Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

Thiên Nhiên Dạy Ta

Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa

Không trung loan báo việc tay Người làm,

Ngày qua mách bảo cho ngày tới,

Đêm này kể lại với đêm kia ! ( Tv 8 )


Hình ảnh ấn tượng, thi vị, đầy đặn và thâm sâu nhất trên đây, đã được diễn tả trong nghi thức Thắp Nến Sáng đêm anh thức Vọng  Phục Sinh : thứ nhất, cây nến làm nên bởi sáp ong tinh tuyền, là chính Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người, bị nghiền nát đi mới ép thành cây Nến Sáng cho trần gian. Sau đó vẽ đường dọc, Chúa Kitô hôm qua và hôm nay. Vẽ đường ngang, chỉ Nguyên Thủy và Cùng Đích. Chữ  Alpha  phía trên đường dọc và Omega phía dưới. Số đầu của năm, chỉ thời gian là của Chúa. Số thứ hai, mọi thế hệ là của Chúa. Số thứ ba, vinh quang và vương quyền của Chúa. Số` thứ tư,  qua mọi thế hệ cho đến muôn đời. Amen. Ngoài ra,  những biểu tượng đầy cảm xúc, gắn  năm  hạt hương lên nến Phục Sinh, vừa đọc : nhờ sự chết qua năm dấu đinh mà Chúa luôn quan phòng, bảo vệ, gìn giữ vũ trụ  bao la này đến muôn đời. : “1.Nhờ các dấu thánh. 2.  Dấu Thánh vinh hiển Người. 3.  Xin Chúa Kitô. 4. Gìn giữ. 5. Và bảo tồn chúng con”. Amen.


Con ngfười có thể thô lỗ, cộc cằn , giận dữ với con người, nhưng không thể thô lỗ  với một bông hoa, cây cỏ; không ai bực tức, chửi bới tiếng thông reo vi vu bên bãi biển; có thể dập vùi một người như cánh hoa, nhưng không nỡ dập vùi một cánh hoa. Vì Chúa Giê-su bảo : “Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào, chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà Thầy bảo cho anh em biết : ngay cả vua Salomon, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy “(Mt 6,28)

Qua  thiên nhiên như những bức tranh tuyệt mỹ  do Thiên Chúa tạo thành, đã được mô tả tỉ mỉ  trong Thánh Kinh, sách Sáng Thế,chính là quà tặng Thiên Chúa ban cho con người, để con người có trách nhiệm cộng tác với Chúa trong việc khai thác thiên nhiên. Đối với vũ trụ vật chất, tất cả đều được tạo dựng trước khi có con người, cách riêng trái đất này : “Giavê Thiên Chúa đã đem người đặt vào trong vườn Eden để nó canh tác và giữ vườn “ (x. 2,15)


Quả thật, điều khó tin lời ông  John Flicker, Giám đốc National Adubon Society : “Trong ký ức tôi, hình ảnh dồng ruộng luôn gắn liền với những bãi đất ẩm được bao quanh bằng những dãy hàng rào gỗ”. Ngày nay nước ta tự hào về một chính sách đổi mới Công nghiệp hóa,  Hiện đại hóa  nông nghiệp. Ai cũng  nhận thấy đất nước đổi mới về nhiều lãnh vực, hiệu qủa kinh tế cao, làm giàu đất nước, nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, tình trạng dân kêu oan, mất đất nông nghiệp ngày càng tăng. Bản than tôi,  dù biết rằng “Cánh én không làm nên mùa xuân “, nhưng tôi đã phản biện một tờ trình đưa ra Hội đồng Nhân  dân huyện Châu Thành ,Tp. Trà Vinh, xin biểu quyết Dự án Khu Du lịch 480 ha đất, trong đó đất nông nghiệp đang canh tác chiếm 400ha. Tôi lý giải : Việt Nam đang là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Nhưng tại sao lại dự báo Việt Nam sẽ là nước khủng hoảng về an ninh lương thực. Cũng vì tình trạng đất nông nghiệp  ngày càng bị thu hẹp, do quan trên chiếm dụng rồi vẽ ra nhiều dự án này nọ, sang bán, cho thuê dịch vụ, trong nước ngoài nước kiếm lời hang tỉ tỉ đồng. Trong 400ha đất nông nghiệp, đa phần người nông dân là bà con dân tộc Khmer canh tác. Dù phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, ngoài hột lúa, còn con cá, con tép, vẫn vui sống với thiên, phong tục, tập quán. Sau đó, với  số tiền đền bù có cao ngút trời,  rất hấp dẫn , họ không  biết làm gì khác hơn chuyện ăn xài phung phí, rồi sẽ  “chết khô” trên khu chung cư cao từng ngất ngưởng , làm sao biết chuyển đôi nghề nghiệp theo kịp thời đại siêu lợi nhuận   hiện nay? Tôi đã nêu vấn đề  ra trước hội nghị tổng kết cuối năm  UBMTTQ tỉnh Trà Vinh., tôi lên tiếng với các cơ quan lãnh đạo tỉnh nên xem xét lại dự án bất cập này !


Tôi luôn thích thú theo dòng tư tưởng của ông John trên : “Mỗi khi có dịp, tôi lại lang thang ngao du khắp nơi, từ nhữ hang đá ẩm ướt cho đến dãy hàng rào khô cong dưới nắng, và vào cả trong rừng sâu để khám phá những điều thú vị của thiên nhiên”

Ngày nay, thế ghiới đang sống trong trạng thái lo sợ, hoảng hốt trước hiện tượng biển đổi khí hậu toàn cầu. Kéo theo nhiều thảm họa khôn lường của thiên tai như dộng đất, sóng thần, hoang hóa, bão lụt, nước biển ngày càng dâng cao, ngập mặn…

Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 (FAR) của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thì trong suốt gần 100 năm(1906 -2005) , nhiệt độ bề mặt trái đất chỉ tăng có 0,74 %, vậy mà  gần  5 thập kỷ gần đây (1956 – 2005 ), nhiệt dộ đã tăng lên 0, 64 %. Với bờ biển dài hơn 3.200 Km, Việt Nam được coi là một trong  5 quốc gia bị đe dọa nghiêm rọng nhất bởi hiện tượng mực nước biển dâng. Riêng vùng đồng bằng Sông Cửu long đang đứng trước nhiều mối đe dọa, như diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp, an toàn lương thực bị đe dọa, hệ sinh thái bị hủy hoại, một số loài động vật có thể bị biến mất, tỷ lệ người đói nghèo gia tăng, không kiểm soát  được luồng di dân, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, một số bệnh dịch có nguy cơ tái xuất hiện…

Do khuyến cáo của các tổ chức Quốc tế, để ứng phó các thiên tai, cần vận động các tổ chức, cá nhân trong và  ngoài nước hỗ trợ việc di dời khẩn cấp các hộ dân đến các cụm tuyến dân cư an toàn nằm trong vùng sạt lở nguy hiểm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bên cạnh trách  nhiệm và hành động của các nhà quản lý, các nhà khoa học và từng người dân cũng cần có ý thức và hành động thiết thực để góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.


Qua một số cảnh báo về mối nguy do con người gây nên, chống lại thiên nhiên, con người hãy trở về làm hòa với thiên nhiên, phải xin lỗi thiên nhiên, với Đấng Tạo Thành, hãy yêu thiên nhiên, hãy cộng tác, liên đới trong việc bảo tồn và xây dựng môi trường thiên nhiên quanh ta. Hãy lắng nghe tiếng than thì thầm, có khi rên siết của thiên nhiên tước sự phá hoại vô ý thức của con người.

Tuy nhiên, con người vẫn còn niềm hy vọng nhìn thấy ánh hào quang rực rỡ ở cuối đường hầm tăm tối. Có nhiều tổ chức ,cá nhân yêu thiên nhiên, đã cống hiến cả cuộc đời xây dựng, bảo tồn, liên kết, kêu gọi và tài trợ cho các tổ chức cứu lấy thiên nhiên và con người. Hầu hết những người yêu thiên nhiên đều trải qua trạng thái biến đổi trong cảm xúc. Đó là “Sự trải nghiêm “ ta khám phá những vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên.

Mỗi chúng ta đều là thành phần của thế giới. Vì thế bên trong mỗi người luôn tồn tại yếu tố thôi thúc ta tìm về với  thiên nhiên. Một lời nói hồn nhiên, vô tư của một em eé về thiên nhiên đáng ta suy nghĩ : dịp nghỉ hè, gia đình  cho em về quê ngoại ở vùng nông thôn, để em có thể học hỏi được nỗi vất vả của người nông dân. Sau một tuần,  em được tung tăng vui chơi thỏa thích tắm sông, mò tôm, câu cá…giữa thiên nhiên hoang dã., ba mẹ rước em về TP. Về nhà, ba em muốn  tìm hiểu em suy nghĩ gì về những điều mắt thấy, tai nghe. Ba em cứ nghĩ rằng em sẽ than buồn chán, không có gì chơi, không có Game …Nhưng thật bất ngờ, em nói về quê thật vui, ai cũng giàu, nhà mình có một con chó, nhà nào dưới quê cũng hai, ba con. Nhà mình có một hồ bơi, dưới ngoại  mấy hồ; buổi tối nhà mình có một hai bóng đèn điện dưới ngoại đầy trăng sao trên trời, sáng nrực rỡ…Thực, thiên nhiên dạy ta nhiều điều kỳ thú

Lm Sơn Đoài

883    04-03-2011 06:56:02