Sidebar

Thứ Sáu
26.04.2024

Hội Thánh Điều Luật_02


ĐIỀU THỨ MƯỜI

H . Tôi tin phép tha tội nghĩ là làm sao ?
T
. Nghĩa là tôi tin trong Hội Thánh có nhiều phép Đức Chúa Giêsu đã lập để mà tha tội cho ta.

 

ĐIỀU DẠY VỀ PHÉP THÊM SỨC

H . Phép thêm sức là đí gì ?
T
. Là phép Đức Chúa Giêsu đã truyền cho ta đặng chịu Đức Chúa Thánh Thần, cùng đặng đầy dẫy mọi ơn Người cho mạnh đạo.

H . Sao rằng: cho đặng chịu Đức Chúa Thánh Thần không ?
T
. Vì kẻ chịu phép ầy nên, thì đặng Đức Chúa Thánh Thần xuống trong lòng như các thánh tông đồ xưa.

H . Vậy thì khi chịu phép rửa tội, thì ta chẳng đặng chịu Đức Chúa Thánh Thần sao ?
T . Thật thì đã đặng, nhưng mà chưa đặng đầy dẫy mọi ơn Người.

H . Sao rằng: đặng đầy dẫy mọi ơn Người ?
T
. Vì kẻ chịu phép ấy nên, thì đặng đầy dẫy bảy ơn trọng nầy, gọi là bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần.

H . Ơn thứ nhứt là làm sao ?
T
. Ơn thứ nhứt là sự khôn ngoan, làm cho ta bỏ mọi sự thế gian mà yêu mến một Đức Chúa Trời, cùng mọi sự đẹp ý Người.

H . Ơn thứ hai là làm sao ?
T
. Ơn thứ hai là sự thông minh sáng láng, làm cho ta hiểu thấu lẽ mầu nhiệm đạo thánh Chúa.

H . Ơn thứ ba là làm sao ?
T
. Ơn thứ ba là biết lo liệu chọn sự lành mà lánh sự dữ.

H . Ơn thứ bốn là làm sao ?
T
. Ơn thứ bốn là sức mạnh, chẳng nệ mọi sự khó cho đặng rỗi linh hồn.

H . Ơn thứ năm là làm sao ?
T
. Ơn thứ năm là hay suy biết, mà dùng sự đời nầy cho nên, kẻo lạc đàng lên thiên đàng.

H . Ơn thứ sáu là làm sao ?
T
. Ơn thứ sáu là ơn nhơn đức, làm cho ta hứng vui ái mộ thờ phượng Chúa.

H . Ơn thứ bảy là làm sao ?
T
. Ơn thứ bảy là sự kính sợ Đức Chúa Trời, làm cho ta lánh mọi sự mất lòng Chúa.

H . Sao rằng: cho mạnh đạo ?
T
. Vì phép ấy làm cho ta đặng lòng vững vàng, mà xưng đạo thánh Chúa ra trước mặt thiên hạ: cho nên thà chịu chết chẳng thà bỏ đạo.

H . Kẻ chẳng chịu phép thêm sức có đặng rỗi linh hồn chăng ?
T . Đặng; song kẻ khinh, hay là làm biếng chẳng muốn chịu, thì phạm tội; lại mất những ơn trọng bởi phép ấy mà ra.

H . Nên chịu phép nầy nhiều lần chăng ?
T
. Chẳng nên, phải chịu một lần mà thôi, vì phép ấy in một dấu thiêng liêng liêng vào linh hồn chẳng hay mất.

H . Ai đặng quờn làm phép thêm sức nầy ?
T
. Thường các đấng Giám Mục đặng làm phép ấy mà thôi. Song cũng có khi Đức Giáo Tông ban phép cho các đấng Giám Mục ở trong nước ngoại đạo, khi có thế ngặt, đặng cho linh mục làm phép ấy thay vì mình.

H . Khi ban phép thêm sức, thì người làm những lẽ phép nào ?
T
. Người làm bốn sự nầy: một là đọc lời cầu nguyện; hai là giơ tay trên đầu; ba là lấy dấu thánh pha thuốc thơm tho , mà xức hìng Thánh Giá trên trán; bốn là vả mặt kẻ chịu phép ấy.

H . Vì ý nào Đức Gíam Mục đọc lời cầu nguyện ?
T
. Có ý cầu xin Đức Chúa Thánh Thần xuống trong lòng kẻ chịu phép thêm sức.

H . Vì ý nào người giơ tay trên đầu ?
T
. Có ý cho ta đặng biết, Đức Chúa Thánh Thần thật ngự đến ở trong lòng kẻ chịu phép ấy.

H . Vì ý nào người lấy dấu thánh pha thuốc thơm tho, mà xức hình Thánh Giá trên trán ?
T
. Thứ Nhứt, vốn dầu hay làm cho sự cứng ra mềm, và hay thấm ra; vậy dầu ấy chỉ phép thêm sức hay làm cho kẻ cứng cỏi ra mềm mại dịu dàng và vui lòng chịu mọi sự khốn khó; lại dầu hay thấm ra, là chỉ ơn Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy dẫy trong lòng kẻ chịu phép ấy. Thứ hai, thuốc thơm tho là chỉ kẻ chịu phép ấy thì phải làm mọi gương phước đức, cho thơm danh đạo Chúa. Thứ ba, xức trên trán nghĩa là kẻ chịu phép ấy chẳng nên hổ ngươi xưng đạo thánh Chúa Kirixitô. Thứ bốn, xức hình Thánh Giá cho ta đặng biết mọi ơn lành kẻ chịu phép ấy đã đặng, thì đều bởi rất Thánh Giá cùng sự thương khó Đức Chúa Giêsu mà ra.

H . Vì ý nào đức Giám Mục vả mặt kẻ chịu phép ấy mà rằng: Bình an cho con ?
T
. Nghĩa là kẻ có đạo hằng phải sẳn lòng mà chịu mọi sự xấu hổ, cùng sự khốn khó vì Chúa Kirixitô, thì mới đặng bình an.

H . Ai muốn chịu phép nầy cho nên phải làm thế nào ?
T
. Phải dọn linh hồn và xác.

H . Dọn linh hồn là làm sao ?
T
. Một là thuộc biết những sự chính phải tin trong đạo thánh, cùng những ích bởi phép ấy mà ra; hai là phải ở nơi thanh vắng, và có lòng tin, cậy, kính mến, khiêm nhường, ước trông Chúa Thánh Thần hiện xuống, như các thánh Tông Đồ xưa; ba là phải cho sạch mọi tội, ít nữa là sạch các tội trọng.

H . Ai còn mắc tội trọng mà chịu phép nầy, có phạm tội chăng ?
T
. Phạm tội rất trọng vì là phạm sự thánh.

H . Vậy thì ai còn mắc tội trọng mà muốn chịu phép nầy, phài làm thế nào ?
T
. Phải ăn năn cùng xưng tội nên.

H . Dọn xác là thể nào ?
T
. Là phải ăn mặc sạch sẽ, nết na, tề chỉnh và lòng tôn kính khiêm nhượng, qùy gối trước mặt Đức Giám Mục mà chịu phép ấy.

H . Khi chịu phép thêm sức đoạn, phải làm thế nào ?
T . Phải lui ra nơi vắng vẻ trong nhà thờ, quỳ gối mà đợi đức Giám Mục làm cho hoàn tất các lễ phép, cùng đọc mọi lời nguyện, và khi ấy phải làm bốn sự nầy: một là cám ơn Đức Chúa Thánh Thần vì phước trọng mình mới chịu; hai là phải phú dưng mình cho Đức Chúa Trời mà xin Người phù hộ, cho đặng theo ý Người mọi đàng, cùng làm những việc lành cho sáng Danh Người; ba là dốc lòng từ nầy về sau giữ đạo Chúa cho trọn, chẳng còn sợ người thế gian cười chê, nhạo báng, cùng vua Chúa quan quyền bắt bớ sát phạt lưu giam; bốn là phải cầu xin cùng Đức Chúa Thánh Thần hằng ngự trị lòng ta luôn cho đặng giữ những ơn trọng ấy cho đến trọn đời.

H . Giữ những ơn trọng đã đặng khi chịu phép thêm sức, có phải là sự cần kíp chăng ?
T
. Thật là sự rất cần kíp, vì ba lẽ nầy: một là, vì những ơn ấy là của rất trọng vọng châu báu trên hết mọi sự; hai là, khi đã mất những ơn trọng ấy mà muốn cho đặng lại thì rất khó; ba là, vì cả đời ta đặng chịu phép thêm sức một lần mà thôi.

H . Vậy thì phải làm thể nào cho đặng giữ những ơn trọng ấy ?
T
. Phải làm ba sự nầy: thứ nhứt, phải nài xin Đức Chúa Trời gìn giữ những ơn trọng ấy trong lòng ta; thứ hai, hằng năm đến ngày mình đã chịu phép thêm sức, thì phải làm một hai việc lành phước đức mà cám ơn Đức Chúa Trời; thứ ba, phải lánh những tội nghịch cùng ơn phép thêm sức.

H . Tội nghịch cùng ơn phép thêm sức là những tội nào ?
T . Là bốn giống tội nầy: một là, khi nói đến sự mầu nhiệm trong đạo thánh Chúa mà chẳng có lòng cung kính hay là nghe kẻ khác nói thể ấy mà chẳng ngăn cản; hai là hổ ngươi là việc lành, cho nên bỏ qua, hay là làm chùng lén; ba là bỏ chính việc phải làm, vì sợ hoặc có sự gì thiệt hại đến mình chăng; bốn là làm cách nọ thế kia, kẻo người ta biết mình có đạo. Thật những kẻ ấy chớ trông đến ngày phán xét Chúa nhìn lại nó, vì có lời người phán rằng: " kẻ nào hổ ngươi Tao trước mặt thiên hạ, thì Tao sẽ hổ ngươi nó trước mặt Cha Tao mà chớ ".

 

CÁO GIẢI NHỨT THIÊN

H . Phép xưng tội có mấy phần ?
T
. Có năm phần: thứ nhứt xét mình; thứ hai ăn năn tội; thứ ba dốc lòng chừa; thứ bốn cáo mình xưng tội cùng thầy; thứ năm vưng lời thầy dạy mà đền tội mình cho đủ.

H . Xét mình là làm sao ?
T
. Là lo đi xét lại cho tường tận mọi tội ta đã phạm trong mười giái răn Đức Chúa Trời đã mấy lần.

H . Ăn năn tội là làm sao ?
T
. là lo buồn sợ hãi trên hết mọi sự lo, vì đã làm mất lòng Chúa .

H . Dốc lòng chứa là làm sao ?
T
. Là từ này về sau hà chịu chết chẳng hề phạm tội gì nữa.

H . Xưng tội là làm sao ?
T
. Là bao nhiêu tội trọng ta đã phạm, thì phải xưng ra cùng thầy cho hết, chẳng nên giấu để một tội gì trọng.

H . Đền tội là làm sao ?
T
. Là những sự thầy giải tội dạy, thì phải vưng mà đền cho đủ.

H . Có mấy cách đền tội ?
T
. Có ba: một là đọc kinh lần hột; hai là ăn chay, hãm mình; ba là thí của cho kẻ khó khăn phần xác cùng phần linh hồn.

H . Kẻ đi xưng tội mà chẳng có làm năm sự ấy, có đặng ích gì chăng ?
T
. Chẳng những là vô ích, mà lại phạm tội rất trọng, vì là phạm sự thánh.

H . Muốn xưng tội cho nên, thì phải làm thể nào ?
T
. Trước hết, phải kiếm nơi vắng vẻ mà quỳ gối lên, đoạn lấy dấu Thánh Giá trên mình, mà cầu xin cùng Đức Chúa Trời ba ngôi phù hộ,chỉ lòng cho ta đặng xét mình cho nên.

H . Có phải cầu cùng Đức Bà chăng ?
T
. Phải cầu cùng Đức Bà rất khoan nhơn, xin cùng Đức Chúa Trời soi sáng cho ta đặng nhớ lại mọi tội đã phạm mà xưng tội cho nên.

H . Phải cầu cùng Thiên Thần giữ mình chăng ?
T
. Phải cầu cùng Người luôn, nhứt là khi dọn mình đi xưng tội; khi ấy ma quỷ nó làm hết sức cho đặng ngăn đón lòng ta, kẻo xét biết mọi tội lỗi ta làm, hầu tỏ cáo mình ta cùng thầy mà đặng sạch tội, hóa nên con Đức Chúa Trời, khỏi làm tôi tá nó, mà nó hổ ngươi.

H . Phải cầu cùng thánh bổn mạng ta chăng ?
T
. Cũng phải cầu cùng thánh bổn mạng ta, vì khi người còn ở thế gian, đã làm mọi việc phước đức, nên nay người ở trên Trời, thì xin cùng người cầu nguyện cho ta đặng xét mình mà xưng tội cho nên, hầu theo chơn Người cho trọn.

H . Khi cầu làm vậy thì phải đọc những kinh nào ?
T
. Trước hết, phải đọc kinh tin, cậy, kính mến, mà cầu cùng Đức Chúa Trời ba ngôi, xin soi sáng cho ta đặng xét biết mọi tội lỗi ta. Lạy dưng kinh nữ vương xin cùng Đức Mẹ cầu thay nguyện giúp trước mặt Đức Chúa Trời, cho ta xét mình mà xưng tội cho nên. Cùng dưng kinh đức thánh Thiên Thần, xin người ngăn cấm ma quỷ kẻo nó làm rối lòng ta, vì nó là loài xấu xa dơ dáy, mà ai mê đàng tội lỗi theo ý nó. Vậy khi toan trở lại cùng Chúa mà dứt bỏ đàng tội lỗi, cùng xét mọi tính nết ta quen phạm tội mất lòng Chúa, mà tỏ cùng thầy thì nó phải chịu thua; nên nó ra sức đón ngăn; khi ấy xin người bàu chữa cho ta đặng xét mình kỹ lưỡng. Sau hết lại dưng một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, xin cùng thánh bổn mạng mình, vì người, khi còn ở thế gian, đã xưng tội chịu lễ nên, nay Chúa thưởng công người cho ở trên trời cùng Chúa; vậy xin người cầu giúp cho ta đặng bắt chước người, mà xưng tội cho nên hầu ngày sau đặng thấy người trên trời.

H . Khi làm bấy nhiêu đoạn thì phải làm thể nào ?
T
. Phải ngồi xuống mà xét mình.

H . Lấy kinh nào mà xét ?
T
. Trước hết là phải lấy kinh mười giái răn Đức Chúa Trời mà xét.

H . Phải xét làm sao ?
T
. Là đọc hết một câu, thì phải nín lặng một giây, mà xét coi thử, từ ta xưng tội cho đến rày; đi chốn nào ở cùng ai; làm nghề nghiệp gì; cùng mê tính xấu gì quen làm cho ta phạm tội, thì phải xét cho cẩn thận.

H . Như kẻ lâu năm không xưng tội xét mình thể nào ?
T
. Bằng xét mình đặng từ xưng tội lần sau hết đến rày, thì cũng nên. Bằng chẳng thì phải xét trong một năm: mình đã ăn ở thể nào, lại đi buôn bán xứ nào, hay là làm ruộng nương, ở chốn quê mùa, hay là chợ búa, thì phải xét trong một năm ấy cho thật mà định: các năm khác cùng xét như vậy.

H . Ai xưng tội mà giấu tội, hay là nói không hết lẽ. thì làm sao ?
T
. Những kẻ ấy phải xét lại, từ xưng tội lần sau hết cho đến rày mà xưng ra cho thật thì mới khỏi.

H . Đã xưng tội cùng đã rước lễ, mà còn xưng lại các tội làm chi ? nói ra tội dấuchẳng đủ sao ?
T
. Chẳng đủ: vì đã hay rằng: đã xưng cùng đặng rước lễ mặc lòng, xong bởi vì giấu tội, cùng chịu phép Thánh Thể chẳng nên, thì càng phạm sự thánh, nên khi đi xưng tội, trước phải xưng tội phạm sự thánh đã mấy lần, lại phải xét mọi tội đã xưng bấy nhiêu phen ấy mới nên.

H . Xét theo kinh mười giái có đủ chăng ?
T
. Chẳng đủ, cũng phải xét sáu điều răn Hội Thánh nữa.

H . Vì sao mà chưa đủ ?
T
. Giả như trong quốc pháp vua chúa phán dạy điều gì, thì thứ dân phải cứ; song cũng phải vưng cứ lời cha mẹ, khi người dạy những điều phải lẽ, mới gọi là kẻ tận trung tận hiếu; bằng kẻ nào vưng lịnh Chúa mà bỏ cha mẹ, thì phạm tội bất hiếu, bất trung. Vậy Đức Chúa Trời là vua trên hết các vua, đã ra lề luật là mười sự răn, thì ta phải xét giữ trọn cùng Chúa chăng. Mà Hội Thánh là mẹ ta, muốn cho ta thuận thửa ý người mà giữ sáu điều răn cho trọn nữa, nên cũng phải xét ta đã vưng giữ hay chăng.

H . Còn lấy kinh nào mà xét nữa chăng ?
T
. Phải xét theo bảy mối tội đầu nữa.

H . Xét mình rồi, đoạn phải làm đí gì ?
T
. Phải ăn năn tội.

H . Phải ăn năn tội là làm sao ?
T
. Trước phải cầu cùng Đức Chúa Thánh Thần soi sáng giục lòng ta ăn năn tội cho nên, đoạn đọc kinh nầy:

Lạy Chúa, Chúa đã sanh ra trời đất che chở tôi, cùng muôn vật trong thế gian này mà dưỡng nuôi tôi cho sống; mà tôi xưa nay đã dùng những vật ấy mà làm nghịch cùng Chúa; vậy tôi bây giờ có lòng xót xa cùng đau đờn lắm, vì tôi là vật rất hèn Chúa sinh dưới đất. Xưa vốn tôi là không, mà Chúa đã sinh cho có, cùng cho tôi có trí khôn ngoan cho đặng suy tưởng công ơn nghĩa Chúa, mà tôi xưa nay những lấy trí mà lo tưởng những sự mất lòng Chúa: con mắt tôi xem những sự chẳng nên, tôi dùng lỗ tai nghe những điều quấy, miệng lưỡi tôi nói những điều tục tĩu hoa tình cùng lời vô nhơn bạc ngãi, chơn tay cùng cả và mình tôi cũng vậy, đều làm những việc gian tà hết; mà cha rất nhơn từ chẳng nỡ chấp tôi, hãy còn duông tôi để sống đến rày, cho đặng gặp cha mà trở lại cùng Chúa ; cùng hưởng công nghiệp Đức Chúa Giêsu bởi tội lỗi tôi, nên Chúa đã chịu chết vì tôi, xin tha tội cho tôi.Amen

 

KINH DỐC LÒNG CHỪA.

Lạy Chúa tôi, bây giờ tôi biết thật tỏ tường tội lỗi tôi đã làm mất lòng Chúa lắm, mà lại nhiều hơn cả cát biển,mà Chúa rất nhơn từ chẳng chấp tôi, hãy còn chờ tôi trở lại mà tha tội cho tôi, mà tôi hãy còn bạc ngãi cùng Chúa dường ấy. Kìa vật rất hèn là con chó, mà hễ ai cho nó một chút xương không, nó còn biết ơn chẳng khuất, mà tôi xưa nay đã chịu những ơn Chúa xuống cho tôi rất trọng, mà tôi hãy còn bạc ngãi dường ấy, thật thì chẳng bằng loài vật, vì chẳng đoái đến công sinh thành cứu chuộc Chúa, tôi xưa nay một sấp cật trở lưng cho Chúa. Vậy bây giờ tôi suy lại những công ơn, cùng lòng lành Chúa đã làm cho tôi, cùng chết vì tôi, thì tôi chẳng dám làm điều gì mất lòng Người nữa; tôi dốc lòng từ này về sau, thà chịu khốn nạn vì Chúa hết lòng cho đến chết, chẳng thà phạm tội gì nữa, dầu trọng dầu hèn cũng vậy. Amen.

H . Kẻ ăn ăn tội cùng dốc lòng chừa ngoài miệng, mà trong lòng lếu láo, có đặng ích gì chăng ?
T
. Làm vậy chẳng những là chẳng đặng ích gì, mà lại thêm mất lòng Chúa lắm vì tưởng để dối Chúa như người thế gian, một xem bề ngoài, mà trong lòng biến cải thể nào, thì không biết đặng; song chớ lầm làm chi, dầu ngòai miệng chẳng nói lời gì, miễn là trong lòng ăn năn thống hối, thì Chúa đã tỏ thấu, chẳng lựa than van, năn trách bề ngoài, thì Chúa mới hay.

H . Xưng tội cùng thầy là làm sao ?
T
. Là tỏ cáo mọi tội lỗi ta cùng thầy, chớ khá nói quanh, chẳng nên chữa mình rằng: bởi người nọ người kia làm cho tôi mắc phải tội lỗi; nếu ai chữa mình trách trút thể ấy, thì nó đi xưng tội mất công, vì ta đi xưng tội ta, chẳng phải đi xưng tội kẻ khác cùng chữa mình đâu.

H . Khi dọn vào tòa giải tội thì phải làm thế nào ?
T
. Phải làm ba sự nầy: Trước hết lạy bàn thờ, rồi lạy cha mà rằng: lạy cha, tôi là kẻ có tội, xin cha làm phước giải tội cho tôi; đoạn lấy Thánh Giá trên mình. Thứ hai, cúi đầu xuống, mà đọc kinh cáo mình xưng tội cho đến lời nầy rằng: lòmh động lòng lo, miệng nói, mình làm; còn ba lời: lỗi tại tôi, thì để lại sau.Thứ ba, quỳ gối lên, ghé miệng lại bên thầy, mà nói lời nầy: một là xưng tội đã bao lâu nay; hai là, khi xưng tội lần sau hết, đặng chịu phép giải tội hay là chưa; ba là, việc đền tội đã làm rồi hay là chưa.

H . Có nên để cho thầy hỏi điều ấy chăng ?
T
. Bằng chẳng nói, thì thầy phải hỏi, nhưng mà đừng làm nặng lòng thầy làm chi.

H . Khi nói ba lời ấy đoạn, phải làm điều gì nữa chăng ?
T
. Ví bằng thầy có hỏi sự gì, thì thưa; bằng chẳng, thì phải xưng tội.

H . Xưng tội là làm sao ?
T
. Là phải nói cho rõ ràng mọi điều ta đã xét trong mười giái răn Đức Chúa Trời cùng sau điều răn Hội Thánh, và bảy mối tội đầu, thì phải xưng cho hết, chớ kha nói quanh, chẳng nên chữa mình hay là giấu tội, vì ta đi xưng tội chẳng phải tới cho đặng chữa mình cùng giấu tội đâu.

H . Kẻ có ý giấu một tội trọng mà thôi có phạm tội chăng ?
T . Chẳng những là phạm tội trọng, vì là phạm sự thánh, mà lại các tội khác đã xưng, cũng chẳng khỏi nữa.

H . Vậy thì phải làm thế nào cho đặng khỏi tội ?
T
. Phải khẩu tâm như nhứt, trong lòng đã xét làm sao, thì ngoài miệng phải xưng ngay như vậy.

H . Khi xưng các tội đoạn, thì phải làm thể nào ?
T
. Phải nói rằng: Lạy cha, con cáo mình con về những tội nầy cùng các tội khác,tội quên, tội sót, phạm trót đời con, xin Chúa thứ tha, vì bằng có đẹp lòng cha, xin cha làm phước giải tội cho con.

H . Nói lời ấy đoạn phải làm đí gì ?
T
. Phải cúi xuống mà đọc kinh cáo mình từ ba lời: Lỗi tại tôi, cho đến hết; rồi quỳ lên mà nghe lời thầy dạy răn an ủi, cùng việc đền tội, và đặng rước lễ hay là chăng, thì phải nghe tỏ rõ.

H . Hỏi khi nghe chẳng thật, có nên thưa lại chăng ?
T
. Bằng chẳng thưa lại cho biết, mà vưng cứ, thì kẻ ấy xưng tội chẳng nên, vì khinh dễ lời thầy dạy dỗ, thì khốn cho kẻ ấy mà chớ.

H . Bằng chưa chịu phép giải tội phen ấy, thì làm sao ?
T
. Phải cam chịu bằng lòng, cùng phải biết: sau trở lại cùng một cha, thì mọi tội đã xưng, chẳng phải xưng lại làm chi; song phải xưng tội sót, cùng tội mới mà thôi; bằng trở lại xưng cùng cha khác, thì phải xưng lại mọi tội đã xưng cùng cha trước. Như cha trước chưa cho rước lễ, mà đã cho phép giải tội thì thôi, chẳng phải xưng các tội phen trước làm chi.

H . Khi làm điều ấy đoạn, phải làm đí gì ?
T
. Phải cúi đầu xuống cho khiêm nhượng, mà đọc kinh ăn năn tội cho có lòng sốt sắng; rồi thì lạy cha cùng lạy bàn thờ mà ra.

H . Khi ra tòa giải tội đoạn phải làm đí gì ?
T
. Phải nhớ lại những sự thầy giải tội dạy, cho đặng giữ mà làm, rồi thì đọc kinh lần hạt.

H . Đọc kinh lần hột ấy phải xin sự gì ?
T
. Trước hết, phải tạ ơn Đức Chúa Trời, vì Người còn duông ta sống đến rày, đặng gặp cha mà xưng tội; cùng xin Người giúp sức cho ta đặng giữ mình sạch sẽ trọn đời, kẻo sa phạm tội gì mất lòng Người nữa; lại phải dưng kinh dưng chuổi tạ ơn Đức Mẹ, cùng Thánh Thiền Thần, và thánh bổn mạng mình, vì Người gìn giữ cho ta đặng xưng tội, thì xin người cầu giúp cho ta đặng noi giữ lời Chúa rao truyền, cùng lời thầy dạy răn an ủi, mà chừa bỏ nết xấu cho đến trọn đời.

H . Đền tội là làm sao ?
T
. Là những sự thầy giải tội đã dạy thể nào, hoặc ăn chay lầ hột, đọc kinh bao nhiêu, thì phải giữ bấy nhiêu.

H . Thầy dạy việc đền tội ít, có nên theo ý riêng mình mà đổi việc khác cho nhiều hơnchăng ?
T
. Chẳng nên; phải làm đủ việc người đã dạy; sau muốn làm việc khác thì cũngnên.

H . Việc đền tội có nên nói ra cho kẻ khác hay chăng ?
T
. Vô ích, dầu nói cho kẻ nọ người kia thì kẻ cùng chẳng đền cho ta phần nào, mà lại trái ý thầy giải tội nữa.


1856    19-03-2011 08:07:12