễn thanh Bình về làm cha sở Bưng Trường, coi Hiếu Nhơn, Cầu Vĩ, Nhơn Ngãi, Quang Phong.

Khi nhận nhiệm vụ Cha sở Bưng Trường, thì họ Hiếu Nhơn được cử hành thánh lễ mỗi Chúa Nhật vào lúc 7 giờ sáng. VìNhà thờ ở bên kia sông, nên thường hay bị phục kích: không dám qua cử hành lễ, sợ hai bên bắn nhau trong lúc lễ. Họ đạo buộc phải di dời bàn thờ và ghế qua bên này sông để cử hành lễ Chúa Nhật.

Với hoàn cảnh khó khăn, Họ đạo có ý định dời Nhà thờ, và đang khởi công đắp nền thì xảy đến ngày 30/4/1975 (thống nhất đất nước) thế là Họ đạo phải quay trở về với ngôi Nhà thờ cũ, bị hư hại trầm trọng, trơ trụi một mình, giữa cảnh chung quanh cỏ rác hoang tàn của bom đạn. Sau đó, Họ đạo được trao cho thầy dòng Kitô Vua, một hai năm sau, các thầy xin rút lui, và Họ đạo đã nhờ Dòng Thánh Phaolô Mỹ Tho cho các Soeurs Maria Văn Thị Thắng, Lucia Văn Thị Nga, và Maria Văn Thị Tho ba chị em ruột gốc Mai Phốp và vài em cô nhi ở Định Tường, Mỹ Tho, bị giải tán về đây.

Tình trạng giữ đạo của anh chị em giáo dân có những gia đình vẫn tỏ ra can đảm giữ đạo, nhưng cũng có một số gia đình tân tòng giữ đạo thời cuộc đã từ bỏ,...

Tuy nhiên, số người được rửa tội từ năm: 1975-1990=15năm là 576 người, và tính tới năm 1990, tổng số giáo dân khoảng 1075 người.

GIAI ĐOẠN CÓ CHA SỞ TRỰC TIẾP

Từ ngày 1/12/1990, bề trên chỉ thị Cha Fx Nguyễn Thanh Bình về làm Cha Sở họ Hiếu Nhơn:

1. CƠ SỞ VẬT CHẤT

Một địa sở hoang vu chưa có nhà xứ, cha đã cất ngay một ngôi nhà để ở tạm bằng cột so đũa, cây tre lá tươi, trên một bờ liếp đang trồng mì. Thời gian này có 3 soeurs Dòng Thánh Phaolô và Cha Phaolồ Nguyễn Minh Đoán đang bị quản chế.

   Thời gian khó khăn này, Chúa đã thương... hội Missio Đức giúp đỡ 25.000Dm=300 tr (1991) thế là công trình xây dựng được tiến hành suốt thời gian 3 năm, và năm 1993 được coi là hoàn thành cơ bản Nhà thờ và nhà xứ. Còn các công trình khác: nhà dì, cầu bờ kè, bờ sông, khuông viên hàng rào, vườn dừa: từ từ được nâng cấp như sau:

   1/ Phần đất trong khuông viên Nhà thờ trước đây khá rộng, đã bị lấn chiếm, hiện nay chỉ còn: 4.740m2, nên Họ đạo đã xây tường làm hàng rào chung quanh.

   2/ Để mừng kỷ niệm 110 năm thành lập họ đạo (24/8/1898-24/8/2008)Họ đạo đã sửa lại tháp chuông Nhà thờ trở lại giữ như cũ, kinh phí 160 triệu.

   3/ Đất Thánh có: 5.330m2 thuộc ấp Hiếu Thủ xã Hiếu Nhơn, trước lễ các đẳng 2/11/2009 được sự giúp đỡ của ông Giacôbê Nguyễn Văn Chức cho 31 triệu để nâng cấp và cất một nhà "Lễ tang: 8x12" có bàn thờ và ghế đá ngồi, như một nhà nguyện, để ai chết muốn chôn ở đất Thánh, thì đem tới để cử hành Thánh Lễ trước khi an táng.

   4/ Trước lễ Giáng Sinh 25/12/2009 vì công trình móc đất đắp bờ bao. Làm cho lòng sông sâu xuống, và làm cho cây cầu của nhà thờ bị ảnh hưởng yếu đi, nên họ đạo buộc phải gia cố lại và tiện diệp đã nối thêm 3m để dễ đi lại, và xe nhỏ có thể qua. Kinh phí lên tới 90 triệu, do giáo dân đóng góp hết mình và ông Tám Chức cũng ủng hộ hơn 30 triệu nữa.

   5/ Điểm truyền giáo: từ ngày làm phó Mai Phốp 1972-1974, tôi có biết một số điểm truyền giáo ở huyện Càng Long, nên khi nhận họ Hiếu Nhơn năm 1990 có ông Năm Gẫm (Bưng Trường) rủ tôi xuống thăm người em rể và một số anh em trước đây đã có đạo ở ấp 9A và B, xã An trường A. Cuộc viếng thăm đã làm cho tôi phải quan tâm tới họ: có người còn giấu Chúa, Mẹ trong buồng, tủ,...

   Năm 2001, có ông Dom Nguyễn văn Dương (Mười Ổi hay Mười Trường) có lòng sùng đạo, và cũng có công với cách mạng, đồng ý cho tôi đến làm lễ tại Nhà thờ mỗi Chúa Nhật, cho tới năm 2004, ông chết, tôi bị các con không giữ đạo không cho dùng nhà này để cử hành thánh lễ, nên tôi phải mua miếng đất ở bên ấp Ngã Hậu xã Hiếu Nhơn. Việc xây dựng điểm này rất khó khăn và cam go, nên cơ sở này đầu tiên là làm bằng lưới xơ dừa, khi được giấy phép xây xong ngôi nhà (8x24) và các nhà khác: thì hoạt động nhà may được hơn một năm bị ngưng vì lỗ. Nay thì chưa được hoạt động tôn giáo, vì không có người ở, phải mướn người coi.

ĐỜI SỐNG TINH THẦN

Từ ngày có cha sở trực tiếp và công trình xây dựng Nhà thờ, tinh thần anh em giáo dân lên cao, đoàn kết và luôn dâng công xây dựng nhà Chúa suốt thời gian. Nhưng sau này có nhiều công trình liên tục cũng làm cho anh em mệt mỏi tránh né, phải đi làm cho người ngoài để kiếm tiền, làm Nhà thờ trả tiền thì ngại,....

Sinh hoạt thiêng liêng: Ngày thường cũng như Chúa Nhật: 4 giờ chuông hiệu sau nửa giờ thì đọc kinh và Thánh Lễ. Số người đi lễ ngày thường khoảng 30-40 người Chúa nhật có lễ sáng và chiều đi khoảng 250-300 người/ mỗi lễ. Số người xưng tội và rước lễ khá đầøy đủ khi đi lễ. Cũng có khá nhiều người biếng trể bỏ mùa Phục Sinh, rối rắm, và bỏ luôn (không có bàn thờ ở trong nhà nữa). Theo như thống kê và phân tích năm 2009 như sau:

Số người năm 2008 là 1361, nhưng năm 2009 bỏ ra những gia đình không còn bàn thờ, hoặc đi nơi khác, tổng số chỉ còn 1254: trong số này có 114 lão ông bà trên 60 tuổi -313 gia trưởng-317 hiền mẫu-154 thanh niên-135 thanh nữ- 90 thiếu nhi- 112 trẻ em.

- Số thầy cô giáo: 23 người, số tu sĩ: 7 người. Học đại học 18 người...

- Những người đi làm xa: 212+112 em nhỏ+144già+198 người bỏ mùa PS, rối, bỏ=số còn đi lễ là:618 người tỷ lệ 50%.

1/ Sinh hoạt đoàn thiếu nhi:

Riêng lễ chiều danh cho các em thiếu nhi, học sinh: hiện nay các em khi đi lễ phải mặc đồng phục theo ngành: Ấu, Hiếu và Nghĩa Sĩ.            3 giờ các em vào học các lớp Giáo Lý và tập hát cộng đồng cho thánh lễ chiều. Số các em những năm trước đây có khoảng 150 em, nhưng lần lần bị rút xuống vì lý do kế hoạch gia đình,... nay chỉ còn  90 em cho 3 ngành + 8 huynh trưởng.

2/ Sinh hoạt hội đoàn phạt tạ. Hội phạt tạ Hiếu Nhơn được thành lập năm 1994 với số người gia nhập ban đầu 90 người. Sau vì hoàn cảnh kinh tế có người phải đi làm xa, số người già yếu bệnh tật, số người ngại đi công tác,... Hơn nữa, phạt tạ hay không có đầu nên không có hứng khởi và hướng dẫn từ trên, nay chỉ còn 21 người.

3/ Sinh hoạt hội hiền mẫu. Mới thành lập năm 2009, qui tụ tất cả các chị em có gia đình tới tuổi 60. Số lượng được hơn 200 người, chia ra làm 10 đội, mỗi đội có tổ chức góp quỹ chung để làm việc bác ái, thăm viếng khi thành viên có sự cố. Hằng ngày đọc một Kinh Lạy Cha, một Kinh Kính Mừng, một Kinh Sáng Danh cầu nguyện cho nhau lấy Thánh Nữ Monica làm bổn mạng: lễ kính 27/8 hằng năm. Năm qua có tổ chức lễ bổn mạng, và học hỏi vai trò làm mẹ... qui tụ hơn 100 chị em.

4/ Sinh hoạt hội trợ táng. Thành lập tháng 3/1995 được 118 người tham gia với điều lệ: gia nhập theo bậc: 100 ngàn, 300 ngàn, 500 ngàn, khi chết sẽ được hỗ trợ: 500, 1 triệu, 1triệu 5.

5/ Ơn gọi làm tông đồ. Với ơn Chúa xuống trên các tâm hồn trẻ siêng năng đạo đức, Ngài đã kêu gọi các em thiếu niên như sau:

   5.1 Maria Nguyễn Thị Mai Hảo  sinh 1/9/1979, vào tu Dòng St Paul Mỹ Tho: 15/8/1994; khấn trọn: 29/6/2004. (Dòng họ soeur Kiểu)

   5.2 Giuse Nguyễn Hoài Phong: sinh 1/12/1979, vào tu dòng Xitô Phước Lộc: 9/9/1999 khấn trọn: 22/1/2006.

   5.3 Giuse Lâm Quang Thi: sinh 22/6/1979, vào Tu Đại Chủng Viện 15/9/1979, chịu chức Lm 29/6/2007: Linh Mục tiên khởi của Họ Đạo Hiếu Nhơn.

   5.4 Annê Nguyễn Thị Xuân Trang: sinh 10/11/1982 vào tu MTG Cái Mơn: 1998 đang là tập sinh (em ruột soeur Hảo).

   5.5 Philipphê Võ Chí Công: sinh 6/10/1988, qua Mỹ 5 giờ chiều ngày 5/5/2009, gia nhập giáo phận Paso và đã vào đại chủng viện ngày 8/12/2009 để học triết.

   5.6 Maria Mađalêna Nguyễn Thị Hoàng Anh: sinh 28/10/1987 vào tu MTG Cái Mơn năm 2004, đang là tập sinh.

   5.7 Maria Nguyễn Thị Hường: sinh 7/9/1989 vào tu MTG Cái Nhum năm 2009, đang là đệ tử.

NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH TRẠNG GIÁO DÂN

A. Tinh thần đạo đức: số lượng người đi lễ, lãnh các bí tích tương đối khá hơn đối với người lớn. Các thanh niên nam nữ đi học hay đi làm xa không nắm được: thấy chúng về có đi lễ là mừng rồi. Một vài đứa không thấy... các em thiếu nhi đi lễ đều, chừng 5-6 em ít thấy đi vì ở xa, hoặc cha mẹ lôi thôi không nhắc nhở.

Các em chăm chỉ học hành có giấy khen 40 %. Các em được khích lệ thưởng tiền theo giấy khen và cấp độ lớp hằng năm.

Đi lễ chiều thứ năm và thứ bảy cũng được thi đua khen thưởng, nhưng số lượng ít, vì các em quá bận rộn học hành, không còn giờ sinh hoạt.

B. Tình trạng kinh tế của giáo dân: Đa số các em bổn đạo sống nghề nông, và một số buôn bán,... thấy bên ngoài có nhiều nhà tường hơn nhà lá, mọi người ăn mặc sạch sẽ lịch sự, các em có tiền ăn bánh khi đi học và đi lễ: chứng minh cuộc sống kinh tế không đến nỗi tệ, nhất là trúng mùa...

HƯỚNG TỚI

Trong hoàn cảnh hiện nay, họ đạo cố gắng duy trì những gì đã có. Đặc biệt đối với các em thiếu niên và thiếu nhi: là mầm non tương lai của Họ đạo và Giáo hội, nên luôn lo cho các em học giáo lý mỗi chiều Chúa Nhật, từ tuổi rước lễ đến hết bao đồng.

   Khi các em ra khỏi trường cấp 3 thì mình cũng hết tổ chức được lớp học giáo lý. Họ đạo cũng luôn gửi người đi học những khóa huấn luyện: huynh trưởng đặc trách, giáo lý nâng cao, và bồi dưỡng quí chức theo chương trình của Giáo Phận.

Cố gắng củng cố đức tin Họ đạo bằng các giờ giáo lý cho người lớn và trẻ em, quan tâm nhiều hơn đến việc thăm viếng các gia đình trong Họ đạo.

Nhà thờ đã xuống cấp nhiều, được phép của Đức Giám Mục Địa Phận và chính quyền chấp thuận trong thời gian tới họ đạo sẽ tiến hành tu sửa và mở rộng Nhà thờ để đủ chỗ cho giáo dân mỗi khi tham dự thánh lễ.

4124    09-01-2011 15:02:08