Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Họ Đạo Thiềng Đức

z5062479916189a1235d03aa56bf1ea93d416461ad5634

Địa chỉ: 192B Nguyễn Chí Thanh, khóm 1, P5, VL

Bổn mạng: 

Chầu lượt: CN Chúa Hiển Linh

Số giáo dân: 502       

Năm thành lập:

Giờ lễ

Chúa nhật:       05g15 ;   17g15          

Ngày thường:     05g15

Linh mục Chánh sở: Matthêu Nguyễn Tấn Thụy

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

1. Xóm giáo Bartôlômêô của Nhà thờ Chánh Toà Vĩnh Long trở thành giáo điểm:

Trước khi làm Giám Mục Cần Thơ, Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang làm cha sở Chánh Toà Vĩnh Long rất thương xóm giáo Thiềng Đức nghèo nàn, lạc hậu, lôi thôi. Ngài chưa làm một việc cụ thể giúp cho xóm giáo, nhưng rất quan tâm đến xóm giáo này vì nó thật đáng thương (không có gì đáng quí hết). Sau ngày thống nhất đất nước 1975, Cha Giuse Lục gặp lại ngài tại Tòa Giám Mục Cần Thơ mới hiểu được lòng ngài. Ngài hỏi về từng người và giúp 100.000đ lúc chưa đổi tiền lần đầu tiên.

Thời cha Benoỵt Trương Thành Thắng làm cha sở Chính Toà Vĩmh Long, ngài rất lưu tâm để ý đến xóm đạo nghèo này, muốn làm một việc cụ thể để vực nó dậy. Phần đất Thiềng Đức có rất nhiều chùa (chùa Bà, chùa Ông, chùa Tiên Châu, chùa Long Thiềng, chùa Long Quang, chùa Long Phước, chùa Long Khánh, chùa Siêu Lý...), vào dịp Tết Nguyên Đán ngài sang cử hành thánh lễ tại nhà ông Giuse Năm Ngôn (ông thân của các Cha Phaolô Nhơn, Anrê Hiếu, Giuse Phước, Giuse Bình).

Thời Cha Phaolô Trịnh Công Trọng xóm giáo Bartôlômêô lại được cha sở Chính Toà thương hơn, vì giáo dân nghèo, trại gia binh, công chức quèn, xa Nhà thờ Chính Tòa giáo dân bê trễ, rối rắm, ngài có sáng kiến mượn trường học phường 5 làm lễ Chúa nhật và lễ trọng. Cha Joanchim Tân dẫn các thầy ĐCV Xuân Bích sang dạy giáo lý. Sơ Angues (Dì tư) Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Vĩnh Long cũng sang thăm người nghèo trong khu vực này đặc biệt những người Việt gốc Miên bị cóp đuổi hồi hương. Sau thấy cha Galsiel dòng Kitô Vua cũng đến trụ tại chuồng dê ông ba Hiếu (Giuse Hiếu) để dạy giáo lý. Chính Cha Phaolô Trọng đã xin đất làng xây dựngNhà thờ thửa 167 trong phần đất nghĩa địa xã Long Châu. Nhà thờ được tỉnh trưởng Vĩnh Long cấp giấy phép xây dựng. Theo ý Cha Phaolô Trọng đây là "trường nhà thờ" (Ecode-Chapelle), ngày thường là trường học, Chúa nhật là nhà thờ, giáo dân trong xóm hợp nhau tế lễ thờ phượng Chúa. Nhà thờ khởi công tháng 12/1974 trên phần đất như ngày hôm nay với khung sườn sắt nhà kho Pháp, tường thép, mái lợp tôle, xài bông gió thay cửa sổ. Vì ít tiền nên đào đất mướn giúp chùa Long Thiềng đắp nền. Nhà thờ tạm xong cuối tháng tư, và định khánh thành 1/5/1975 lấy lễ thánh Giuse lao động làm bổn mạng nhà thờ dự định này không thành, vì ngày 30/4/1975 giải phóng Miền Nam. Nhà thờ Thiềng Đức ít được ai biết đến vì nó nằm trên đất nghĩa địa xã Long Châu, đất kẻ chết, vì không có khánh thành, im lặng đi vào hoạt động.

2. Thành một Giáo Sư bất đắc dĩ:

Trước tiếp thu 30/4/1975 Đức Cha Giacôbê Mầu có bổ nhiệm một cha coi sóc họ đạo Thiềng Đức, vì họ đạo nghèo không có phương tiện sinh sống, Tòa Giám Mục cũng không cung cấp tiền hàng tháng cho cha nên cha không nhận. Sau 30/4/1975 có chương trình chữa cháy cho các cha giáo sư tiểu Chủng Viện Vĩnh Long lúc đó. Đức Cha Giacôbê sang Chủng Viện Vĩnh Long để gặp gỡ các cha giáo đang trong cảnh bất an, đề nghị các cha nhận làm lễ trong các họ đạo gần (các cha còn dạy), các cha không dạy đi làm sở các họ đạo xa, Cha Simon Hòa coi họ Cái Nhum, Chợ Lách, Cha Stanislaô coi họ Giồng Trôm Bến Tre, cha Fx. Phan coi họ Mỹ Chánh, Cha Đôminicô Thanh coi họ Giồng Lớn....Cha Giuse Đinh Quang Lục hiện đang là tổng giám thị kiêm sinh hoạt học đường trường trung học Chủng Viện sang làm lễ Thiềng Đức, phụ với Cha Phaolô Trọng chánh sở Chính Tòa, vừa ở lo tại Chủng Viện lúc đó vẫn còn sinh hoạt với tư cách phụ với cha sở Chính Tòa lo cho họ đạo mới thiếu thốn mọi sự, không bàn ghế, giáo dân ngồi chiếu và thực tế cũng không đủ chiếu, ngồi trên gạch tàu nên Cha Giuse Lục xin cha sở Phaolô Trọng giúp đỡ. Mới tiếp thu mọi sự điều khó khăn, cha Phaolô muốn nhẹ gánh lo nên yêu cầu Cha Giuse Lục độc lập, "độc lập đi chú ơi! Tôi không lo nỗi chú tự lo" độc lập tự do, từ dạo ấy Thiềng Đức tách khỏi Chính Tòa, tự biên, tự diễn, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Thực tế Cha Giuse Lục nhận bài sai 5/5/1975. Ngày 8/5/1975 cha Fx Nguyễn Văn Phan bạn cùng lớp với cha Lục lái xe 175 phân khối chở Cha Lục sang nhà thờ Thiềng Đức nhận nơi làm lễ. Sau khi vào Nhà thờ trống không: không ghế, không điện, không nước, phần đất còn lại hoang vu lồi lõm, các mương toàn đĩa trâu như bánh canh với nước tù. Cha Fx Phan chở Cha Lục đến thăm gia đình thợ mộc 8 Tốt, gốc Cái Mơn, đây là gia đình Thiềng Đức đầu tiên cha Lục làm quen. Sau khi sang Nhà thờ Thiềng Đức trống không Cha Giuse đề nghị Đức Cha Giacôbê cho chở đồ gia đình ở sang cho xuống Thiềng Đức. Theo Cha Lục, trong tối trong sáng dễ chở, gia đình có xe vận tải nhỏ, xăng dầu còn dễ mua sau này khi Chủng Viện đóng cửa sang ở luôn có đồ sẵn mà xài. Đức Cha không hài lòng nhưng cũng đồng ý. Hai người chị : chị dâu thứ ba, chị ruột thứ tư cùng một số cháu theo xe chở đồ xuống Thiềng Đức. Mọi người thân hứa hẹn sẽ ở với Cha Giuse Lục đến tối mới về. Mấy đứa cháu nhỏ con anh hai nói: "trời ơi! Sau chú sáu nhận họ đạo nghèo thế!" Cha Giuse vui vẻ chấp nhận, đời truyền giáo mà. Ngày 11/5/1975 cha làm lễ đầu tiên tại Thiềng Đức lúc 3g30 chiều. Giáo dân dự lễ đông đảo trong bầu khí nửa lo, nửa mừng nhưng sợ nhiều hơn vui, ngày mai cha con mình sẽ ra sao? Lạc quan yêu đời trấn an mọi người Cha Giuse tuyên bố từ Chúa nhật 18/5/1975 có lễ sáng chiều, nên chiều 17/5/1975 Cha Lục sang dọn dẹp và nghỉ đêm đầu tiên tại Thiềng Đức. Linh mục trẻ nhà nghèo, lao động quen với tinh thần tự túc, cha gánh nước máy công cộng về xài. Từ đây đời cha là đời quang gánh (gánh nước, gánh đất đắp nền, gánh phân heo trồng rau) sau biến cố Đại Chủng Viện bị chiếm 1977, Đại Chủng Viện gởi một số thầy đến ở tại Thiềng Đức: khởi đầu là thầy Son gốc Mặc Bắc, cha Giuse Lục lo cho thầy, chia sẻ những gì cha có lúc đó (thiếu thốn), chính cha gánh nước cho thầy dùng, cuốc đất trồng rau, cha Giuse đi gánh phân heo ở nhà bổn đạo vừa thăm giáo dân, vừa ban bí tích khi cần. Sau khi ủy ban quân quản ổn định tình hình, chính quyền địa phương mà đứng đầu là ông Tư Râu muốn mượnNhà thờ làm trường đảng. Cha Giuse trình bày với chính quyền phường 5 lúc đó về những bước tiến hành: ý kiến giáo dân, ý của Giám Mục, ý của Hội Đồng Giám Mục. Rồi cha dùng lời Chúa chỉ bảo cho giáo dân biết ý Chúa về việc sử dụng Nhà thờ. Một khi giáo dân đã thấm nhuần thì một tuần đã ấn định, cha xin giáo dân tỏ ý bằng thầm kín, cho mượn là (-), không cho mượn là (+), cuộc trưng cầu dành cho những tín hữu 18 tuổi trở lên kiểm phiếu cha tuyên bố: 99,8% là không đồng ý cho mượn, 0,2% là đồng ý cho mượn. Ý kiến này được báo cho chính quyền phường 5 và Đức Cha Giacôbê. Ý định của chính quyền không thể thực hiện, Nhà thờ vẫn đặc biệt dành cho Chúa. Từ đấy những khó khăn dồn dập bao quanh. Tiếp sau biến cố Nhà thờ Vinh Sơn đường 3/2 Sài Gòn, một buổi sáng Chúa nhật sau khi Cha Giuse làm lễ ra về, cha được đón rước bằng súng M16 và AK vào phòng công an phường. Nơi đây cha phải xuất trình mọi giấy tờ. Sau 30 phút rà soát, nghiên cứu, bàn bạc cha được trả giấy tờ và thả về Chủng Viện. Lý do được thả: vì cha là giáo viên xuất sắc với nhiều đóng góp lúc đó cha là tuyển thủ bóng chuyền của đội bóng Sở Giáo Dục Vĩnh Long.

Sống bằng cái gì? Giờ đây thêm các thầy Yên, Hùng, Dũng, Cha Giuse cũng lao động và tiếp tay các thầy trong cảnh nghèo. Khi các thầy không còn ở Thiềng Đức, cha Phaolô Kiệu lúc đó đang coi họ Phước Định, động viên, chỉ dẫn, mua dê dùng cho Cha Giuse với ý tốt lấy sữa mà uống, lấy thịt mà ăn. Nhưng quan phòng Cha Giuse sống bằng sữa dê, mua thêm dê mẹ, bán dê con. Đàng chiên ngày phát triển, sáng đi lấy so đũa, chiều làm lễ. Với đàn dê cha có thể sống, sửa chữa Nhà thờ và xây dựng sau này. Công việc nuôi dê đòi buộc Cha Giuse phải đi kiếm so đũa, đây cũng là dịp cha đến làm quen và gặp gỡ mọi người với tư cách là người ăn xin. Cha có thể đến hang cùng ngõ hẹp trong Họ đạo, mọi người có thể gần gũi Cha. Họ gọi Cha bằng một danh xưng rất thực tế: "ông Cha nuôi dê".

So đũa mỗi ngày một khan hiếm, hành trình đi lấy thức ăn cho dê có phần vất vả, cũng là lúc ủy ban bị tiền thân của Ủy Ban Đoàn Kết Tôn Giáo ra đời, Đức Cha Giacôbê muốn các Cha Giáo Chủng Viện Vĩnh Long tham gia: cha Antôn Thuật, cha Phêrô Thạnh, cha Joanchim Thản, cha Giuse Lục. Cha Giuse Lục được xếp vào vai trò thư ký soạn thảo văn bản. Lúc này cha dần đã giải tán bầy dê chuyển sang củi. Bắt đầu cha dựa củi với 6 Thạnh, đây cũng là dịp tiếp xúc với anh em giáo dân và lương dân ở phường 1 và 2 thị xã Vĩnh Long. Họ tin cha, họ đến gặp cha chuyện trò và mua củi. Sau khi 6 Thạnh chuyển nghề, cha làm với Thanh Loan ở vựa củi xí nghiệp đóng tàu đầy tàu cây cá. Lúc này cha xin phép xây dựng tháp chuông Thiềng Đức đánh dấu cuộc phong thánh "Các Thánh Tử Đạo Việt Nam" 19/6/1988. Cũng vào mùa Giáng Sinh năm này có dịp sang An Bình làm lễ Giáng Sinh vào đêm 24 và 25/12/1988. Ngày 6/8/1989 cha chính thức trở lại An Bình làm lễ bình thường. Ngày 1/1/1990 cha Antôn Thuật chánh sở Chính Tòa yêu cầu Cha Giuse nhận coi Đình Khao. Ngày 15/6/1990 Đức Cha Raphae Diệp sai Cha Giuse xuống Cái Lóc (An Hương) điều tra tình hình giáo dân tại đây và theo Đức Cha Giacôbê bổ nhiệm Cha Giuse làm sở họ đạo Cái Lóc. Cha giuse Lục giờ đây coi 4 họ đạo, cha được Fx Việt và cha Antôn Trạch ở Tòa Giám Mục Vĩnh Long tiếp tay làm lễ trong các ngày thứ bảy và Chúa nhật.

Việc phục vụ ở Thiềng Đức:

Với cha Giuse lúc đầu ngày nào cũng có lễ chiều 5 giờ, Chúa nhật có lễ sáng chiều 6g và 5g30. Khoảng đầu năm 2003 Cha Giuse tăng cường lễ ngày thường 5g20 sáng cho người lớn, 5g30 chiều cho các bạn trẻ. Lễ sáng từ 20-30 hoặc hơn, lễ chiều từ 30-40 vào mùa hè ngày cao điểm có thể lên đến 70. Với Cha Giuse thánh lễ là bữa ăn tinh thần không thể thiếu để nuôi dưỡng dân chúa: lời Chúa và Thánh lễ. Bằng mọi giá cha trung thành giữ việc cử hành điều đặng các Thánh lễ. Cha muốn các bạn trẻ có thói quen tham dự Thánh lễ.

Giáo lý

Khởi đầu có các thầy Son, Yên, Hùng, Dũng ở tại Thiềng Đức, cha nhờ các thầy dạy giáo lý vỡ lòng, thêm sức, bao đồng, cha dạy chầu nhưng khi các thầy rời khỏi họ đạo, chính cha dạy. Năm 1990 các Soeur Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn từ nhà Vĩnh Long sang tiếp tay cha dạy chầu nhưng, các Soeur phụ trách giáo lý rước lễ vỡ lòng, thêm sức, bao đồng. Năm 1996 các Soeur Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn lo cho người nghèo, dạy giáo lý. Soeur ?aniel và các Soeur ở nhà tạm (sau này là ký túc xá nam sinh lớp 10/12) năm 1998 Soeur 8 Henri và các Soeur ở nhà lầu mới xây được dành cho các Soeur. Các Soeur lo dạy nhà trẻ, lớp học tình thương, lo cho người nghèo và dạy giáo lý rước lễ vỡ lòng, thêm sức và bao đồng, đào luyện thế hệ trẻ gắn bó với Chúa qua Thánh lễ hằng ngày.

Ca đoàn

Thiềng Đức có ca đoàn Giuse ca đoàn lớn, lời ca tiếng hát của ca đoàn này được Đức cha Giacôbê Mầu, Đức cha Raphae Diệp và quí cha khen hay và cũng được nhiều người ca ngợi, phần lớn các ca viên lớn tuổi, có gia đình, có con vẫn tiếp tục hát. Đồng thời vào đầu thiên niên kỷ 3, Thiềng Đức cũng có ca đoàn nhỏ hát lễ sáng Chúa nhật ca viên nhỏ tuổi nhất khoảng 6 tuổi: các em hát rất nhiệt tình và hồn nhiên ca ngợi Chúa, tôn vinh mẹ Maria và các Thánh.

Giáo dân

Đa phần giáo dân Thiềng Đức nghèo, buôn thúng bán bưng bên chợ Vĩnh Long, đi làm mướn hàng ngày, ai mướn gì thì làm việc ấy. Một số ít đủ sống, đa số ráng gói ghém tạm sống đến thiếu ăn và túng quẫn. Tuy vậy có nhiều người rất nhiệt tình với Họ đạo qua các công việc chung. Thực tế cũng có số giáo dân vất vả làm ăn, đầu tắt mặt tối vật lộn với cuộc sống nên ít đến Nhà thờ. Từ chỗ cha mẹ nguội lạnh, con cái lạt lẽo trong việc sống đạo đến quên Chúa. Lý do không đi học giáo lý, giáo lý không thông, không sâu, đời sống thực dụng hưởng thụ vật chất lôi cuốn dẫn đến mất đạo, hay sống đạo điềm sinh. Dù vậy một số người khoản 30 có hơn, tha thiết với Thánh Kinh, đọc và nghe cắt nghĩa hằng ngày qua Thánh lễ. Mỗi người một quyển sách Tân Ước từ năm 2000 chương trình này đã được thực hiện. Sau lễ chiều mọi người cùng đọc Tin Mừng ngày hôm sau, chủ lễ dẫn giải tóm tắt và cầu nguyện tự phát chung theo ý Tin Mừng đã đọc. Mỗi tuần sau Thánh lễ chiều thứ bảy, mỗi giáo dân tham gia học hỏi lời Chúa ngày Chúa nhật, hôm sau đều có cuốn Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước cầm tay, cùng đọc và nghe phân tích từng lời, rồi rút ra chủ đề ngày Chúa nhật với quyết tâm thực hành theo chủ đề. Mỗi tuần đều có 15-20 phút chầu Mình Thánh Chúa. Phiên chầu thay cho giáo phận vào dịp lễ Hiển Linh giáo dân luân phiên chầu từ sau lễ sáng 7g đến trước lễ chiều 5g30.

Nhà thờ mới

Vì Nhà thờ cũ đã quá xuống cấp vì bị ngập vào mỗi mùa nước nổi. Hơn nữa khu nghĩa địa xã Long Châu giờ đây không còn là đất kẻ chết (chính quyền động viên các gia đình bốc mộ, phần còn lại chính quyền mướn thực hiện) mà là đất kẻ sống "khu dân cư vượt lũ". chính quyền nâng mặt bằng lên 0,80 - 1m, do đó Nhà thờ chìm sâu. Tình trạng ẩm thấp càng thêm trầm trọng. Xin ý kiến Đức Cha Tôma, Cha Sở Giuse cùng giáo dân quyết tâm xây dựng Nhà thờ mới: cao ráo thoáng mát sạch đẹp hơn. Làm dự án theo ý Đức Cha Tôma, Tòa Thánh cho 12.000USD. Cha sở hô hào cùng giáo dân đóng góp số tiền được khoản 60 triệu đồng Việt Nam vào đầu tháng 11/2007. Cha sở Giuse đi Mỹ từ 10/04/2007 đến 30/08/2007. Xin được gần 60.000USD cho Thiềng Đức. Vì chuyến đi này ngài cũng xin tiền làm Nhà thờ An Bình. Ngài lo tiến hành xây dựng Nhà thờ An Bình trước. Như vậy, trong tương lai rất gần Thiềng Đức sẽ có Nhà thờ mới tầng trệt để xe và hội họp (làm các việc từ thiện khác giúp người nghèo).

Đất Nhà thờ

Nguồn gốc đất năm 1973 cha Phaolô Trịnh Công Trọng đã vận động cùng với anh chị em Thiềng Đức lúc đó đã đi xin đất làng xã Long Châu. Trong địa thế hiện tại (2007), phía Đông giáp đường lộ dẫn vào khu đất cũ (trước 2005 là nghĩa địa); phía Bắc giáp trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh cấp quốc gia; phía Nam giáp đất bà Hai Hướng; phía Tây giáp đất nghĩa địa Chùa Long Thiềng và giáp đất bà Tri Ngôn. Có bản đồ trích lục sổ đo đạc. M?nh đất lồi lõm đã được nâng cao mặt bằng lên 2m, cao hơn mặt bằng xung quanh 1m.

Cơ sở trên đất Nhà thờ

Từ cuối năm 1974 Cha Phaolô Trịnh Công Trọng xây dựng Nhà thờ với khung đất tiền chế nhà kho của Pháp với 24m ngang lọt lòng 8m có phòng thánh phía đầu Nhà thờ. Năm 1977 cha Giuse cất nhà ở tạm cất lánh trại chuồng dê. Năm 1988 ngài xin phép xây cất tháp chuông đúc chuông 0,68m mừng dịp phong thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Sau khi ra phòng sáng thứ bảy 11/1988 Đức Cha Luis Phan Văn Nẫm (giám mục phụ tá Sàn Gòn) và Đức Cha Raphae Nguyễn Văn Diệp cùng khoảng 30 cha sang đồng tế tại Thiềng Đức làm phép tháp chuông này. Năm 1992 cha sở Giuse xin phép xây dựng nhà xứ có gác gỗ. Sau đó ngài xây cất lớp học tình thương 2 phòng, lớp ký nhi một phòng, nhà các Soeur có lầu bêtông cốt sắt. Năm 1998 ngày xây dựng lưu trú nam và lưu trú nữ cho các em cấp III ở xa trọ học. Ngài cũng làm xưởng mộc dạy nghề. Năm 2006 ngài biến khu nội trú nam thành Nhà thờ tạm rộng rãi mát mẽ hiện đang sử dụng.

Hoạt động yêu thương phục vụ

Nhà thờ có nhà nội trú cho các em học sinh cấp III ở xa trọ học. Đặc biệt có lớp tình thương cho các em cấp I, có lớp ký nhi do các Soeur Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn phụ trách. Ngoài các Soeur cộng tác với Cha Sở giúp đỡ người nghèo, các em học sinh nghèo tạo điều kiện: tiền trường, sách vỡ, quần áo, bữa ăn trưa cho các em quá nghèo để các em có thể cắp sách đến trường trao dồi kiến thức. Hằng năm các sơ đều tổ chức các cuộc đi chơi, đổi gió cho một số bổn đạo, cách riêng các em học sinh nghèo...

Các cha sở Chính Tòa Vĩnh Long quan tâm đến Thiềng Đức:

  1. Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang 1948-1965
  2. Cha Bênêdictô Trương Thành Thắng 1965-1973
  3. Cha Phaolô Trịnh Công Trọng 1973-1977

Cha Phaolô đã sang Thiềng Đức làm lễ Chúa nhật tại trường tiểu học. Cuối năm 1974 ngài xây dựng "trường - nhà thờ" Ecole. Ngài lo cho Thiềng Đức đến đầu năm 1976 trao lại cho cha Giuse Lục cha sở Thiềng Đức

  1. Cha Giuse Đinh Quang Lục phụ tá cha Phaolô Trịnh Công Trọng lo cho Thiềng Đức 5/5/1975 đến đầu năm 1976.
  2. Cha Giuse Đinh Quang Lục làm cha sở tiên khởi họ đạo Thiềng Đức từ đầu năm 1976 đến nay. 
4969    21-02-2011 20:04:44