Sidebar

Thứ Năm
28.03.2024

Sấm Truyền Cũ_Truyện 91_100


SẤM TRUYỀN CŨ
Truyện Thứ Chín Mươi Mốt đến Thứ Một Trăm

TRUYỆN THỨ CHÍN MƯƠI MỐT
VUA ĐAVÍT ĐEM HÒM BIA VÀO THÀNH GIÊRUSALEM

Từ ấy về sau vua Đavít đặng bình an, cả và nước Isarae đều phục quyền người, vì kính lịnh Đ C T đã hứa cho người làm vua lâu năm trước. Song le khi ấy thành Giêrusalem còn ở trong tay quân xứ Canaan; quân ấy ngờ chẳng có ai có sức mà phá đặng thành lũy nó, cho nên nó dể ngươi vua Đavít, mà nhiếc rằng: Chúng ta dùng binh láo nhược, là những đứa què quặt mù quáng, mà đánh giặc nầy cũng đặng, chẳng lựa phải tuyển tinh binh làm cho. Song vua Đavít có lòng cậy Chúa, mà lấy đặng thành Giêrusalem, cho nên quân giặc ấy phải vỡ chạy tan tác. Đến khi đã chiêu an quân thành ấy thì người mới lo liệu về sự thờ phượng Đ C T. Vậy thuở xưa, khi vua Saolê chưa lên quờn, thì quân Philixitinh cướp lấy Hòm Bia Truyền Thiên Chúa, mà sau nó phải trả lại cho dân Isarae, thì đã để tạm ở nhà ông Abinađáp bảy năm. Song le bất nhiêu năm vua Saolê trị nước, thì chẳng xem sao đến Hòm trọng ấy.

Vua Đavít có lòng thờ phượng ĐCT thật, thì dạy quân dọn dẹp trong thành Giêrusalem, và làm một nhà tạm che những màn quý đẹp, lại chiếu chỉ toàn bốn muôn dân, để điều lệ phò tá Hòm Bia Truyền Thiên Chúa đến thánh Giêrusalem. Vua chẳng tiếc công, cũng chẳng lo tốn của, một làm hết sức cho trọng thể, mà cung kính ĐCT. Chính mình vua đờn hát, làm đầu muôn vàn người xướng ca đờn thổi mà rước Hòm Bia. Đang khi cả dân mừng rỡ, chẳng ngờ xảy ra một sự làm cho mọi người lo buồn sợ hãi. Là có một người, tên là Ogia, làm quan đốc áp việc đẩy xe chở Hòm trọng ấy về, khi xe thấy con bò kéo xe nó nhảy lên nhảy xuống lúc lắc liền e nghiêng Hòm Bia Truyền Thiên Chúa xuống, thì vội vàng đỡ lấy Hòm ấy; mà người ấy liền phải chết tươi tức thì, vì chưng nó lấy lòng kiêu căng dạn dĩ, giành làm một việc là việc của các thầy đạc đức. Vậy ai nấy xem thấy hình phạt nhãn tiền làm vậy, thì dầu vua dầu dân đều hãi hùng kinh khiếp, chẳng còn dám đem Hòm Bia Truyền Thiên Chúa vào trong nhà vua, một để tạm nhà kẻ khác, vì chẳng kịp toan liệu thể nào.

Các Thánh gẫm rằng: Ví bằng kẻ đời trước phải kính sợ Hòm Bia Truyền Thiên Chúa, là hình ảnh mà thôi; huống chi đời nầy kẻ có đạo phải kính Phép Mình thánh Máu thánh ĐCG, là sự thật và đáng kính sợ hơn là thể nào.

Các Thánh lại gẫm rằng: Vua thánh Đavít là người có công nghiệp nhiều, chịu khốn khó lâu năm, còn chưa dám xưng mình đã đáng để Hòm Bia Truyền Thiên Chúa tạm trong nhà minh; huống chia ta là kẻ có tội, phải sợ hãi khi rước Mình Thánh ĐCG vào lòng ta là thể nào.


TRUYỆN THỨ CHÍN MƯƠI HAI
VUA ĐAVÍT ĐEM HÒM BIA TRUYỀN THIÊN CHÚA
ĐẾN NHÀ MÌNH

Khi thằng Ogia chết khỏi ba tháng, thì vua Đavít một ngày một bớt sợ hãi vì xem thấy nhà giữ tạm Hòm Bia Truyền Thiên Chúa, trong ba tháng ấy đặng mọi sự lành, thì mới dám tính đem về nhà mình, như ý đã loan ngày trước. Vua Đavít cũng suy thằng Ogia phải chết, vì chẳng mời các thầy đạc đức đỡ lấy Hòm Bia Truyền Thiên Chúa, như luật đạo dạy. Vậy lần nầy chẳng dám dùng trâu bò mà kéo xe nữa, một xin các thầy khiêng, lại mừng hát đủ các giống đờn nhịp, trước sau thứ tự nghiêm trang tề chỉnh, chẳng có hỗn độn như khi trước nữa: Hễ đi sáu bước thì đứng lại, mà các thầy tế lễ chiên bò vô số. Lại phen nầy vua Đavít chẳng dám mặc áo ngự bào, một mặc áo trắng như các thầy đạc đức, mà đờn hát mừng rỡ trước mặt Đ C T. cả và dân thành Giêrusalem theo chầu đầm ấm như mây hiệp. Có một mình vợ vua Đavít, tên là Micô, là con vua Saolê, quen tính dễ ngươi, ở trên lầu cao ngồi cửa sổ mà coi. Bấy giờ thấy vua chẳng mặc áo cẩm bào, mà mặc áo như các thầy đạc đức, thì khinh chê vua, chẳng biết ở cho đúng đứng bực mình.

Khi rồi cuộc lễ, vua hồi cung, thì bà ấy rước vua mà cười rằng: hôm nay vua nước Isarae đã lập công danh, ra oai quờn cao trọng nghiêm trang dường ấy, cổi áo cẩm bào mà múa hát, như con nhà trò trưoc mặt chư tướng, thiên hạ xem thấy thì ngợi khen lắm, thật là xứng đáng cho đứng làm vua, Bấy giờ vua Đavít, chẳng kể lời đờn bà khích báng dễ ngươi, cũng chẳng hổ ngươi, xưng mình là đầy tớ ĐCT, mà phán cùng bà ấy rằng: Vốn xưa nay ta là kẻ rất hèn trong đất nước Isarae, mà ĐCT chọn ta thay quờn đế vương vỗ trị dân lành mà cất chức cha mầy và dòng mầy nữa: cho nên ta biết xưng ra ơn Người đã làm cho ta. Vậy ta trọn đời dốc lòng ở khiêm nhượng, chịu lụy Chúa; ta cầm ta là kẻ hèn mọn trước mặt Chúa, như thuở ta còn ở bực thứ dân.

Vậy vua Đavít chẳng còn nhớ đến quờn chức mình, chẳng quên ơn Chúa làm cho mình đặng thắng trận danh đồn bốn biển, khi bắt đặng chúng gian hùng, khi tay giết các giống muông dữ, khi đặng trận lạ khác, là tha kẻ muốn làm hại mình. Cho nên vua ấy đã nên cao sang quới trọng trước mặt thiên hạ, nhưng chẳng kể sự cao cả sang trọng ấy, một yêu chuộng ở hèn hạ trưoc mặt mình và dễ duôi mình; lại khi người thế gian khinh chê mình, thì chẳng kể, cũng chẳng phàn nàn chấp nhứt.

Vậy ông thánh Ghêlêgoriô Giáo tông gẫm rằng: Ông thánh nầy nên gương dạy dỗ các đấng làm vương tướng, chẳng nên sợ hổ ngươi làm việc thờ phượng Chúa. Và như có người nào để ngươi, thì chớ sá chi lời ấy, như vua Đavít xưa.

Ông thánh Amvoloxio Giám mục thánh Sư gẫm rằng: Đờn bà ấy làm bạn cùng vua Đavít mà ĐCT phạt bà ấy, chẳng cho sinh con, kẻo đờn bà kiêu ngạo lại sinh con kiêu ngạo, giống máu mẹ nó nữa chăng.


TRUYỆN THỨ CHÍN MƯƠI BA
SỰ VUA ĐAVÍT PHẢI XẤU HỔ

Đang lúc Isarae đặng thái bình, thì vua Đavít lại mắc phải giặc ngoại. Số là vua Đavít mắng tiếng vua nước Ammon đã băng hà, mà hoàng tử lên ngôi, liền nhớ lại vua trước giao lân cùng mình, bèn sai sứ đến cùng tân vương, mà gởi lời thương tiếc tiên quân, làm chứng mình có lòng thật, giữa trọn ngãi cùng tân quân, cũng như tiên vương vậy. Song le tân quân nầy nghe lời kẻ mâu thuẫn dại dột tâu rằng: Vua Đavít nào có lòng thương chi bệ hạ, vua một có ý sai đến đây, để xem binh tình lợi hại, phòng đánh khi bất ngờ. Vua ấy nghe lời làm vậy, thì liền tin mà dễ duôi sứ thần vua đavít, bắt các sứ ra mà gọt nữa đầu, lại gọt nửa hàm râu, lại cắt nửa thân áo bề dưới sau lưng và đuổi về xứ.

Vậy các quan sứ trở về đến cõi biên thùy, thì chẳng dám ra mặt cùng ai,vì xấu hổ lắm, nên sai kẻ đi tâu tự sự cho vua Đavít. Vua Đavít nghe vậy, liền sai kẻ đến cùng các quan sứ mà an ủi rằng: vua sẽ gánh lấy việc nầy, lại dạy sứ ở lại trong thành Giêricô, cho đến khi râu và tóc mọc ra lại, thì sẽ về thành Giêrusalem.

Vua Đavít phong ông Gioáp làm tướng cầm binh đi đánh vua Ammon. Mà quân ấy biết hễ làm nhuốc hổ sứ thần, thì chẳng khỏi giặc đâu, nên nó mướn binh nước Xilia đến cầu cứu, cùng những nước xung quanh, đến đánh giúp nó. Nhưng bỡi ông Gioáp là một tướng khôn ngoan, từng thạo nghề chinh chiến, nên đã đặng trận trọn công, quân nước Ammon phải hàng đầu. Nhưng qua năm sau nó lạo nổi dậy tính đánh trả thù. Vậy nó tuyển binh bộ tràn đồng khắp núi, vua Đavít thấy vậy, thì chính mình vua thân chinh địch chiến, mà đánh một trận cả thể, giết binh bộ kể đặng bốn muôn, và lấy đặng bảy trăm cổ xe chiến, còn những quân cỡi ngựa kéo xe ấy phải chết kể chẳng xiết. Vua nước Ammon cùng chư tướng đều phải khốn trong trận giặc nầy. Nên từ đó các nước đều kinh sợ vua nước Giuđêa, chẳng còn dám đem binh khiêu chiến cùng người nữa.

Các Thánh gẫm rằng: vua nước Ammon còn trẻ, bởi nghe lời kẻ dại bày đều mà phải khốn, đó là gương cho kẻ lớn, phải khôn khéo mà lựa chọn kẻ giúp mình. Phải lựa kẻ đạo đức khôn ngoan, từng thạo công việc, có lòng ngay thẳng, chớ khá dùng người dua nịnh, vì chưng, nếu kẻ lớn dùng kẻ bất tài thiếu đức, thì hại chẳng những cho mình, mà còn gây nạn cho cả và nước nữa, như ta mới thấy gương vua nước Ammon nầy.


TRUYỆN THỨ CHÍN MƯƠI BỐN
VUA ĐAVÍT PHẠM TỘI

Nước vua Ammon đã hai phen bại trận, song chưa chịu thua, lại còn muốn trở lòng cùng vua Đavít nữa. Song bởi quan tướng nó đã ra yếu nhược, nên vua Đavít không thân chinh ngự giá đánh nó nữa, một phái ông Gioáp cầm binh đánh dân khốn nạn một lần nữa cho dứt hậu hoạn. Đang khi quan quân mắc trở việc chinh chiến, thì vua Đavít an nhàn ở thành Giêrusalem.

Một buổi trưa kia, vua ngự nơi lầu cao trong đền, thấy trong vườn gần đó, có một người đờn bà phương phi yểu điệu đang tắm, vua liền phải lòng hỏi bà ấy là ai ? Quan hầu tâu thưa rằng: Bà ấy là vợ quan Uria. Vậy vua liền dạy đòi bà ấy đến trong đền, mà phạm tội cùng bà ấy. Khỏi mấy ngày, bà ấy thầy mình đã nhâm thần, chồng thì trẩy đi chốn chiến trường đã lâu, sợ ra tiếng xấu, lại phải bị ném đá, như luật ông Môisen dạy phạt kẻ ngoại tình, bèn tâu vua Đavít đặng hay, xin người lo liệu lẽ nào cho kíp. Vua Đavít liền toàn cho quan tiết chế, dạy chồng bà ấy hồi kinh, thông báo cho vua biết việc giặc giã thể nào. Vậy khi quan ấy đã về đến trong đền, thì vua mừng rỡ, mời vào thiết đãi hỏi han mọi việc. Đến chiều tối lại dạy về nhà viếng vợ con mà nghỉ ngơi, nhưng mà ông ấy chẳng khấng về nhà.

Vua dỗ dành đã ba ngày mà chẳng đặng, thì vua mới hỏi quan ấy rằng: Nhơn sao ngươi chẳng về nhà ? Thì quan ấy tâu vua những lời khôn ngoan rằng: Rày đang khi binh cách cả và dân ĐCT chịu lao lực ở chốn chiến trường, ông Giuáp là quan tiết chế, cùng chư tướng muôn binh còn đang dãi dầu sương tuyết, gối lau nằm đất nơi chiến trường, lao thân tiêu tứ, mà tôi trở về nhà thong dong, ăn uống vui chơi cùng thể tử, làm sao cho phải ? Vua nghe bấy lời mắc cỡ trẻn tràn, Vậy vua mới liệu một chước khác, độc dữ, nghịch cùng tính hiền lành mình xưa nay. Vua liền mật lịnh cho quan Giuáp mà truyền rằng: Đến ngày xuất trận, thì phải đặt Uria nơi xung yếu, để mặc quan ấy chống trả cùng quân giặc ! Quan tướng Gioáp là người muốn a dua theo vua, bèn dạy quan Uria đem hai ba cơ quân, mà chịu nơi xung yếu một mình lại chẳng có quân cứu viện, thì quan ấy cô thế cầm chẳng đặng, mà phải tử trận một cách oan ức. Đến ngày mãn tang, thì vua cưới vợ quan nầy.

Vua Đavít phạm hai tội rất trọng và hai, tội ngoại tình, và tội giết người. Đó là gương cho ta soi mà sợ cho mình. Ví dầu kẻ nhơn đức mặc lòng, song cũng còn tính hư yếu đuối luôn, chẳng nên cậy sức mình, một phải cậy ơn Chúa mà thôi, thì mới đặng vững bền trong đàng lành.

ĐCTT dạy chép truyện nầy trong sách Thánh Kinh mà dạy chúng ta, phải cẩn thận coi chừng, chớ dễ ngươi mà phải khốn như vua Đavít.

Lại cũng dạy kẻ rủi là có sa ngã, phạm tội như vua Đavít, thì hãy bắt chước gương người mà ăn năn trở lại cùng ĐCT.


TRUYỆN THỨ CHÍN MƯƠI LĂM
VUA ĐAVÍT ĂN NĂN TỘI

Vua Đavít phạm tội ấy đoạn, một năm tròn chẳng lo sợ, cùng chẳng hồi tâm, một theo tính mê đắm mà thôi. Sự nầy nên gương tỏ tường cho ta đặng hay, tội tà dâm sinh sự u ám trong lòng lè thể nào, nó là giống dữ làm cho kẻ dầu đã nên thánh thì cũng trở nên tối tăm mê muội. Vua ấy lặng lót trong tội lỗi, như kẻ ngủ mê chưa tỉnh, quên mình, và cũng chẳng còn nhớ đến ĐCT nữa. Song Chúa lòng còn thương vua Đavít, bèn sai tiên tri Natan đến đánh thức vua.

Vậy tiên tri Natan đến cùng vua, nói ví dụ nầy rằng: có một người phú quý kia có nhiều trâu bò chiên dê; lại có một người khó khăn láng giềng, có một con chiêu mà thôi, song le nuôi nấng nó những thuở nhỏ đã bén tay, thì thương mếm lắm. Chẳng ngờ nhà giàu kia làm tiệc đãi khách, thì tiếc chẳng nỡ làm thịt chiên mình, song lấy thế giàu sang mà cướp lấy con chiên nhà khó khăn, đem về làm thịt mà đãi khách. Khi vua Đavít nghe bấy lời, thì liền giận dữ, mà phán đoàn rằng: Thằng giàu có ấy là đứa hung bạo đáng giết, chẳng có lẽ gì dong đặng; một phải phạt nó bằng thường một bằng hai cho người khó khăn kia. Vua Đavít hãy còn trí sáng mà xét đoán lẽ công bình cho kẻ khác, nhưng việc mình thì vua đã ra tối tăm ! Bấy giờ thánh tiên tri lấy mặt oai nghi mà phán cùng vua rằng: Ấy là vua chúc, đã mắc tội quái gở nầy. Tiên tri liền nhắc lại cho vua, kể mọi ơn ĐCT đã ban xuống cho vua, và mọi sự dữ ĐCT đã cứu vua cho khỏi, lại phán rằng: Ấy lòng ĐCT đã thương quá hậu, lại Người hòng ban thêm phước trọng khác cho vua; nhơn sao vua ăn ở vô nhơn bội ngãi làm vậy ? Từ nầy về sau trong nội cung nhà vua sẽ sinh ra nhiều sự khốn khó, làm đau lòng vua; vì vua đã phạm tội nơi kín, chẳng ai hay, thì ĐCT sẽ phạt tội ấy tỏ tường trước mặt cả và dân Isarae, và cho nhựt nguyệt trên trời sẽ xem thấy mà làm chứng, ĐCT là đấng công bình, phạt kẻ có tội là thể nào.

Khi vua Đavít nghe bấy lời, thì hồi tâm, nhìn tội mình đã phạm, Lúc ấy vua Đavít chẳng còn nhớ mình là vua, một con mình là kẻ có tội, nên hết lòng đau đớn khiêm nhượng, mà trả lời cùng thánh tiên tri rằng: tôi là kẻ có tội !

Vua Đavít cũng không kiếm lẽ chữa mình, cũng không dám giận tiên tri, một hết lòng nhìn lỗi mình.

Xưa kia vua Saolê cũng tiên tri Samue trách như vậy, thì vua nầy cũng xin khai mình đã phạm tội lỗi nghĩa cùng ĐCT. Song Saolê chẳng đặng ơn tha thứ như vua Đavít, vì thiếu ăn năn thật trong lòng, vua saolê chỉ nói ngoài miệng mà thôi !

Vua Đavít nghe các lời thánh tiên tri đe phạt, vì tội lỗi mình phạm, thì vua Đavít sẵn lòng lãnh các hình phạt ấy, bỡi tay công bình Chúa định, chẳng dám than phiền.

Ông thánh Amboloxiô Giám mục thánh Sư rằng: trong Hội Thánh, chẳng thiếu chi kẻ phạm tội như vua Đavít; còn kẻ bắt chước người mà ăn năn trở lại, thì họa hiếm là dường nào !


TRUYỆN THỨ CHÍN MƯƠI SÁU
CON ĐẦU LÒNG VUA ĐAVÍT PHẢI CHẾT KHỐN NẠN

Đứ c Chúa Trời nhơn từ mở lòng cho vua Đavít ăn năn trở lại; song Chúa là Đấng công bình chẳng bỏ qua tội nào mà chẳng phạt. Tước hết bởi tội ấy, nên sinh ra một đứa con, mà con ấy phải chết; dầu vua Đavít thương tiếc cầu xin Chúa cho nó sống, mà ĐCT chẳng nhậm lời. Lại con đầu lòng của vua, tên là Amnon, nghe chước qủy mà phạm tội loạn luân cùng em gái. Vậy người em trai, tên là Apsalon giận lắm, nhưng làm thinh; song chẳng khỏi bao lâu, mời các anh em đi ăn bữa nơi kia, và đang khi ăn đến nửa bữa, thì Apsalon truyền ám lịnh, cho quân mình giết người anh cả ấy. Sự nầy làm cho thái tử cùng vua cha lo lắng sợ hãi lắm; bấy giờ Apsalon trốn sang nước khác, kẻo vua cha bắt mà giết.

Khỏi ba năm, vua Đavít chìu lòng chư tướng bèn triệu con ngũ nghịch ấy trở về trào cùng cha: chẳng ngờ nó đã ra lòng bạo ngược, muốn hại vua cha, mà cướp nước. Vậy khi nó đã trở về trào và đặng làm đông cung phò vua, thì đầu hết nó bày chước mà dỗ lòng dân theo nó; hễ ai trong nước có việc đến tâu vua, thì Apsalon cho kẻ đón rước vào, mà than thở cùng dân ngu rằng: Ngày nào mình đặng lên trị vì thay cha, thì mình sẽ làm hết sức cho khỏi oan ức lòng dân, dầu hèn mọn gần xa, thì đều đặng an cư lạc nghiệp, vì lòng mình thương xót chúng dân lắm.

Trong bốn năm nó những toan mưu mà dỗ lòng thiên hạ bốn phương theo nó. Thái tử thấy nhơn tâm đã thuận, mới xin phép vua Đavít, trẩy sang thành Ebôron, cách xa bốn ngày đàng, lại tâu dối rằng: Ngày trước khi tôi hãy còn phải khách đầy xiêu lạc đã khấn: bao giờ tôi đặng trở về cùng cha, thì tôi phải đến thành ấy mà tế lễ tạ ơn ĐCT. Vua Đavít tin lời mà cho đi, chẳng ngờ khi nó đến thành ấy, liền chiêu quy dân sự, mà tự lập mình lên làm vua, thế cho vua cha. Vậy Apsalon mới lập một đạo binh tàn ngược, nó làm chủ tướng, đến vây thành Giêrusalem. Khi ấy vua Đavít đã hơn bảy mươi tuổi, thấy con trở lòng ngũ nghịch cùng mình như vậy, thì đau đớn trong lòng bèn vội vàng đem bộ binh hộ về phò giá, ra khỏi thành Giêrusalem, lên núi Olivêtê mà ẩn thân.

Lại nữa, đang khi vua trốn loạn, thì gặp một thằng kia về dòng dõi vua Saolê, tên là Sêmêi; nó thấy vua Đavít thất thế tị nạn, thì nó đứng một bên đàng vua ngự qua, mà khích báng dễ duôi và lấy đá ném người. Song le vua Đavít lại suy mình ngày trước đã trở lòng ngụy cùng ĐCT, rày con và dân mình làm nghịch cùng mình, thì thậm phải; nên người cầm lòng khiêm nhượng, chẳng cho quân đánh thằng ấy; lại phán rằng: Rày ta phải nhịn nhục mọi bề, ấy là lẽ cho Chúa thương ta.

Cũng một năm ấy, Apsalon vào thành Giêsrusalem, cướp lấy đền đài, cùng ra chiếu sắc xưng mình là hoàng đế, và làm nhiều điều kinh mạn vua cha. Vua Đavít mới thấy tỏ tường, hễ ai trở lòng ngụy cùng ĐCT, thì kẻ khác cũng trở lòng nghịch cùng nó, Vua nầy thấy các tai nạn xảy ra trong cửa nhà: con gái phải loạn thường xấu hổ, con trai đầu lòng phạm tội phải chết, con khác thì đuổi mình mà cướp lấy lấy nước, kẻ nhơn ngãi ngày trước rày trở lòng phản ngụy, dân ngu độn đã chẳng thương lại khinh khi nhạo báng. Sau hết vua Đavít đã tới tuổi nầy, mà còn phải trốn lánh như tôi ngụy. Lúc ấy vua liền nhớ lại lời tiên tri Natan, đã phán trước, nên người không sờn lòng một phú dưng mọi sự trong tay Chúa.

Chúa phạt vua Đavít ở đời nầy cho khỏi phải phạt đời sau.


TRUYỆN THỨ CHÍN MƯƠI BẢY
THÁI TỬ APSALON TỬ TRẬN

Khi Apsalon mới chiếm thành Giêrusalem, thì hỏi những người khôn ngoan phải làm sao mà bắt vua Đavít cho chóng. Bấy giờ có một thằng quái gở, dưng kế rằng: Vua phải sai quân cho kíp đang khi vương phụ chưa kịp toan tính, thì dễ bắt lắm; nó nói lời ấy, thật là diệu kế khả cầu. Song ý ĐCT ngăn cấm, chẳng cho kẻ khác nghe theo lời ấy. Vậy có một cựu tướng vua Đavít, tên là Chusai, vua để lại trong thành, hầu thông tin tức cho vua thì ông ấy can rằng: Vua Đavít bây giờ thế cùng lực tận: nhưng mà hãy còn tôi nanh vút dư muôn, là những đấng lịch trận lâu năm, trải thông thao lược, vã lại trong bốn biển, còn đang diệu động chưa an, lòng dân bối rối chưa về một mối, nếu mà ta lo vội vàng mặc giáp đề binh, ắt là phải hao binh tổn tướng, bấy giờ sẽ bay tiếng khắp nhơn dân rằng: ta đã suy thế, tức thì cả và thiên hạ sẽ thuận tùng vua Đavít, mà bỏ ta, ấy là điều đại hệ; chẳng bằng ta để vậy mà coi, hoặc vua Đavít ẩn ánh trong thành nào, thì ta sẽ cất muôn vàn binh đến vây thành ấy, sẽ phá tan tác thành trì, mà trừ đặng vua Đavít, cùng vây cánh vua ấy, thì mới dứt hậu hoạn, mà đặng trận trọn công, lại chẳng tổn binh hại tướng. Ông ấy bày lời khéo léo, liền dỗ đặng lòng các tướng Apsalon, mà thằng đã dưng chước độc khi đầu, thấy chẳng ai theo kế mình, thì nó liền giận, trở về nhà, thắt cổ mà chết. Bấy giờ tướng Chusai thấy đã đắc kế, liền sai một người tâm phúc đến tâu vua Đavít hay tự sự, lại xin vua phải ngự sang sông Guidong cho vững thế, mà tu chỉnh tinh binh, đặng đánh trả cho kíp; thì vua Đavít hiểu ý mà làm theo như vậy.

Khi ấy Apsalon cũng sắm sửa binh khí, trẩy đi bắt vua Đavít. Vậy đến ngày, hai bên giáp trận, thì bên vua Đavít thắng trận, giết đặng hai muôn quân Apsalon, nó thấy mình chẳng còn sức chống lại đặng, bèn lên cật lừa mà chạy vào rừng ẩn mình chốn rậm rạp; chẳng ngờ khi ấy lừa chạy mau, gió bay tóc lên vấn phải nhành cây mà kéo lại, còn lừa cứ chạy miết. Đang khi Apsalon phải treo trên nhành cây, thì ông Giuáp đem binh đuổi theo liền mắng tiếng nó phải treo làm vậy, thì quở kẻ đem tin rằng: Nhơn sao chẳng giết nó đi. Thì kẻ ấy thưa rằng: chúng tôi chẳng dám, vì chúng tôi đã nghe lịnh vua, chớ có giết con người cho nên chúng tôi e lỗi lịnh nhà vua. Ông Giuáp nghe vậy cả giận, bèn dạy quân ấy chỉ đàng cho mình theo bắt. Khi đến gần mà thấy Apsalon treo tòn ten giữa lừng, thì tướng ấy liền bắn ba mũi tên vào mình Apsalon thì nó liền chết. Khi ấy cả và thiên hạ hay vua Đavít đã trừ đặng con giặc, bốn phương mới về đầu vua Đavít. Còn những kẻ theo phò tá vua bấy lâu, thì mầng rỡ bội phần, vì đã có công dẹp loạn trong nước, Song le có một mình vua thì buồn rầu khóc lóc, tiếc thương con mình đã phải khốn và xác và hồn !

Vậy vua nầy nên gương dạy dỗ ta, hễ ai làm cha mẹ, thì chẳng nên mừng, khi thấy con ngũ nghịch phải khốn nạn; một phải lo buồn thương tiếc, vì linh hồn cực trọng đã hư mất, chẳng còn có lẽ gì chuộc đặng. - Sau nữa, hình phạt nầy nên gương cho kẻ đời sau biết sợ, mà kính lịch ĐCT đã truyền: Phải thảo kính cha mẹ, cho đặng sống lâu ở đời. Kẻ nào dễ ngươi lịnh trọng ấy, thì phải ĐCT phạt chẳng sai.


TRUYỆN THỨ CHÍN MƯƠI TÁM
ĐCT PHẠT NƯỚC GIUĐÊA PHẢI THẦN KHÍ

Vua Đavít mới rửa giáp nghỉ binh, nhàn hạ trong nước chưa đặng mấy năm, thì vua lại phạm tội khác, nên gương cho chúng tôi biết, dầu kẻ nên thánh, cũng còn phải chước cám dỗ, và sa phạm tội. Khi trước vua ấy phạm tội tà dâm, rày người già cả lại phạm tội kiêu ngạo. Vua Đavít muốn lấy sổ cho biết nhơn số cả nước Isarae, dưới quờn mình cai trị là bao nhiêu, Các quan thấy sự vô ích thì can gián vua. Nhưng vua chẳng nghe, mà sai đi trục hạng nhơn số cho chóng, cùng đem sổ về nộp cho vua xem. Vua sai ông Giuáp là tướng lớn quản hay việc nầy, mà đi mười tháng khắp cả và nước Giudêa, đòi dân mỗi xứ làm sổ và tính đặng tám mươi muôn nam nhơn tráng lực, hạng cầm khí giới, nội mười một dòng dân Isarae; còn một dòng ông Giuđa, đặng năm mươi muôn nam nhơn, hạng cầm khí giới, hết thảy là một trăm ba mươi vạn người. Đoạn quan ấy lấy sổ về nộp cho vua xem.

Vua suy lại, biết mình đã làm sự vô ích, thì ăn năn tội tức thì, chẳng lựa là chờ thánh tiên tri bảo như thuở xua. Đấng làm vua thì thường phải chước ma quỷ cám dỗ nhiều hơn người thứ dân. Khi ấy ĐCT sai thánh tiên tri, tên là Gát, đến bảo vua rằng: Lòng ĐCT muốn tha tội cho vua, nhưng mà vua phải đền tội ấy, ĐCT cho ba sự nầy: một là trong nước chịu đại hạn bảy năm, hai là bị giặc giã ba tháng, ba là phải thần khí ba ngày, mặc ý vua chọn một trong ba. Vua Đavít nghe lịnh phạt ba sự nầy, thì phải chọn lấy một, mà gẫm rằng: Thà liều mình chịu tay ĐCT phạt, chẳng thà mắc phải tay người thế gian trừng trị. Vậy vua xin lãnh tai nạn thần khí, và trong ba ngày vua cầu nguyện chẳng có khi dừng. Vậy từ sớm mai ngày ấy cho đủ ba ngày, cả và nước Isarae phẩn thần khí dữ tợn lắm bảy muôn dân phải bịnh nầy mà chết. Khi ấy Thiên Thần vưng lịnh ĐCT sai, đến phạt thành Giêrusalem; vua xem thấy Thiên Thần tỏ tưởng, thì sấp mặt xuống đất, mà khóc lóc than thở rằng: Tôi là kẻ đã mất lòng ĐCT lắm, cả và dân nầy, nào có làm sự gì lỗi trong việc ấy. Xin Chúa trở tay lại đánh tôi và dòng họ tôi, mà thứ tha cho dân nầy. Lời cầu xin rất khiêm nhượng thể ấy, thì đã ngăn cơn giận ĐCT. Khi ấy Chúa dạy Thiên Thần xỏ gươm vào vỏ, cùng tha phạt cho dân thành Giêrusalem.

Truyện nầy nên gương cho ta đặng hay, thường khi ĐCT phạt kẻ bề dưới vì tội kẻ bề trên. Vậy khi kẻ bề trên thấy kẻ bề dưới mắc phải sự khốn nạn, thì phải suy đi xét lại, hoặc là tại mình đã làm sự gì mất lòng ĐCT, nên kẻ bề dưới phải chịu khốn nạn như làm vậy chăng. Mà khi kẻ bề trên lấy lòng khiêm nhượng, ăn năn tội mình thì ĐCT tha phạt. Như ta thấy trong truyện nầy.


TRUYỆN THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN
VUA ĐAVÍT TRAO QUỜN CHO THÁI TỬ SALÔMONG
(Trước Giáng sinh 1015 năm)

Khi vua Đavít đã già yếu, thì các hoàng tử ai nấy đều toan tranh quờn vương đế, cho nên sanh hỗn hào trong nước. Vậy có một thái tử, tên là Ađonia, muốn lên ngôi trị vì, thì mời chư tướng đến dự yến, vửa ăn nửa mùa, thì Ađonia xưng mình là vua, thay quờn cho Đavít. Bấy giờ tiên tri Nathan, biết ĐCT đã chọn ông Salômong lên nối quờn vương phụ, thì vào tâu vua Đavít đặng hay, thái tử Ađonia đã hội yến chư tướng, mà tranh quờn tự lập. Trong chư tướng chó nhiều kẻ đem lòng suy phục, nhứt là ông Gioáp, là tướng lớn trong nước, mà đã thuận tinh. Bấy giờ vua Đavít xét lại mà rằng: Việc nầy là việc quốc gia đại sự, chẳng khá để chầy. Liền trao quờn cho kế vị; lại hạ chiếu truyền phò Salômong lên ngự kim ngai ở thành Giêrusalem, cho thiên hạ tung hô vạn tuế. Vậy cả và binh dân một lòng tuân theo lịnh vua Đavít, mà kính phục thái tử Ađonia phải ẩn mặt trong nhà thờ, đoạn gởi tâu xin em tha giết, thì vua Salômong ra lịnh tha giết. Đến sau, bởi vì thái tử ấy lại toan dấy loạn, thì vua Salômong mới dạy giết đi, quan tướng Gioáp, cũng phải xử tử; vốn quan nầy xưa có công phò vua vực nước, nhưng mà đã làm nhiều việc mất lòng vua Đavít, nhưng mà người tha, vì người đã xét mính cũng là kẻ có tội, thì chẳng đáng sửa kẻ có tội. Vua Salômong cũng dạy giết thằng dân ngũ nghịch cùng vua cha năm trước, khi loạn lạc, mà nó đứng bên đàng nhiếc đáp, và nén đá vua Đavít. Đến khi đã hết rối loạn trong nước thì thằng ấy lại đến nộp mình, tạ tội cùng vua Đavít, mà vua hiền hành cũng tha cho nó, mà cấm rằng: Mầy phải ở lại trong thành Giêrusalem, ví bằng ngày nào mấy vước ra khỏi cửa thành thì mầy phải giết. Chẳng ngờ đến ngày sau nó dể ngươi hay là quên lịnh, bèn đi bắt tôi tá đã trốn mà ra khỏi cửa thành Giêrusalem. Cho nên vua Salômong mắng tiếng thằng ấy đã vi lịnh ngày trước, thì người dạy giết nó, cho nó đền tội kiêu ngạo ngày xưa. Vậy vua Salômong lên trị vì bằng an vô sự, cùng trở nên sang trọng, giàu có bốn biển, lại kết ngãi cùng vua nước Êgíptô, mà cưới lấy con gái vua ấy là hoàng hậu.

Lại nói vua Salômông lên trị vì chẳng khỏi bao lâu, thì chiêm bao, thấy ĐCT hiện đến mà tỏ lòng thương mình, vì công nghiệp vua cha, là vua Đavít, cùng phán rằng: Mầy hãy xin điều gì, thì Tao sẽ ban cho mầy điều ấy. Bấy giờ vua suy rằng: đấng làm vua vỗ trị vạn dân trăm họ là sự rất khó, nếu mà thấp trí thì lấy đâu mà gánh cho nổi, nhiệm vụ.

Vua suy vậy, thì mới cầu xin cùng ĐCT rằng: Lạy Chúa tôi, Chúa đã chọn tôi tá hèn nầy lên quờn thay vì cha tôi là vua Đavít: nhưng tôi còn niên ấu, chưa biết đàng mà khép, chưa biết cơ máy tới lui: xin Chúa giúp tôi, kẻo phải xiêu lạc; tôi ở giữa nhân dân, làm sao cho an lòng thiên hạ; xin Chúa cho tôi hèn nầy đặng trí khôn ngoan, hay nghe lời Chúa, cho biết sự lành sự dữ; vì chưng tôi biết tôi, là kẻ hèn, chẳng có sức mà gánh vác giang sơn cơ nghiệp nầy cho nổi. Vua cầu nguyện làm vậy, thì đẹp lòng ĐCT lắm, cho nên Chúa hứa cho vua đặng trí khôn ngoan sáng láng cao suy rộng xét, hơn các người đời trước đời sau. Lại Chúa cũng hứa rằng: Người sẽ cho vua đặng phú quý sang trọng thanh nhàn hơn các vua đời trước và các vua đời sau nữa. Vua Salômong cầu nguyện, xin Chúa ban sự khôn ngoan mà trị dân, thì nên gương cho các đấng bề trên bắt chước, mà chuộng sự khôn ngoan hơn mọi sự khác. Vì chưng kẻ sang trọng giàu có, mà thiếu sự khôn ngoan, thì chẳng không làm ích mà còn làm hại cho mình và kẻ khác nữa.


TRUYỆN THỨ MỘT TRĂM
VUA SALÔMONG ĐOÁN KIỆN PHÂN MINH

Đức Chúa Trời đã ban cho vua Salômong đặng khôn ngoan lạ thường, như có một việc sau đây xảy ra làm chứng cho ta thấy vua ấy khôn ngoan tới bực nào. Số là khi ấy có hai người đờn bà xấu nết thuận cùng nhau, đến tâu vua xin xử một việc cho nó. Một đứa tâu rằng: Hai đứa tôi ở một nhà cùng nhau, sinh đặng mỗi đứa một con; chẳng ngờ con mẹ nầy vô ý ban đêm đè con mình chết ngột, đến sớm mai khi trời chưa sáng, nó cho con nó bú, thì mới hay con nó đã chết, thì nó liền lén đến nơi mẹ con tôi nằm ngủ, mà ẵm trộm con tôi, cùng để đứa con chết đó thế lại cho tôi. Đến sáng ngày tôi coi đi coi lại, thì đứa con chết ấy chẳng phải là con tôi đẻ, còn con tôi thì nó đã bắt trộm lấy, mà nó chẳng chịu trả lại cho tôi. Xin đức vua thượng trí phân minh, đoán sự ấy cho tôi nhờ. Bấy giờ gái kia quỳ trước sân chầu mà chạy chối hết sức, chẳng chịu lời ấy, một nài xin vua phân xử, vì con sống ấy thật là con nó đẻ mà thôi. Việc vô bằng cớ, rất khó phân xử cho minh bạch đặng, Vậy vua Salômong mới dùng trí khôn ngôn Đ C T cho biết toán độ mọi sự, nên vua dạy quân tót gươm ra, mà phán rằng: Mẹ nầy thưa rằng: con sống ấy là con mầy đẻ, gái mi chẳng nhìn con chết là con nó; hai đứa hành một con trẻ nầy, thì trẫm phải chia nó ra làm hai, cho mỗi đứa một phần, cho bằng nhau mà về, thì bay mới an lòng.

Mẹ giả kia nghe vua phán làm vậy thì mầng, mà lên tiếng khen rằng: Đội ơn vua phán đoán rất công bình, nó chẳng đặng, tôi cũng chẳng đặng, phân làm hai, thì mới phải. Song le người mẹ thật thì đau đớn khóc lóc, mà tâu lên rằng: Lạy đức vua, xin nhơn thứ, tôi thà để con tôi cho nó, chẳng thà thấy giết con tôi trước mặt tôi, làm tôi chịu chẳng đặng. Vua nghe lời tâu làm vậy, thì biết gái ấy là mẹ thật, nên vua liền dạy mẹ kia huờn con lại cho nó. Khi ấy cả và dân ngợi khen vua rất khôn ngan, biết dùng chước mà làm cho ra lẽ phân minh.


1942    17-03-2011 09:19:47