Sidebar

Chúa Nhật

08.12.2024

Họ Đạo Trà Vinh

z5119484396439d75d2890cad5796e345df16b3ade7055
Địa chỉ:
 20 Lê Lợi, Khóm II, P1,Tp Trà Vinh, Trà Vinh

Bổn mạng: Thánh Tâm Chúa Giêsu

Chầu lượt: CN Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Số giáo dân: 3457

Năm thành lập:

Giờ lễ:                       

Chúa nhật:       04g30   ;       07g30   ;     18g00        

Ngày thường:   04g30    ;     18g00

Linh mục Chánh sở: Phêrô Nguyễn Thanh Phong

Linh mục Phụ tá: Phêrô Nguyễn Văn Quân

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

I. ĐỊA DANH VÀ TÊN HỌ ĐẠO:

 Họ Trà Vinh nằm tại trung tâm tỉnh lỵ Tỉnh Trà Vinh. Địa danh Trà Vinh bắt nguồn từ 3 từ Miên Ngữ Preah-Trâ-Pêang, nghĩa là Ao - phật, âm ra Việt ngữ là Tra-Văn.

Tra-Văn Là một phần lãnh thổ của Đế Quốc Phù Nam. Dân tộc Phù Nam được coi là thủy tổ của người Khmer.

Năm 1755 vua Miên tên là OUTEY II nhờ Chúa Nguyễn Võ Vương giúp chiếm được ngai vàng, nên dâng cho Chúa Nguyễn ba vùng Mỹ Tho, Vĩnh Long và Tra-Văn để đền ơn. Kể từ đó phần đất Tra-Văn chánh thức thuộc về Việt Nam và được gọi là Trà Vinh.

Năm 1863 do Hiệp ước Sài-Gòn ngày 3/6/1863, ba tỉnh Miền Tây Nam Kỳ đặt dưới quyền đô hộ của nước Pháp. Từ năm 1867 phần đất Trà Vinh được lập thành một Tỉnh và viên Chủ Tỉnh đầu tiên là Ông Du-Lieu người Pháp.

Kể từ năm 1957 do sắc lệnh 143 ngày 22/12/1957 Chánh Phủ Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình, Tỉnh lỵ Phú Vinh và từ đó mà Họ Trà Vinh cũng được gọi là Họ Phú Vinh, mãi đến năm 1976 tỉnh Trà Vinh được sát nhập với tỉnh Vĩnh Long để làm thành tỉnh Cửu Long, thì Trà Vinh chỉ còn là Thị xã Trà Vinh, Họ Đạo được gọi lại bằng tên cũ là Họ Trà Vinh như trước.

II. VIỆC TRUYỀN GIÁO VÀ THÀNH PHẦN GIÁO HỮU HỌ TRÀ VINH

Họ Trà Vinh được chớm nở từ khi Tỉnh Trà Vinh thành lập vào năm 1863. Số giáo hữu đầu tiên là những gia đình công chức gồm 170 người. Lúc đầu Cha sở Giồng Rùm (Phước Hảo) Cha Jules Adolphe Le Prince tới lui coi sóc Họ Trà Vinh. Những ngày lễ trọng bổn đạo đi Giồng Rùm xem lễ. Ngoài ra lúc nào có Cha đến Trà Vinh thì làm lễ tại nhà một công chức tên Trầm. Vì phần đông cư dân là người Miên nên số giáo dân tăng rất chậm,  mãi đến năm 1933 tổng số giáo hữu Họ Trà Vinh chỉ được có 900 người. Kể từ năm 1945 vì chiến cuộc, đồng bào tuôn về tỉnh lỵ sinh sống số giáo hữu ngày càng gia tăng: năm 1963 Họ Phú Vinh có 1.500 giáo hữu, năm 1967 tăng lên 2.000, 1970 tăng lên 2.650 và đến 1972 con số tăng đến 3.100. Hiện nay Họ Đạo có 880 hộ, gồm 3457 giáo dân.

III. TẠO DỰNG THÁNH ĐƯỜNG VÀ CÁC CƠ SỞ CÔNG GIÁO

Năm 1872 Cha Le Prince mua đất và cất một Nhà Nguyện nhỏ và một nhà Cha sở đơn sơ do số tiền của các Cha Thừa Sai và các gia đình công chức Công giáo đóng góp. Ngôi Nhà Nguyện được sử dụng đến năm 1902 Cha Bourgeois coi sóc Họ Chà Và (Vinh Kim) tới lui Trà Vinh khởi công xây cất một ngôi Thánh Đường khác tốt đẹp và rộng lớn hơn. Cha P.Guéguend tiếp tục và hoàn thành ngôi Nhà Thờ  này. Năm 1908, Cha Bosvieux coi sóc Họ Trà Vinh, Ngài hủy bỏ nhà Cha sở cũ và cất lại một ngôi nhà khác tốt đẹp và chắc chắn hơn. Ngôi Thánh Đường và Nhà Cha sở này vẫn tồn tại đến ngày hôm nay.

Lúc sơ khai có 2 Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn đến Trà Vinh đảm nhiệm việc dạy dỗ coi sóc trẻ con và Rửa tội các trẻ con người lương sắp chết. Đến năm 1896, các Soeurs Dòng Thánh Phaolô de Chartres đến Trà Vinh xây  cất bệnh viện, cô nhi viện và trường Tiểu học. Các cơ sở này được mở rộng thêm và tồn tại đến ngày hôm nay. Nhưng hiện nay nhà nước mượn phân nữa làm trường Khuyết tật,  phân nữa còn lại nhà dòng dùng mở trường mẫu giáo Tư Thục.

Năm 1956 Cha Gioan Đỗ Hoàn Sinh xây cất một trường Trung học lấy danh hiệu là Trung học Thánh Gioan, gồm có: 9 phòng lớp và mở các lớp Bậc Trung học Đệ I cấp, là một trường Trung học đầu tiên của tỉnh Vĩnh Bình, đã tạo được nhiều thành quả tốt đẹp về mọi phương diện.

Năm 1963 Cha Stêphanô Bùi Văn Hồng sửa chữa trang trí bên trong Nhà Thờ và nhà Cha sở Phú Vinh, mở thêm các lớp Bậc Trung học Đệ II cấp, thành lập một Ký túc xá giúp các nữ sinh nghèo ở xa tỉnh lỵ có nơi cư trú để tiếp tục học vấn tại các trường Trung học tại tỉnh lỵ.

Năm 1972 Cha Stêphanô Bùi Văn Hồng chỉnh trang lại các phòng học của trường Thánh Gioan, xây cất lại Ký túc xá chắc chắn, hoàn bị và đầy đủ tiện nghi hơn; đồng thời xây cất thêm phòng học để mở lớp dạy cắt may và lớp gia chánh.

Cha Phêrô Trần Hữu Dư chỉnh trang núi Đức Mẹ và tráng xi măng con đường vào Nhà Thờ. Năm 1986, Ngài tổ chức bốc cốt di dời về Đất Thánh mới, xây cổng và tường rào mặt tiền Đất Thánh.

Năm 1990, Ngài mua thêm 4 công ruộng dự bị cho Đất Thánh tương lai.

Năm 1995, Cha Antôn Nguyễn Long Khương trùng tu Nhà Thờ qua nhiều giai đoạn:

Làm mới ngọn tháp, kiểm tra mái ngó, làm mới trần Nhà Thờ, phục hồi gác phòng Thánh và cuối cùng vào 1999 sửa gian cung Thánh, đồng thời lót mới toàn bộ nền Nhà Thờ, làm cho Nhà Chúa khang trang đẹp hơn.

IV. DANH SÁCH CÁC CHA COI SÓC HỌ TRÀ VINH

            1. Cha F. DEMARCQ (Cha Trí) từ tháng 4 năm 1893 đến tháng 7 năm 1895.

            2. Cha D.C Desseaume (Cha Ngươn) từ tháng 7 năm 1895 đến tháng 12 năm 1895.

             3. Cha Henry HAY (Cha Tài) từ tháng 12 năm 1895 đến tháng 4 năm 1897.

             4. Cha Giuse ĐÔNG từ tháng 4 năm 1897 đến tháng 3 năm 1900.

             5. Cha Al. LIOGER (Cha Lũy) từ tháng 3 năm 1900 đến tháng 2 năm 1901.

             6. Cha L. BOSVEUX (Cha Bộ) từ tháng 2 năm 1901 đến tháng 8 năm 1901.

            7. Cha J. GUÉGUEND (Cha Lộc) từ tháng 8 năm 1901 đến tháng 9 năm 1903.

            8. Cha L. BOSVIEUX (Cha Bộ) từ tháng 9 năm 1903 đến tháng 1 năm 1910.

            9. Cha P. POITIER (Cha Phước)  từ tháng 1 năm 1910 đến tháng 1 năm 1914.

            10. Cha Henry HAY (Cha Tài) từ tháng 1 năm 1914 đến tháng 7 năm 1916.

            11. Cha Phanxicô Xaviê BINH từ tháng 7 năm 1916 đến tháng 2 năm 1921.

            12. Cha A. DE COOPMAN (Cha Để) từ tháng 2 năm 1921 đến tháng 5 năm 192.

            13. Cha Tađêô Nguyễn Tân Đức từ tháng 5 năm 1922 đến tháng 10 năm 1925.

            14. Cha R.DETRY từ tháng 10 năm 1925 đến tháng 9 năm 1927.           

            15. Cha Phanxicô Xaviê TRUYỀN từ tháng 9 năm 1927 đến tháng 10 năm 1941.

            16. Cha Giuse Trần Hữu Khánh từ tháng 10 năm 1941 đến tháng 8 năm 1948.

            17. Cha Phêrô Nguyễn Văn Vở từ tháng 8 năm 1948 đến tháng 1 năm 1952.

            18. Cha Gioan Baotixita HƯỞN từ tháng 1 năm 1952 đến tháng 9 năm 1952.

            19. Cha Gioan Đỗ Hoàn Sinh từ tháng 9 năm 1952 đến tháng 4 năm 1963.

       Cha Gioan Sinh về hưu tháng 4 năm 1963, có nhà riêng tại Phú Vinh, Ngài thở hơi cuối cùng tại bệnh viện Vĩnh Bình và an nghỉ tại Đất Thánh Trà Vinh ngày 2 tháng 11 năm 1970.

            20. Cha Stêphanô Bùi Văn Hồng từ tháng 4 năm 1963 đến tháng 2  năm 1964.

            21. Cha Micae Nguyễn Văn Thượng từ tháng 2 năm 1964 đến tháng 7 năm 1966.

            22. Cha Phêrô Lê Văn Tý từ tháng 7 năm 1966 đến tháng 6 năm 1969.

       Cha Carôlô Nguyễn Văn Nghi phụ tá từ tháng 6 năm 1967 đến tháng 5 năm 199. Cha bị V.C sát hại tại Phú Vinh trong thượng tuần tháng 5 năm 1969.

            23. Cha Stêphanô Bùi Văn Hồng, chánh sở từ tháng 6 năm 1969 đến tháng 5 năm 1975.

            Cha Giuse Lựu Nguyễn Văn Mai, phụ tá kể từ tháng 6 năm 1969.

            24. Cha Phêrô Trần Hữu Dư từ ngày 10 tháng 5 năm 1975 đến ngày 30 tháng 12 năm 1990.

            25. Cha Antôn Nguyễn Long Khương  từ ngày 31 tháng 12 năm 1990.

            Cha Tôma Nguyễn Văn Lễ, phụ tá từ 15 tháng 12 năm 1975 đến năm 1991.

            Cha Phêrô Bùi Thanh Xuân, phụ tá từ ngày 30 tháng 9 năm 1991 đến ngày 18 tháng 8 năm 1993.

            Cha Giuse Mai Văn Minh  Phụ tá từ năm 1993 đến năm 1995.

            Cha Phêrô Ngô Văn Be Phụ tá từ tháng 2 năm 1996 đến năm 2005.

            Cha Matthêô Nguyễn Tấn Thuỵ Phụ tá từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 8 năm 2010.

            Cha Đôminicô Nguyễn Văn Sáu Phụ tá từ tháng 8 năm 2010…                                                   

Tài liệu tham chiếu:                                     

            a. Sử tích tỉnh Vĩnh Bình do cuốn “Địa phương chí”.

            b. Tài liệu của Hội Giảng Thừa Sai Paris.

            c. Các bài đăng tải trong báo Nam Kỳ Địa phận.

            d. Và theo tài liệu lưu trữ tại Họ Phú Vinh

Một nguồn tài liệu khác

Phải nói là Họ Đạo Trà Vinh manh nha hình thành trước năm 1863. thời cấm cách, triều đình ra chiếu chỉ cấm đạo, thì Miền Trung có nhiều người có đạo trốn vào Nam kỳ, tản ra Giồng Tượng (Bãi Xan), Mặc Bắc, Chà Và, Cổ Chiên, Khâu Băng (Thạnh Phú),… không còn sử liệu. Chỉ biết thời cấm cách, có các Cha thừa sai dòng Phanxicô Tây Ban Nha làm tuyên úy cho quân đội Pháp, lén lút ghé qua. Dựa vào sổ sách năm 1902, Cha Bourgeois và Cha Guéguend tái lập lại và xây dựng Nhà Thờ.

Trà Vinh bấy giờ chỉ là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Dân chúng đa số là Khmer. Có các Cha Mặc Bắc, Giồng Rùm thỉnh thoảng ghé thăm. Khi Cha đến Trà Vinh, lúc chưa có Nhà Thờ, thì làm lễ tại nhà ông Thầy Trần.

Có tư liệu khác cho biết là năm 1877, Cha Hiền (P. Favier) có cất một nhà tạm trú cho các Cha qua lại và một Nhà Nguyện nhỏ. Đến năm 1902, (Cha Lân) P. Bourgeois cất lại khá hơn. Cha (P. Guéguend) cất nhà Cha sở và Cha Bộ (P. Bosvieux) đến thế hoàn thành vào năm 1909. Kể từ năm 1982, có các Cha kế tiếp lãnh đạo:

            1. Cha Trí (Demarcp)            1892.

            2. Cha Ngươn (Dessausem)    1895.

            3. Cha Tài (Henri Hay)           1896.

            4. Cha Jos Đồn                      1897.

            5. Cha Lũy (Lioge)                 1900.

            6. Cha Bộ (Bosvieux)             1901.

            7. Cha Lộc (Guégue)              1901.

            8. Cha Bộ (Bosvieux)             1903.

            9. Cha Phước (Poitier)            1909.

            10. Cha Tài                           1913.

            11. Cha Phanxicô Binh           1914.

            12. Cha Anrê Đế                    1920.

            13. Cha Tađêô                       1921.

            14. Cha Heri Detri                 1925.

            15. Cha Phanxicô Truyền       1927.

            16. Cha Joanbaotixita Hưởn   1928.

            17. Cha Giuse Khánh              1934.

            18. Cha Phêrô Vỡ                   1947.

            19. Cha Joan Sinh                   1950.

            20. Cha Etienne Hồng             1960.

            21. Cha Michel Thượng           1963.

            22. Cha Phêrô Tý                   1965.

            23. Cha Carôlô Nghi               1970.

            24. Cha Etienne Hồng            1970-1975.

            25. Cha Phêrô Dư                   1975.

            26. Cha Antôn Khương            1990-2000.

Về cơ cở vật chất

            1914: Cha Fx. Binh lợp mái ngói Nhà Thờ.

            1935: Cha Fx. xây tháp Nhà Thờ, có gia đình ông Phán Trí hỗ trợ.

            1950: Cha Gioan Sinh xây trường Thánh Gioan

            1947: Cha Phêrô Vỡ xây núi Đức Mẹ, có sự giúp đỡ của cô Hai Sa (người lương).

            1963: Cha Stêphanô Hồng tu bổ bộ ghế Nhà Thờ.

            1980: Cha Phêrô Dư xây đài Đức Mẹ.

          Thời Cha Antôn Khương từ năm 1990 tới nay: đại tu toàn bộ, mới có được bộ mặt đẹp đẽ như ngày nay.

      Trà Vinh hiện giờ có gần 3457 người có đạo, có hai Họ nhỏ là Cam Son và Tân Hạnh. Từ 1996, Cha Phêrô Ngô Văn Be được bổ nhiệm về làm Cha phó Trà Vinh. Tin tưởng rồi đây Trà Vinh sẽ có ngày quang vinh.

16103    22-02-2011 09:52:39