Sidebar

Thứ Sáu
29.03.2024

Sấm Truyền Mới_4


CÁO GIẢI ĐỆ THẤT THIÊN

H. Phép giải tội là đí gì ?
T . Là phép tha tội cho những kẻ đã phạm từ khi rửa tội về sau.

H. Phép giải tội có mấy phần ?
T . Có ba phần: một là, năn năn tội: hai là, xưng tội: ba là, ý muốn đền tội.

H. Ăn năn tội là đí gì ?
T . Là lo buồn đau đớn về mọi tội lỗi đã phạm, và dốc lòng chừa, chẳng hề phạm tội ấy nữa.

H. Ăn năn tội có mấy cách ?
T . Có hai cách: một là ăn năn tội vì Chúa; hai là ăn năn tội vì mình.

H. Ăn năn tội vì Chúa nghĩa là làm sao ?
T . Nghĩa là đau đớn vì mọi tội lỗi đã mất lòng Chúa rất nhơn từ và tốt lành vô cùng.

H. Ai ăn năn tội vì Chúa có đặng ích gì chăng ?
T . Những kẻ ấy dầu chưa đặng xưng tội, miễn là có lòng muốn xưng tội, thì đã khỏi tội mà lại đặng nghĩa cùng Chúa.

H. Ăn năn tội vì mình là làm sao ?
T . Là lo buồn đau đớn xấu hổ vì tội cùng e mất nước thiên đàng hay là sợ hình khổ hỏa ngục vô cùng.

H. Ai ăn năn tội cách này, có đặng nghĩa cùng Chúa chăng ?
T . Chẳng: vì bằng có chịu phép giải tội thì mới đặng.

H. Ăn năn tội nên có mấy ý ?
T . Có bốn ý: một là, cậy sức Chúa giục lòng mà ăn năn tội; hai là đau đớn trong lòng vì đã phạm tội, chẳng phải lo buồn bề ngoài mà thôi; ba là, giận ghét mọi tội mình, chẳng sót tội nào; bốn là đau đớn tội mình hơn lo tiếc mọi sự thế gian.

H. Ăn năn tội cậy sức Chúa là làm sao ?
T . Là khi bởi ơn Đức Chúa Thánh Thần giục lòng mà ta ăn năn tội.

H. Kẻ ăn năn tội bởi mắc phải tai vạ gì như mất của cải hay là liệt lào mà lo buồn đau đớn, cóphải là cậy sức Chúa chăng ?
T . Chẳng phải; vì ăn năn thể ấy là theo tính xác thịt mà thôi.

H. Ăn năn vì mọi tội là gì ?
T . Là đau đớn về mọi tội lỗi; nếu mà có một tội nào mà chẳng lo buồn đến thì chẳng gọi là ăn năn tội nên.

H. Đau đớn tội mình hơn lo tiếc mọi sự nghĩa là làm sao ?
T . Nghĩa là ăn năn đau đớn, vì đã làm mất lòng Chúa, hơn là mắc phải tai nạn, hay là đã mất mọi giống châu báu ta yêu chuộng ở đời này.

H. Hỏi có mấy thể giục lòng ta ăn năn tội ?
T . Có hai: một là xin cùng Chúa cho ta đặng lòng đau đớn thật; hai là phải tìm một hai cách gì cho đặng giục lòng ta.

H. Những cách nào ?
T . Như thể là suy tưởng Chúa rất nhơn từ hằng xuống ơn cho ta không ngằn mà ta lại phụ nghĩa cùng Người dường ấy; hay là tưởng công nghiệp Đức Chúa Giêsu, bởi tội ta, nên Người đã đổ hết Máu Mình ra; cùng là suy gẫm, bởi tội thì đã đáng sa hỏa ngục mà chịu hình khổ đời đời, lại mất sự vui vẻ thiên đàng chẳng cùng.

H. Có dấu nào cho ta đặng biết thật ta đã ăn năn tội nên chăng ?
T . Có hai dấu này: một, là khi thấy ta đã chừa và dốc lòng ghét bỏ tội thật; hai là, xa lánh mọi cách thế quen làm cho ta phạm tội.

H. Phải đọc kinh ăn năn tội thể nào ?
Kinh Ăn Năn Tội
T
. Lạy Chúa tôi, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, Chúa đã dựng nên tội và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì tôi, mà tôi đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì tôi lo buồn đau đớn cùng chê ghét mọi tội tôi trên hết mọi sự; tôi dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa thi tôi sẽ xa lánh dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.

 

CÁO MÌNH BỐ THỤC ĐỆ BÁT THIÊN

Xưng Tội

H. Xưng tội là làm sao ?
T . Là tỏ cáo mọi tội lỗi ta cùng hàng linh mục.

H. Đương khi xưng tội phải có lò thế nào ?
T . Phải có lòng khiêm nhượng thật thà mà tỏ cáo mọi tội lỗi mình.

H. Khiêm nhựơng là làm sao ?
T . Là khi tỏ tội mình, thì phải có lòng xấu hổ thẹn thuồng, vì đã làm mất lòng Chúa .

H. Lòng thật thà là làm sao ?
T . Là khi xét tội thể nào, thì xưng ngay thể ấy, chẳng nên thêm bớt.

H. Xưng mọi tội nghĩa là gì ?
T . Nghĩa là phải xưng mọi tội ra chẳng dấu tội nào.

H. Kẻ cố ý dấu một tội trọng mà thôi, có phạm tội chăng ?
T . Phạm tội rất trọng, vì là phạm sự thánh. Nên sau khi xưng tội, trước phải xưng tội phạm sự thánh nầy, sau phải xưng lại mọi tội đã xưng phen ấy.

H. Ta xưng trổng mọi tội mà thôi có đủ chăng ?
T . Chẳng đủ; giả như tội ăn trộm, mà xưng trổng rằng: tôi đã ăn trộm, thì chưa đủ; xong phải xưng ăn trộm đã mấy lần, mà vật ấy là bao nhiêu, hay là của thánh; dầu các tội khác thì cũng vậy.

H. Phải làm cách nào cho đặng biết mọi tội lỗi mà xưng ?
T . Phải xét theo đấng bậc mình, hoặc lo, nói, làm điều gì phạm điều răn Chúa cùng Hội Thánh, và bảy mối tội đầu.

H. Ta phải xưng mọi tội nhẹ chăng ?
T . Bằng chẳng xưng thì chẳng phạm tội gì; song mà xưng, cũng có lòng đau đớn, thì rất nên có ích.

Đền tội.

H. Đền tội là làm sao ?
T . Là làm những sự thầy giải tội dạy, cùng những việc theo ý ta mà đền tội, như thể ăn chay cầu nguyện, hay là thí của cho kẻ khó khăn, cùng việc khác như vậy.

H. Chịu những sự tai nạn nhọc nhằn, như cơn buồn rầu, bịnh hoạn, cùng điều khác như vậy, có đặng đền vì tội ta chăng ?
T
. Vì bằng có ý chịu vì lòng kính mến Chúa hay là đền tội, thì cũng đặng.

H. Bằng đã làm mất lòng ai, có phải phạt tạ kẻ ấy chăng ?
T . Chẳng những là phải phạt tạ mà thôi, song nhà ấy có chịu thiệt hại điều gì, dầu của, dầu công, cũng phải thường lại nữa.

H. Kẻ đã xưng tội nên, cùng đã chịu phép giải tội, thì đã khỏi tội, mà còn phải đền tội làm chi nữa ?
T . Đã hay rằng: kẻ chịu phép ấy nên, thì đã khỏi tội cùng hình phạt đời đời; song còn hình phạt tạm nữa, nên phải đền mới khỏi. Ví như trong quốc pháp ai đã mắc tội tử luận, dầu triều đình tha giết mặc lòng, xong cũng phải đái tội lập công.

H. Phần phạt tạm phải đền ở đâu ?
T . Phải đền ở đời này, hay là trong luyện ngục.

H. Có cách nào cho khỏi phần phạt tạm ấy chăng ?
T . Có phép Đại xá cùng Ân xá.

H. Đại xá là gì ?
T . Là phép tha hết mọi phần phạt tạm.

H. Ân xá là gì ?
T . Là phép tha một hai phần mà thôi.

H. Ai có quờn ban phép Đại xá cùng Ân xá ?
T . Có một Hội Thánh mà thôi.

H. Ta phải làm thế nào mà chịu ơn ấy cho nên ?
T . Phải thật lòng ăn năn tội, cùng làm mọi việc như thể thức truyền.

 

CHUNG PHÚ, PHẦN PHẨM, HÔN PHỐI ĐỆ CỬU THIÊN

H. Phép xức dầu thánh là đí gì ?
T . Là phép giúp đỡ kẻ liệt về phần linh hồn, cũng có khi về phần xác nữa.

H. Kẻ chịu phép này đặng những ích gì?
T . Đặng ba điều ích này: một là đặng vững vàng, chẳng sợ chết cùng trước ma quỷ; hai là khỏi mọi tội nhẹ và tội trọng hoặc là đã quên, hay là bởi cơn bịnh mà xưng chẳng đặng; ba là khi có ích phần linh hồn, thì cũng đặng khỏe mạnh phần xác nữa.

H. Có nên chờ khi hấp hối mà chịu phép nầy chăng ?
T . Chẳng nên; song khi thế ngặt, thì phải tính việc ấy.

H. Phép truyền chức thánh là phép nào ?
T . Là phép phong chức cho các hàng linh mục đặng quờn tế lễ Đức Chúa Trời và giúp việc HộiThánh, lại đặng ơn Chúa mà làm những việc ấy cho nên.

H. Phép Hôn Phối là đí gì ?
T . Là phép nhứt phu nhứt phụ phối hiệp cùng nhau, theo ý Chúa định, mà truyền nhơn loài cùng giúp đỡ nhau làm việc lành, mà giữ đạo Đức Chúa Trời, cho đặng nên thánh.

H. Có nên cưới nhiều vợ chăng ?
T . Chẳng nên; vì thuở tạo thiên lập địa Đức Chúa Trời đã sinh một nam một nữ, để phối hiệp cùng nhau, mà sinh loài người ta; ấy là phép nhứt phu nhứt phụ đâu khá tư tình mà cãi ý Chúa định.

H . Như đời ông có vợ mà không sinh con có nên cưới vợ khác cho đặng có con chăng ?
T . Chẳng nên; giả như chồng rằng: không con, mà cưới vợ khác, thì vợ cũng rằng: không con mà lấy chồng khác, thì lẽ ấy làm sao ? Ví bằng vợ chẳng khá hai chồng, thì chồng cũng chẳng nên hai vợ.

H . Còn có lẽ nào nữa chăng ?
T . Còn nhiều lẽ khác; một là trong đạo phu phụ, thì phải giữ gìn ngãi làm đầu, như chẳng toàn nhứt phu nhứt phụ, sao đặng trọn niềm tín nghĩa; hai là phu phụ hòa, thì gia đạo thành, bằng chồng rày vợ nọ mai vợ kia, sao cho đặng một lòng hòa thuận; ba là cưới vợ mà sinh con cái, thật là đồng khí liên chi, bằng cưới nhiều vợ, hoặc là phân dòng nọ dòng kia, sao cho đặng vẹn tình hiếu đễ.

H . Kẻ không con mà cứ nhứt phu nhứt phụ ắt là tiệt tự; chớ câu: BẤT HIẾU HỮU TAM, VÔHẬU VÍ ĐẠI, lẽ ấy làm sao ?
T . Có con cùng không vốn tại ta, một tại ý Chúa phân định mà thôi; vã sự thảo cùng không, cũng chẳng tại có con hay là không con, một tại giữ phụ mẫu đồng tâm đồng đức phụng dưỡng cung kính, vưng kính mạng cha mẹ sở định, ấy là thật hiếu mà chớ, như câu: VÔ HẬU VÍ ĐẠI, là lời Mạnh Tử nói chữa vua Thuấn cho khỏi chữ bất hiếu mà thôi, chẳng nên lấy lời ấy mà nghịch mạng Đức Chúa Trời làm chi.

H . Ai muốn chịu phép hôn phối cho nên phải làm thế nào ?
T . Trước hết phải có lòng thờ phượng Chúa, chẳng phải một tưởng việc phần xác mà thôi, lại phải giữ mình cho thanh sạch, đừng có tội gì trong.

H . Có ý thờ phượng Chúa là làm sao ?
T . Là phải giữ tín ngãi và nhịn nhục nhau mọi khi lầm lỗi, và giúp đỡ nhau cho thượng hòa hạ mục; sau dầu có sinh con cái, thì phải năng dạy dỗ răn khuyên.

H . Phải dạy răn con cái làm sao ?
T . Một là phải tập tành nó mến yêu Chúa hết lòng, cùng chê ghét mọi đàng tội lỗi; hai là phải ra công dạy dỗ cho nó thuộc biết những sự phải tin trong đạo thánh; ba là gìn giữ xem sóc, kẻo nó làm sự gì chẳng nên chăng.

H . Kẻ có vợ chồng cùng kẻ đồng trinh ai hơn ?
T . Kẻ đồng trinh hơn, vì kẻ không lo vợ chồng, một khi tục tinh tu, thì phước đức càng cao càng trọng, lại càng gần Chúa hơn nữa.


1067    17-03-2011 07:56:11