Sidebar

Thứ Sáu
03.05.2024

Thư Mục Vụ Tháng 02 Năm 2012

TOÀ GIÁM MỤC VĨNH LONG
103 đường 3/2, Vĩnh Long

          31.01.2012

V/v Hội Thánh là Nhiệm Thể Chúa Kitô

Kính gởi:  Các Linh Mục, Các Tu Sĩ Nam Nữ
               Và Anh Chị Em Giáo Dân Địa Phận Vĩnh Long

1.  Tại Đền Thờ Giêrusalem, Hài Nhi Giêsu được Thánh Thần công bố là  Aùnh Sáng muôn dân (Luca 2,32). Các  Đạo sĩ từ phương Đông tìm đến Giêrusalem  để triều bái Vua người Do Thái mới sinh, đã tiên báo ọn gọi lương dân vào trong vương quốc của Chúa Kitô (x. Mt 2,1.6). Khi chịu phép Rửa tội, mỗi người tín hữu chúng ta lãnh nhận ánh sáng đức tin,  cùng với sứ mạng làm chứng Chúa Kitô là Aùnh Sáng muôn dân (x. Nghi Thức Rửa tội; Luca 24,48), làm sao cho muôn dân đón nhận đức tin  và trở thành môn đệ của Chúa Kitô (Mt 28, 19).

2.  Cũng như các Tông Đồ được chọn để ở với Chúa và được Chúa sai đi (Mc 3,14)  các tín hữu hợp ï thành một Thân Thể trong Chúa Kitô (Lumen Gentium 7; x.1 Cor 12,12) làm Bí tích  hữu hình, nghĩa là dấu chỉ và khí cụ  của sự  kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và  hợp nhất toàn thể nhân loại (LG 1). Sự kết hợp với Chúa Kitô là then chốt  của Hội Thánh và cũng là nền tảng của sứ mạng loan báo Tin Mừng.

3.  Thánh Phaolô, hơn ai hết, luôn quả quyết về sự kết hợp mật thiết giữa Chúa Kitô và các tín hữu  (Roma 12,4; 1 Cor 12,12). "Anh em là Thân Thể của Chúa Kitô, và ai theo phận nấy mà làm chi thể" cho nhau (1 Cor 12,27). Chính Phaolô đã nghe Đấng Phục Sinh quả quyết với ông trên đường đi Đamas: Ta là Giêsu ngươi đang tìm bắt (x. Act 9,3-5 ; 26,12-16).

Lúc đó Phaolô là người nhiệt thành với Do Thái giáo, quyết tâm bảo vệ Lề Luật Môi sen, lùng kiếm huỷ diệt các tín hữu Kitô (x. Act 8,1.3; Gal 1,13) . Ông đâu có bắt bớ Đức Kitô.  Nhưng tiếng của Đấng Phục Sinh nói với ông: Sao người tìm bắt bớ Ta, và còn quả quyết với ông rằng: Ta là Giêsu mà ngươi đang tìm bắt. Như thế Phaolô phải thấy rằng  Các tín hữu và Đức Kitô là một, và các tín hữu không thể tách rời Đức Kitô  được .

Các tín hữu kết hợp vói Chúa Kitô như Thân Mình với Đầu (x Eph 3,22; 1 Cor 11,3; Eph 4,13. 5,23) và kết hợp  với nhau  như những chi thể trong Thân Mình của Chúa Kitô (Rom 12,5).  Phải duy trì sự hợp nhất của Thánh Thần trong giây liên kết hoà thuận; chỉ có một Thân mình và một  Thánh Thần (Eph 4,3-4) mà Chúa Cha ban cho Hội Thánh (x. Gal 4,6; 1 Cor 2,12).

Xác không có hồn là xác chết (x.Jac 2,6),  người Kitô hữu  không kết hợp với Hội Thánh thì có khác chi với cành lìa cây sẽ khô héo. Thế nên tất cả chúng ta đã chịu phép rửa trong một Thánh Thần (1 Cor 12,13; 6,11), nên phải sống theo Thánh Thần. Để sống bởi Thánh Thần, thì ta cũng phải hướng theo Thánh Thần mà tiến bước (Gal 5,25).

4.  Nhờ Phép Rửa, chúng ta đã trở nên con cái Thiên Chúa, được thông chia địa vị làm con của Chúa Kitô, được thông phần sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi (Gal 3,26; Roma 8,14-15.29). Và để chúng ta  sống trọn ơn gọi làm con, thì Thiên Chúa ban Thánh Thần cho chúng ta: Bởi vì anh em là con cái , thì Thiên Chúa sai Thánh Thần của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: Abba, lạy Cha  (Gal 4,6).

Hội Thánh là Nhiêm Thể của Chúa Kitô vì được cứu chuộc nhờ máu châu báu của Chúa Kitô và được kết hợp trong Chúa Thánh Thần để làm thành Thân Thể của Chúa Kitô là Đầu, là Thủ Lãnh ( x. Thư chung hậu ĐH Dân Chúa, số 12).

5.  Việc hiệp thông vào sự sống của Thiên Chúa và sự hợp nhất của Dân Thiên Chúa, nhờ đó mà Hội Thánh tồn tại, được diễn tả cách xác đáng và thực hiện cách kỳ diệu nhờ Bí Tích Thánh Thể (Sách GL của HTCG 1325). Khi cử hành Thánh Lễ, Hội Thánh nài xin Chúa Thánh Thần  thánh hoá và biến đổi của lễ chúng ta dâng trở thành Mình và Máu Chúa Kitô , nhờ đó Người hiện diện và kết hợp chúng ta với Người, để tiến dâng chúng ta làm một với Người.  Sau đó Hội Thánh còn nài xin Chúa cho chúng ta khi thông phần Mình và Máu Chúa Kitô  (hiệp lễ), được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần  (x. Kinh nguyện Thánh Thể II).

Vì thế, Thư Chung hậu Đại Hội Dân Chúa nhắc lại: Thánh Thể là trung tâm, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ của Hội Thánh (x. Bênêđitô XVI, Sacramentum Caritatis 14-15; Gioan Phaolô II, Ecclesia de Eucharistia 11-24).

Vì phải chu toàn bổn phận  phục vụ  Bàn Thánh Chúa và Hội Thánh,  các mục tử được mời gọi chú tâm cho việc cử hành Thánh Thể thật sốt sắng và xứng đáng. Phải lo liệu sao cho cộng đoàn tham dự Thánh Lễ cách ý thức và sống động hơn (x. Sacramentum Caritatis 36-55; 72-76).  Và cũng phải thúc đẩy và canh tân việc sùng kính Thánh Thể, vốn đã từng nổi bật trong truyền thống Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam (x. Sacramentum Caritatis 66-69; Ecclesia de Eucharistia 25).

 + Tôma Nguyễn Văn Tân
             Giám Mục của Anh Chị Em

1138    10-02-2012 09:27:37