Sidebar

Thứ Năm
30.11.2023

Họ Đạo Phú Thuận

  1. Tên cũ: Phú Thuận
  2. Ấp: Phú Thạnh, Xã Phú Thuận, Huyện Bình Đại, Tỉnh Bến Tre
  3. Đt:
  4. Chầu lượt:
  5. Bổn mạng:
  6. Giáo dân:

Phú Thuận nằm trên bờ sông cửa Đại thuộc ấp Phú Thạnh, năm 1910, ở Phú Thuận có ông Trần Quang Sang muốn vào đạo, ông đến gặp cha sở Kinh Điều xin học đạo. Cha cho thầy Latinh đến dạy tại nhà. Ông Sang giới thiệu 3 gia đình nữa cùng học. Sau đó cha đến rửa tội cho 16 người đầu tiên. Ông Hương Chánh Báu- Trần Quang Báu, con ông Sang dâng đất cất Nhà thờ.

Khi Phú Thuận chưa có Nhà thờ thì ở Châu Hưng (đối diện Phú Thuận, mé sông Ba Lai) đã có Nhà thờ, chiến tranh ác liệt quá mới dời về Phú Thuận năm 1910. Họ đạo Phú Thuận chính thức được thành lập từ đó. Số bổn đạo của Phú Thuận và Châu Hưng hợp lại là 50 người. Cha chọn ông Phêrô Trần Quang Báu làm câu họ.

Năm 1917, cha Luca Nguyễn Văn Sách ở Kiến Vàng đến vận động làm lại Nhà thờ mới trên nền đất của ông Báu dâng. Gia đình ông Báu cũng dâng đất cất chùa và đình làng cạnh Nhà thờ.

Năm 1957, thời cha Phêrô Nguyễn Văn Long làm sở, ông Trần Quang Thông- cháu ruột ông Trần Quang Báu làm câu họ, vận động bà con cùng cha xây dựng lại Nhà thờ kiên cố tới ngày nay.

Họ đạo Phú Thuận, từ năm 1916, được các cha ở Kiến Vàng: cha Luca Nguyễn Văn Sách, cha Tôma Trương Minh Ký, cha Giacôbê Nguyễn Văn Tỏ và cha Phaolô Nguyễn Văn Chiếu đến coi sóc. Năm 1947 cha Phaolô Nguyễn Văn Chiếu dời về Phú Thuận ở. Sau đó là các cha Phêrô Nguyễn Văn Long, cha Phaolô Nguyễn Tấn Sử, cha Tôma Kỳ Quang Thân, cha GBt Dương Công Truyền, cha Phêrô Phạm Ngọc Đức, cha Giacôbê Nguyễn Công Lành. Khi cha Giacôbê Lành đi khỏi (1989) Phú Thuận được các cha ở Bình Đại là cha Phêrô Võ Văn Sinh, rồi đến cha Tôma Vũ Hữu Hiệp ở Giồng Tre trông coi.

Năm 1994, cha GBt Lê Đình Bạch về Phú Thuận. Nhà thờ được chỉnh trang, có nhà Dì, phòng dạy giáo lý, tháp chuông xây dựng kiên cố.

Từ năm 2000 đến nay cha Giuse Nguyễn Đình Hiếu phụ trách.

Hiện nay giáo dân của họ Phú Thuận là 530 người. Các sinh hoạt mục vụ được sự cộng tác đắc lực của ban Quới chức và các Hội đoàn: ca đoàn, thiếu nhi và hiền mẫu.

Định hướng tương lai:
-
Sống hiệp thông trong cộng đoàn.
- Giúp giáo dân sống đạo đi vào chiều sâu hơn: học hỏi đào sâu Lời Chúa, ý thức hơn khi tham dự phụng vụ, nhất là Thánh lễ, nên thánh giữa đời thường.
- Đến với lương dân.

2890