Sidebar

Thứ Ba
19.03.2024

Họ Đạo Phong Hoà

z49813545900529a66af85dff37dc69a910a4b48e448fb

Địa chỉ:170/2  ấpTân Phong, xã Phong Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp

Bổn mạng: Thánh Tâm Chúa Giêsu

Chầu lượt: CN IV Mùa Chay

Số giáo dân: 636

Năm thành lập:

Giờ lễ:                       

Chúa nhật:  05g30;  16g00     

Ngày thường:   05g00

Linh mục Chánh sở: Tôma Nguyễn Quốc Tuấn 

 

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

         ĐỊA SỞ PHONG HOÀ: Phong Hoà, Long Thắng, Tân Lược và Thông Lưu (Phong Hoà, Long Thắng thuộc tỉnh Đồng Tháp, Tân Lược, Thông Lưu thuộc tỉnh Cửu Long). Địa sở Phong Hoà thuộc Địa phận Nam Vang - Khi có Địa phận Cần Thơ, thì thuộc Cần Thơ – Và cuối năm 1961 thuộc về Vĩnh Long.

          Là Họ sở, được nâng lên năm 1985 là Giáo Xứ – làm lễ Họ.

         Năm 1930 các ông Huynh, Chỉ... làm Cách Mạng, đệ đơn xin Cha sở Cần Thơ thuộc Địa phận NamVang, là Cha Larrabure cho mở đạo. Được chấp thuận làm Nhà Thờ lá, học đạo. Năm 1932 Cha Philipphê Võ Phước Thạnh là Cha phó Cần Thơ được phái qua, mua được đất ruộng, xây cất Nhà Thờ tốt, đá gạch lợp ngói, dài 32 thước, xây núi Đức Mẹ, mở đường vào Nhà Thờ, để đất chôn người chết, ruộng cho đồng bào canh tác sinh sống có tới trên dưới 200 mẫu ruộng, bao che các ông làm Cách Mạng.

         Số người học đạo đông đúc sầm uất, cho tới nửa năm 1945, số được Rửa tội lớn nhỏ là 1055 người, gồm cả các Họ chung quanh: Long Thắng, Tân Lược, Thông Lưu, Tân Quới, Thành Lợi, Trà Kiết.

         Vì thời cuộc, ngày 20/11/1945, Cha Philipphê Võ Phước Thạnh đi lánh nạn tại Tân Phú Trung thuộc sở Sa Đéc. Ngài vẫn còn qua qua lại lại

         Từ tháng 5/1946, Ngài hết lui tới, vì Nhà Thờ, núi Đức Mẹ bị phá bình địa. Cần Rửa tội, thì rửa ở Sa Đéc.

      Mãi tháng 11/1956, Cha Philipphê Thạnh mới qua qua lại lại được, Rửa tội, làm lễ tại nhà tư. Từ 6/11/1956 đến 18/5/1957, người Rửa tội: 117 lớn nhỏ.

         Ngày 20/5/1957, cất được Nhà hờ tạm tức là cái nhà lẫm được xin về dựng lại. Cha Philipphê Thạnh làm Cha sở Sa Đéc coi luôn Phong Hoà. Lâu lâu ngài tới cho lễ và Rửa tội. Cuối tháng 5/1957 đến hết tháng 12/1959, ngài Rửa tội lớn nhỏ 125 người. Mấy tháng cuối năm 1959, ngài tất lực xây cất Nhà Thờ (Sườn sắt, tường xây, mái ngói móc) và năm 1959 hoàn thành, sửa soạn cho Cha mới về nhận sở.

         Ngày 1/1/1960, Cha Augustinô M. Nguyễn Đức Nhân nhận sở Phong Hoà, có Họ Long Thắng, Tân Lược, Thông Lưu và Tân Quới là các Họ nhánh. Cũng như Long Hưng, Sa Đéc thuộc Địa phận Cần Thơ - Đức Cha Bình.

         Cuối năm 1961, Đức Cha Antôn Thiện Giám Mục chính toà Vĩnh Long sát nhập Phong Hoà, Long Hưng và Sa Đéc vào Địa phận Vĩnh Long. Phong Hoà được các Dì phước Cái Nhum Chợ Lách tới tiếp dạy trường, tổ chức Thiếu Nhi, Ban Hát. Cha sở tổ chức Ban Quới Chức, Đoàn thể Gia đình Phạt Tạ, Thanh Niên và bao che cho các ông Cách Mạng. Sự đạo khả quan, tuy cũng có một số người nghỉ đạo.

         Đầu tháng 8/1966, Cha Dòng Kitô Vua  Cái Nhum Chợ Lách: Hermênêgilđô Nguyễn Văn Hiệu tới làm Cha sở có một số thầy Dòng giúp nữa. Sự đạo có phần sa sút, vì giặc giã, một phần Cha Dòng ít giao thiệp.

         Tháng 10/1968, Cha Dòng Henri Phán về thay làm Cha sở. Vì bom đạn, Cha phải sửa Nhà Thờ: xây mặt gió và lợp tôle thiếc lạnh thay ngói, cất nhà khách nối đầu Nhà Thờ với nhà bếp, xây cất phòng học lợp ngói, xây cất nhà Dì phước, lợp tôle thiếc dầy, mua sắm máy đèn.... Sự đạo cũng tấn tới khả quan. Mỗi năm có tổ chức cấm phòng đi Mùa Phục Sinh, rầm rộ sốt sắng, số nguội lạnh vẫn nguội lạnh. Vì già yếu bệnh tật, Cha Henri xin nghỉ đi dưỡng bệnh.

         Đầu năm 1974, Cha Marcô Trần An Thạch làm Cha sở thế Cha H. Phán. Ngài tráng xi măng sân Nhà Thờ, đào mương lên liếp bờ sau, làm cổng ngõ, chứa các người trốn quân dịch. Sau tiếp thu, ngài triệt để ủng hộ Cách Mạng, ngài tham gia giữ chức an ninh huyện. Ngài cáo bệnh, sau Noel 1975, ngài đi mất tiêu, không tin tức gì hết. Sự đạo có phần sa sút, tuy Cha sở tổ chức Thiếu Nhi rầm rộ, có mở tĩnh tâm đi mùa Phục Sinh. Ngài chia Long Thắng thành Họ sở và Họ Hoà Long, Tân Phú Trung là Họ nhánh của sở Long Thắng. Không còn Cha sở, đồng bào Công giáo cả ông trưởng ấp là ông Hai Tuân đề nghị xin Đức Cha Raphael cho Cha Hai tức là Cha Nhân trở lại làm Cha sở, vì ai cũng đã quen biết Cha Nhân.

         Ngày 14/2/1976, toàn Họ Đạo và chính quyền ấp đón nhận Cha Augustinô M. Nguyễn Đức Nhân làm Cha sở lần II. Nhận sở và luôn các Họ, xin mấy Dì dòng Chúa Quan Phòng Cần Thơ tiếp. Sự đạo xuống dốc theo thời cuộc. Không cách nào làm hơn, vì trước kia Rửa tội cho nhiều người lớn, nhất là đàn ông, mà không lo học đạo cho kỹ, cho thấm nhuần, thì sao vững được. Đa số các gia đình chỉ còn là một vài đứa con giữ đạo, Cha mẹ nghỉ, rối rắm vợ chồng nhiều. Xin chuẩn dị giáo nhiều mà chính bên có đạo cũng nguội lạnh. Học đạo cưới vợ rồi thôi Nhà Thờ cũng không ít.

        Hơn một năm nay có được ông thầy Đại Chủng viện, Lê Quang Hùng, giúp phụ trách giới trẻ em và Ca đoàn, không thấy triển vọng hơn.

        Bờ vườn cây cối hoa lợi không đáng kể, có xúc tiến việc nuôi cá, nhất là việc ông thầy đang tích cực trồng tiêu, hy vọng năm ba năm sau có thâu hoạch. Hiện 2 năm nay, tập đoàn cấp cho 3 công ruộng đất gò, làm 1 vụ đủ ăn. Họ Đạo cũng có người đi tu, nhưng không kết quả, trừ ra được một Nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum Chợ Lách: Mađalêna Phạm Thị Hồng. Nhà Thờ mái tôle thiếc, bị giột nhiều và nhất là khi mưa lớn, đọc kinh giảng giải không nghe gì được. Năm 1984 đã được đổi lợp ngói Biên Hoà.

         Họ Tân Quới thuộc Phong Hoà, từ 17/1/1984 giao về Cha Đức Thành Lợi.

GỐC TÍCH HỌ PHONG HOÀ

1. Gốc tích Họ Phong Hoà

          Địa sở Phong Hoà gồm có Họ Phong Hoà là Họ sở, trước đây thuộc Địa phận Nam Vang. Khi có Địa phận Cần Thơ thì thuộc Cần Thơ. Cuối năm 1961, thuộc về Địa phận Vĩnh Long dưới thời Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, được nâng lên Giáo Xứ năm 1985 (làm lễ Họ) có các Họ nhỏ: Long Thắng, Tân Lược, Thông Lưu và Tân Quới.

         Từ 16/1/1984, Cha Phêrô Đức nhận Họ Tân Quới và từ tháng 10/1987, Cha Phêrô Đức nhận luôn Tân Lược và Thông Lưu.

           Hiện nay Địa sở Phong Hoà chỉ còn Phong Hoà và Long Thắng.

          Năm 1930, Cha Larrabure, Cha sở Cần Thơ thuộc Địa phận Nam Vang thành lập Họ Đạo, cất Nhà Thờ bằng lá.

         Năm 1932, Cha Philipphê Võ Phước Thạnh, Cha phó Cần Thơ, mua đất xây Nhà Thờ kiên có, tường gạch, mái ngói, ngang 9m, dài 32m.

         Ngày 20/11/1945, vì thời cuộc, Cha Philipphê Võ Phước Thạnh phải đi lánh nạn tại Tân Phú Trung, thuộc sở Sa Đéc, nhưng vẫn còn tới lui.

          Từ tháng 5/1946, ngài không còn đến được vì Nhà Thờ và núi Đức Mẹ bị phá bình địa.

          Từ tháng 11/1956, Cha Philipphê Võ Phước Thạnh mới qua lại được và làm lễ tại nhà giáo dân.

          20/5/1957, Cha cất lại Nhà Thờ tạm bằng lẫm lúa cũ.

         Cuối năm 1958 Cha khởi công xây Nhà Thờ mới và hoàn thành ngôi Nhà Thờ mới năm 1959 với sườn sắt, tường xây, mái ngói: 10m X 32m.

         1/1/1960, Cha Augustinô Nguyễn Đức Nhân nhận sở Phong Hoà gồm các Họ nhỏ: Long Thắng, Tân Lược, Thông Lưu, Tân Quới.

          Tháng 8/1966, Cha Hermênêgilđô Nguyễn Văn Hiệu thuộc Dòng Kitô Vua Cái Nhum về nhận sở.

         Tháng 10/1968, Cha Henri Phán về nhận sở (Cha Dòng Kitô Vua) Cha cho sửa sang Nhà Thờ, xây mặt gió, thay mái ngói Nhà Thờ bằng tôle, cất nhà khách, xây trường học, nhà Dì, sắm máy đèn.

          Đầu năm 1974, Cha Marcô Trần An Thạch về nhận sở.

          14/2/1976, Cha Augustinô Nguyễn Đức Nhân về nhận sở Phong Hoà lần thứ II.

          22/10/1989, Đức Cha cho thầy phó tế Matthêu Nguyễn Văn Văn về giúp và ngày 21/9/1990, thầy nhận chức Linh Mục, làm Cha phó Phong Hoà.

          Ngày 22/9/1997, Cha Matthêu Nguyễn Văn Văn làm sở thế Cha Augustinô Nuyễn Đức Nhân, do tuổi già, về nghỉ hưu.

         Dưới thời Cha Augustinô Nguyễn Đức Nhân, ngày 06/5/1995, Nhà Thờ Phong Hoà được Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu đặt viên đá đầu tiên khởi công xây cất lại và ngày 22/12/1995, Đức Cha Raphae làm lễ khánh thành Nhà Thờ.

2. Số giáo dân

      Dưới thời Cha Philipphê Võ Phước Thạnh, vào giữa năm 1945, số người được Rửa tội có lúc đến 1055 người, gồm cả các Họ chung quanh: Long Thắng, Tân Lược, Thông Lưu, Tân Quới, Thành Lợi, Trà Kiết.

        Do ít học hỏi giáo lý, nên sau một thời gian loạn lạc, số giáo dân hiện nay tại Phong Hoà vào khoảng 636 người.

         Tu sĩ: 1 người thuộc dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum: Dì Madalêna Phạm Thị Hồng.

9150    08-01-2011 22:18:09