Sidebar

Thứ Hai
29.04.2024

Tĩnh Tâm Linh Mục_2010_Đức Ông Phêrô Tài

 

TĨNH TÂM THƯỜNG NIÊN LINH MỤC GPVL 2010


Tuần Tĩnh Tâm Linh mục Vĩnh Long bắt đầu vào chiều thứ hai 22. 11. 2010 với Phép lành Mình Thánh Chúa cách trọng thể, cùng với việc cầu xin Ơn Chúa Thánh Thần.

Cha Phêrô giảng phòng dẫn vào tuần phòng với tư tưởng: nghỉ ngơi trong Chúa với 3 việc: Ăn, ngủ, cầu nguyện.

Trong tuần phòng này, chúng ta hãy nhìn lại những gì đã xảy ra trong đời linh mục chúng ta. Vui mừng và tạ ơn Chúa vì những ơn lành và những thành công, chúng ta cũng không quên thông cảm nâng đỡ nhau vượt qua những thử thách hay thất bại, khuyến khích nhau dấn thân hăng say hơn cho những dự tính mới trong tương lai nhờ kinh nghiệm học được và với niềm hy vọng phó thác.

Xin Chúa thương tha thứ những sơ sót và tội lỗi...và hãy nhất quyết bắt đầu lại với con tim mới!

 

HAI GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA TUẦN PHÒNG

Bất cứ tuần phòng nào, theo bất cứ phương pháp tu đức nào, có thể được phân ra làm hai giai đoạn dài ngắn khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người. Lấy việc lãnh nhận bí tích Hoà Giải làm tiêu chuẩn phân chia, giai đoạn một kết thúc khi đương sự làm hoà với Thiên Chúa và anh em, canh tân sự hiệp thông trong cộng đoàn.

Nhờ Ơn Chúa thanh tẩy chúng ta "được trắng tinh hơn tuyết", chúng ta hãy tiến lên,-- trong giai đoạn hai của tuần phòng, --xây dựng sự hiệp thông với Chúa Giêsu Kitô mỗi ngày một vững mạnh hơn cho đến mức độ Thánh Phaolô đã trải qua và tâm sự cho những người con tinh thần của ngài : "Cùng với Chúa Kitô, tôi bị đóng đinh vào Thập Giá. Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi. Đời sống của tôi hiện nay trong xác phàm, tôi sống đời sống ấy trong Đức Tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và hiến mình vì tôi. Tôi không làm cho ân sũng của Thiên Chúa ra vô hiệu. ( Gal 2, 19b-21). Giai đoạn II này tương đối dài hơn và, nếu so với phương pháp linh thao theo thánh Ignaxiô de Loyola, có thể bao gồm các tuần II, III và IV của linh thao.


Những suy niệm về Kinh Lạy Cha có thể được dùng trong giai đoạn thứ hai này của tuần phòng. Những giải thích của Henri Nouwen về đời sống thiêng liêng và THƠ của ĐTC gởi cho các chủng sinh, là những gợi ý dành cho giai đoạn một của tuần phòng.


Xin khắc ghi lời khuyên của Thánh Phêrô:


"Anh em hãy lớn lên trong ân sũng và trong sự hiểu biết Chúa Giêsu Kitô; Người là Chúa và là Đấng cứu độ chúng ta. Nguyện chúc vinh quang Người từ bây giờ và cho đến muôn đời. Amen" (2 Phêrô 3, 18).


Tuần phòng kết thúc với chiêm niệm về Tình Yêu để dấn thân sống đời linh mục trọn vẹn hơn.


Chúng ta hãy tâm niệm L ời Kinh Phục Vụ của Mẹ Maria, là Mẹ và là Mẩu Gương của mọi linh mục:

Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ dịu hiền và thánh thiện,

Lúc được sứ thần truyền tin, Mẹ đã ban Chúa Kitô cho chúng con, với sự vâng lời của một người vừa tin vừa tìm hiểu.

Khi viếng thăm bà Êlisabeth và với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã nhìn thấy những điều kỳ diệu Thiên Chúa thực hiện và dâng lời chúc tụng Ngài.

Tại Cana, với tâm hồn chú ý, Mẹ đã chỉ cho chúng con biết hành động có trách nhiệm. Mẹ đã không thụ động chờ đợi sự can thiệp của Con Mẹ, nhưng Mẹ đã đi bước trước; Mẹ vừa làm cho Con Mẹ nhận ra các nhu cầu, vừa thi hành quyền một cách kín đáo với sáng kiến sai những người giúp việc đến với Con Mẹ.

Dưới chân thập giá, sự vâng lời đã làm cho Mẹ trở nên Hiền Mẩu của Hội Thánh và của những kẻ tin. Tại phòng Tiệc Ly, từng môn đệ đã nhận ra nơi Mẹ một quyền uy dịu dàng của tình yêu và phục vụ.

Xin Mẹ giúp chúng con hiểu biết rằng tất cả mọi quyền uy trong Hội Thánh và trong đời sống thánh hiến, đều có nền tảng trên việc sống tuân phục thánh ý Thiên Chúa; xin Mẹ giúp chúng con hiểu biết rằng mỗi người chúng con trở nên thực sự có uy quyền khi sống phục tùng Thiên Chúa.

Ôi lạy Mẹ khoan nhân và thánh đức, Mẹ đã thi hành thánh ý Thiên Chúa; Mẹ luôn sẳn sàng vâng lời; xin Mẹ làm cho chúng con biết chú ý lắng nghe Lời Chúa, trung thành bước theo Chúa Giêsu, Đấng là Chúa và là người tôi tớ, trong ánh sáng và cùng với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Xin Mẹ giúp chúng con biết sống vui vẻ trong sự hiệp thông huynh đệ, sống quảng đại khi thi hành sứ mạng, biết mau mắn phục vụ người nghèo, biết hướng về ngày mà trong đó sự vâng lời trong đức tin được nở hoa trong lễ hội của Tình Yêu không tàn phai. Amen


SỐNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

1. Một khởi đầu tốt đẹp và mới mẻ.


Chúng ta phải học để sống sao cho mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi giây phút chúng ta sống là một khởi đầu tốt đẹp và mới mẻ, như là một cơ hội độc nhất vô nhị để chúng ta cải biến mọi sự. Hãy tưởng tượng rằng chúng ta sống mỗi khoaûnh khắc trong cuộc đời của chúng ta như là khoảnh khắc của "thời kỳ mang thai" sắp khai sinh một sự sống mới. Hãy tưởng nghĩ như mình sống mỗi ngày với bao mong ước. Và chúng ta cũng thử mường tượng như mình đang từng bước tiến vào một thời mới vừa nghe văng vẳng bên tai một lời mời gọi rõ ràng và tha thiết của Chúa: "Cha có một món quà dành cho con. Ta mong mỏi con tới đón nhận, mở nó ra và chiêm ngưỡng nó."


Vấn đề khó khăn là chúng ta luôn chôn vùi mình trong quá khứ, hay nói cách khác, chúng ta luôn kéo dài quá khứ, nhai đi nhai lại quá khứ, để cho quá khứ điều khiển hiện tại của mình. Đó là khi chúng ta để mình bị ám ảnh bởi tư tưởng cho rằng "mình biết tất cả; mình chứng kiến mọi sự, rằng thực tế chỉ là thế; tương lai đơn thuần cũng chỉ là một sự lập lại quá khứ."


Có rất nhiều cám dỗ thì thầm bên tai chúng ta với những lời lẽ gian dối như: "Chẳng có gì mới mẻ dưới gầm trời...đừng ảo tưởng này nọ! Vô ích thôi!"


Vậy chúng ta phải làm gì?


Trước tiên, chúng ta phải lột mặt nạ những cám dỗ và loại trừ chúng. Sau đó chúng ta phải mở rộng tâm trí lắng nghe Lời nói với chúng ta rằng: "Đây là nơi Thiên Chúa ở cùng nhân loại. Họ sẽ là dân của Người, và chính Người sẽ là Thiên Chúa ở cùng họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất." (Kh 21, 2-5) Những Lời này của sách Khải Huyền mở ra cho chúng ta con đường từng bước tiến vào hành trình khám phá sự sống mới được tiềm ẩn trong thời hiện tại.

2. Không chần chừ.


Sống trọn vẹn giây phút hiện tại là một việc không đơn giản chút nào. Quá khứ và tương lai luôn quyện lấy chúng ta. Quá khứ với những lỗi lầm, tương lai với bao lo lắng. Vì vậy, trong cuộc đời chúng ta có rất nhiều điều xảy ra, những điều mà chúng ta cảm thấy khó chịu, hối hận, bực tức, bối rối. Chúng ta bị cám dỗ hối tiếc: "đúng ra, tôi có thể làm khác đi những gì tôi đã làm....hoặc nói những điều khác hơn những điều đã nói!!"


Khi nhìn lại những việc làm của mình, nếu cứ để mình bị quay cuồng những ý nghĩ "có lẽ sẽ khác hơn hay có lẽ tốt hơn, nếu... và nếu..." thì chúng ta sẽ rơi vào mặc cảm tội lỗi về những gì đã làm trong quá khứ và không dám dấn thân để sống trọn vẹn giây phút hiện tại nữa.


Tệ hơn nữa, những lo lắng bao vây và phủ kín cuộc đời chúng ta do bởi những ý nghĩ tiêu cực lo sợ: "Điều gì sẽ xảy ra cho tôi đây???" Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị thất nghiệp, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị túng thiếu, vân vân ... Rất nhiều cái "nếu" tuôn tràn vào tâm trí chúng ta, đến độ chúng ta trở thành như những kẻ mù không còn khả năng nhìn thấy những hoa tươi khoe sắc trong vườn cuộc đời, không còn nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ của những trẻ em tung tăng trên đường phố; hoặc chúng ta sẽ trở thành những kẻ điếc khi không còn nghe được những lời lẽ với những tư tưởng thanh cao chân thành và hữu ích của bạn hữu.


Những kẻ thù thực sự của cuộc đời chúng ta là những tư tưởng được ẩn chứa trong các mệnh đề có điều kiện, với những từ ngữ như "nếu, nếu như, có lẽ sẽ..." Những tư tưởng đó sẽ chôn chặt chúng ta trong một quá khứ bất di bất dịch và đẩy chúng ta đến một tương lai đầy những sự hão huyền, lo lắng và bất định.


Nhưng một cuộc sống đích thực chính là sống những giây phút hiện tại --hiểu theo huớng tích cực, chứ không phải theo thứ triết lý hiện sinh phi lý "đây bây" của những con người chỉ lo hưởng thụ với cuộc sống vô định. Thiên Chúa là Đấng hiện hữu. Ngài luôn hiện diện trong mọi nơi mọi lúc, khi lầm than cũng như lúc sung túc, khi hoan lạc cũng như lúc sầu đau. Khi Chúa Giêsu mạc khải về Thiên Chúa, Ngài luôn luôn nói về Đấng đang hiện hữu nơi và lúc chúng ta đang sống. Khi chúng ta nhìn biết Chúa Giêsu là chúng ta nhìn biết Thiên Chúa. Khi chúng ta nghe lời Chúa Giêsu là chúng ta nghe lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là đấng nào đó đã và sẽ hiện hữu, nhưng là Đấng Hiện Hữu, là Đấng hiện hữu vì tôi, cho tôi trong giây phút này. Đó là lý do Chúa Giêsu đến xóa bỏ những nợ nần trong quá khứ, và những lắng lo trong tương lai. Ngài muốn chúng ta khám phá ra Thiên Chúa ngay tại đây và chính trong lúc này.


3. Cầu nguyện để sống trong hiện tại.

Sống trong hiện tại, chúng ta phải xác tín rằng: nơi đây và lúc này là quan trọng nhất. Chúng ta hay bị rối trí bởi những điều đã xảy ra trong quá khứ họăc những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy, tập trung vào hiện tại không phải là dễ dàng đối với chúng ta. Tâm trí chúng ta thường bứng chúng ta ra khỏi giây phút hiện tại.


Cầu nguyện là yếu tố căn bản, là nguyên tắc sống thời gian hiện tại. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta tiến vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, Đấng là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Cầu nguyện là chăm chú lắng nghe Đấng nói với chúng ta trong giây phút này và tại nơi đây. Chúng ta hãy xác tín rằng mình chẳng bao giờ đơn côi, nhưng có Thiên Chúa luôn ở với chúng ta và luôn chăm sóc, dưỡng nuôi ta.


Sự tín thác hòan tòan vào Chúa là một thách thức. Chúng ta không hoàn toàn tin tưởng Chúa. Nhiều người trong chúng ta luôn nghĩ Thiên Chúa là một thế lực đáng sợ, gay go và ác liệt. Hoặc ngược lại cho rằng Thiên Chúa chẳng là gì cả và hoàn toàn bất lực. Trọng tâm sứ điệp của Chúa Giêsu là Thiên Chúa không phải là Ông Chủ, nhưng là Người Yêu, với khao khát duy nhất là ban cho chúng ta điều lòng ta mong ước nhất.


Cầu nguyện là lắng nghe tiếng nói của tình yêu. Điều đó bao hàm trong ý nghĩa của sự vâng phục. Từ ngữ "vâng phục" có gốc từ tiếng Latinh ob-audire nghĩa là chăm chú lắng nghe. Nếu không lắng nghe, chúng ta sẽ trở thành kẻ điếc đối với lời mời gọi của tình yêu. Cũng trong tiếng Latinh từ "điếc" là surdus. Điếc hoàn toàn là absurdus, nghĩa là vô lý, lố bịch và ngu xuẩn. Khi chúng không cầu nguyện nữa và không còn lắng nghe lời tình yêu nói với chúng ta trong giây phút hiện tại nữa, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng có nghĩa gì cả. Kế đến là chúng ta sẽ bị giằng co và xâu xé giữa quá khứ và hiện tại.


Nếu mỗi ngày chúng ta dành ra ít phút hòan tòan trở về với chính mình thì chắc hắn chúng ta sẽ khám phá ra rằng chúng ta không cô đơn và Đấng là Thiên Chúa ở cùng chúng ta chỉ muốn mỗi một điều là trao tặng tình thương cho chúng ta.

4. Cầu nguyện để khám phá thế giới nội tâm chúng ta.

Lắng nghe lời tình yêu đòi hỏi chúng ta phải chăm chú hướng tâm trí chúng ta về lời đó. Làm sao chúng ta có thể làm được điều đó? Theo kinh nghiệm của tác giả, cách hiệu quả nhất là đọc một lời nguyện tắt có thể là một câu hay một từ, và lập đi lập lại một cách chậm rãi. Chúng ta có thể lập lại lời cầu nguyện của chính Chúa, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu hoặc nhân danh Chúa Giêsu hay bất cứ lời nào có thể nhắc nhớ chúng ta về tình thương của Thiên Chúa và để chúng thấm nhập vào thế giới nội tâm của chúng ta như ánh nến lung linh giữa không gian tăm tối.


Hiển nhiên là chúng ta có thể thường rơi vào tình trạng lười biếng, chểnh mảng, sao lãng. Chúng ta cứ day dứt bởi suy đi nghĩ lại những điều đã xảy ra trong quá khứ và những gì sẽ diễn ra trong tương lai. Chúng ta sẽ phải mất nhiều thời gian cho những cuộc đối thoại dù là vô bổ và vô thực với những người khác và với cả kẻ thù của chúng ta. Chúng ta sẽ phải hoạch định cho ngày mai, chuẩn bị cho những buổi thuyết trình hay những cuộc họp cho những ngày tiếp theo. Dù bận rộn với bao công việc như thế, nhưng chúng ta hãy luôn giữ cho ngọn nến nội tâm của chúng ta mãi toả sáng để chúng ta có thể trở về với lòng mình và nhận ra sự hiện diện của Đấng cho chúng ta đựơc thoả lòng mong ước khi trao tặng cho chúng ta điều lòng ta khắc khoải và mong ước nhất.


Điều này không phải lúc nào chúng ta cũng cảm nghiệm được một cách thoả đáng như ta mong muốn. Thường thì chúng ta quá xao xuyến, bồn chồn, lo lắng và bất an nên chẳng thể tìm lại được sự yên tĩnh và bình thản trong tâm hồn, chúng ta cũng chẳng có kiên nhẫn chờ đợi và rồi lại giây mình vào những vướng bận khác va không dám đối diện với tình trạng hỗn loạn trong tâm trí và chính trong tâm hồn mình. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục trung thành tuân thủ nguyên tắc mà chúng ta đưa ra, cho dù chỉ là 10 phút mỗi ngày, dưới ánh sáng của lời cầu nguyện của chúng ta, từng bước chúng ta sẽ nhận ra rằng nơi thẳm sâu tâm hồn chúng ta Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện và ở lại với chúng ta, nơi đó chúng ta được mời gọi ở lại với Ngài. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ biết rằng thế giới nội tâm đó, nơi thánh thiêng đó, thật hạnh phúc và đáng trân quý hơn bất cứ cảnh quang thần bí và hùng vĩ nào trên trần gian này, để rồi chúng ta muốn được ở lại nơi nội tâm mình với Chúa và được bồi bổ bằng chính Chúa, nguồn sống chúng ta.


5. Cầu nguyện để sống liên đới.

Một trong những khám phá chúng ta tìm được trong đời cầu nguyện là mỗi ngày được trở nên gần gũi hơn với Thiên Chúa và anh chị em trong gia đình nhân loại. Thiên Chúa không thuộc sở hữu của riêng ai. Ngài hiện diện trong nơi nội tâm thánh thiêng của chúng ta và của mỗi người. Khi chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn ta thì chúng ta cũng sẽ chân nhận sự hiện diện của Ngài nơi tâm hồn của những người khác. Vì khi Thiên Chúa đã chọn ở lại nơi tâm hồn chúng ta thì Ngài cũng soi sáng cho chúng ta nhận ra sự hiện diện của Ngài nơi anh chị em khác. Khi chúng ta chỉ nhìn thấy những điều xấu xa trong ta thì chúng ta cũng sẽ nhìn thấy những điều không hay không đẹp nơi người khác. Chỉ khi chúng ta nhận ra sự hiện diện của Chúa trong lòng ta thì tức khắc chúng ta sẽ nhận ra sự hiện diện của Ngài nơi những người khác.


Điều này có vẻ thuần lý quá, nhưng khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta sẽ phát triển kinh nghiệm về chính mình như là một phần tử trong gia đình nhân loại luôn được chở che bao bọc bởi Đấng đã tạo thành ta, cho ta hiện hữu để tất cả chúng ta được chia sẻ trong ánh sáng thần thiêng siêu phàm.


Có thể chúng ta thường phân vân là chúng ta có thể làm được gì cho những người khác nhất là cho những người đang rất cần được giúp đỡ. Thực ra, khi nói "cầu nguyện cho tha nhân", chúng ta không nói lên sự bất lực. Cầu nguyện cho nhau trước sự hiện diện của Chúa, trước hết, là một thái độ chân nhận rằng chúng ta thuộc về người khác như là những người con của cùng một Cha. Chúng ta là anh chị em với nhau chứ không phải là những kình địch hay đối thủ của nhau.


Cầu nguyện là lắng nghe tiếng của Đấng gọi chúng ta là con yêu dấu, là chúng ta học biết rằng cách xưng hô đáng yêu đó Ngài đã dành cho mọi người. Khi chúng ta ở trong Thiên Chúa và Ngài ở trong chúng ta thì chúng ta tìm thấy và nhận ra anh chị em chúng ta. Kết quả là chúng ta nhận ra sự kết hiệp với Thiên Chúa và liên đới với anh chị em. Đây là hai mặt của một thực tại không thể tách rời.


6. Cầu nguyện để đi vào trọng tâm của cuộc đời.

Cầu nguyện là một tiến trình hướng vào trung tâm của toàn bộ cuộc sống và tình yêu. Khi chúng ta càng tiến gần đến trọng tâm của cuộc sống chúng ta càng nhận được nhiều năng lực và sức mạnh phát sinh từ nó.


Thử hỏi, cái gì là trọng tâm của hiện tại? Trọng tâm đó chính là tâm hồn, là trái tim của chính mỗi người chúng ta, là trái tim của Thiên Chúa và cũng là trái tim của toàn thể nhân loại. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta tiến sâu vào tâm hồn chúng ta và chúng ta nhận ra tấm lòng của Chúa nói lời yêu thương chúng ta. Và chúng ta nhận ra chính đó là nơi anh chị em chúng ta được hiệp thông với nhau. Một nghịch lý quan trọng trong đời sống tâm linh là cái đặc thù nhất cũng chính là cái phổ quát nhất, cái thân thương riêng biệt nhất cũng là cái liên kết nhiều nhất, và cái chiêm niệm nhất chính là cái hoạt động nhất.


Giảng tĩnh tâm 2


Chúng ta, các linh mục là những người được Chúa yêu thương cách đặc biệt. Do đó, chúng ta cũng phải sống dễ thương với Chúa để rồi sống dễ thương với nhau. Tình thương thể hiện qua niềm vui toả rạng từ tâm hồn.


NIỀM VUI


1. Niềm vui và nỗi buồn.

Niềm vui là yếu tố thiết yếu trong đời sống thiêng liêng. Bất cứ điều gì chúng ta nghĩ hoặc nói về Thiên Chúa đang khi chúng ta ở trong tâm trạng chán nản buồn phiền thì những lời nói hay những ý nghĩ đó chẳng sinh ích lợi gì. Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa để tình yêu của Ngài trở thành niềm vui của chúng ta và để niềm vui của chúng ta được trọn vẹn. Niềm vui là một kinh nghiệm của một sự cảm nhận một cách rõ ràng rằng chúng ta được yêu thương một cách vô điều kiện. Và chẳng có gì có thể chiếm đoạt tình yêu đó của chúng ta, cho dù là đau bịnh, thất bại, hiểm nguy, đàn áp, chiến tranh hay ngay cả sự chết đi nữa cũng không tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu thương mà chúng ta thụ lãnh.


Niềm vui không hoàn toàn đồng nghĩa với hạnh phúc. Chúng ta có thể bất hạnh về một đôi điều, nhưng niềm vui vẫn luôn còn đó, bởi vì niềm vui của chúng ta phát xuất từ sự hiểu biết và cảm nhận của chúng ta về tình thương mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng khi chúng ta buồn phiền thì chúng ta không thể vui, nhưng nơi cuộc sống của những người luôn đặt Chúa là trọng tâm và làm chủ của đời sống mình, thì đau khổ và niềm vui luôn đồng hiện diện nơi cuộc đời họ. Điều này không dễ gì hiểu được, nhưng khi chúng ta nghĩ về những kinh nghiệm sâu đậm mà chúng ta có được trong cuộc sống, chẳng hạn như chúng ta đang hiện diện và chứng kiến sự ra đi vĩnh viễn của một người bạn. Trong lúc đó chúng ta cảm nhận trong lòng mình một nỗi đau lớn lao nhất hoà quyện với một niềm vui khôn tả. Thường thì trong nỗi buồn chúng ta có thể khám phá được niềm vui. Tác giả Henri Nouwen chia sẻ khi ông trải qua một đau buồn lớn lao nhất trong cuộc đời, thì cũng chính là lúc ông khám phá ra một thực tại thần linh lớn lao hơn và vượt xa giới hạn của chính bản thân ông, một thực tại giúp cho ông sống nỗi đau đó trong niềm hy vọng. Thậm chí ông dám quả quyết rằng: "Chính trong đau khổ tôi tìm lại được niềm vui." Thực ra trong đời sống thiêng liêng, chẳng có gì tự động xảy ra. Niềm vui của chúng ta cũng chẳng dễ dàng có được. Chúng ta phải chọn niềm vui và dấn thân với chọn lựa đó trong từng ngày sống. Đó là một chọn lựa đặt nền tảng trên sự nhận biết rằng mình thuộc về Thiên Chúa. Nơi Ngài chúng ta tìm thấy nơi nương tựa và bình an. Và chẳng có gì, ngay cả sự chết cũng không tách biệt Ngài ra khỏi chúng ta.


2. Chọn lựa.

Có thể chúng ta cảm thấy lạ khi nghe nói niềm vui là hệ quả của chọn lựa của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ tưởng rằng có một số người may mắn hay bất hạnh hơn những người khác và kèm theo hệ quả tất yếu do hoàn cảnh là họ có được niềm vui hay phải mang lấy nỗi buồn trong cuộc đời "cách tự động", không thể tránh được.


Tuy nhiên, chúng ta phải "chọn niềm vui". Chọn lựa này không quá tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sống của ta nhưng tùy thuộc vào cách thức mà ta phản ứng và hành xử trong những hoàn cảnh cụ thể. Hai người có thể cùng là nạn nhân trong cùng một tai nạn giao thông. Đối với người kia thì tai nạn đó phát sinh trong anh bao nhiêu oán hận nhưng đối với người còn lại thì tại nạn này lại là nguồn mạch phát sinh trong anh tâm tình biết ơn. Hoàn cảnh bên ngoài hoàn toàn giống nhau, nhưng cách phản ứng trước hoàn cảnh của hai người hoàn toàn khác nhau. Cũng giống như khi phải trực diện với sự già nua tuổi tác của mình thì có những người cảm thấy đắng cay và chán chường, nhưng đối với những người khác thì đó lại là niềm vui. Điều đó không có nghĩa là những người tỏ ra cay đắng khi đối diện với tuổi già do cuộc sống của họ khó khăn hơn những người cảm thấy vui khi biết mình đã già.


Điều quan trọng là chúng ta cần phải quan tâm trong mỗi giây phút sống là chúng ta có cơ hội để chọn niềm vui cho mình. Cuộc sống có quá nhiều mặt. Niềm vui và nỗi buồn như là một thực tế luôn có trong cuộc đời chúng ta. Trong mỗi giây phút sống, chúng ta phải luôn quyết định với những chọn lựa, chọn lựa của chúng ta sẽ là nguyên nhân dẫn đến niềm vui hoặc nỗi buồn trong cuộc đời ta. Mỗi quyết định đúng đắn phát sinh niềm vui đều là những chọn lựa trong sự tự do, sau khi đã phân tích cẩn trọng.


Chúng ta có thể chất vấn: làm sao chúng ta có thể phát triển khả năng chọn lựa niềm vui. Có lẽ sau từng ngày sống, chúng ta dành ra những giây phút cuối trước khi nghỉ đêm để xét mình về những diễn tiến và những việc mình đã làm trong suốt ngày như là một lời tạ ơn. Làm như thế, chúng ta sẽ mỗi ngày một thăng tiến khả năng chọn lựa niềm vui trong lòng mình. Và khi tâm hồn chúng ta mỗi ngày trở nên vui hơn thì chúng ta sẽ trở thành nguồn vui cho những người khác. Niềm vui phát sinh niềm vui và nỗi buồn gây ra buồn chán.


3. Nói về mặt trời.

Niềm vui cũng như lỗi buồn thường có tính lây lan, tức là tự nó dễ gây ảnh hưởng đến người khác. Có một người luôn bộc lộ sự rạng rỡ và niềm vui, không phải vì cuộc sống của anh ta thoải mái dễ dàng hay sung túc gì, nhưng vì anh luôn nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa giữa biết bao lo buồn sâu khổ của riêng anh cũng như của những người xung quanh. Dù là đi bất cứ nơi đâu hay gặp bất cứ ai, anh ta luôn có thể nhận ra hay nghe được những điều tốt đẹp hoặc một một cái gì đó làm anh cảm thấy khoan khoái. Anh ta không tránh né những nỗi buồn vây kín anh và cũng chẳng bịt tai hay nhắm mắt trước những tiếng kêu than hay cảnh lầm than của con người, nhưng tinh thần anh luôn hướng về ánh sáng giữa tối tăm. Đôi mắt của anh hiền từ; giọng nói nhẹ nhàng. Anh ta không đa sầu đa cảm. Anh ta là một người có óc thực tế, nhưng niềm tin sâu xa của anh ta giúp anh ta biết rằng hy vọng cậy trông thì vẫn hơn là tuyệt vọng, tin tưởng vẫn hơn thất vọng, yêu thương vẫn hơn là sợ hãi. Chủ nghĩa hiện thực tâm linh này đã biến anh trở thành con người luôn dạt dào niềm vui.


Nếu một ai đó đề cập và cố tình ép anh ta chú ý vào những điều đang tàn phá nhân loại như: chiến tranh giữa các dân tộc, sự đói nghèo hoành hành nơi các trẻ em, nạn tham nhũng trong guồng máy chính trị, sự gian dối lừa gạt của con người...thì anh ta lại nhìn người ấy với ánh mắt cảm thông và trìu mến rồi nói: "Tôi nhìn thấy hai đứa trẻ đang chia bánh cho nhau. Tôi cũng nghe thấy một người phụ nữ nói lời cảm ơn và mỉm cười ai đó đắp cho cô chiếc mền. Những người nghèo giản dị này đã cho thêm động lực mới và khuyến khích tôi sống cuộc sống của mình."


Niềm vui của anh có sức lan toả và ảnh hưởng đến người khác, vì vậy hễ ai càng gặp anh ta sẽ càng dễ bắt gặp được sự thoáng hiện ánh mặt trời xuyên qua đám mây dày đặc. Vâng chúng ta biết rằng vẫn luôn có một mặt trời, cho dẫu bầu trời có bị bao bọc bởi biết bao lớp mây dày đặc. Khi anh ta không ngừng nói với mình về mặt trời thì có ai đó lại nhấn mạnh với anh về những đám mây; ... mãi cho đến một ngày nào đó người ấy nhận ra rằng mặt trời sẽ giúp họ nhìn thấy các tầng mây.


Những kẻ nói về mặt trời trong khi bước đi dưới bàu trời dày đặc mây mù, là những sứ giả của niềm hy vọng, là những vị thánh đích thực trong thời đại chúng ta.


4. Ngạc nhiên vì vui sướng.

Có khi nào chúng ta ngạc nhiên vì những niềm vui hay nỗi buốn chưa? Thế giới nơi chúng ta đang sống lại muốn chúng ta làm cho chúng ta ngạc nhiên vì những nỗi buồn. Các tờ báo không ngừng truyền tải cho chúng ta những thông tin như những tai nạn giao thông, những vụ án mạng, những xung đột diễn ra giữa những cá nhân, giữa các nhóm, các dân tộc, các quốc gia; còn trên truyền hình cũng không ngừng đổ vào tâm trí chúng ta những hình ảnh thù hằn, bạo động, tàn phá và huỷ diệt. Dường như sức mạnh của bóng tối như muốn tiếp tục làm chúng ta ngạc nhiên về những đau buồn của con người, và làm cho tinh thần chúng ta ra chai cứng; những đau buồn quyến dụ chúng ta sống trong tâm trạng chỉ quan tâm lo sinh tồn giữa bể khổ. Chúng làm cho chúng ta nghĩ về mình như là những kẻ sống xót sau một cuộc đắm tàu, lo lắng vội vàng bám vào mảnh gỗ đang trôi dạt để sống còn, dần dà chúng ta chấp nhận đóng vai của những nạn nhân bị đoạ đầy trong những hoàn cảnh tàn nhẫn và phũ phàng của cuộc sống.


Thách thức căm go nhất của đức tin là có thể ngạc nhiên trước niềm vui. Tại một bữa ăn tối nọ, mọi người đang sôi nổi bàn luận về tình trạng kinh tế trì trệ của quốc gia. Kẻ này người nọ trưng dẫn những số liệu thống kê để minh hoạ cho những điều đã nói và để mọi người nhận thấy mọi thứ ngày càng tồi tệ hơn. Đột nhiên một cậu bé, con của một trong những thành viên đang bàn luận sôi nổi về tình trạng kinh tế, mở cửa phòng ăn bước vào, cậu bé vội chạy vào với cha nó và khoe: "Cha ơi nhìn nè, con tìm thấy con mèo của con rồi nè, nó ở trong sân đó. Cha ơi, nhìn nè, nó trông thật ngộ nghĩnh có phải không?" Trong khi khoe cho cha nó con mèo con của mình, cậu bé luôn tay vuốt ve con mèo, rồi nhấc bổng nó lên và ngắm nghía. Đột nhiên, bầu khí trong căn phòng dường như bị đảo lộn. Cậu bé và chú mèo con của em trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của mọi người trong phòng ăn. Trong đó chỉ còn lại những nụ cười, sự vuốt ve và những lời âu yếm. Họ đã thực sự ngạc nhiên vì niềm vui.


Thiên Chúa đã trở thành một hài nhi giữa một thế giới bạo lực và hận thù. Chúng ta có ngạc nhiên vì vui hay không, hay chúng ta chúng chẳng quan tâm gì đến sự xuất hiện của Hài Nhi này?


5. Niềm vui và tiếng cười.

Tiền bạc và sự thành công không chắc đã làm cho chúng ta vui. Thực tế cho thấy có rất nhiều người giàu sang phú quý và thành công cũng lại là những người luôn lo lắng, khiếp sợ và thường ủ rũ héo tàn. Ngược lại có rất nhiều người nghèo cùng nhưng lại dễ dàng tươi cuời và thường biểu lộ niềm vui rộn rã trên khuôn mặt.


Niềm vui và tiếng cười là những món quà của lối sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa và tin tưởng rằng chẳng phải lo lắng gì đến tương lai. Chúng ta không "lãng mạn hoá sự nghèo cùng"!


Tiền bạc và sự thành công tự nó không phải là vấn đề. Vấn đề ở chỗ con người nô lệ tiền bạc và đánh mất tự do. Hãy mở rộng tâm hồn khi còn có thể gặp Thiên Chúa trong hiện tại: cuộc sống mới có thể đựơc thăng hoa thành tốt lành và tươi đẹp hơn.


Tham gia vào niềm vui của một em bé nhắc nhở tôi rằng Thiên Chúa tìm kiếm những nơi có nụ cười và tiếng cười. Nụ cười và tiếng cười có sức mở cửa nước trời. Đó là lý do giải thích tại sao Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy trở nên như trẻ thơ.


6. Không còn là nạn nhân.

Ngạc nhiên trước niềm vui là điều rất khác với sự lạc quan ngây thơ. Lạc quan là thái độ làm chúng ta tin rằng mọi sự sẽ tốt hơn trong tương lai. Một người lạc quan nói: "Chiến tranh sẽ kết thúc, vết thương của bạn sẽ được chữa lành, sự phiền muộn sẽ qua đi, dịch bệnh cũng không còn lây lan...Mọi sự sẽ sớm ổn thôi." Người lạc quan có thể đúng hay sai; nhưng cho dù sai hay đúng người lạc quan cũng không khống chế hay làm chủ được mọi hoàn cảnh.


Niềm vui phải là kết quả của những "dự đoán tích cực" về thực trạng của thế giới. Nó cũng không tuỳ thuộc vào sự thăng trầm của hoàn sống của chúng ta. Niềm vui đặt nền tảng trên sự nhân thức thiêng liêng rằng dù thế giới chúng ta bị đang bao vây và phủ kín bởi bóng tối dày đặc, thì Thiên Chúa vẫn vượt lên trên tất cả. Chẳng phải Chúa Gi& 846    19-02-2011 04:03:24