Sidebar

Thứ Hai
29.04.2024

Tĩnh Tâm Linh Mục 2007_Đức Cha Tôma


GIẢNG TĨNH TÂM LINH MỤC 2007

HIỆP THÔNG VÀ HY VỌNG


Khai mạc

Trong Kinh Phụng Vụ (Tuần III, Thứ Hai, Giờ Nhỏ), chúng ta đọc:

'Xin đừng sa thải con lúc tuổi đã xế bóng,

Chớ bỏ rơi con khi sức lực suy tàn' (Tv 70,9)

'Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa , con đã được Ngài dạy dỗ.

Tới giờ nầy con vẫn truyền rao những kỳ công Ngài làm.

Cả lúc con già nua, da mồi tóc bạc,

Lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con' (Tv 70,17-18)


Những lời nầy bộc lộ tâm tư của người già, xao xuyến, lo sợ, sợ cô đơn, sợ bị quên lãng. Những lời nầy cũng nói lên cảm nghĩ của con người khi đối diện với cái chết.  Đời sống có khổ nhọc mấy đi nữa, nhưng vẫn muốn sống. Mấy ai không sợ chết. Như vậy


- Tín điều 'Các Thánh Thông Công' giúp ích gì cho chúng ta?


- Làm thế nào để cảm nghiệm được niềm an ủi lớn lao của Kitô giáo trong mầu nhiệm Hiệp Thông?


Hiệp Thông để Hy Vọng, Hy vọng trong mọi hoàn cảnh . Có Hy Vọng mới sống Hạnh Phúc.


1. Niềm Tin Kitô giáo. 'Đây là ý của Cha Ta, Đấng đã sai Ta, là bất cứ ai thấy Chúa Con, và tin vào Người , thì có sự sống đời đời , và Ta sẽ cho sống lại trong ngày sau hết'(Gioan 6,40 ), 'Ai tin thì đượcï sống đời đời'(Gioan 6,47).


Và còn có những lời quả quyết khác mạnh mẽ hơn, như tại Bêtania, trước mồ của Lazarô: 'Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, thì dầu có chết cũng sẽ sống. Và bất cứ ai sống và tin Ta, sẽ không chết đời đời'(Gioan 11,25-26).


2. Thánh Ambrôsiô không phủ nhận cái vất vả liên miên , những âu sầu cùng cực của cuộc sống con người và nỗi lo sợ trước sự chết. Thánh nhân đã mạnh dạn quả quyết và minh chứng chân lý đức tin ' Đối với tôi, sống là Đức Kitô, còn chết là một mối lợi'(Ad Phil 1,21). Trước tiên, chết để chấm dứt đau khổ ở đời nầy. Kế đến sự chết là nguồn ơn cứu rỗi mọi người: Đức Kitô là vị Lương Y, chính sự chết của Đức Kitô là thần dược. Nhờ cái chết của một người mà thế gian được cứu chuộc. Đức Kitô đã có thể không chết, nếu Người muốn. Nhưng Người đã không nghĩ rằng phải tránh cái chết như là một việc vô ích, bởi vì không thể cứu chúng ta bằng cách nào tốt hơn là bằng cái chết của Người. Thế nên cái chết của Người ban sự sống cho con người (De excessu fratris sui Satyri,  CSEL 73,270-274).


Tiếng nói của Giáo Hội là ánh sáng soi đường dẫn lối, nâng đỡ chúng ta. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng tại New Delhi, Aán Độ ngày 6 tháng 11năm 1999:


'Mối bận tâm liên lỉ của tôi khi làm Giáo Hoàng là làm sao nhắc các tín hữu nhớ tới sự hiệp thông đời sống của Ba Ngôi Chí Thánh và sự hợp nhất của Ba Ngôi trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc'( TH Giáo Hội tại Châu Á, 12).


Tại sao ĐTC phải bận tâm như thế? Ngài thấy Xã hội bị tục hóa nhất là ở Phương Tây, chối bỏ nguồn gốc Kitô giáo, đánh mất các giá trị đạo đức, chỉ muốn hưởng thụ, ích kỷ, nhưng đang vất vả với tình trạng bạo động, khủng bố ngày càng gia tăng,  ĐTC xác định thêm điều ngài đã nói trên  vừa để giải thích nguyên do của những hỗn loạn, vừa muốn dẫn vào nền văn minh của ánh sáng, của tình thương;


'Sứ mạng của Chúa Giêsu không phải chỉ là khôi phục lại sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài người, nhưng còn thiết lập một mối hiệp thông mới giữa con người với con người đã vì tội lỗi mà trở nên xa lạ với nhau. Vượt lên trên mọi chia rẽ, Chúa Giêsu làm cho mọi người có thể sống với nhau như anh chị em khi cùng nhìn nhận một Cha duy nhất trên trời (x. Mt 23,9). Nơi Người một sự hòa hợp mới đã xuất hiện, trong đó không còn chuyện phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do...nhưng tất cả là một trong Đức Kitô' (x. Gal3,28). (TH Giáo Hội tại Châu Á, 13).


Đứng trước tình trạng một xã hội sống buông thả đưa đến những hậu quả nghiêm trọng, Đức Bênêđitô XVI muốn nhắc nhở con cái Chúa, cảnh báo mọi người phải quay về với Thiên Chúa, qua Thông Điệp đầu tiên của ngài 'Thiên Chúa là Tình Yêu,'ngày 25.12.2005, và sau đó là Tông Huấn 'Bí Tích Tình Yêu', ngày 22.2.2007. Mới đây, trong Sứ Điệp Ngày Thế giới Truyền Giáo 2007, ĐTC nói:


'Đứng trước nền văn hóa thế tục xem ra ngày càng thấm nhập thâm sâu vào trong các xã hội Phương Tây, hơn nữa khi nhìn thấy sự khủng hoảng gia đình, sự giảm sút ơn gọi và sự lảo hóa hàng giáo sĩ, các Giáo Hội nầy (Giáo Hội có truyền thống lâu đời) đang rơi vào nguy cơ khép kín co cụm lại,  rồi nhìn tương lai với hy vọngyếu ớt và giảm bớt lòng nhiệt thành truyền giáo. Tuy nhiên chính lúc nầy là thời điểm phải mở rộng lòng tin tưởng vào sự Quan Phòng của Thiên Chúa, là Đấng chẳng bao giờ bỏ rơi Dân Ngài, nhưng với sức mạnh của Chúa Thánh Thần Ngài hướng dẫn họ đến việc hoàn tất kế hoạch cứu chuộc đời đời của Ngài'.


Tiếp lời ĐTC, Đức Hồng Y Claudiô Hummes, TT Bộ Giáo sĩ nhắn nhủ các Linh Mục:


'Đem Chúa đến cho nhân loại, đó là sứ mệnh chính yếu của Linh mục, một sứ mệnh mà Thừa Tác Viên thánh đã được ban cho khả năng để thực hiện bởi đã được Thiên Chúa tuyển chọn để sống với Ngài và cho Ngài ...Linh mục trước tiên phải là một người của Thiên Chúa (1 Tim 6,11), tiếp xúc với Chúa, có một tình bạn hữu mật thiết với Chúa Giêsu, chia sẻ với những người khác những tâm tư của chính Chúa Kitô'( Thư gởi cho các Linh mục nhân Ngày Thế giới cầu xin Ơn Thánh Hóa hàng Linh mục 2007).


Làm sao để cảm nhận được Chúa Giêsu là Aùnh Sáng, là Hy vọng của chúng ta. Cùng với Mẹ Maria, Nữ Vương các Thánh Tông đồ và Mẹ của các Linh mục, chúng ta chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô.  Xin Mẹ giúp chúng ta trở nên những nhà tạm cho Chúa ngự và những hào quang trong sáng để người ta có thể nhìn ngắm và thờ lạy Chúa Giêsu.


Bài I -  Con Thiên Chúa Làm Người, Sáng Kiến Kỳ Diệu


Thánh Kinh: chúng ta có hai bản Gia Phả Chúa Giêsu:


Mt 1,1-16 bắt đầu từ Abraham đi xuống tới Giuse, bạn của Maria. Câu đầu tiên 'Gia phả Chúa Giêsu Kitô, Con Đavid, con Abraham'. Mục đích của tác giả là cho thấy nơi Chúa Giêsu, các lời hứa cho Abraham đã ứng nghiệm. Những con số trong gia phả mang một ý nghĩa tượng trưng. Con số các đời được phân chia theo 3 giai đoạn lịch sử, mỗi giai đoạn có 14 đời ; mỗi giai đoạn lại phân làm hai loạt , mỗi loạt gồm có 7 đời (2x7=14). 'từ Abraham đến David có14 đời; từ David đến thời lưu đày Babylon có14 đời; từ thời lưu đày Babylon đến Chúa Kitô, có 14 đời'(c.17). Chúa Giêsu ở cuối giai đoạn III , theo các nhà chú giải, là David mới, là chính Đấng sẽ khai mạc thời viên mãn vào đầu loạt thứ bảy.


Luca 3,23-36 'Gia phả Chúa Giêsu', theo Thánh Luca, đi từ Chúa Giêsu trở lên: ' Như người ta nghĩ, thì Người là con của Giuse, con của Eâli, con của Matthat,  con của Lêvi ...'  qua David, Ysai, Giuđa, Giacob, Isaac, Abraham, lên tới Enos, con của Set, con của Adam và cuối cùng là con của Thiên Chúa.


Như thế, Con Thiên Chúa mặc xác phàm, không chỉ có hồn có xác dể làm một người trừu tượng, mơ hồ, nhưng là một người cụ thể trong lịch sử, sinh ra trong dòng tộc David, dân tộc của Lời Hứa, con cháu của Adam, để dẫn đưa nhân loại về lại với Thiên Chúa.


Để minh giải việc Con Thiên Chúa thật sự mặc xác phàm, Thánh Grêgôriô thành Nyssê đã nói: 'Điều gì không được mặc lấy, thì không được chữa lành' (Quod enim assumptum non est, sanari nequit; quod autem Deo unitum est, hoc quoque salvatur ,Epistulae 101, MG 37, 181;R 1018).  Cũng vậy, Thánh Ambrôsiô lập luận : 'Chúng tôi tuyên xưng rằng cũng như trong phận vị Thiên Chúa Người không thiếu mất một điều gì thuộc về bản tính và sự viên mãn củaThiên Chúa, thì trong thân phận con người, Người cũng không thiếu mất điều gì, dầu điều đó làm cho con người được kể là bất toàn; bởi Người đã đến để cứu chữa con người trọn vẹn (Epistulae 48, ML 16, 1153: R 1254 ).


Một Nhà Thuyết Giảng thời xưa đã mô tả việc Chúa Kitô xuống ngục tổ tông như sau: 'Ta truyền cho ngươi : Hãy thức dậy, hỡi kẻ đang ngủ, vì Ta đâu có dựng nên ngươi để bị giam giữ mãi trong ngục hình. Hãy chỗi dậy từ  trong cõi chết. Chính Ta là sự sống cho những ai đã viên tịch... Vì ngươi, nên Ta là Thiên Chúa ngươi lại trở nên con cái ngươi. Vì ngươi, mà Ta là Thiên Chúa nhưng đã nhận lấy hình thức tôi đòi, vì ngươi mà Ta đã từ trời xuống thế và xuống dưới cả lòng đất nữa. Vì ngươi là người mà Ta đã trở nên con người không nơi nương tựa, thong dong giữa nơi kẻ chết. Vì ngươi là kẻ đã ra khỏi vườn địa đàng mà Ta đã bị nộp cho người Do Thái ở ngoài vườn và chịu đóng đinh ở trong vườn.... Hãy chỗi dậy, chúng ta cùng ra khỏi nơi đây. Quân thù đã đưa ngươi ra khỏi vườn địa đàng, còn Ta, Ta không đem ngươi trở lại địa đàng nữa, nhưng Ta đem ngươi đặt trên ngai trời. Ngươi bị cấm đến gần cây tương trưng sự sống, nhưng Ta đây, Ta là sự sống, Ta liên kết với ngươi. Xưa Ta đã đặt thần hộ giá canh giữ ngươi như tôi tớ, nay Ta bảo thần hộ giá sùng bái ngươi như Thiên Chúa'(PG 43, 439, 451, 462-463).


Ariô (thế kỷ IV)đã không tin 'làm sao Thiên Chúa có thể mặc xác phàm', mà chỉ coi Đúc Giêsu là người đã được Thiên Chúa nhận làm con (dưỡng tử thuyết), Nestôriô (thế kỷ V) cũng lúng túng, bởi không giải thích được làm sao Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người thật, nên chỉ chấp nhận một Đức Kitô là người thật được'liên kết' với Ngôi Lời là một Ngôi Vị Thần Linh. Đức Tin Công Giáo dạy chúng ta : Ngôi Hai Thiên Chúa kết hợp một cách độc đáo (ngôi hiệp : union hypostatique) với một  thể xác và một linh hồn nhân loại mà không có sự pha trộn, không có sự biến đổi nào về bản tính : Đức Kitô là một ngôi vị (ngôi vị thần linh : Ngôi Hai Thiên Chúa) trong hai bản tính (thiên tính và nhân tính). Đối với chúng ta, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Ngôi Lời đã nhập thể, cư ngụ giữa chúng ta, để ban cho những ai đón nhận Người quyền làm con Thiên Chúa (Gioan 1,12), được sống đời đời (x. Gioan 3, 15.16.36). Việc Ngôi Lời Nhập Thể mở đầu công trình cứu chuộc cách kỳ diệu: Thiên Chúa cao cả, tuyệt đối, giờ đây kết hợp với bản tính nhân loại yếu hèn, để khôi phục sự hiệp thông giữa phàm nhân tội lỗi với Thiên Chúa, thiết lập một sự hiệp thông mới giữa con người với con người vì tội lỗi đã trở nên xa lạ với nhau (TH Giáo Hội tại Châu Á, 13).


 Công Đồng Vaticanô II đã dạy: 'Là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Col 1,15),chính Người là con người hoàn hảo đã trả lại cho con cháu Adam hình ảnh Thiên Chúa đã bị tội nguyên tổ làm sai lệch. Thật vậy nơi Người bản tính nhân loại được mặc lấy chớ không bị tiêu diệt, do đó chính nơi chúng ta nữa bản tính ấy cũng được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt. Bởi vì, nhờ sự Nhập Thể, Con Thiên Chúa đã kết hợp một cách nào đó với mỗi con người'(Gaudium et Spes, 22).


Như thế, Mầu Nhiệm Nhập Thể là sáng kiến bất ngờ, sáng kiến kỳ diệu, sáng kiến của lòng Thương Xót Chúa, mang lại cho con người sức sống mới và niềm hy vọng. 'Trong Đức Giêsu Kitô, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta mới biết được Thiên Chúa không ở xa chúng ta, không ở trên và cách biệt với con người, nhưng Ngài ở rất gần, thậm chí kết hợp với mỗi người và mọi người trong mọi hoàn cảnh cuộc đời'(Giáo Hội tại Châu Á, 12). ' Ơn gọi của mỗi người là đón nhận tình yêu và đáp lại bằng tình yêu của mình' (Giáo Hội tại Châu Á,13).


Tóm lại, Ngôi Lời Nhập Thể không hủy diệt, nhưng nâng cao phẩm giá con người. Có yêu thì Chúa Kitô mới làm người, và Người mặc xác phàm là để chữa lành, để cho con người biết rõ về chính bản chất của họ và ơn gọi rất cao cả của họ (x.GS 22; Giáo Lý của HTCG 1701).


Nhận biết tình yêu của Thiên Chúa được biểu lộ qua viêc Con Chúa Nhập Thể và đáp lại bằng tình yêu 'Ai tin vào Người thì khỏi phải hư đi nhưng có sự sống đời đời' (Gioan 3,16).


Đây là những chân lý nền tảng để chúng ta tin, chúng ta sống và chúng ta phục vụ Hội Thánh, phục vụ hạnh phúc của anh chị em đồng loại. Cần có một tình bạn mật thiết với Chúa Giêsu, nhờ thường xuyên tiếp xúc với Người, rồi mới có thể chia sẻ với những người khác những tâm tư của Người (ĐHY Hummes).


 Bài II. Chúa Giêsu trong Gia Đình Nadaret


'Khi thời viên mãn đến, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài, sinh bởi người nữ, sinh dưới chế độ luật, để cứu chuộc những kẻ ở dưới quyền Lề Luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử' (Gal 4,4-5).


1.   An phạt ở Vườn Địa Đàng đã cho thấy tội của nguyên tổ loài người nghiêm trọng đến chừng nào. Adam - Evà rời bỏ Vườn Địa Đàng và bắt đầu kiếp sống lầm than, phải trải qua biết bao gian khổ và sau cùng phải chết, tưởng chừng như Thiên Chúa đã bỏ rơi những người Chúa đã tạo thành và trìu mến như những người con. Lucifer và các thiên thần phản loạn đã bị kết án và sa xuống hỏa ngục.  Còn đối với con người thì sao ?  Thiên Chúa bỏ mặc họ chăng ? Không đâu, vẫn còn có hy vọng, vì Thiên Chúa đã có sẵn một kế hoạch kỳ diệu. Ngài phán với con rắn 'Ta sẽ đặt hận thù giữa ngươi và người nữ, giữa dòng giống ngươi và dòng giống nó. Dòng giống nó sẽ đạp đầu ngươi...'(St 3,15). Nhưng còn phải kiên nhẫn. Chúa kêu gọi Abraham và ban Lời Hứa, lời hứa nầy được lập lại với Isaac, với Giacob. Lịch sử của Israel với biết bao thăng trầm: lưu lạc ở  Ai Cập, rồi cuộc giải phóng do Môisen lãnh đạo đã cho thấy Chúa nhớ đến  giao ước với Abraham, Isaac và Giacob ' Ta thấy rõ nỗi khổ của dân Ta bên Aicập, và Ta đã nghe tiếng than của chúng kêu lên trước mặt đốc công, quả Ta đã biết các nỗi khổ đau của chúng. Nên Ta xuống giựt chúng thoát khỏi tay Aicập và dẫn chúng ra khỏi xứ ấy, lên xứ vừa đẹp vừa  rộng , lên xứ chan hòa sữa mật'(Xh 3,7-8).  Tại Sinai Thiên Chúa lập Giao Ước và ban Lề Luật : từ nay họ thuộc về Thiên Chúa, là Đấng đã giải phóng họ và sẽ đưa họ vào Đất Hứa. Đã thuộc về Chúa , được đưa vào Đất Hứa, nhưng khác với Vườn Địa Đàng của Nguyên Tổ xưa, họ sống 'dưới chế độ Luật', dưới quyền Quản Giáo của Luật, sẽ phải  giữ luật, để xứng đáng là dân của Chúa, phải ý thức là đoàn dân được tuyển chọn, được kết hợp lại do Giao Ước và liên đới với nhau  đến nỗi  mọi vi phạm Lề Luật đều được coi như  vi phạm Giao Ước, bội phản Thiên Chúa. Mặc dầu Luật Môisen có qui định những hình phạt nghiêm ngặt, nhưng Lề Luật chỉ cho họ biết những gì phải làm cũng như những gì phải tránh, mà không thể ngăn cản  con người lỗi phạm cũng như không giúp họ giữ những điều Luật dạy. Bao nhiêu lần vi phạm Giao Ước và bao nhiêu lần được sửa dạy: từng đoàn người bị lưu đày, bị bắt làm nô lệ . Cuối cùng Luật trở thành gánh nặng mà tự sức mình khó có ai vác nổi.  Và  phải sống như thế cho đến bao giờ? Thánh Phaolô trả lời cho chúng ta: ' Bao lâu kẻ thừa tự còn là niên thiếu, thì không khác gì nô lệ, tuy nó là chủ cả mọi sự. Nhưng nó phải ở dưới quyền bảo phụ và quản gia, mãi cho mãn hạn người cha đã định'(Gal 4,1-2). Với Đức Kitô, thời hạn mà Thiên Chúa đã ấn định, thời mà Lề Luật trở thành quản giáo, đã phải chấm dứt, và những điều gì do Luật thiết định có tính cách khiếm khuyết, tạm thời , như những nghi tiết thanh tẩy, cắt bì...cũng sẽ được thay thế.


2.  'Khi thời viên mãn đến, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài, sinh bởi người nữ, sinh dưới chế độ Luật, để cứu chuộc những kẻ ở dưới quyền Lề Luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử'(Gal 4,4-5).


Chúa Giêsu đã đến, được sinh ra bởi một người nữ là Đức Maria (x. Mt 1,18), được gọi là con của David, con của Abraham (x. Mt 1,1), dưới chế độ Luật , được cắt bì như mọi trẻ nam : 'Mãn tám ngày, đến lúc phải làm phép cắt bì cho Hài Nhi, thì Hài Nhi đã được đặt tên là Giêsu, là chính tên Thiên Thần đã gọi trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ'(Luca 2,21).


Rồi cũng theo Luật dạy, Người cũng được đem lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa: ' Khi đã đầy ngày, lúc phải làm lễ tẩy uế cho các đấng theo luật Môisen, thì ông bà đem Hài Nhi lên Giêrusalemtiến dâng cho Chúa, như đã viết  trong Luật Chúa là mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là của thánh dâng kính Chúa, và chiếu theo điều đã dạy trong luật Chúa, để dâng làm lễ tế một cặp chim gáy hay hai bồ câu non'(Luca 22, 22-24).


Con của Thiên Chúa làm người, sinh bởi Đức Maria, được gọi là con của David, của Abraham, của Adam, là để liên đới với mỗi người mang hình ảnh của Adam, để cứu chuộc nhân loại sa ngã. ' Vì nếu bởi sự sa ngã của một người, sự chết đã ngự trị vì cớ một người ấy, thì còn hơn biết bao những kẻ được lãnh ơn và lộc dư dậtcủa đức công chính sẽ ngự trị trong sự sống vì cớ một người là Đức Giêsu Kitô'(Roma 5,17).


3.   Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, nhưng giờ đây khi mang xác phàm, thì  Người cũng là con của Đức Maria, và được gọi là con của ông Giuse trong gia đình Nadarét. Người thánh hóa gia đình nầy để nêu gương đời sống hiệp thông cho các gia đình. Gia đình dầu tiên của Adam - Evà được tạo thành theo hình ảnh Của Thiên Chúa, để làm thành cộng đoàn sống hiệp thông, trường hiệp thông, đã vi phạm lệnh Chúa, cắt đứt sự hiệp thông với Chúa thì cũng không thể trở thành trường dạy sống hiệp thông .


Đức Maria, người nữ mới, đã khiêm tốn và tin tưởng đón nhận Thánh Ý Chúa 'Nầy tôi là tôi tớ , xin Chúa cứ làm cho tôi theo như lời ngài (Thiên Thần)'(Luca 1,38 ).


 Thánh Giuse, người công chính, đang bối rối về chuyện Maria Bạn của mình đang mang thai, thì được mộng báo  cho biết ' Giuse, con của David, đừng ngại đón  Maria Bạn của ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ'(Mt1 20-21).ø Giuse đã làm như sứ thần Chúa dạy và đón Maria về nhà mình.


 Giuse và Maria là những người mau mắn đón nhận và thực thi Ý Chúa,  hiệp thông  với Chúa và phục vụ Chúa Giêsu, phục vụ chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa.


Còn Chúa Giêsu  cho thấy Người đến để thi hành ý của Chúa Cha .' Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết rằng con có bổn phận ở nhà của Cha con sao ?'(Luca 2,49), nhưng đàng khác Người cũng là người con ngoan trong gia đình Nadarét :    ' Người đãxuống với ông bà về Nadarét, và hằng vâng phục  hai ông bà'(Luca 2,51).


 Trong Bài Giảng ngày 5.1.1964 tại Nadarét,  Đức Phaolô VI đã nói: 'Chớ gì Nadarét dạy cho chúng ta hiểu gia đình là gì, sự hiệp thông trong tình yêu, vẻ cao đẹp  khắc khổ và đơn sơ , tính cách thánh thiện và bất khả xâm phạm của gia đình. Ta hãy học lấy để biết rằng việc đào luyện mà ta nhận được nơi gia đình vừa dịu dàng, vừa không tài nào thay thế được'.


Bài III. Chúa Giêsu Loan Báo Nước Thiên Chúa


'Sau khi Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa mà rằng: 'Thời kỳ đã mãn, và Nước Thiên Chúa đã gần bên. Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng' '(Mc 1,14-15).


1.    Chúng ta nhận thấy Chúa Giêsu  loan báo cách đơn giản  ' Nước Trời gần kề', Nước Trời là sứ điệp, là Tin Mừng của Thiên Chúa gởi đến cho dân,  Thiên Chúa tỏ lòng thương xót đối với dân Ngài.  Cách nói vắn gọn của Marcô cũng cho  phép chúng ta nhận ra những điều chính yếu: 'Sau khi Gioan bị nộp', tức là  vị Tiền Hô đã làm xong công việc dọn đường. Thời kỳ chuẩn bị đã chấm dứt. Thời kỳ được Thiên Chúa ấn định đã đến hồi viên mãn (Gal 4,4 ). Và sấp đến thời của Đấng Thiên Sai Thiên Chúa sẽ tỏ hiện và biểu dương quyền năng cứu chữa của Ngài. Chúa Giêsu đến xứ Galilê, Galilê là vùng đất ngươiø Do Thái sống lẫn lộn với nhiều người Canaan, mà Mt 4,15  đã gọi là Galilê, miền đất của dân ngoại, gợi lên lời của Isaia 8,23: 'Sẽ không còn bóng đêm ở nơi đang bị ngặt nghèo. Thời đầu, Ngài đã hạ nhục đất Zabulon và đất Nephtali, nhưng thời sau, Ngài sẽ làm vẻ vang cho con đường ra biển, miền bên kia sông Giorđanô, vùng đất của dân ngoại'  nhắc tới sự khinh thường dối với lương dân và những ai gần gũi họ, nhưng đàng khác cũng muốn quả quyết  lời tiên tri đang được thực hiện : vùng đất nầy hôm nay đón nhận vinh quang của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, vì Người đến viếng thăm trước tiên những người đau khổ, những người bị khinh bỉ và cả lương dân cũng được rao giảng Nước Thiên Chúa. Cũng nên nhắc lại ở đây cuộc thần hiện cho Môi sen : 'Ta đã hiện ra với Abraham, Isaac và Giacob với tư cách là Thiên Chúa Toàn Năng, nhưng Ta đã không cho họ biết danh của Ta là CHÚA.  Ta lại còn lập giao ước của Ta với họ để ban cho họ đất Canan, là đất khách quê người, nơi họ sống như những khách lạ. Chính Ta đã nghe thấy tiếng rên siết của con cái Israel đang bị người Ai Cập bắt làm nô lệ, và Ta đã nhớ lại giao ức của Ta. Vì vậy ngươi hãy nói với con cái Israel: Ta là CHÚA. Ta sẽ cứu các ngươi khỏi phải làm các việc khổ sai cho người Ai Cập, sẽ giải thoát các ngươi khỏi làm nô lệ chúng. Ta sẽ giơ cánh tay, dùng uy quyền mà chuộc các ngươi lại. Ta sẽ nhận các ngươi làm dân riêng của Ta, và đối với các ngưới, Ta sẽ là Thiên Chúa. ... Ta sẽ đứa các ngươi vào miền đất mà Ta đã giơ tay thề sẽ ban cho Abraham, Isaac và Giacob. Ta sẽ ban đất ấy cho các các ngươi làm sản nghiệp '(Xh 6.3-8).


2. Trước kia Chúa đã làm những điều kỳ diệu để giải phóng Israel và cho họ thành đoàn dân được tuyển chọn của Ngài, thì nay Chúa còn thực hiện những điều kỳ diệu khác, thực hiện một cuộc giải phóng mới, để con người được thoát khỏi mọi hậu quả của tội lỗi, mọi thứ bệnh tật, khỏi ách ma quỉ, để trở thành Dân Kitô Giáo. Chính trong Chúa Giêsu, Con Chúa nhập Thể, mà Thiên Chúa biểu hiện lòng thương xót  và quyền năng cứu chuộc của Ngài nơi những người đau yếu, bệnh tật, những người bị ma quỉ ám hại. Chúng ta hãy xem vài sự kiện  được Marcô cẩn thận ghi lại :


Trong Hội Đường ở Capharnaum, ngày Hưu Lễ, có một người bị thần ô uế nhập, nên hét to lên: Giêsu Nadarét, chúng tôi với Ngài nào có việc gì? Ngài đến để tiêu diệt chúng tôi ư ? Tôi biết Ngài là ai : là Đấng Thánh của Thiên Chúa ( Chúa Giêsu là Đấng Thánh vì Người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa, là Đấng Messia (x.Luca 1,35).


Và Chúa Giêsu lệnh cho nó : Hãy câm đi và ra khỏi người nầy.


Quỉ dằn vật người ấy, rồi hét to và xuất khỏi người ấy ( Mc 1,21-26) .


 Chúa Giêsu trở về nhà của ông Simon và Anrê,  nghe biết bà nhạc mẫu của ông Simon đang lên cơn sốt, nằm liệt giường. Người lại gần , cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt  biến khỏi bà (Mc 1,29-31).


Và rồi dường như  không muốn kể ra chi tiết những trường hợp khác hoặc chỉ muốn  cho thấy rõ Lòng Thương Xót Chúa nhắm tới những gì, Marcô tóm gọn như sau: 'Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau và những người bị quỉ ám; tất cả thành tụ họp lại trước cửa. Và Người đã chữa nhiều người ốm đau mắc đủ chứng bệnh; Người trừ quỉ cũng nhiều, và cấm quỉ nói năng vì chúng biết Người'(Mc 1,32-34).


Một người mắc bệnh phong, đến gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin rằng: Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo :Tôi muốn, anh hãy nên sạch. Tức khắc, chứng phung hủi biến mất và người ấy đã được lành sạch (Mc 1,40-42).


3.  Chúng ta  thử so sánh những việc Chúa Giêsu thực hiện trên đây (chữa lành những người mắc nhừng chứng bệnh khác nhau, xua trừ ma quỉ)  với những điều mà người Do Thái đã được cha ông họ truyền tụng như những kỳ công Chúa làm để giải phóng ï khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập. Cả hai đều được thực hiện  trong bối cảnh lịch sử khác nhau; cả hai đều biểu hiện lòng thương xót của Chúa , một đàng là cuộc giải phóng chính trị ( đưa con cái Israel ra khỏi Ai Cập và cho họ được trở thành đoàn dân của Chúa ) và bằng những việc rỡ ràng qua tay của Môisen; đàng khác  chính Con Chúa mang xác phàm thực hiện một cuộc giải phóng phổ quát, cao siêu hơn , là làm cho nhân loại khỏi vòng nô lệ tôi lỗi, trở thành con cái Chúa, nhưng bằng những cử chỉ đơn giản và lời quyền năng  mạc khải một Đấng Thiên Sai khiêm tốn, còn xa lạ với người Do Thái. Chính vì thế mà Chúa Giêsu chưa muốn được công bố, được ca tụng bằng các danh hiệu như Đấng Thánh của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa. Nhưng với những cử chỉ có vẻ tầm thường như :' cầm lấy tay bà nhạc mẫu của Simon và đỡ dậy'; cử chỉ 'Giơ tay chạm đến người mắc bệnh phong' là thái độ khiêm nhường phục vụ rất dễ mến , đó là tình yêu nhập thể gần gũi của Người.  Người lệnh cho ma quỉ 'Câm đi và ra khỏi người nầy'; Lời Người nói với người mắc bệnh phong vừa được lành sạch 'Coi chừng! Đừng nói gì với ai'(Mc 1,44)cho thấy Người muốn trách mọi dư luận sai lạc về Đấng Thiên Sai, nhưng qua việc xua trừ ma quỉ, chính Người muốn biểu hiện sứ vụ Thiên Sai đích thực: Người đến trần gian để lãnh đạo cuộc chiến chống lại sự dữ, chống lại tên cám dỗ ngày xưa: ' Dòng giống người nữ sẽ đạp đầu con rắn '(St 3,15)'.Thật vậy, chính Người là Đấng Thiên Sai đang ở giữa họ, nhưng họ không nhận biết Người. 'Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người'(Gioan 1,10). Sau bài giảng về Bánh Hằng Sống, Phêrô lên tiếng  thân thưa với Chúa Giêsu : 'Phần chúng con, chúng con tin và nhận biết Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa'( Gioan 6,69).

Làm sao để dám chắc rắng chúng ta nhận biết và sống theo Chúa Kitô ?

Làm sao chúng ta có thể giới thiệu Chúa Giêsu Kitô cho người khác, để họ tin theo ?


Bài IV. Chúa Giêsu với tội nhân


'Ta không đến kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi  những kẻ tội lỗi' (Mc2,17)1.


1.  Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa làm Người, là Hình Aûnh của Chúa Cha (Col 1,15), khi xuớng thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, đã mang lấy hình ảnh của Adam, liên đới với phàm nhân  tội lỗi để phục hồi 'hình ảnh của Thiên Chúa'đã bị hoen ố do tội lỗi nơi con người. Thánh Phaolô nói về niềm hy vọng Kitô giáo: 'Cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến'( 1 Cor 15,49)   Nhờ việc nhập Thể, Chúa Giêsu đã biểu lộ sự gần gũi với con người. Khi đón tiếp và chữa lành những người đau khổ, những bệnh nhân, những người bị ma quỉ ám hại, Chúa đã tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa và loan báo ơn giải phóng . Nhưng ơn giải phóng mà con người cần hơn hết là được tha thứ tội lỗi,  căn nguyên của mọi sự dữ.


2.Đấng chữa lành các tật bệnh cũng là Đấng có quyền tha tội.


Lần khác, nhiều ngày sau khi đi đến các làng mạc xứ Galilê,Chúa Giêsu trở lại Capharnaum. Biết Người đang có mặt, người ta kéo nhau đến nghe Người giảng, họ kéo tới đông cho đến nỗi không có chỗ chen chân, bít cả lối vào. Người ta đem đến cho Người một người bất toại có bốn người khiêng. Vì dân chúng đông, nên không thể đem đến cho Người, thì họ dỡ mái nhàngay trên chỗ Người ngồi,rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Chúa Giêsu nói với người bất toại: Nầy con, tội tội lỗi con đã được tha!Nhưng có mấy luật sĩ đang có mặt ở đó, nghĩ thầm trong bụng rằng: Sao ôâng nầy lại dám nói như vậy? Oâng ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội,ngoài một mình Thiên Chúa'(Mc 2,1-8) .


Tha tội là quyền của Thiên Chúa. Vậy Chúa Giêsu tuyên bố tha tội  cho người bất toại, lời tuyên bố gây chống đối : 'Oâng ấy nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội ngoài một mình Thiên Chúa'. Nhưng Chúa nói như vậy không phải để khiêu khích những luật sĩ , mà để dạy cho chúng ta biết Lòng Chúa xót thương, sẵn sàng tha thứ và cứu chữa dân Ngài.  Đó là Hồng Aân cao quí mà Chúa muốn ban cho phàm nhân tội lỗi và chúng ta phải khiêm tốn nài xin. 


Để làm chứng Người là Thiên Chúa, Người có quyền tha tội, Chúa Giêsu nói với người bất toại :'Ta bảo ngươi, hãy chỗi dậy vác chõng mà về nhà'. Do lòng tin, người nầy đã được ơn chữa lành cả hồn và xác, vừa được tha tội vừa được khỏi bệnh bại liệt. 


3.   Đấng có quyền tha tội mời gọi  sám hối và làm chứng Lòng Thương Xót Chúa.  Marcô kể tiếp cho chúng ta về những bước đầu sứ vụ của Chúa Giêsu tại Galilê : Người lại đi ra dọc theo mé biển; và dân chú 964    19-02-2011 03:34:31