Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

Lòng Hiếu Thảo

Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Có người Việt Nam nào mà không thuộc nằm lòng câu ca dao này ngay từ hồi còn nhỏ. Có cả một kho tàng ca dạo tục ngữ và không biết bao câu chuyện về lòng hiếu thảo đã nhào nặn tâm hồn người Việt Nam từ bao thế hệ qua.

Lòng hiếu thảo, tức lòng biết ơn trong gia đình, cao cả đến độ đã trở thành một giới răn được chính Thiên Chúa mạc khải: "Ngươi hãy thảo kính cha mẹ". Đông hay Tây, Kitô giáo hay ngoài Kitô giáo, điểm hội tụ và gặp gỡ của tư tưởng con người cũng như những đòi hỏi cơ bản nhất của đạo làm người chính là lòng hiếu thảo. Đã làm người thì có lẽ ai cũng thấy được ý nghĩa và sự bó buộc của lòng thiếu thảo. Đó là đạo tự nhiên nhất của con người. Tuy nhiên, chỉ trong ánh sáng mạc khải, chúng ta mới thấy được ý nghĩa sâu xa của đạo hiếu ấy.

Là nhà chuyên môn về con người, Đức Gioan Phaolô II đã có một cái nhìn sâu rộng về đạo lý ấy. Trong số 18 của bức tâm thư gởi cho các gia đình nhân năm quốc tế gia đình 1994, Ngài đã nói về nền tảng của giới răn thứ tư như sau:

"Hãy thảo kính cha mẹ, bởi vì theo một nghĩa nào đó, các vị ấy đối với ngươi là những người đại diện của Chúa, những người đã ban tặng sự sống cho người, đã đưa ngươi vào cõi sống nhân linh, vào trong một dòng dõi, một quốc gia, một nền văn hoá. Sau Thiên Chúa, ác vị ấy là những ân nhân đầu tiên của ngươi. Nếu chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng tốt lành, nếu chỉ một mình Ngài là Đấng thiện hảo, thì cha mẹ ngươi cũng được thông phần một cách độc nhất vô nhị vào chính sự tốt lành tối thượng ấy, bởi đó, ngươi hãy thảo kính cha mẹ ngươi".

Theo Đức Thánh Cha, nền tảng của lòng thảo kính đối với cha mẹ chính là Thiên Chúa. Con cái phải thảo kính cha mẹ vì cha mẹ là đại diện của Thiên Chúa. Như vậy, đạo hiếu được xây dựng trên chính niềm tin vào Thiên Chúa. Cũng theo Đức Thánh Cha, giới răn "ngươi hãy thảo kính cha mẹ" không chỉ một chiều, nghĩa là không chỉ đòi buộc con cái mà thôi, nhưng còn là một bổn phận của cha mẹ nữa. Ngài viết:

"Giới răn "hãy thảo kính cha mẹ" nhắc nhở một cách gián tiếp các cha mẹ rằng: Hãy tôn trọng con trai con gái của ông bà, chúng đáng được như thế, bởi vì chúng hiện hữu, chúng đáng được tôn trọng ngay từ lúc mới thụ thai".

Vẫn theo Đức Thánh Cha, cha mẹ phải hành động, phải cư xử, phải sống thế nào để xứng đáng được hưởng vinh dự và tình yêu mà con cái dành cho họ. Cha mẹ sống bất xứng thì làm sao có thể giáo dục con cái nên người, nhất là biết sống đạo hiếu. Đức Thánh Cha khẳng định:

"Trong kế hoạch của Thiên Chúa, gia đình là trường học đầu tiên dạy về việc nên người trong mọi khía cạnh. Hãy nên người, đó là hiệu lệnh được truyền tụng trong gia đình: làm người với tư cách là công dân của quê hương, với tư cách là công dân của đất nước, và theo kiểu nói ngày nay là công dân của thế giới".

Người xưa thường nói: "Thượng bất chính, hạ tất loạn". Điều này đúng hơn hết đối với đời sống gia đình. Nếu cha mẹ không tỏ ra xứng đáng với lòng thảo kính của con ái, thì chuyện con cái trở thành những người đầu tiên vô ơn với cha mẹ là điều xem ra tất nhiên. Nếu cha mẹ không sống cho ra người, thì con cái bất hiếu là chuyện khó tránh được.

Những bài học về lòng hiếu thảo thì đầy dẫy trong kho tàng khôn ngoan của dân tộc Việt Nam. Điển hình là tích truyện sau đây:
Có hai vợ chồng kia làm ăn khá giả, nhưng lại hà tiện keo kiệt. Trong gia đình có một người cha già trên 80 tuổi, sức yếu,mắt mờ, chân tay run rẩy, cho nên lúc ngồi ăn thường đánh rơi chén cơm.

Người con dâu thấy thế cứ xúi chồng là rầy người cha già. Ông cụ tuy mắt mờ, nhưng tai thính, nên nhiều lúc ngồi ăn mà nước mắt chan hoà. Chén cứ vỡ hoài, người vợ bảo chồng đẽo cho cha một cái chén bằng gỗ cho đỡ tốn kém. Từ đó chén không còn vỡ nữa.

Thế nhưng, một ngày kia vợ chồng đi xa về, thấy đứa con con trang loay hoay đục đẽo. Đến gần, hai người mới nhận ra một chén gỗ sắp làm xong. Được hỏi lý do, đứa con trai ngây thơ trả lời:

"Con làm cái chén này để về sau ba má có chén mà dùng, cũng như ba má đang cho ông nội ăn trong cái chén bằng gỗ".

Sưu tầm (nguồn niemvuimoi.org)

3134    27-04-2011 17:18:00