Sidebar

Thứ Bảy
27.04.2024

Họ Đạo Vĩnh Xuân

z5068559577461b629713ef790063765f2c7ba3383f2e8-1

Địa chỉ: Ấp Vĩnh Tắc, Xã Vĩnh Xuân, Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long

Bổn mạng: Thánh Giuse (19/3)

Chầu lượt: CN V Mùa chay

Số giáo dân: 130

Năm thành lập:

Giờ lễ

Chúa nhật:  05g30

Ngày thường:  05g00

             Lễ chiều thứ bảy (Thánh lễ Chúa nhật):  17g10

Linh mục Chánh sở: Giuse Trương Hoàng Phủ

LỊCH SỬ HỌ ĐẠO

GIAI ĐOẠN I: NHỮNG NĂM SƠ KHAI:

Từ năm 1900 đã có những Kitô hữu Vĩnh Xuân được Rửa tội như:

   1. Antôn Hồ Văn Bút. Sinh 17 – 1900 Vĩnh Xuân Tổng Thạnh trị. Đỡ đầu: Antôn Trương Văn Tính. Rửa tội ngày 11.06.1900. Tại Trà Ôn, do Linh Mục Lôrensô Tống Thanh Mỹ.

    2. Antôn Nguyễn Văn Giáp. Sinh 16 – 1900 tại Vĩnh Xuân Tổng Thạnh trị. Rửa tội ngày 11.06.1900. Tại Trà Ôn, do Linh Mục Lôrensô Tống Thanh Mỹ.

GIAI ĐOẠN II: XÂY DỰNG NHÀ THỜ

Năm 1929 - Nhà Thờ Vĩnh Xuân (Laghì ) được xây dựng bằng gỗ, mái lá, dưới thời Cha Phaolô Trần Hiếu Ngãi (1911-1929), Chánh sở Trà Ôn & Vĩnh Xuân. Và  ngài sai thầy Marcô, Dòng Kitô Vua, Giáo phận Vĩnh Long đến giúp xứ Vĩnh Xuân.

Năm 1930 - Cha Antôn Nhiệm, Chánh sở Trà Ôn & Vĩnh Xuân sai thầy Giacôbê Nguyễn Văn Mầu đến giúp xứ (nguyên là Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long (hiện đang hưu dưỡng tại GPVL).

Năm 1931 - Thầy Louis, Dòng Kitô Vua đến ở và truyền đạo.

Năm 1939 - Ông Đốc Phủ Yên ở Trà Ôn đến xây dựng Nhà Thờ Vĩnh Xuân (Laghì) thứ II  bằng gỗ căm xe, xây tường, mái ngói, dài 24m rộng 9m , rất đẹp, tương tự Nhà Thờ Trà Ôn hiện nay.

Giáo dân đi lễ đầy Nhà Thờ, lên đến 400 người. Tuy nhiên lâu lâu Cha sở Trà Ôn mới được đến cử hành các Bí tích một lần vì chiến tranh. Những ngày Chúa nhật không có lễ, giáo dân đi bộ 10km lên Trà Ôn dự lễ.

Năm 1943 - Quý Dì Mến Thánh Giá Cái Mơn đến dạy giáo lý và văn hóa.

Năm 1946 - Lính của người Pháp trở lại chiếm đóng Nhà Thờ làm đồn bót và bắn phá rất dữ dội. Tất cả giáo dân phải chạy sâu vào đồng ruộng để tránh giặc.

Năm 1947 - Dưới thời Cha Giacôbê Nguyễn Văn Tỏ Chánh sở Trà Ôn & Vĩnh Xuân lần I (1947-1956) Ba Kiệt , lính người của Pháp đến đóng đồn trong Nhà Thờ Vĩnh Xuân.

Năm 1949 - Kháng chiến đánh đuổi người của Pháp ra khỏi Nhà Thờ, Nhà Thờ bị phá hủy.

Năm 1954 - Đình chiến, lính T.T. Ngô Đình Diệm đến đóng đồn ở ngoài khu vực Nhà Thờ. Nhà Thờ thứ III được xây dựng lại bằng gỗ mái tôn. Cha sở Trà Ôn & Vĩnh Xuân Giacôbê Nguyễn Văn Tỏ sai ông biện Bảy đến dạy giáo lý, giáo dân trở lại học giáo lý, dự lễ hơn một nửa trước đây.

Năm 1960 - Dưới thời  Cha Phêrô Nguyễn Văn Vỡ,

            Kháng chiến đánh đuổi lính của T.T. Ngô Đình Diệm và Nhà Thờ bị phá hủy lần nữa.

Năm 1961 - Nhà Thờ thứ IV được xây dựng lại bằng gỗ mái tôn. Thầy Bermand dòng  Kitô Vua đến giúp xứ.

Năm 1968 - Dưới thời Cha Giacôbê Nguyễn Văn Tỏ lần II (1962- 1971), Nhà Thờ bị phá hủy lần thứ IV.

Năm 1969 - Nhà Thờ thứ V được làm lại bằng gỗ, mái lá, phủ tôn. Thầy Simon Bông Dòng Kitô Vua đến giúp xứ.

Năm 1972 Thầy Savio Triệu, Dòng Kitô Vua đến ở và truyền đạo và dạy văn hóa.

Và Năm 1973 Thầy Victor Hùng, Dòng Kitô Vua, người Vĩnh Xuân đến ở và truyền đạo và dạy văn hóa.

Đến năm 1974 Thầy Victor Hùng bỏ đi vì chiến tranh. Chiến tranh rất khóc liệt, Nhà Thờ bị bỏ trống, giáo dân tan tác, lạc lỏng.   

Nhà Thờ được lập từ năm 1929 , nhưng bị phá huỷ, bị chiếm giữ nhiều lần. Giáo dân phải xa vắng Linh Mục lâu năm mãi đến năm 1990.

GIAI ĐOẠN III: KHÔI PHỤC

Đến năm 1990 – 1994, Cha Giuse Nguyễn Phát , Chánh sở Trà Ôn & Vĩnh Xuân, phục hồi Họ Đạo và xây dựng lại Nhà Thờ Vĩnh Xuân thứ VI.

Năm 1994, Cha Giuse Nguyễn Phát sai Thầy Phó tế Phanxicô Saviê Lê Quang Dũng đến giúp xứ, đến năm 1996 Thầy thụ phong Linh Mục, phụ vụ Họ Đạo đến năm 1997.

Năm 1997, Cha Giuse Nguyễn Phát sai Thầy Gioakim Nguyễn Ngọc Sáng đến giúp xứ, đến tháng 10.12. 1998 Thầy thụ phong Linh Mục, phục vụ Họ Đạo đến tháng 11.2002.

Cuối năm 2002, Cha GiuSe Nguyễn Thành Trị (07.12).

Năm 2003, Cha Giacôbê Nguyễn Minh Trường.

Tháng 10 năm 2003, Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mẫn 2003.

Tháng 11 năm 2003, Cha Phêrô Võ Công Tấn, Cha sở đầu tiên, phục vụ Họ Đạo Vĩnh Xuân đến nay.

GIAI ĐOẠN IV: PHÁT TRIỂN

Giáo dân Vĩnh Xuân đã trãi qua thời chiến tranh rất khóc liệt và lâu dài, chịu thiệt thòi mất mát về vật chất lẫn tinh thần rất nhiều.

Năm 2006, NhàThờ Vĩnh Xuân lại bị ngã sập.

Được Tòa Giám Mục và chính quyền cho phép xây dựng lại ngôi Thánh Đường thứ VII. Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ ngày 17.8.2008. Trong những năm xây dựng Nhà Thờ, Ban quới chức được xây dựng mỗi ngày vững mạnh hơn, tích cực hơn trong việc xây dựng Nhà Thờ và xây dựng Họ Đạo. Nhiều Anh Chị Họ Đạo càng ngày càng tích cực góp công của xây dựng Nhà Thờ và gắn bó với Nhà Thờ hơn, gắn bó niềm tin vững chắc hơn.

Nhà Thờ mới được khánh thành ngày 30.3.2011.

Hiện nay Họ Đạo có 400 giáo dân, trong vùng truyền giáo với gần 20.000 lương dân. Có một Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum (Dì Út Sáng).

            Ban Quới chức.

            Hội Legio Mariae.

            Hội Lòng Chúa Thương Xót.

            Hội Thiếu Nhi Thánh Thể.

            Ban hát.

            Ban lễ sinh.

Chánh sở Trà Ôn & Vĩnh Xuân:

            1896-1904 : Lôrensô Tống Thanh Mỹ.

            1904-1907 : Đôminô Nguyễn tri Cơ.

            1907-1908 : Phaolô Lê quang Thiệt.

            1908-1911 : Tađêô Nhựt.

            1911-1929 : Phaolô Trần Hiếu Ngãi.

            1929-1931 : Antôn Nhiệm.

            1931-1932 : Giuse Năng.

            1932-1933 : Phêrô Minh.

            1933-1947 : Phaolô Anrê Nguyễn Tấn Sử.

            1947-1956 ; Giacôbê Nguyễn văn Tỏ ( lần I).

            1956-1962 : Phêrô Nguyễn văn Vỡ.

            1962-1971 : Giacôbê Nguyễn văn Tỏ (lần II).

            1971-1977 : Tađêô Nguyễn Lương Thiện.

            1977-2003 : Giuse Nguyễn Phát.

            Năm 2003 - Cha Phêrô Võ Công Tấn, Cha sở đầu tiên của Họ Đạo Vĩnh Xuân.

9607    28-03-2014 06:06:53