Sidebar

Thứ Bảy
20.04.2024

Sấm Truyền Cũ_Truyện 141_150


SẤM TRUYỀN CŨ
Truyện Thứ Một Trăm Bốn Mươi Mốt đến Thứ Một Trăm Năm Mươi

TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT
ÔNG ANANA CÙNG HAI BẠN KHỎI LÒ LỬA

Thuở ấy vua Navôcô dạy đúc tượng vua bằng vàng, bề cao sáu mươi thước, ngang lưng sáu thước, cùng dạy dân trong nước phải thờ phượng tượng ấy. vậy cả và dân đều làm như lệnh vua dạy, có một dân Giudêu chẳng khấng thờ lạy tượng ấy mà thôi. Khi ấy trong dân Giudêu có ba người trẻ, một là Anania, hai là Adaria, ba là Mixêa, ba người nầy hết lòng thờ phượng ĐCT; mà bỡi vì ba người làm quan lớn trong nước babilon, cho nên có nhiều quan chẳng ưa và ghen ghét, trông có việc làm cho ba người ấy phải khốn. Vậy có quan cáo cùng vua rằng: Ba người nầy dễ ngươi lịnh vua, chẳng khấn lạy hình tượng vua, như cả và dân. Vua nghe lời binh bãi làm vậy, liền giận lắm, bèn dạy bắt ba người ấy nộp cho vua. Khi ba trẻ nầy đến trước sân chầu, thì mới tâu rằng: Thân lạy đức vua muôn muôn tuổi, chúng tôi kính lạy thờ phượng ĐCT, thì chúng tôi chẳng cuối đầu xuống mà lạy hình tượng vua; đức vau đe phạt chúng tôi, khiên bỏ chúng tôi vào lò lửa, thì chúng tôi sẵn lòng chịu; ĐCT có phép tắc mà cứu chúng tôi, ví bằng Người chẳng muốn cứu chúng tôi, thì chúng tôi cũng quyết lòng chịu như vậy. Bằng hình tượng vua cùng hình tượng các vua, thì chúng tôi chẳng khấng thờ lạy. Vua Navôcô nghe lời tâu như vậy, thì vua cho sự ấy là đều dể duôi vua. Vua liền dạy trói ba trẻ nầy bỏ vào lò lửa, tức thì qu6an dữ lấy lò tói, mà trói ba người ấy cùng bỏ vào lò lửa, lại chất củi và các giống dầu chai dẫn hỏa thêm vào, nên ngọn lửa cất lên cao chín thước, tràn ra từ bề cháy quân dữ xung quanh chết hết nhiều người.

Khi ấy có một Thánh Thiên Thần hiện đến tỏ tường đứng giữa ba trẻ ấy, trong lò lửa, mà làm cho ba trẻ ấy khỏi hại, cho nên ba trẻ ấy chẳng phải nao, dầu mà áo cùng tóc cũng chẳng vi sơ chút nào, còn dây lòi tói thì cháy đi. Ba trẻ ngồi giữa lửa mà đặng mát mẽ, nhưng khi mù sương xa xúông, và ca hát ngợi khen ĐCT, cùng kêu mời mọi vật ĐCT sinh trên trời dưới đất, hãy đến mà ngợi khen ĐCT cùng mình.

Vua Navôcô mắng tiếng phép lạ làm vậy, liền ngự ra đến gần lò lửa, mà kêu ba trẻ nầy, dạy ra khỏi, thì ba người vưng lời mà ra trước mặt vua. Vua thấy phép lạ nầy, thì vua sợ hãi lắm. Vậy vua mới phán truyền cho cả và dân trong nước mà rằng: ĐCT là Chúa phép tắc vô cùng, đã làm phép lạ rất trọng trong nước trẫm, cho nên trẫm quyết lòng nhắc lại cho cả và dân thiên hạ đặng biết, Vì chưng người có phép tắc vô lượng vô biên, nước Người là nước đời đời vô cùng, và phép tắc Người là phép cả, chẳng có phép nào ví cho bằng. Ấy vậy vua nầy khi nãi dữ tợn quá lẽ, muốn giết kẻ thờ phượng ĐCT, thì bây giờ trở lòng khác, lại làm chứng cùng cao rao ngợi khen phép tắc ĐCT khắp mọi nơi.

Các Thánh gẫm rằng: ba trẻ nầy ở trong lò lửa, nên ví dụ các thánh chịu sự khốn khó ở đời, sự khốn khó là như lửa, nhưng mà lửa đốt đặng lòi tói mà thôi, nghĩa là lửa ấy đốt tiêu hủy yếu đuối, mà làm cho các thánh trở nên mạnh mẽ can đảm hơn nữa. Thiên thần phù hộ cho ba Trẻ trong lò lửa, ấy là ĐCT ở cùng những kẻ chịu khốn khó vì đạo thành Người. Lại lò lửa hỏa hào nóng nảy, mà trở nên chốn thanh nhàn mát mẻ, nghĩa là sự khốn khó hoá nên sự vui mừng. Sau nữa, lửa nầy đốt những quân dữ đứng xung quanh, nghĩa là sự khốn khó thì làm hại cho kẻ bày đặt sự dữ mà thôi. Song le thủơ trước ĐCT làm phép lạ trước mặt thế gian mà làm chưng, kẻo ta hồ nghi phép tắc Người, mà rày Người chẳng còn làm phép lạ bề ngoài như av65y nữa, song Người phù hộ cứu giúp thuở xưa làm sao thì rày Người cũng còn phù hộ các thánh bề trong như làm vậy luôn.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI HAI
VUA NAVÔCÔ KIÊU NGẠO VÀ PHẢI PHẠT

Vua Navôcô đánh dẹp đặng các nước gần xa đều đầu phục, nên vua trở lòng kiêu ngạo quá lẽ; bỡi vua đặng sang trọng thanh nhàn qúa phẩm, nên dường như quên mình là kẻ phàm gian. Vậy ĐCT định phạt vua nầy, nên gương cho kẻ đời sau đặng biết, ĐCT ghét kẻ kiêu ngạo là thể nào. Vậy có một ngày kia vua nằm chiêm bao thấy sự rất phi thường quái dị, nên dạy ông Đaniê cắt nghĩa như thuở trước. Thì ông Đaniê vưng lịnh mà rằng: Điềm chiêm bao vua thấy, là một cây cao lớn tận trời, nhành ngọn dum da im mát, che dợp cả và đất, nhành cây ấy tốt lành rất mực, cùng trổ sinh các giống trái trăng; lại có các loài lục súc thú vật, đang dựa dưới bóng cây ấy mà ăn no ngủ ấm, còn các giống chim đỗ trên ngọn cây ấy mà làm tổ. Vậy cây rất cao lớn tận trời che dợp cả và đất, ấy là vua đặng sang trọng cao lớn rất phẩm vỗ trị cả và nước. các loài cầm thú đỗ dựa trên dưới cây ấy là muôn dân thiên hạ lớn nhỏ đều nương nhờ ân đức vua thảy thảy. Đoạn thì vua nghe tiếng phải trời phán rằng: Hãy đốn cây nầy đi cho đứt, mà hãy để rễ nó vậy, thì nó sẽ chịn mù sương, mà ở lộn cùng muông chim cho đủ bảy năm.

Ấy là lời ĐCT định phạt vua, là phải đuổi đi, chẳng còn kể là loài người ta nữa; lại sẽ ở làm một cùng các loài lục súc, và sẽ ăn cỏ như trâu bò, cùng sẽ chịu sương tiết, cho đến khi vau biết suy lại có đức ĐCT ở trên trời, là vua cả trên hết các vua là đấng quân định bờ cõi cho các nước, đặt phẩm trật cho kẻ làm vua, cất quờn chức kẻ lớn xuống làm thứ dân, thì tự ý Người, chẳng ai chống cãi dặng. Ông Đaniê nói tiên tri thì mọi sự hóa nên đích thật, như ta thấy sau nầy. Vậy đang khi vua Navôcô ngự ra dạo chơi, xem thành phố mà thấy thành Babilon là kinh đô nước mình, thì khen thành ấy rất tốt đẹp kiên cố, tư bề có thành đá cao rộng rãi bao vây, có đại gaing chảy vào trong thành, rồi dân sự thì thâu hiệp lập vườn tược phố phường trong ấy; chẳng ngờ thoát chúc vua ấy phải tay ĐCT đá đến, liền trở nên điên cuồng, chẳng còn biết đi gì nữa, người ta đuổi vua ra ngàoi đồng, ở lộn lạo cùng muông chim cầm thú bảy năm, mà móng tay cùng tóc vua dài như móng chơn chim ác, cùng như lông con diều ác vậy.

Ông thánh Bêđanô gẫm rằng: Vua Navôcô phải phạt dường ấy, là ví dụ loài kẻ có tội, bỡi trở lòng kiêu ngạo cùng ĐCT, thoát chúc nó liền mất quờn chức làm con

ĐCT, như vua Navôcô mất quờn làm vua; lại nò trở nên giống muôn chim mê đắm những sự hèn hạ; cũng như vau Navôcô hóa nên giống loài lục súc, ăn nằm dưới đất các dơ day; nó phải đuổi ra, chẳng đặng làm bạn cùng các thánh, cũng như vua Navôcô chẳng còn ở đặng cùng loài người ta nữa; mọc lông vút như muông chim dữ tợn, ấy là nó trở nên lung lăng bạo ngược. Sau hết, vua Navôcô ở lộn xộn cùng các giống muông chim, cũng một lẽ ấy làoi kẻ có tội phải ở làm một cùng ma quỉ. Song le vua Navôcô mắc phải khốn nạn làm vậy, khỏi bảy năm biết mở con mắt ra, mà kêu xin cùng ĐCT, liền đặng trở lại nên người ta, cùng lên làm vua; đó là ví dụ chỉ kẻ có tội, đến khi ăn năn trở lại cùng ĐCT, thì đặng làm con ĐCT, như thuở trứơc. Vậy tội kiêu ngạo thuở xưa, làm cho Thiên Thần trở nên ma quỉ, rày đức khiêm nhượng làm cho kẻ đã nên giống muông chim, lại đặng trở nên Thiên Thần, và đẹp đẽ trước mặt ĐCT.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BA
VUA BATAXA KIÊU NGẠO MÀ PHẢI PHẠT
(Trước giáng sinh 538 năm)

Vua Bataxa nầy là cháu vua Navôcô, lên trị vì nước Babilon và trở lòng kiêu ngạo quá lẽ, những dể người ĐCT, dám dùng các chén dĩa trong đền thờ thành Giêusalem, mà vua ông đã lấy thuở trước đem về trong thành Babilon. Vậy có một lần đang khi vua Bataxa cùng chư tướng ăn tiệc, thì vua dạy lấy chén dĩa thánh ấy, mà dưng rượu cho chư tướng uống, lại khen ngợi các bụt thần mình thờ, mà dể ngươi ĐCT; chẳng ngờ tự nhiên vua thấy một bàn tay, cầm bút mà chép ba chữ vào vách; ấy là lịnh ĐCT đoán phạt vua; nhưng mà vua chẳng hiểu đặng. Vậy vua liền đòi các tấn sĩ trong thành Babilon tụ hệip đến mà xem xét hoặc có ai cắt nghĩa đặng ba chữ ấy chăng. Nhưng chẳng có một ai cắt nghĩa đặng hết. Bấy giờ bà hoàng hậu mới nhớ lại thuở xưa ông Đaniê đã cắt nghĩa cho vua ông một hai sự rất bí mật, bà ấy liền tâu vua, xin đòi ông Đaniê mà hỏi. Vua liền dạy đem của lễ đi với ông ấy đến, mà xin cắt nghĩa cho chóng, vì vua sợ lắm. Ông Đaniê chẳng khấng chịu lấy một vật gì của vua, một tâu vua rằng: Thuở xưa vua ông kiêu ngạo quá lẽ, mà đức ĐCT phạt, lẽ thì con cháu phải suy mà sợ mới phải, chẳng ngờ vua lại kiêu ngạo, dể ngươi ĐCT, quá hơn nữa, thì Chúa đã định phạt vau đêm nay phải chết khôn nạn. vậy tôi cắt nghĩa ba chữ ấy cho vua nghe: chữ thứ nhất là Manê, chữ thứ hai là Têsê, chữ thứ ba là Pharê. Chữ manê nghĩa là ĐCT đã đếm nàgy giờ vua trị nước, mà bây giờ đã mãn rồi. Chữ Têsê nghĩa là ĐCT lấy lẽ công bình mà cân phước tội vua, thì vua thếiu lắm. Chữ Pharê nghĩa là ĐCT sẽ chia nước vua cho các nước chư hầu, là nước Biêtxia và nước Mêđia. Tiên tri phán đoán làm vậy, thì vua sợ hãi, và ngợi khen ông ấy, mà chẳng biết lo liệu làm sao.

Vậy thuở ấy nước Biếtxia và nước Mêđia đem binh đến vây thành Babilon lâu năm, mà chẳng hãm đặng. Một đêm ấy quân giặc nhập vào bên trong mà mỡ cữa thành. cho đại binh xông vào mà chém giết dân trong thành. Đêm ấy vua Bataxa phải hai tướng giặc vào thành mà giết đi; cho nên nước Babilon phải tiêu hủy hết, từ ấy nước Biếtxia và Mêđia chia nhau mà cai trị.

Truyện nầy dạy ta gẫm: Kẻ nào cả lòng dạy người phép mầu nhiệm Thánh thể, là phép trọng hơn chén dĩa đền thờ thành Giêrusalem thì kẻ ấy đến ngày sau sẽ phạt nặng nề. ĐCT phạt vua nầy dường ấy, khi kẻ chịu phép Thánh Thể chẳng nên, thì Ngươi sẽ phại nặng nề là thể nào nữa. Vậy giáo hữu phải lấy lòng kính sợ sốt sắng mà rước Chúa cực trọng vô cùng, có muôn vàn Thiên Thần chầu chực luôn mà những Thiên Thần ấy hằng sẵn sàng phạt kẻ dám dể ngươi phép cực thánh nầy.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BỐN
ÔNG ĐANIÊ KHỎI MIỆNG SƯ TỬ

Khi nước Babilom phải phá tuyệt, thì ông Đariô, là tứơng nước Mêđia, cũng là chú vua Xêrô, lên làm vua trị xứ Babilon, đã thuộc về nước Biếtxia. Vua nầy kính ông Đaniê lắm, vì đã biết người là kẻ ĐCT phù hộ, mà đã đặng biết mọi sự hậu lai của vua Navôcô. Cho nên vua Đariô phong cho ông Đaniê làm quan lớn, hay lấy các việc trong nước. Song le chư tướng thấy ông Đaniê có thân thế đặng vua yêu dùng, thì ghen ghét, toan cáo gian người cho bỏ; nhưng mà bỡi nó chẳng biết lấy đi gì mà cáo; thì nó quyết lòng lấy cớ đạo thánh mà cáo người rằng: ở chẳng hết lòng cùng vua. Trước khi nó dưng bản, thì nó giục vau ra chỉ, dạy cả và nước rằng: Chớ cầu xin kêu khẩn đều gì cùng Chúa nào, cho đủ ba mươi ngày, một cầu xin kêu khẩn cùng vua mà thôi. Vua liền nghe, bèn ra lịnh cấm cùng dạy như làm vậy; mà cả và nước chẳng ai dám cãi định quái gỡ ấy, có một ông Đaniê xét rằng: chẳng nên bỏ lề luật ĐCT, mà a dua lẽ trái. Ông nầy hằng ngày quen nguyện xin cùng ĐCT ba lần, thì người cũng giữ thói quen mà làm vậy. Chư tướng đã biết trước, ông nầy chẳng vưng vịnh vua, nên nó cho kẻ rình người, đặng làm chứng mà cáo cùng vua. Vậy khi vua nghe lời cáo thể ấy, thì lòng vua muốn tha ông Đaniê, nhưng mà chư tướng đe rằng: Nếu vua tha, thì nhẹ lịnh vua; còn có ai thèm vưng lịnh vua nữa? Hễ vua đã phán đều gì, thì chẳng nên bãi đều ấy. Vậy vua dầu mà có lòng muốn cứu ông Đaniê, nhưng chẳng làm chi đặng, vì vua sợ chư tứơng quá lẽ. Vậy vua liền chìu theo lòng nó, dạy bỏ ông Đaniê vào hang sư tử. Song le vua hồ nghi lòng quân nầy, e độc dữ hơn sư tử. nên dạy đánh con phong vua nơi cữa hang, hoặc sư tử tha ông nầy, mà quân dữ giết người chăng; lại vua có lòng tin cậy ĐCT sẽ cứu ông Đaniê khỏi chết.

Sáng ngày vua ngự đến đó, mà kêu ông Đaniê, tức thì ông ấy ứng tiếng mà tâu lên. Vua mầng lắm, dạy mở cửa cho người ra; bằng quân dữ đã bày chước gian cáo người, thì vua dạy bỏ nó vào cho sư tử ăn thịt. Những đứa bày mưu cáo ông nầy, liền phải bỏ vào hang ấy, nó chưa kịp bước vào, thì sư tử đã hớp lấy nó mà nhai xương tức thì. Vậy khi ông Đaniê ra khỏi hang ấy, thì người hết lòng đội ơn ĐCT đã cứu lấy đầy tớ hèn mọn của người.

Ông thánh Hiêrônimô Thánh Sư gẫm rằng: ông Đaniê nầy gương dạy dỗ chúng ta, khi nào ĐCT cứu ta cho khỏi phạm tội trọng, thì chúng ta phải tạ ơn ĐCT, mua xin phép Chúa, cho nên chúng ta mới đặng khỏi sa chước độc. Trong Sấm truyền nói rằng: tội trọng là giống độc dữ hơn hùm hơn sư tử, vì tội trọng giết linh hồn. Cho nên nếu ta đặng khỏi sa phạm tội trọng ấy là khỏi miệng sư tử, thì ta phải mầng rỡ và cám đội ơn ĐCT.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI LĂM
BÀ XUXANNA CHUỘNG SỰ SẠCH SẼ

Bà Xuxanna là người Giudêu, kết bạn cùng ông Giuakim, đầu mực dân Giudêu, mà phải lưu đày ở trong nước Babilon. Bà nầy đặng cha mẹ dạy dỗ từ thuở bé thơ, nên giữ nết na chẳng theo thói thế gian, lại có kính sợ Đ C T.

Vậy khi ấy co hai lão già, làm đầu trong dân năng đến nhà ông Giuakim, thấy bà vợ ông nầy có duông nhan đẹp đẽ, thì hai lão ấy phải lòng người cả hai; nhưng ban đầu hổ ngươi, chẳng dám nói ra cùng nhau sự ấy; mà lâu lâu chẳng còn dấu đặng, thì mới ngõ lời cho nhau biết. Vậy nó tính kiếm thế nào cho đặng cám dỗ bà ấy, theo ý xấu xa của nó.

Vậy hai lão hư nết nầy đến rình nhà ba ấy lúc bà nầy đi tắm trong vườn, nó ẩn mật lén theo sau người, và lừa khi con đòi bà ấy đi ra khỏi vườn, thì hai đứa ấy mới tới và nói cho bà ấy biết, nó phải lòng bà ấy, nó lại ngăm rằng: nếu mà chẳng ưng theo ý nó, thì nó sẽ cáo trước mặt dân rằng: đã thấy bà ấy phạm tội cùng một người trai.

Bấy giờ bà Xuxanna nhớ ĐCT hằng xem tấhy mọi sự, thì khóc lóc mà nói rằng: khốn tôi mọi đàng! nếu mà tôi theo ý phô ông thì tôi phải chết, mất phần linh hồn đời đời; nhược bằng tôi chẳng nghe lời phô ông thì tôi lại phải chết phần xác, xấu hổ trước mặt thế gian chẳng sai; nhưng mà tôi thà phải chết trong tay người ta mà theo đàng phứơc đức, chẳng thà sa phạm tội trước mặt ĐCT thằng xem thấy tôi luôn. Hai lão già nghe vậy, thì trở lòng giận ghét bàn tri hô lên, cùng mở cữa vườn, kêu người ta đến, mà cáo bà ấy rằng: chúng nó đã bắt đặng bà ấy đang phạm tội cùng người trai kia; chúng nó đang bắt thằng ấy, nhưng mà bởi già yếu, thằng kia thì mạnh, nên chạy khỏi đặng. Vậy chúng nó lạy giam bà Xuxanna, phú cho quân canh giữ một đêm ấy, đến sớm mai sẽ đem nộp cho quan phân xét.

Các Thánh gẫm rằng: truyện bà nầy nên gương ta phải bắt chước: khi nào ma quỉ giục ta phạm tội gì, thì phải nhớ đến lời bà Xuxanna rằng: ĐCT hằng xem thấy hết mọi sự luôn. Dầu người thế gian chẳng hay, nhưng lẽ nào giấu cho khỏi ĐCT biết đặng. Lại khi người thế gian xui giục ta phạm tội, mà nó ngăm đe làm hại ta, thì ta phải cứ lời bà Xuxanna mà rằng: thà chết trong tay người ta mà chịu oan ức, chẳng thà phải tay ĐCT phạt nặng nề đời sau.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI SÁU
BÀ XUXANNA KHỏI ÁN XỬ OAN

Khi họ hàng bà Xuxanna nghe người mắc phải như vậy, thì khóc lóc thương tiếc. Vốn xưa nay bà ấy có tiếng nhơn đức nết na, nhưng mà bà con chẳng biết lấy lẽ nào mà chống lời kẻ làm chứng chính con mắt nó đã thấy sự ấy. Song le bà nầy chẳng ngã lòng một trông cậy ĐCT là đấng chẳng bỏ kẻ vô tội. Vậy đang khi quân dữ cáo người, thì bá ấy ngửa mặt lên trời, kêu xin ĐCT làm chứng, vì mình là kẻ vô tội. Bà ấy lại phân phô rằng: nếu mà tôi phải chết, thật là oan tôi mà chớ.

Song chẳng ai chịu nghe lời người, cả và dân đoán phải đem ra ngoài thành mà ném đá, theo luật ông Môisen truyền. Bấy giờ ĐCT mở lòng cho ông Đaniê (khi ấy người hãy còn trẻ) lên tiếng giữ đông thiên hạ mà rằng: Ai muốn làm hại người nhơn đức nầy thì mặc ai, tôi chẳng dự đến việc ấy, ngày sau tôi chẳng phải đền vì tội oan ức đến việc ấy.

Ông Thánh Bênađô gẫm rằng: ông thánh nầy còn trẻ mà dám chống kẻ lớn tuổi, đặng ngăn đón cả và dân kẻo xiêu lòng theo sự trái, nên gương cho ta hay: chẳng nên vì thể, sợ tiếng người ta trách rằng: kiêu ngạo hay chống cãi lời kẻ lớn. Song le dầu cả và thiên hạ xiêu theo lẽ trái, còn một mình ta, thì ta cũng nên a tùng, một phải chống cãi hết sức mình.

Khi ông Đaniê nói làm vậy đoạn, thì ai nấy mới ngưng lại, và giao việc ấy cho người xét. Bấy giờ ông Đaniê tra hỏi riêng từ đứa, thì mới biết tỏ tường nó đã cáo gian, vì lời khai nó chẳng hiệp nhau. vậy bà Xuxanna khỏi phải chết oan, mà kẻ cáo lại phải ném đá, là hình khổ có toan làm cho kẻ khác.

Các thánh khen bà nầy có lòng vững vàng, cùng làm gương nết na cho các người nữ đặng soi, còn hai lão già quái gở kia phải xấu hổ, vì nó có phép trị ân, mà chẳng biết trị nết xấu mình, lại cậy quờn chức, mà toan mưu làm hại người nhơn đức.

Các thánh lại gẫm rằng: bà Xuxanna chẳng nghe chước dối, mà luận theo thế gian rằng: quân dữ hiếp tôi, tôi chống trả chẳng lại, nên tôi phải nghe theo nó, nào có tội gì trọng đâu? Bà ấy chẳng có luận làm vậy; người một suy có ĐCT làm chứng và phán xét, vậy thì bao nhiêu chước dối đều phải tan mất đi. Bà ấy quyết lòng giữ tiếng mình cho sạch, mà chẳng lo che miệng thế gian. Bà ấy chuộng sự sống đời đời, hơn là sự sống tạm ở đời nầy.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI BẢY
ÔNG ĐANIÊ PHẢI BỎ VÀO HANG SƯ TỬ

Ông Đaniê ra khỏi hang sư tử, sống bình an chẳng đặng bao lâu, kế gặp sự khốn khác. Số là trong thành Babilon, dân sự sùng bái bụt Bêlô, cất chùa nguy nga tốt đẹp, các sãi hằng ngày dưng cho bụt mười hai thùng bột lọc, bốn mươi con chiên, cùng nhiều vò rượu. Hễ ban đêm vắng người trong chùa thì các sãi theo đừơng đào dưới đất mà vào cùa, lấy hết các đồ ăn úông, đem về tặng viện àm chia với nhau. Nó lại phỉnh dân mà rằng: Bụt sống rất linh, ăn uống hết các đồ, ngày nào cũng vậy, Bỡi đó vua hằng ngày ban phát cùng cúng cấp của ăn cho bụt, mà vua cùng dân sự đều tin bụt ăn uống của ấy. Vua kính bụt nầy lắm, và khuyên ông Đaniê bắt chước vua mà thờ lạy bụt ấy. Bấy giờ ông Đaniê tâu vua rằng: Tôi thờ lạy một ĐCT là đấng hằng sống vô cùng, tôi chẳng có thờ phượng các giống tay người ta bày ra đâu. Vua bèn nói cùng người rằng: chớ thì nhà ngươi tưởng bụt trẫm chẳng sống hay sao? Nhà ngươi chẳng tấhy người hằng ngày ăn úông nhiều đồ làm vậy, mà chẳng sống thì làm sao? khi ấy ông Đaniê cười mà tâu vua rằng: Thân lạy đức vua, bụt là hình đồng, trong bụng có những đất cát, àm ăn làm sao đặng? vua giận, đòi các sãi đến nhà mà hỏi rằng: Ví bằng bay muốn sống, thì bay phải xưng ngay cho trẫm biết: ai ăn uống bánh trái rượu thịt trẫm cúng trong chùa hằng ngày làm vậy? Nếu mà bay làm chứng chắc, bay hãy nói cho trẫm biết, thì trẫm sẽ giết Đaniê nầy, vì nó quấy quá, để ngươi bụt ta quá lẽ.

Bấy giờ các sãi tâu vua rằng: Hôm nay mới tôi sẽ ra khỏi chùa thảy thảy, xin vua dạy sắp đặt lễ vật trên bàn thờ; đoạn đóng các cửa lại, cùng đánh con phong vua vào cho chắc: nhược hằng sớm mai các đồ cúng chẳng còn trên bàn thờ, thì vua biết mới tôi nói thật là thể nào. Tức thì vua liền nghe ngự đến chùa, mà đem lễ vật đến cúng như mọi khi và đặt trên bàn thờ. Đoạn các sãi ra khỏi chùa mà bỡi ông Đaniê biết mưu gian các sãi, nên người dạy rắc tro trên đá lót khắp mọi nơi trong chùa, đoạn đóng các cữa lại cùng đánh con phong vua. Đến tối các sãi quen thói cũ, đem nhau lòn xuống hang mà vào trong chùa, lấy đồ cúng hết, đem về tặng viện. Sáng vua ngự đến chùa, có ông Đaniê theo hầu, thấy con dấu phong hãy còn nguyên, vua liền dạy mở cửa chùa, vào thấy các đồ đã mất hết chẳng còn một vật gì, thì vua lên tiếng rằng: Bụt thật linh lắm, đã hưởng hết bánh thịt, tậht chẳng phải là việc dối trá đâu. Vua hòng vào mà lạy bụt, thì ông Đaniê tâu rằng: Xin đức vua ghé con mắt mà xem cho tường đã. Người lấy tay chỉ dưới đá lót cho vua xem, thì thấy những dấu chơn lớn chơn nhỏ vào ra in trên tro đã rắc. Vua mới biết, bấy lâu nay vua đã mắc mưu gian của các sãi dối trá nầy, vua giận lắm bèn dạy phá hũy bụt cùng chùa nầy, lại giết các sãi hết thảy nội ngày ấy.

Khỏi việc nầy chưa đặng mấy, thì ông Đaniê lại mắc phải sự khác. Khi phá chùa bụt Bêlô đạon, vua cùng cả và dân thành Babilon lại thờ một con rắn lớn quái gở; vua khiến ông Đaniê thờ con rắn ấy mà rằng: rày nàh ngươi chẳng còn lẽ gì mà chê bụt nầy nữa; bụt kia chẳng hay ăn uống, thì đã đành, bằng bụt nầy thì sống, lại hay ăn úông. ông Đaniê lại tâu rằng: Tôi xin phép đức vua, tôi chẳng dùng gươm giáo hay là dùi gậy gì mà giết nó, tôi một làm cho nó chết trước mặt vua bây giờ. Vua liền ban phép. Ông Đaniê lấy mỡ cùng chai, và lông lục súc, nhồi lại làm một viên lớn, đem ném vào cho con rắn nó nuốt đi, chẳng tới một giờ liền nứt ruột mà chết. Dân sự thấy vậy thì tiếc bụt lắm, cùng toan làm hỗn nào. Dân sự khai van rằng: vua nầy đã nên người Giudêu, phá bụt Bêlô lại giết bụt rắn nầy nữa. Các sãi cùng kêu van xin nộp ông Đaniê cho dân, nếu vua binh ông ấy, thì nó sẽ trở lòng mà giết vua, cùng cả và dòng vua nữa. Vua sợ bèn phú ông Đaniê cho nó. Vậy nó bỏ người vào trong hang sư tử, để người trong ấy bảy ngày tròn. Song le sư tử thà nhịn đói bảy ngày ấy, chẳng thà làm hại ông nầy, vì có một thánh Thiên thần ở trong hang ấy gìn giữ người luôn, lại khi người đang ở trong hang sư tử thì ĐCT thì bảo ông tiên tri Abacúc, ở nước Giudêa, đang đi gặt lúa, cùng dạy người đem cáho đến cho ông Đaniê ăn, kẻo chết đói. Ông tiên tri nầy chẳng biết đàng đi, vì xa xác lắm, thì có một táhnh Thiên thần cầm tóc người mà đem đi, một giây liền đến thành babilon cho ông Đaniê ăn cho khỏi chết đói, đoạn thì Thiên thần lại đem ông Abacúc về xứ Giudêa. Khỏi bảy ngày vua ngự đến trong hang ấy, thấy ông Đaniê còn sống và sức khỏe như thường, thì vua ngợi khen ĐCT có phép tắc vô cùng, và dạy giết kẻ thù ghét ông Đaniê.

Những truyện nầy có nhiều lẽ ta nên suy gẫm: Nhứt là kẻ có lòng tin cậy ĐCT, mà cứ một lòng bền vững xưng danh Chúa trước mặt thế gian, thì thế gian chẳng làm chi đặng vì có ĐCT che chở luôn. Dầu mà người nhơn đức phải tù rạc, phải ngục hình, thì có Thiên Thần Chúa giữ gìn luôn. Nếu ĐCT chẳng cứu cho khỏi chết phần xác, thì chẳng có thiệt gì về phần linh hồn. Người nhơn đức chết sớm vì đạo thánh Chúa, thì mau đặng về chốn vui vẻ thanh nàhn vô cùng.

Các Thánh gẫm rằng: ông Đaniê ở trong hang sư tử mà khỏi sư tử ăn thịt, nên ví dụ ĐCG chịu quân Giudêu là kẻ có lòng độc miệng dữ hơn con sư tử nữa. Ông Đaniê khỏi hang sư tử thì đặng vua khen ngợi thương yêu hơn trước nữa, ấy là vì

Dụ ĐCG sống lại, thì thiên hạ ngợi khen kính chuộng Người hơn thuở trước nữa.

Các Thánh lại gẫm rằng: phải các vua chúa biết trừng trị kẻ cáo gian, như vua nầy, cùng phạt nó nặng nề, bằng nó đã toan làm hại cho kẻ khác, thì nước nhà sẽ đặng bình an, kẻ lành khỏi bị oan ức, và kẻ dữ không còn đặng hung bạo nữa.

Song lẻ ông thánh Ghêlêgoriô Giáo tông rằng: ý mầu nhiệm ĐCT để cho đời nầy sinh sự hỗn hào, mà bỡi sự hỗn hào ấy lại đặng sự lành. Ông Abêlê đặng nên thánh bỡi thằng Cain có lòng ghen ghét; ông Giacop bỡi Egiau báo thù, vua Đavít bỡi vua Saolê làm hại, và ông Đaniê nầy đặng vua chúa yêu chuộng, lại đặng làm quan xét trong ba bốn đời vua, đó là bỡi sự khốn khó người gặp, nên như bậc thang cho người bước lên cao. Ông Đaniê phải chịu trăm sự khốn khó gian nan, thì mới đáng ĐCT đặt lên làm tiên tri cả, nói trước năm tháng ngày giờ Đấng Cứu thế sẽ ra đời. Ấy vậy sự dữ thế gian là đồ ĐCT thường dùng, mà dựng lên mọi sự lành, làm cho người nhơn đức đặng nên thánh và đặng nhiều công nghiệp ngày sau.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI TÁM
ÔNG TIÊN TRI GIONA PHẢI CÁ VOI NUỐT

Tiên tri Giona là người nước Giuđêa. ĐCT chọn ông nầyđi giảng cho dân ngoại đạo. Vậy ĐCT dạy tiên tri nầy đi thành Ninivê, là chợ cả nước kẻ ngoại, mà giảng và đe phạt thành rằng:còn bốn mươi ngày nữa, thì ĐCT sẽ phá tan tác cả và thành nầy, vì tội lỗi thành nầy đã tan ra như nước lục. Song le ông ấy chẳng khấng vưng lịnh Chúa, mà trốn xuống tàu trẩy đi phương tây; nhưng ĐCT chẳng để cho người làm theo ý riêng.

Vậy khi Giona xuống tàu, liền phát lên một trận giông tố, ông Giona thấy ĐCT phạt làm vậy, thì người xuống nằm dưới đáy tàu buồn bực và ngủ mê. Bấy giờ bạn tàu thấy phong ba thổi mạnh, nên bỏ đồ xuống biển cho nhẹ tàu, mà vô ích; nước một khỏa vào, sóng trào lên cao như núi; vậy bạn tàu hết sức khấng vái cung bụt thần, xin cứu cho khỏi nạn. Đang lúc hổn hào kinh khủng như vậy, thì ông Giona im liềm nằm ngủ; lâu lâu bạn tàu đánh thức người dậy, mà rằng: chúng ta hòng chết hết, mà ông chẳng lo, một ngủ, ông thờ phượng Chúa nào, thì ông hãy khần vái cùng người coi thử, hoặc người cứu ta khỏi nạn nầy chăng.Ông Giona mới nói cùng quân ấy rằng: Tôi là đầy tớ ĐCT dựng nên trời cùng biển, mà bỡi vì tôi cải lệnh Người, nên Người làm cho phô ông mắc phải phong ba nầy; phô ông muốn cho khỏi hãy bỏ tôi xuống biển, thì sẽ lặng gió.Nó nghe người nói làm vậy; vốn thì thương người; nhưng nó sợ chết hơn, nên mới ném người xuống biển thoát chúc liền im lặng . Bấy giờ ĐCT cho một con cá voi lội đến, nuốc sống tiên tri nầy vào bụng, nhưng người chẳng chết, ở trong bụng cá thì người những ngợi khen ĐCT chẳng khi dừng.

Ấy vậy ông Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm, đoạn con cá lội vào bãi cát mà khạt người ra còn sống. ĐCT làm phép lạ nầy cho ông Giona, tám trăm năm trước Chúa ra đời, nên ví vụ ĐCG ở trong huyệt đá ba ngày ba đêm, đoạn người thắng ma qủi mà sống lại vinh hiển.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI CHÍN
ÔNG GIONA GIẢNG CHO DÂN THÀNH NINIVE

Khi ông Giona lên bãi biển, thì ĐCT dạy người đi thành Ninivê, mà khuyên dân thành ấy phải lo ăn năn tội trở lại cùng ĐCT . Vã thành Ninivê là thành lớn, từ cữa nầy qua cữa kia, đi đặng ba ngày dàng mới đến. Vậy khi ông ấy đi đặng một ngày, đến giữa thành , thì người lên tiếng mà giảng rằng :Còn bốn mươi ngày nữa ĐCT sẽ phá tan thành nầy, chẳng còn dong nữa.

Kẻ trong thành Ninivê nghe lời tiên tri đe phạt làm vậy, bèn sợ hãi lắm, cùng tin lời tiên tri như lời Chúa; Dầu vua thành Ninivê, khi nghe lời cực trọng làm vậy,. Liền cởi áo cẩm bào ra, mà mặt lấy áo nhậm; chẳng còn ngự trên ngai, một ngồi trên đống tro; đoạn phán lịnh cùng như tướng rằng: mọi người trong nước và các giống loài vật, thì phải cầm chay kiêng ăn uống; và ai nấy lớn bé phải khóc lóckêu xin cùng ĐCT thương xót . Cả và dân lớn bé đều mặt áo nhặm thảy thảy, cùng hãm mình đền tội, cho cân xứng tội mình đã phạm ngày trước; ai nấy khuyên nhau phải bỏ đang tội lỗi, chừa mọi sự trái mà rằng: Âu là ĐCT sẽ ghé mắt lại mà thương xót thứ tha chẳng phạt như lời tiên tri đã phán, Cả và thành hết lòng khiêm nhượng,mà cầu khẩn Người dủ lòng thương xót. Vậy ĐCT liền đổi lệnh đã phán khi trước, mà thứ tha cho dân thành nầy.

ĐCT cắt nghĩa tryuện nầy trong sách Êvang mà rằng: quân thành Ninivê nầy sau sẽ cáo nài quân Giudêu trước tòa Chúa phán xét; vì chưnh quân thành ấy nghe lời ông Giona giảng một ngày, mà ăn năn trở lại, còn quân Giudêu nghe lời ĐCG khuyên dạy ba năm, cùng thấy phếp lạ Người làm, mà còn cứng lòng kiêu ngạo, thật chẳng có lẽ gì mà chữa mình đặng.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM NĂM MƯƠI
ĐCT AN ỦI ÔNG GIONA

Khi ông Giona thấy ĐCT tha phạt thành Ninivê thì phàn nàn sợ người ta ngờ mình là tiên tri giã.

Ông thánh Augutinô Giám mục thánh sư gẫm rằng: người chẳng phải tiên tri giã đâu, vì chưng người rao; còn bốn mươi ngày nữa, thì thành Ninivê chẳng còn, lời ấy có nghĩa đích thật lắm. Vì chưng trước bốn mươi ngày ấy, thì dân thành Ninivê những mê chơi bời tội lỗi, mà sau khi nghe lời thánh tiên tri giảng, thì đã bỏ dứt thói xấu ấy. Cho nên thành lũy cữa nhà thì hãy còn, mà nết xấu của dân thành ấy thì đã biến đi, cùng trở nên người mới, là biết thờ phượng ĐCT. Song le ông Giona cắt nghĩa khác, mà bỡi người chẳng biết ý ĐCT , thì phàn nàn lo buồn. Vậy ông ấy ra ngoài thành, ngồi nơi bóng mát, đợi chờ coi việc ra thể nào. Vậy nội đêm ấy có một cây ba thảo leo lên cao, lá xanh tàn dợp; đến khi trời nắng đứng bóng, tiên tri thấy nhờ lá cây nầy che làm cho êm mát chổ đó thì mầng lắm, nhưng mầng chẳng đặng bao lâu , vì chưng đêm sau, có một con sâu cắn đứt rể cây ấy, đến trưa ngày sau liền héo đi nên chỗ đó phải nắng gắt. Ông Giona buồn bực mà than rằng: Tôi chết thì hơn là sống mà gặp những sự buồn rầu chẳng khi đừng.Vậy ĐCT phán rằng:Mầy phàn nàn tiếc cây hèn nầy bỡi đất mọc lên:vã mầy chẳng có chịu khó nhọc gì mà trồng cây ấy, nó leo lên cũng chẳnh phải tại mầy. Song nó bỡi đất mà sinh ra, nay nó héo mà chết, mà mầy còn tiếc làm vậy;huống chi tao phải tiếc thành nầy, có trên một vẹo hai muôn con nít chưa biết biện phân lành dữ, mà tao chẳng biềt thương tiếc bấy nhiêu trẻ ấy thì làm sao?

Các thánh gẫm rằng:truyện nầy dạy dỗ chúng tôi, chớ muốn ĐCT phạt kẻ bề dướikhi nó phạm tội, song le phải lấy lòng thương mà phạt chớ chẳng phải lòng giận ghét. Khi ta thấy ĐCT làm lành cùng ai, thì ta phải vui mầng mà ngợi khen,

ĐCT nhơn từ vô cùng. Sau nữa, ta phải gẫm trong truyện này, ĐCT có lòng thương kẻ có tội, Người đợi nó trở lại, mà tha nó tức thì. Vậy ta phải đến chầu xung quanh tòa ĐCT mà gẫm rằng: Khi chúa cứu thế chưa ra đời mà ĐCT đã có lòng thương dường ấy, huống chi đến đời nầy, là khi ĐCG đã đổ hết mán mình ra, ắt Người sẽ thương xót chúng ta hơn nữa bội phần.

Cho nên ông thánh Augutinô Giám mục thánh Sư gẫm rằng: Đời trước ông thánh Abaraham cùng các thánh tổ tông, còn phải ở nơi giam cầm, chưa thấy mặt ĐCT ; mà đến khi ĐCG chịu đóng đinh trên cây thánh giá , rồi một khi ấy người kẻ trộm đặng lên thiên đàn tức thì. Ấy ĐCT thương đời nầy hơn đời trước vô hồi, nên ta càng phải có lòng kính mến trông cậy Chúa hơn nữa thì mới phải.


2074    17-03-2011 09:39:28