Sidebar

Thứ Hai
29.04.2024

Tĩnh Tâm Linh Mục_2003_Đức Cha Tôma

 

 

GIẢNG TĨNH TÂM LINH MỤC GPVL 2003

CHÚA GIÊSU MỤC TỬ


NGÀY THỨ NHẤT: CHÚA GIÊSU MỤC TỬ, THẦY DẠY HIỆP THÔNG VÀ PHỤC VỤ

BÀI GIẢNG SÁNG.

1. Matthêu 15,32-38:

Nhìn đám đông dân chúng tuôn đến với mình, Chúa Giêsu gọi các môn đệ và nói: "Ta thương xót đám dân nầy, vì họ đã theo Ta ba ngày và không có gì để ăn. Ta không muốn để họ về bụng đói, sợ họ té xỉu dọc đàng".


Lòng thương xót đã làm cho Chúa chữa lành những tật bệnh của nhiều người (cc.31-32), và lại còn quan tâm đến nhu cầu thể xác của dân chúng: "Ta không muốn để họ về bụng đói". Người biết việc Người sẽ làm cho họ, nhưng Người muốn các môn đệ cũng biết xót thương và quan tâm đến nhu cầu của tha nhân, nên mới nêu lên vấn đề. Các môn đệ nhận thấy nhu cầu của đám đông và cũng thấy giới hạn của mình: "Trong nơi hoang vắng nầy chúng con làm sao tìm được bánh cho ngần ấy dân chúng ăn ?" Việc con người tự sức mình không làm được, thì không khó đối với Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói: "Các con có bao nhiêu bánh? Và khi bảo cho dân chúng ngồi xuống, Người mời gọi tin vào Mgười: với bảy chiếc bánh và một it cá, Chúa Giêsu làm một phép lạ dể nuôi bốn ngàn người". Người cầm lấy bánh và cá, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ, và các ngài phân phát cho dân". Những chiếc bánh và những con cá mà các môn đệ mang đến, đó là phần đóng góp của các môn đệ, nhỏ bé nhưng cần thiết để Chúa thực hiện điều kỳ diệu. Chúa trao cho các ngài, để phân phát cho dân, đó là danh dự ban cho các ngài được phục vụ công trình của Chúa, phục vụ đồng lọai.


"Họ đã ăn no nê, và còn lại những mảnh vụn, thu được bảy thúng đầy".


Phép lạ đem đến cho đoàn dân niềm vui và sức sống bởi cảm nhận tình thương của Chúa, còn các môn đệ, chắc phải hãnh diện vì được cộng tác với Chúa và phục vụ tha nhân. Hội Thánh nhìn phép lạ nầy như dấu chỉ "tiên tri": Môisen trong hoang địa đã kêu cầu cho dân được "manna" làm lương thực hàng ngày,còn Chúa Giêsu là vị Lãnh Đạo của dân mới, sẽ ban "Bánh Trường Sinh" cho các tín hữu, Người sẽ thiết lập chức Linh Mục để phục vụ Mầu Nhiệm Cứu Chuộc,ban phát Mầu Nhiệm Thánh cho dân Chúa.


2. Chức Tư Tế của Giao Ước mới là để phục vụ , và tùy thuộc Chúa Kitô. Làm linh mục có nghĩa là gì? Theo Thánh Phaolo, làm linh mục trước tiên là làm người "quản lý" các mầu nhiệm của Thiên Chúa; mỗi người hãy coi chúng tôi như những người thừa hành của Chúa Kitô và những người quản lý các mầu nhiệm củaThiên Chúa. Mà đại để, nơi những người quản lý, người ta chỉ cốt tìm được người trung tín (I Cor 4,1-2). Từ "quản lý" không thể được thay thế bằng bất cứ từ nào khác. Nó bắt rễ sâu trong Phúc Âm: ta hãy nhớ lại dụ ngôn về người quản lý trung tín và ngưới quản lý bất trung (x. Luca 12,41-48). Người quản lý không phải la người làm chủ , nhưng là người được chủ giao phó tài sản của mình, để cai quản cách công minh và có trách niệm. Thế nên Linh Mục lãnh nhận từ Chúa Kitô những tài sản của ơn cứu chuộc , để phân phát cho đúng cách cho những người mà mình được sai đến để phục vụ. Đó là kho tàng đức tin. Vì thế, Linh Mục là người mang lời của Thiên Chúa, người của bí tích, người của "mầu nhiệm đức tin" Nhờ đức tin, Linh Mục đạt tới những tài sản vô hình là gia nghiệp của ơn Cứu Chuộc nhân lọai do Con của Thiên Chúa tạo nên. Không ai được coi mình như người chủ những tài sản nầy.Tất cả đều được mời gọi đạt tới. Bởi vậy, do việc Chúa Kitô thiết lập, Linh Mục có nhiệm vụ quản lý gia sản đó" (Gioan Phaolô II, Hồng An và Mầu Nhiệm, 83-84).

Linh mục tùy thuộc Chúa Kitô về ơn gọi cũng như về tác vụ. Cũng như các Tông Đồ, chúng ta được gọi để ở với Chúa Kitô và để Chúa sai chúng ta đi ( x.Mc 3,14). "Được gọi trở nên hình ảnh sống động của Chúa Giêsu là Đầu và là Mục Tử của Hội Thánh, Linh Mục phải tìm cách phản ánh trong mức độ có thể sự hòan thiện nhân bản chiếu tỏa từ Con Thiên Chúa làm người và được biểu lộ với hiệu năng khác thường qua thái độ đối xử với tha nhân, như thấy trong Phúc Âm"( Pastores dabo vobis, 43; Presb. Ordinis, số 3).


Hơn nữa, Linh Mục phải nuôi dưỡng tương quan mật thiết với Chúa Kitô, bằng việc đọc và suy ngắm Lời Chúa, không ngừng cầu nguyện(Presb. Ord., số 13),noi theo điều mình thực hiện hằng ngày trong Thánh Lễ (Presb. Ord. Số 14), tìm kiếm Thánh Ý của Chúa Cha và hiến mạng sống mình cho đàn chiên được trao phó cho mình (Presb. Ord. Số 14 b,c) , để có thể nên "bạn hữu" của Chúa Kitô: "Thầy không còn gọi các con là tôi tớ... nhưng Thầy gọi các con là bạn hữu (Gioan 15,15).

Những lời nầy được nói ra chính tại Phòng Tiệc Ly, trong khung cảnh trực tiếp của việc lập Phép Thánh Thể và Chức Linh Mục thừa tác. Chúa Kitô cho các Tông đồ và cho tất cả những ai kế thừa chức Linh Mục do các ngài, biết rằng, trong ơn gọi đó và để thi hành chức vụ đó, họ phải trở nên bạn hữu của Người, họ phải trở nên bạn hữu của Mầu Nhiệm mà Người đến để hòan thành. Là Linh Mục có nghĩa là có tình gắn bó thân thiết với Mầu Nhiệm Chúa Kitô, với Mầu Nhiệm CứuChuộc, trong đó Người ban "Thịt mình" cho thế gian được sống (Gioan 6,51)( Gioan Phaolô II, Thư gởi cho các Linh Mục Thứ Năm Tuần Thánh 1983, II c).

3. Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa vì đã nắn đúc chúng con thành những thừa tác viên cho chức tư tế của Chúa, theo khuôn mẫu là chính Chúa...vì Chúa đã cho chúng con thông phần nhiệm vụ Mục Tử của Chúa.

Chúng con cảm tạ Chúa vì đã tín nhiệm chúng con, mặc dầu chúng con mang trong mình bản tính loài ngưởi yếu đuối, mỏng dòn. Chúa đã tín nhiệm chúng con bằng cách đặt vào lòng chúng con, qua Bí Tích Rửa Tội, tiếng Chúa kêu gọi chúng con vươn lên đời sống trọn lành như mục tiêu mà ngày qua ngày với ơn Chúa chúng con phải đạt tới.

Chúng con nài xin Chúa cho chúng con biết luôn chu tòan những nhiệm vụ thánh của chúng con với quả tim trong sạch và lương tâm ngay thẳng, để chúng con trung thành với Chúa đến cùng, vì Chúa đã yêu thương chúng con đến cùng(Gioan 13,1).


Lạy Chúa Kitô, xin đừng để lọt vào tâm hồn chúng con những quan điểm và những ý kiến hạ thấp tầm quan trọng của chức tư tế thừa tác, những phê phán và những xu hướng gây tổn thương chính bản chất của ơn gọi thánh và của thừa tác vụ mà Chúa mời gọi chúng con thực hiện trong Giáo Hội của Chúa (Gioan Phaolô II, Thư gởi các Linh Mục Thứ Năm Tuần Thánh 1982, số 3).


BÀI GIẢNG BUỔI CHIỀU: YÊU THƯƠNG và PHỤC VỤ

 

1. Gioan 13,1-20. Chúa Giêsu rửa chân cho các Tông Đồ.

Thánh Gioan không ghi lại việc Chúa Giêsu thiết lập Phép Thánh Thể và Chức Linh Mục, chỉ thuật lại việc Chúa rửa chân cho các Tông Đồ "sau bũa ăn tối" (cena facta c.2), trong bối cảnh của Bữa Tiệc Ly: "Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ mình phải lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha...Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay Người và Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa" (c.1 và c.3). Một cuộc chia ly đau buồn với sự phản bội của Giuđa: "ma quỉ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con ông Simon, ý định nộp Người"

Chúa Giêsu làm một việc bất ngờ: "Người chổi dậy, cởi áo,lấy khăn thắt lưng,đổ nước vào chậu, rồi Người bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau". Người Do Thái có thói quen rửa chân cho khách trước khi vào dự tiệc, còn Chúa Giêsu thì lại rửa chân cho môn đệ sau bữa ăn, chắc chắn không phải là thói quen: "Không chỉ nhằm nêu lên gương khiêm nhường cho chúng ta noi theo, sáng kiến nầy của Chúa Giêsu làm cho Phêrô bối rối Thầy định rửa chân cho con sao? nhưng trước hết mạc khải cho chúng ta đặc tính căn bản của việc Thiên Chúa hạ cố đối với chúng ta. Thật vậy, trong Đức Kitô, chính Thiên Chúa đã "tự trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, nhận lấy sự sỉ nhục tột cùng của thập giá (x.Phil.2,7) để cho nhân lọai đạt tới sự sống thân mật với Thiên Chúa..."(Gioan Phaolô II, Thư gởi các Linh Mục Thư Năm Tuần Thánh năm 2000, số 4).

"Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau nầy con sẽ hiểu"

"Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy"

Nếu Chúa không tự nguyện làm người "Tôi Tớ" của Thiên Chúa, nếu Chúa không đến để thi hành thánh ý của Chúa Cha, thì có ai trong nhân lọai được ơn nghĩa lại

với Thiên Chúa, ai sẽ được cứu sống? Chấp nhận sự phục vụ của Chúa là tin nhận Đức Kitô Khiêm nhuờng, vâng phục và đau khổ, để được dự phần với Người.

"Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, Người đã yêu thương họ đến cùng"(c.1)

Không có ai ép buộc Chúa Kitô làm người và chịu khổ hình để cứu chuộc chúng ta, nhưng vì yêu thương chúng ta. Mầu Nhiệm Cứu Chuộc khai mào khi Ngôi Lời nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ thành Nadaret do quyền năng Chúa Thánh Thần, và đạt tới đỉnh cao trong biến cố Vượt Qua với cuộc tử nạn và phục sinh của Đấng Cứu Thế. Trước hết đó là công trình của lòng thương xót của Chúa Cha: "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Ngài để tất cả những ai tin vào Người Con ấy thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời"(gioan 3,16). Chúa Giêsu luôn làm điều đẹp lòng Cha (x.Gioan 8,29), luôn yêu mến và phục vụ Cha: "Vì lẽ nầy mà Cha yêu mến Ta là Ta thí mạng sống để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống. Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại. Đó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta"(Gioan 10,17-18). Mầu Nhiệm Cứu Chuộc còn là công trình của tình yêu của Ngôi Lời Nhập Thể: "Con Người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người" (Marcô 10,45). Chúa Kitô thí mạng sống mình làm giá cứu chuộc thay cho nhiều người trong đó có chúng ta, đó là bằng chứng tình yêu của Người: "Không ai có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống mình vì bạn hữu" (Gioan 15,13).

"Vậy nếu Ta là Thầy, là Chúa, mà đã rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau.Ta đã nêu gương cho các con , ngõ hầu như Ta đã làm cho các con thế nào, các con cũng làm như vậy"(Gioan 13,14-15).

Chúa Giêsu mời gọi các Tông đồ, mời gọi các Linh mục chúng ta yêu thương và phục vụ theo gương của Người.

2. Đức Gioan Phaolô II: "Bởi đã trở thành linh mục trong ngày thụ phong, chúng ta là "bạn hữu" trong tận chiều sâu của hữu thể linh mục của chúng ta: chúng ta là những chứng nhân đặc biệt gần gũi với Tình Yêu đã hiển hiện trong ơn Cứu Chuộc. "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì không phải chết nhưng được sống muôn đời"(Gioan 3,16). Đó là định nghĩa của tình yêu, trong ý nghĩa cứu chuộc của tình yêu. Đó là mầu nhiệm cứu chuộc, được định nghĩa bởi tình yêu. Chính Người Con Một lấy tình yêu nầy từ nơi Cha và dâng lại cho Cha khi đem tình yêu đến thế gian. Chính Người Con Một, nhờ tình yêu nầy, hiến thân để cứu độ thế gian: để ban sự sống đời đời cho nhân lọai, là anh chị em của Người...(Thư gởi các Linh Mục Thứ Năm Tuần Thánh 1983, II, c).

'Lòng yêu mến Hội Thánh thúc đẩy tôi phải nói lên những điều nầy với anh em.Hộ Thánh chỉ có thể hoàn thành sứ mạng của mình đối với trần thế, nếu Hội Thánh bảo toàn lòng trung thành với Chúa Kitô, mặc dù có bao nhiêu yếu hèn của con người. Tôi ngỏ lời với tất cả những ai được Chúa Kitô thương ban ơn gọi đặc biệt là hiến thân phục vụ Hội Thánh và trong Hội Thánh phục vụ con người...tôi muốn nhắc đến trước hết một nguồn sinh lực là TÌNH YÊU của chúng ta đối với Chúa Kitô và Hội Thánh của Người, tình yêu tuôn trào từ ơn gọi Linh Mục và là hồng ân cao cả nhất của Chúa" (x.Roma 5,5)(Gởi các Linh Mục năm 1979,sồ 2)

3. Lạy Chúa Giêsu Kitô, Trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, sau khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Chức Linh Mục,Chúa đã phải lìa khỏi những người Chúayêu thương đến cùng, Chúa đã hứa ban cho họ Đấng Bàu Chữa khác (Gioan 14,16). Xin Chúa làm cho Đấng Bàu Chữa nầy là Thần Chân Lý (Gioan 14,17), đến với chúng con, ban cho chúng con các ơn thánh của Ngài: ơn khôn ngoan và thông hiểu, ơn lo liệu và suy biết, ơn sức mạnh và đạo đức, ơn kính sợ Thiên Chúa, để chúng con luôn biết nhận ra những gì do Chúa ban, phân biệt với những gì phát xuất từ "tinh thần thế tục"(I Cor.2,12) hoặc từ chính "đầu mục thế gian" (Gioan 16,11) .

Xin đừng để chúng con làm phiền lòng Thánh Thần của Chúa (x.Eph.4,30),

- do lòng tin yếu kém của chúng con và ý chí thiếu sẵn sàng làm chứng cho Phúc Âm "bằng việc làm và sự thật"( I Gioan 3,18) ;

-bởi bận bịu trần thế và ước muốn rập theo tinh thần thế tục (x.Roma 12,2);

-và sau hết bởi thiếu lòng mến, một lòng mến kiên nhẫn và sẵn sàng phục vụ, không ba hoa,không tự mãn ; không ích kỷ; lòng mến bao dung, kính tin, trông cậy,tìm thấy niềm vui trong sự thật và những gì chân thật mà thôi...(x. I Cor 13,4-7).

Xin cho chúng con biết yêu thương với tình yêu mà Chúa Cha đã yêu thương thế gian khi Người ban tặng Con Một Người , để mọi kẻ tin vào Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sự sống đời đời (x.Gioan 3,16).

Tóm lại, chỉ một mình Gioan ghi lại sự việc Chúa Giêsu rửa chân cho các Tông Đồ, để mạc khải một chân lý thật quan trọng, như Đức Gioan Phaolô nhắn bảo chúng ta, "trong Đức Kitô, chính Thiên Chúa đã tự trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, đón nhận sự sỉ nhục tột cùng của thập giá (x.Phil 2,7) để làm cho nhân lọai đạt tới sự sống thân mật với Thiên Chúa" những bài Diễn Từ lớn đi theo việc rửa chân như để dẫn giải sự việc nầy và như dẫn nhập vào mầu nhiệm của sự hiệp nhất Ba Ngôi mà Chúa Cha kêu gọi chúng ta tham dự vào, bằng cách sáp nhập chúng ta vào Đức Kitô qua ơn của Chúa Thánh Thần...Chúng ta phải thể hiện sự hiệp thông nầy theo sát điều răn mới "Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng phải yêu thương nhau" (Gioan 13,34)...Đức Kitô hợp nhất với Chúa Cha, sẵn sàng về với Chúa Cha qua việc hiến tế chính mình và không muốn gì khác hơn là cho các Tông Đồ được thông phần vào sự hợp nhất của Người với Chúa Cha: "như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho chúng cũng nên một trong Chúng Ta"(Gioan 17,21)(x. Thư gởi các Linh Mục năm 2000, số 4).


NGÀY THỨ HAI: CHÚA GIÊSU MỤC TỬ, XÂY DỰNG CỘNG ĐÒAN HIỆP THÔNG

Bài giảng ban sáng

1. Luca 22,14-20 ( x.Mt 26,26-29; Mc 14,22-25)

Tin Mừng Nhất Lãm ghi lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu thiết lập Phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly, vào dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái, tuy nhiên Thánh Luca cho chúng ta thêm nhiều chi tiết hơn: "Thầy đã tha thiết ước ao ăn lễ Vượt Qua nầy với các con trước khi chịu khổ nạn. Thầy bảo các con: Thầy sẽ không ăn lễ nầy nữa, cho đến khi lễ nầy được thực hiện trong Nước Thiên Chúa...Thầy sẽ không uống thứ nho nầy nữa cho đến khi Nước Thiên Chúa đến"(Lc 22,15-16.18).

Như thế, Chúa loan báo lễ Vượt Qua mới sẽ được đánh dấu bằng cuộc khổ nạn của chính Chúa, khởi đầu một cuộc giải phóng mới. Đó là giờ Chúa mong đợi "Thầy phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi hoàn tất"(Lc12,50).

"Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và trao cho các ông (các Tông Đồ) mà phán:Nầy là Mình Ta hiến ban vì các con, các con hãy làm việc nầy mà nhớ đếnTa. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén và phán: chén nầy là chén Giao ước mới trong Máu Ta sẽ đổ ra vì các con"(Lc 22,19-20).

Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể để ban cho Hội Thánh Mình và Máu Thánh Chúa làm thần lương dưới hình dạng của một thức ăn và một thức uống và đồng thới thiết lập Chức Linh Mục để phục vụ Mầu Nhiệm Cứu Độ: "các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Ta"

Tuy nhiên, trước tiên Phép Thánh Thể là một hy lễ của Giao Ước mới, Hy Lễ Bí Tích.

Trong Thông điệp gởi các Linh Mục Thứ Năm Tuần Thánh năm 2003, Đức Gioan Phaolô II viết: "Chính trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu đã thiết lập Hy Tế Thánh Thể là Mình và Máu Người (I Cor 11,23). Những lời của Thánh Phaolô đưa dẫn chúng ta trở lại với những hoàn cảnh bi thảm trong đó Bí Tích Thánh Thể được khai sinh, được đánh dấu không thể xóa nhòa bởi biến cố thương khó và sự chết của Chúa. Bí Tích Thánh Thể không chỉ là việc khơi gợi biến cố đó, nhưng còn là tái diễn mang tính bí tích (re-présentation sacramentelle)' ( Ecclesia de Eucharistia, 11).

"Khi thiết lập Bí Tích nầy, Chúa Giêsu không chỉ nói: "Nầy là Mình Ta", "Nầy là Máu Ta", nhưng Người thêm "bị nộp vì các con" và "đổ ra vì nhiều người" (lc 22,19-20). Chúa không chỉ xác quyết những gì Người ban cho họ ăn và uống là thịt và máu Người mà thôi, trái lại Người cũng diễn tả giá trị hy tế của chúng nữa, bằng cách hiện tại hóa một cách bí tích hy tế của Người sẽ được hoàn tất trên thập giá một vài giờ sau đó để cứu rỗi mọi người"(Ecclesia de Eucharistia, 12).

Thánh Lễ vừa là lễ tưởng niệm hy tế Thập giá để lưu truyền muôn đời, vừa là bàn tiệc thánh để thông hiệp với Mình và Máu Chúa, cả hai gắn liền và không thể tách rời nhau (Sách Giáo Ly của Hội Thánh Công Giáo, 1382)

"Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô cũng bao gồm sự phục sinh của Người cùng với cuộc khổ nạn và sự chết , như lời tung hô của các tín hữu sau truyền phép "chúng con tuyên xưng việc Chúa sống lại" Thật vậy, Hy Tế Thánh Thể hiện tại hóa chẳng những mầu nhiệm thương khó và sự chết của Chúa Cứu Thế nhưng còn cả mầu nhiệm Phục Sinh nữa, trong đó hy tế đạt tới sự viên mãn của nó, Chính Chúa Kitô hằng sống và phục sinh trở nên "bánh sự sống"(Gioan 6,35,48), "bánh hằng sống"(Gioan 6,51).

Chức Linh Mục được thiết lập trong Bữa Tiệc Ly, để phục vụ Phép Thánh Thể và phục vụ Dân Chúa. Bí Tích Truyền Chức Thánh thành hình trong lúc Chúa lập Phép Thánh Thể ( CĐ Tridentinô, DS 1740).

"Không phải là không có lý do mà những lời "Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Ta" đã được Chúa Giêsu phán ngay sau các lời truyền Phép Thánh Thể, và cũng không phải là không có lý do mà chúng ta nhắc lại những lời đó mỗi lần chúng ta cử hành Hy Lễ thánh thiện nầy"( Gioan Phaolô II, Thư gởi các Linh MụcThứ Năm Tuần Thánh 1980, số 2).

2. Hội Thánh đón nhận Thánh Thể của Chúa Kitô như một hồng ân tuyệt hảo,là chính Chúa Kitô, đích thân Người trong nhân tính thánh thiện của Người, là công trình cứu chuộc của Người (x. Ecclesia de Eucharistia, 11b).

Cùng với Phép Thánh Thể, mầu nhiệm tình yêu cứu chuộc ở trong tay chúng ta . Mầu nhiệm nầy trở lại mỗi ngày trên môi miệng chúng ta và được khắc ghi bền bỉ trong ơn gọi và tác vụ của chúng ta (x. Gioan Phaolô II, Thư gởi các Linh Mục thú Năm Tuần Thánh 1983, II).

Do Bí tích Truyền chức thánh, chúng ta được Chúa Thánh Thần thánh hóa để tham dự một cách đặc biệt vào chức Tư Tế của Chúa Kitô, được in một dấu ấn không gì tẩy xóa được làm cho chúng ta lãnh nhận những quyền năng cao cả, nhất là quyền cử hành Thánh Lễ và quyền tha tội (chức linh mục phẩm trật bởi "hieros" = thánh và "arkhein" là điều khiển), để phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc, phục vụ Dân Chúa (chức linh mục thừa tác bởi "ministerium" là phục vụ).

Do đó, chúng ta thấy mối liên hệ mật thiết không thể thiếu giữa Linh mục với Chúa Kitô , giữa Linh mục với Hội Thánh. Linh Mục phải yêu mến Chúa Kitô, phải yêu mến Hội Thánh, vì đã được gọi tham dự chức Tư Tế của Chúa Kitô để phục vụ Hội Thánh. Chúa Kitô đã ban cho chúng ta làm thừa tác viên cử hành Hy Tế Thánh Thể, trong đó Chúa đặt "tòan thân" trong tay chúng ta, không phải như những tên lý hình, nhưng như bạn hữu để mến yêu, tôn thờ và phân phát cho tín hữu. Và cũng như Chúa Kitô, vì yêu mến và vâng phục Chúa Cha, đã dâng hiến chính mình Người, dâng hiến thịt và máu của Người, làm hy lễ thánh hóa nhân lọai, thì Linh Mục, do ơn gọi đặc biệt, khi cử hành Thánh Lễ đóng vai Chúa Kitô "in persona Christi" cũng được mời gọi noi theo điều ngài đang cử hành là lo chế ngự chính mình cho khỏi tật xấu và những dục vọng.Và trong khi liên kết với hành động của Chúa Kitô Linh Mục, hằng ngày Linh Mục tự hiến tòan thân cho Chúa. Khi được Mình Thánh Chúa Kitô nuôi dưỡng, Linh Mục tham dự vào tình yêu của Đấng đã tự hiến làm lương thực nuôi các tín hữu (x. Presbyterorum Ordinis, 13). Đức Gioan Phaolô II đã viết : Cristo è sacerdote perché Redentore del mondo , Chúa Kitô là Tư Tế bởi vì Người là Đấng Cứu Thế, để cứu chuộc nhân lọai (x. Dono e Mistero, trang 92). Noi gương Chúa Kitô, là Đấng đã đến không phải để được hầu hạ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người (x. Mc 10,45), Linh Mục phục vụ cộng đồng dân Chúa trong chức tư tế của ngài : không những bằng cách kết hợp của lễ thiêng liêng của các tín hữu trong Thánh Lễ ngài cử hành, nhưng còn dạy cho các tín hữu biết dâng lên Chúa Cha Của Lễ chí thánh và kết hợp của lễ đời sống mình với Của Lễ chí thánh của Chúa Kitô, dạy cho họ biết thi hành chức tư tế cộng đồng của mình trong việc lãnh nhận các Bí Tích, khi cầu nguyện và tạ ơn, sống chứng tá thánh thiện, biết từ bỏ như Chúa dạy (Mt 16,24) và thực thi bác ái (x. Lumen Gentium, số 10).

"Chức Linh Mục đòi một cuộc đời và một sự phục vụ toàn vẹn, xứng hợp với căn tính của Linh Mục "identite sacerdotale" nhờ đó sẽ biểu hiện sự cao cả củachức vị chúng ta và biểu hiện tinh thần sẵn sàng đáp lại của chúng ta: Thật vậy, đó là tâm hồn khiêm nhường và mau mắn đón nhận những ân ban của Chúa Thánh Thần và thông truyền cho người khác những hoa quả của tình yêu và bình an, thông truyền đức tin vững chắc để họ nhận thức sâu xa ý nghĩa cuộcsống con người, đặt trật tự luân lý trong đời sống cá nhân mỗi người cũng như trong những tương quan của con người.

Chức Linh Mục được ban cho chúng ta để không ngùng phục vụ tha nhân, như Chúa Kitô đã làm. Chúng ta không thể từ khướcvì những khó khăn co thể gặp, hoặc những hy sinh phải chịu. Như Các Tông Đồ, chúng ta đã từ bỏ mọi sự và đi theo Chúa Kitô, thì cũng phải bền đổ bên Chúa Kitô cho đến thập giá ' (Gioan Phaolô II, Thư gởi các Linh Mục, Thứ Năm Tuần Thánh 1979, số 4).

3. Lạy Chúa Giêsu,


Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa đã lập Phép Thánh Thể và chức Tư Tế , tất cả đều nói lên cho chúng con về tính yêu Chúa dành riêng cho Hội Thánh. Chính Chúa đã tự phó mình vì Hội Thánh, để làm cho Hội Thánh trở nên thánh thiện (x.Eph 5,25-26). Chúa phó thác cho các Tông đồ chính hy tế của mình và, nhờ tay các ngài, trao lại cho Hội Thánh qua mọi thời đại. Trong khi phó thác chocác Tông Đồ lễ Tưởng Niệm Hy Tế của mình, Chúa cũng cho các ngài thông phần chứcTư Tế của Chúa (x. Gioan Phaolô II, Thư gởi các Linh Mục Thứ Năm Tuần Thánh 1996, số 4)


Xin cho chúng con biết khám phá lại chức Tư Tế của chúng con, nhờ ánh sáng của Phép Thánh Thể, khám phá lại kho tàng nầy, khi chúng con cử hành Thánh Lễ hàng ngày.


Xin cho chúng con luôn nhiệt thành cử hành Thánh Lễ và tìm thấy nơi Thánh Thể nguồn trợ lực mà Chúa đã hứa trong bữa Tiệc Ly, "bí quyết để chiến thắng nỗi cô đơn, nguồn cổ võ để chịu đựng gian khổ, lương thực để tiếp tục lên đường sau mỗi thất vọng, nghị lực nội tâm để củng cố sự lựa chọn trung thành"(x. GP II, Thư gởi các Linh Mục Thứ Năm Tuần Thánh 2000, 14-15).


Xin cho chúng con trung thành với "ân ban" ở Nhà Tiệc Ly, trong tư thế tôn thờ thường xuyên và lâu dài trước Thánh Thể, để tình yêu của chúng con đối với Chúa hiện diện cách biệt lọai nầy ngày một lớn mạnh, và đời sống chúng con trở thành chứng từ cho các tín hữu: "Chúa Kitô Phục Sinh hiện diện trong Hội Thánh, hiện diện cách tuyệt hảo trong Phép Thánh Thể, là nguồn mạch và cao điểm của đời sống Hội Thánh"(x. Gioan Phaolô II, Huấn từ cho các tham dự viên Đại Hội Thánh Bộ Giáo Sĩ, 23.11.2001).


BÀI GIẢNG CHIỀU


1. "Họ chuyên cần với giáo huấn của các Tông đồ và sự hiệp thông, việc bẻ bánh, và kinh nguyện" (Tđcv 2,42)


Sách Tông đồ công vụ cho chúng ta những nét chính về tình trạng và sinh họat của Hội Thánh sơ khai: nhờ lời giảng và sự hướng dẫn của các Tông đồ, các tín hữu sống hợp nhất với nhau trong đức tin, trong sự san sẻ của cải cho nhau, trong việc tham dự Nghi Lễ Bẻ Bánh và trong kinh nguyện.


Chính Chúa Kitô hiện diện trong Hội Thánh là nguồn mạch và là cao điểm của sự sống của Hội Thánh; "Chúa Kitô hằng hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các họat động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy Lễ, không những trong bản thân của thừa tác viên, vì như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá, thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục (CĐ Trentô, DS1743), nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái thánh the (Phaolô VI, Thông Điệp Mysterium Fidei: vraiment, réellement et substantiellement ). Người hiện diện thiết thực trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người...Người hiện diện thiết thực trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Kinh Thánh trong Giáo Hội. Sau hết Người hiện diện khi Giáo Hội cầu khẩn và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa:"Đâu có hai, ba người tụ họp nhân danh Thầy, Thầy sẽ ở giữa họ" (Mt 18,20) (Vatican II, SC 7).


2.Trong Thông Điệp gởi các linh mục năm 2003, Đức Gioan Phaolô II mời gọi chúng ta dừng lại trước "dung nhan thánh thể" của Chúa Kitô để thấy chỗ quan trọng của Phép Thánh Thể. "Giáo Hội sống nhờ Phép Thánh Thể. Hội Thánh nuôi sống chính mình bằng "bánh hằng sống" nầy ( Ecclesia de Eucharistia, 7).


Và bởi vì "việc chiêm ngắm Chúa Kitô đòi hỏi chúng ta biết nhận ra Người bất cứ nơi nào Người tỏ hiện, trong nhiều cách hiện diện của Người, nhưng trên hết là trong Bí Tích sống động của Mình và Máu Người"(Ecclesia de Eucharistia, 6), nên Công Đồng Vaticanô II đã nhắc lại rằng việc cử hành Thánh Thể nằm ở trung tâm tiến trình tăng trưởng của Hội Thánh. Thật vậy, sau khi tuyên bố "Hội Thánh là Vương Quốc của Chúa Kitô, hiện diện cách mầu nhiệm, tăng trưởng trong thế giới một cách hữu hình nhờ quyền năng Thiên Chúa (x. Lumen Gentium, 3),thì như muốn trả lời cho câu hỏi "Hội Thánh tăng trưởng bằng cách nào,Công Đồng nói thêm: "Mỗi khi hy tế Thập Giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó Chúa Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta được hiến tế (I Cor 5,7), thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện. Đồng thời, nhờ Bí Tích Bánh Thánh Thể, sự hiệp nhất các tín hữu thành một thân thể duy nhất trong Chúa Kitô được bày tỏ và được thực hiện(x.I Cor 10,17)'(Ecclesia de Eucharistia, 21).


"Khi trao ban Mình và Máu Người làm lương thực cho các Tông đồ, Chúa Kitô kết hợp các ngài, một cách huyền nhiệm, với hy tế của Người sẽ được hòan tất trên thập giá ngày hôm sau...Các Tông Đồ lần đầu tiên bước sự hiệp thông bí tích với Người...Từ giây phút đó và cho đến tận thế, Hội Thánh được xây dựng nhờ sự hiệp thông bí tích với Con Thiên Chúa được hiến tế vì chúng ta" (Ecclesia de Eucharistia, 21).


Nhờ lời rao giảng của các Tông đồ và nhờ tác vụ của Hội Thánh, một đòan dân được thánh hiến và tháp nhập vào Chúa Kitô qua Bí Tích Rửa Tội và tác động của Chúa Thánh Thần, không ngừng được canh tân và củng cố trong sự hợp nhất nhờ việc tham dự Hy Tế Thánh Thể, nhất là nhờ sự tham dự đầy đủ của việc "rước lễ": "Ai ăn Ta, sẽ sống nhờ Ta"(Gioan 6,57). "Mỗi người chúng ta đón nhận Chúa Kitô, và chính Chúa Kitô cũng đón nhận mỗi người chúng ta". Sự hiệp thông Thánh Thể làm cho Chúa Kitô và môn đệ của Người ở lại trong nhau một cách tuyệt vời: "Hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở trong các con(Gioan15,4)'(Ecclesia de Eucharistia, 22).


Sự hiệp nhất với Chúa Kitô làm cho Hội Thánh trở thành "bí tích" cho nhân lọai hay dấu chỉ và khí cụ của ơn cứu độ được Chúa Kitô ban cho (x.Lumen Gentium,1), trở thành ánh sáng thế gian (x.Mt 5,13-16) để cứu rỗi mọi người (x.Lumen Gentium, 9). "Vì thế, Hội Thánh nhận được sức mạnh thiêng liêng cần thiết để hòan tất sứ mạng của mình bằng cách không ngừng cử hành hy tế của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể và thông hiệp với Mình và Máu của Người. Như thế, Phép Thánh Thể vừa là nguồn suối vừa là đỉnh cao của mọi việc loan báo Tin Mừng, vì mục tiêu của nó là sự hiệp thông mọi người với Chúa Kitô và trong Người với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần" (Ecclesia de Eucharistia,22).


Sự hiệp nhất mỗi người chúng ta với Chúa Kitô củng cố và phát triển sự hiệp nhất Hội Thánh là "thân thể" của Chúa Kitô: "Khi chúng ta cùng bẻ bánh, đó chẳng


phải là dự phần vào thân thể Đức Kitô sao? Bởi vì chỉ có một tấm bánh, nên chúng ta, tuy nhiều, cũng chỉ là một thân mình, vì hết thảy chúng ta cùng chia phần một Bánh"( I Cor 10,16-17).


Sau cùng, chúng ta không thể không nói đến tác động của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh, cách riêng trong Phép Thánh Thể. Chúa Thánh Thần là ân huệ đầu mùa của Chúa Phục Sinh ban cho các Tông Đồ , cho Hội Thánh, để rao giảng Chúa Giêsu Kitô và qui tụ các tín hữu thành cộng đòan dân thánh của Chúa. "Ngài là Thánh Thần ban sự sống, là mạch nước vọt lên sự sống vĩnh cửu...ngự trị trong Hội Thánh và trong tâm hồn các tín hữu" (Lumen Gentium,4).


"Tác giả Phụng Vụ Thánh Giacôbê đã ý thức rõ ràng điều đó: trong lời cầu xin ban Thánh Thần của Kinh Nguyện Thánh Thể, Giáo Hội cầu xin Chúa Cha sai Thánh Thần đến trên các tín hữu và trên của lễ, để Mình và Máu Chúa Kitô" nên hữu ích cho tất cả những ai than dự...để hồn xác được thánh hóa (Ecclesia de Eucharistia,23). Trong Kinh Nguyện Thánh Thể III, chúng ta đọc "xin cho chúng con được bổ dưỡng bởi Mình và Máu Con Chúa, cũng được tràn đầy Chúa Thánh Thần,hầu trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô. Nguyện xin Chúa Thánh Thần làm cho chúng con được trở nên của lễ muôn đời dâng tiến Chúa".


Vì thế, Đức Gioan Phaolô II nói: "Hồng ân Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần, mà chúng ta lãnh nhận trong việc hiệp lễ, hoàn tất cách sung mãn tuyệt vời những ước muốn hiệp nhất huynh đệ đang có trong tâm hồn con người, nâng cao kinh nghiệm về tình huynh đệ trong việc tham dự chung vào cùng một bàn tiệc Thánh Thể đến một mức độ vượt hẳn kinh nghiệm đồng bàn thông thuờng của con người. Nhờ thông hiệp vào Mình Chúa Kitô, Hội Thánh thể hiện căn tính của mình ngày càng sâu đậm hơn: trong Chúa Kitô, Hội Thánh nói được là "bí tích" nghĩa là dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và sự hợp nhất toàn thể nhân lọai"(Ecclesia de Eucharistia, 24).


3. Lạy Chúa Kitô của Ph&ogra 1209    19-02-2011 03:12:35