Địa chỉ: ấp Lê Văn Quới, Tập Ngãi, Tiểu Cần, Trà Vinh.
Bổn mạng: Lễ Thánh Phêrô – Phaolô Tông đồ (29/6)
Chầu lượt:CN VI Phục Sinh
Số giáo dân: 4.400
Năm thành lập:
Giờ lễ
Chúa nhật: 04g30 ; 07g00 ; 15g30
Ngày thường: 04g30 ; 16g00
Linh mục Chánh sở: Phêrô Lê Công Rạng
Linh mục Phụ tá: Anrê Nguyễn Huỳnh Quang
LỊCH SỬ HỌ ĐẠO
1.Nhân sự:
* Các Linh Mục tiền nhiệm:
- Cha Phêrô Kiểm 1889-1895
- Cha Phaolô Trần Văn Lắm 1895-1897
- Cha Phaolô Duông 1987-1906
- Cha Antôn De Coopian 1907
- Cha Antôn Bongain 1908-1911
- Cha Henri Sion 1911-1912
- Cha Augustin Trouteau 1912-1914
- Cha H. Ferrières 1914-1915
- Cha Phaolô Thiên 1915-1917
- Cha Phaolô Đào Trí Tịnh 1917-1926
- Cha Gioan Lê Tinh Thông 1926-1951
* Các Cha Phó đời Cha Thông:
- Cha Giacôbê Trần Văn Quyển 1940-1941
- Cha Tađêô Thiên 1941-1942
- Cha Phêrô Phạm Tiến Binh 1942-1943
- Cha Stêphanô Hồng 1944
- Cha Simon Lâm Thành Hòa 1946-1948
- Cha Đôminicô Nguyễn Văn Toán 1949-1950
- Cha Micae Nguyễn Văn Thượng 1950-1950
* Cha Sở Antôn Nguyễn Tấn Luật 1951-1959
* Cha Phó GBt Dương Công Truyền 1959-1963
- Cha Sở Phêrô Lê Văn Tý 1963-1965
- Cha Sở Phêrô Nguyễn Văn Vở 1965-1966
- Cha Sở Micae Văn Công Nghi 1966-1970
- Cha Sở Bênađô Nguyễn Ngọc Khả 1970-1972
- Cha Sở Phêrô Nguyễn Văn Chính 1972-1997
- Cha Phó Phêrô Nguyễn Văn Đổ 1972-1975
- Cha Phó Phêrô Nguyễn thanh Liêm 1993-1997
- Cha Sở Phêrô Nguyễn Cang Thường 1997-2001
* Cha Phó Phêrô Lê Văn Hoàng 1997
* Các Linh Mục Đương Nhiệm:
- Cha Sở Phêrô Lê Công Rạng 2001
- Cha Phó Phêrô Lê Thanh Tú 2003
- Cha Phó Phêrô Trần Duy Hải 2005
2. Giai Đoạn hình thành
* Thành lập trước năm 1889
* Cha Sở đầu tiên: Phêrô Kiểm 1889-1895
* Xây nhà Thờ kiên cố năm 1914
* Xây lại 1972
3. Giai Đoạn Xây Dựng Và Phát Triển
* Trước năm 1975:
Năm 1972 xây lại Nhà thờ, nhà cha sở, nhà trường cấp I (nhà nước mượn)
*Sau năm 1975:
- Năm 2006 xây nhà Dì -nhà trẻ.
- Năm 2007 xây nhà giáo lý, nhà kho.
- Một nhà nuôi 30 trẻ.
4. Hiện Nay:
- Họ đạo có 14 xóm giáo.
- 42 Quới Chức.
- 3 ca đoàn.
- Hội Con Đức Mẹ. - Hội Thiện Tử. - Hội gia tưởng. - Hội hiền mẫu. - Hội cựu chủng sinh.
5. Các lớp Giáo lý: - Một lớp rước lễ đầu. - Hai lớp thêm sức (1 và 2). - Một lớp rước lễ trọng thể. - Ba khoá giáo lý hôn nhân. - Ba khoá giáo lý dự tòng.
6. Tương lai
Xây dựng nhà thờ Rạch Lọp.
Một nguồn khác. Họ đạo Rạch Lọp.
1. Gốc tích.
Họ đạo nằm ở giữa 2 ấp Lê Văn Quới và Ngô Văn Kiệt, xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần, tỉnh Cửu Long. Tên 2 xã trên là tên của 2 giáo dân Công giáo đã theo và chết theo Cách mạng.
Phía sau Nhà thờ Rạch Lọp là kinh Ba tiêu nay gọi là kinh Thống Nhất. Trước cửa Nhà thờ có con lộ chạy từ Cầu Giồng Lức đến huyện Tiểu Cần và Cầu Ngang.
Từ xa xưa Rạch Lọp là một trong các họ nhánh của Mặc Bắc. Không ai nhớ họ đạo Rạch Lọp đã được thành lập như thế nào và từ bao giờ. Từ năm 1889 ở đây đã có cha sở. Cha sở đầu tiên là Phêrô Kiểm (1889 - 1895), cho tới ngày nay đã trải qua 20 đời cha sở. Hiện tại là cha Phêrô Chính (từ 1972).
2. Cơ sở vật chất.
Đời cha Copman 1906 xây nhà cha sở rộng rãi. Đời cha Prouteau và Ferrières xây Nhà thờ vững chắc. Đời cha Tịnh 1916 - 1926 chuộc tượng Trái tim Chúa Giêsu, thánh Phêrô, Phaolô, cha còn mua 1 cây đờn phong cầm, 2 chuông nhứt và chuông 3, hào quang, chân đèn.
Đời cha Gioakim Thông mua thêm ruộng đất, lập các Nhà thờ tạm, lập các họ đạo Đại Trinh Trường (Đại Mong Tiểu Cần) Giồng Trôm, Nomen, Ba Tục. Về sau vì không ai lo lắng nên lần hồi tan rã. Nay chỉ còn lối 50 - 70 người giữ đạo ở Ba Tục.
Đời cha Antôn Luật 1952 và J. Truyền 1957 lập họ Ô Long cất nhà dạy học có 2 dì phước ở, lập xóm đạo ở Cây Dương, xã Thanh Mỹ. Nay chỉ còn năm ba người giữ đạo.
Hai cha đã xây tháp đưa 3 chuông lên cao, cất lại 2 dãy trường học, xây hàng rào trước cửa Nhà thờ.
Đời cha Phêrô Tý 1961 - 1965 không cần xây cất gì thêm. Đời cha Nghi 1968 - 1970 xây cất lại nhà cha sở. Đời cha Khả 1970 - 1972 xây cất trường học.
Đời cha Phêrô Chính, tiếp tục cho xong ngôi nhà trường cha Khả làm còn đang dở dang. Xây lại một ngôi Nhà thờ mới hoàn toàn thay thế nhà thờ đã quá cũ. Chính cha vẽ sơ đồ, điều khiển việc xây cất với sự đóng góp vật chất, tinh thần, cộng tác của tất cả mọi lớp tuổi trong họ đạo. Ngày 23 - 12 - 1973, Đức cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu đã làm phép Nhà thờ và cử hành lễ nghi phong chức cho cha Phêrô Nguyễn Văn Tài, một người con trong họ đạo.
Trước đây Rạch Lọp có trên 400 mẫu ruộng vườn. Cả họ chỉ có 5, 6 gia đình có ruộng riêng và 2, 3 gia đình ở đất nhà. Ngoài ra tất cả họ đạo đều sống nhờ vào ruộng đất của Nhà thờ. Ở Đại Trinh Trường nhờ cha Thông mua được 250 mẫu, ở Ba Tục, Trà Cú 150 mẫu. Do đó hoa lợi nhà chung mỗi năm rất lớn. Cũng nên biết rằng số 400 mẫu của Rạch Lọp là do 1 cai tổng hồi đó bị kẹt chuyện gì đó nhờ cha sở Mặc Bắc gỡ được nên dâng toàn bộ số đất của ông cho nhà chung, và có vài người khác không có con cái nên hiến thêm một số đất nữa.
3. Mặt tinh thần.
Nếu xét qua việc lui tới Nhà thờ và chịu các phép bí tích ... thì việc giữ đạo của Rạch Lọp bị ảnh hưởng nhiều do công việc thay đổi của nhà nông, do đường sá mắc kẹt kinh, cầu. Do đó sinh hoạt bề ngoài có vẻ thiếu sống động hơn các họ khác.
Từ sau ngày giải phóng cho đến nay, việc đạo xuống dốc rất nhiều. Số người nguội lạnh, bê bối, lôi thôi, rối rắm đã tăng lên rất cao. Có thể phỏng đoán những người này tới một tỉ lệ 15% đến 20% tín hữu trong Họ đạo. Có thể nói lý do lớn nhất là vì kinh tế gia đình yếu kém.
4. Linh mục tu sĩ nguyên quán.
Linh mục: Phaolô Sử, J.B. Ba, Phêrô Niềm, Phêrô Chính, Phêrô Tự, Tôma Vẽ, Phêrô Tài, Phêrô Xanh, B. Tiền, Jac. Bùi Văn Đảm
Nam tu sĩ: Hoàng Ngọc Thanh vàVincent Nhân (Cái Nhum).
Nữ tu sĩ: Maria Số, Thu, Lài, Ngợi, Re, Xuân, Nà, Xứng, Tơ, Nguyệt, Nương, Năm, Lịnh, Khiêm, Nỉ, Phương.
7769 22-02-2011 16:04:43