Sidebar

Thứ Ba
19.03.2024

Họ Đạo Thanh Sơn

z5243159588240879414b0d89259a0e4a9411ec8a610d7

Địa chỉ:
 ấp Thanh Sơn 4, xãThanh Tân, Mỏ Cày Bắc, BẾN TRE

Bổn mạng: 

Chầu lượt: CN XXXIII Thường Niên

Số giáo dân: 1.200

Năm thành lập:

Giờ lễ

Chúa nhật:    05g15;      08g00         

Ngày thường: 05g00

Linh mục Chánh sở: Giuse Bùi Đặng Đăng Khoa

Linh mục Phụ tá: Giacôbê Nguyễn Tấn Phong

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

I. HỌ ĐẠO THANH SƠN

Các Linh Mục tiền nhiệm

            1. Cha GBt Điều:1876 – 1877          

            2. Cha Phêrô Trung:1877 – 1888     

            3. Cha Louis Sáu: 1888 – 1896         

            4. Cha GBt Tông: 1896 – 1903         

            5. Cha Gioan Kim Thiện: 1903 – 1917         

            6. Cha Anrê Nhiệm: 1917 – 1919      

            7. Cha Simon Khánh: 1919 – 1928   

            8. Cha Gioan Bt Doan: 1928 – 1933 

            9. Cha Giacôbê Bạch: 1933 – 1949   

            10. Cha Louis Vinh: 1949 – 1956     

            11. Cha Micheal Vinh: 1956 – 1965 

            12. Cha Phanxicô Mỹ: 1965 – 1967  

            13. Cha Phaolô Diên: 1967 – 1974    

            14. Phêrô Nguyễn Thanh Liêm từ 1975 – 2011

II. GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH

      Tương truyền vào khoảng năm 1860, sau khi ông Phan Thanh Giản tử tiết khi triều đình Huế nhượng ba tỉnh miền Tây cho Pháp. Ông Dương Văn Khoa vốn là một quan chức trong quân đội của triều đình nhà Nguyễn đóng tại tỉnh Long Hồ (nay là Vĩnh Long) bất mãn trước việc vua tôi nhà Nguyễn ký giao ba tỉnh miền Tây cho Pháp, ông bỏ ngũ kéo theo một số quan binh đồng một lòng với ông, xuống thuyền, xuôi dòng sông từ tỉnh Vĩnh Long về Bến Tre. Khi đi ngang khu vực cù lao Thanh Tân ngày nay, thấy cảnh vật và địa thế hiểm trở, ông cho đoàn thuyền dừng lại ở khu vực kinh Mái Giầm (gọi là kinh Mai Giầm vì lúc ấy ở dưới kinh này mọc nhiều loại cây Mái Giầm) ông cho đổ bộ lên vùng đất này và xem xét. Thấy địa thế thích hợp, ông liền đóng quân và phát triển làm ruộng, chăn nuôi để sinh sống. Vốn là nhà yêu nước, sau khi đóng quân và ổn định việc mưu sinh, ông Dương Văn Khoa không quên ý định quy tụ nghĩa quân, tích trữ lương thực mong gây sự nghiệp phò vua giúp nước sau này. Hàng ngày, ngoài việc luyện tập võ, ông còn chỉ dạy cho dân lập vườn, trồng cây để phát triển cuộc sống. Hoạt động được thời gian khoảng vài năm, tình báo Pháp biết được, chúng liền cho vây bắt. Trong một lần bị vây ông trốn được, chạy lên khu vực Cái Mơn ngày nay, tìm được Cha bề trên Quí nhờ giúp đỡ. Được Cha Quí bảo lãnh, ông được thả về và hứa giữ đạo Thiên Chúa, đồng thời dâng một phần đất chiếm giữ lúc đó (khi đó còn là rừng hoang) gồm bảy mẫu (ba mẫu vườn và bốn mẫu ruộng) để lập Họ Đạo và xây Nhà Thờ.

       Số giáo dân ban đầu: gồm một vài gia đình trên dưới 20 người.

      Nhà Thờ đầu tiên được dựng lên vào khoảng năm 1876.

      Cha phụ trách đầu tiên là Cha Gioan Baotixita Điều.

III. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1975

     Năm 1928, Cha Gioan Baotixita Doan đến ở luôn, lo cho Họ Đạo. Trong thời kỳ này Cha Doan đã cho xây Nhà Thờ Họ Thanh Sơn vững chắc bằng gạch, lợp ngói vảy cá. Nhà Thờ toạ lạc trên nền cao hơn một mét – được coi là khang trang vững chắc. Ngoài Nhà Thờ Cha còn cho xây nhà Cha Sở, nhà trường cho các dì dạy học. Nhà Thờ được xây xong và khánh thành năm 1929.

     Cha Gioan Baotixita được đổi đi năm 1933 và Cha Giacôbê Lê Quang Bạch về ở với Họ Đạo (1933 – 1949).

     Từ năm (1949 – 1955), Cha Louis Vinh về coi Họ Đạo. Trong thời gian này tình hình chiến tranh ngày càng khốc liệt, phần lớn giáo dân di tản về Bến Tre hay Cầu Bắc Hàm Luông.

     Từ 1956 – 1965, Cha Michel Sinh đổi về lo cho Họ Đạo, nhưng Cha Sở ở Cầu Bắc và chỉ đến Nhà Thờ Thanh Sơn làm lễ vào ngày Chúa nhật và lễ trọng.

     Từ 1965 – 1967, Cha Phanxicô Mỹ về ở Họ Hàm Luông, và có đến làm lễ ở Họ Thanh Sơn.

     Năm 1967 – 1974, Cha Phaolô Diên về ở Hàm Luông, thỉnh thoảng cha có đến làm lễ tại Họ Thanh Sơn.

     Năm 1975, chiến tranh hoàn toàn kết thúc, đất nước hoà bình và thống nhất, giáo dân tản lạc khắp nơi dần dần qui tụ về đông đủ, từ đấy Họ Đạo càng ngày càng phát triển.

    Tháng 9/1975, Cha Phêrô Liêm về phụ trách và ở tại Họ Thanh Sơn và sau đó có thêm Cha Tôma Trần Quốc Hùng.

    Năm 1997, Nhà Thờ đã bị hư nhiều về phần vách tô, và không còn đủ chỗ chứa giáo dân càng ngày càng đông, Cha Phêrô Liêm đã cho đại tu lại Nhà Thờ, đồng thời nối dài thêm được hai căn mới, tường Nhà Thờ nâng cao hơn một mét. Nhà Thờ này được Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu làm phép ngày 13/08//1997. Năm 2003, Cha Liêm cho xây cổng, tường rào, xây lại núi Đức Mẹ. Năm 2005 xây nhà Cha Sở mới. Năm 2009 xây nhà đa năng (phòng giáo lý, sinh hoạt và phòng ở cho các dì).

    Năm 2011, Micae Phạm Long Giang được bổ nhiệm làm Cha Sở Thanh Sơn. Mới về, Cha Micae đã bắt tay vào sửa chữa Nhà Xứ, làm hệ thống nước cũng như chỉnh trang lại Đất Thánh.

     Cha cũng nỗ lực lo cho giới trẻ và thiếu nhi, củng cố đời sống đức tin của mọi người.

IV. GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

     Số giáo dân hiện nay gồm 1.200 người.

     Các giới: Thánh nhi truyền giáo, giới trẻ, Gia trưởng … Xuất thân từ Họ Đạo có 01 Linh Mục, 02 Nữ tu Dòng Thánh Phaolô, 01 Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum.

    Cơ sở vật chất: các lớp giáo lý.

V. ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI

    Củng cố ban Quới chức, các hội đoàn, Mục vụ giới trẻ, Mục vụ truyền giáo, và Mục vụ gia đình.

Một nguồn khác.Họ Đạo Thanh Tân (Thanh Sơn).

    1. Vào khoảng 1850 ông Dương Văn Khoa và một ít binh lính trước đó chống lại Pháp, đã tới cù lao Thanh Tân, và sau đó đã trở lại đạo. Lúc đầu, số bổn đạo vào khoảng 50 người gồm 2 gia đình Dương Văn Khoa và bà Lê Thị Thắm.

    2. Khởi đầu là họ lẻ của Họ Đạo Cái Mơn, các cha từ Cái Mơn tới làm lễ, coi sóc. Tới năm 1900 có cha sở đầu tiên là Cha Năm Tông. Sau đó các Cha sở kế tiếp: Cha Thanh, Cha Gian, Cha Bạch, Cha Vinh, Cha Sinh (thời kỳ này các cha ở cầu bắc Hàm Luông), Cha Mỹ, Cha Diên, Cha Sáu, Cha Liêm, Cha Hùng.

    3. Kể từ khi thành lập đã có một đà phát triển khá tốt.

    4. Cơ sở vật chất

    Nhà Thờ lúc đầu làm bằng cây, lợp lá. Tới đời Cha Gioan đã xây một Nhà Thờ
    Vào thời chiến tranh có bị hư. Sau giải phóng bắt đầu sửa lại lần lần. Hiện lợp tôn ximăng thay mái ngói lúc trước.

      Nhà cha sở đã bị hư thời chiến tranh, nay cất lại bằng cây lợp ngói.

     Vườn ruộng nhờ sự dâng cúng của ông Dương Văn Khoa và mẹ bà Lê Thị Thắm. Họ Đạo có một số ruộng vườn lên đến mấy mẫu, nay đã hiến và chia lại cho bà con nông dân, chỉ còn mấy công vườn.

7556    15-01-2011 09:18:16