Sidebar

Thứ Hai
29.04.2024

Tĩnh tâm Linh Mục_2009_Đức Ông Phêrô Tài


TĨNH TÂM LINH MỤC GPVL 2009

THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG CÁC LINH MỤC

 

Thiên Chúa Cha nói với Đức Giêsu tại sông Giođan: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" (Mc 1, 11). Ngài cũng yêu thương và cũng nói với các linh mục như thế; bởi vì linh mục chính là Chúa Kitô khác. Tình thương của Thiên Chúa là khởi đầu cho sứ vụ linh mục của chúng ta.


Lời ngỏ của Đức Ông  Phêrô Tài:

Gợi ý từ những bài Huấn Đức của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về chức tư tế.

Năm 2005, Năm Thánh Thể, là một Hồng Ân "có một không hai" trong đời sống kitô và đời linh mục. Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã để lại cho chúng ta phần gia tài giáo huấn về chức Tư Tế, với bức thư của ngài gởi cho các Linh Mục, Nhân Ngày Thứ Năm Tuần Thánh na8m 2005. Bức Thư nầy là một tổng hợp của những bức thư trước đó của ngài nói về Chức Tư Tế.

Ðức Beneditô XVI đã mời gọi chúng ta sống Năm Thánh Thể nầy, bằng cách khám phá lại tình bằng hữu với Chúa Kitô và làm cho tình bằng hữu nầy trở nên như chìa khóa của đời linh mục. (xem Bài diễn văn của Ðức Beneditô cho cac linh mục Roma, ngày 13 tháng 5 năm 2005).

Những lời khuyến khích của Ðức Gioan Phaolô II và của Ðức Bênêditô XVI nối dài lời mời gọi của Chúa Kitô: "hãy ở lại trong Thầy... chúng con là bạn hữu của Thầy" (Gn 15,9-14). Lời mời gọi nầy mang một ý nghĩa tương giao mời gọi sống phù hợp với tâm tình của Chúa Kitô, lòng tâm sự với lòng, như lời Thánh Phaolô nói: "anh em hãy có cùng một tâm tình của Chúa Kitô" (thư Philipphê 2,5).


Cuộc đời linh mục của chúng ta được mời gọi trở thành một cuộc sống đầy tâm tình tri ân, một cuộc đời để cho đi, để cứu rỗi, một cuộc đời để ghi nhớ, một cuộc đời tận hiến, gắn bó với Chúa Kitô, một "cuộc đời có chiều kích thánh thể" nơi trường học của Mẹ Maria (x. thơ của ÐTC gởi cho các linh mục nhân ngày thứ Năm Tuần Thánh 2005).


Như thế cuộc đời linh mục của chúng ta được liên kết với Chúa Kitô một cách sâu xa, một cuộc đời được được hiểu nhờ qua kinh nghiệm sống đức tin: một cuộc đời sống trước nhan Chúa Giêsu Thánh Thể, để trổ sinh hoa trái, từ những giây phút thanh vắng nhưng tràn đầy sự hiện diện của Chúa, một cuộc đời nhắm làm cho sự tận hiến của chúng ta có được tình nồng ấm của sự kết hợp với Chúa Kitô; chính từ sự kết hợp mật thiết nầy mà cuộc đời linh mục của chúng ta có được niềm vui và ý nghĩa" (Thư cho các linh mục, thứ Năm Tuần Thánh 2005, số 6).


Bí quyết của đời linh mục là tình yêu say mê đối với Chúa Kitô, một tình yêu mang theo lời công bố của Chúa Kitô rằng "bí quyết sống đó hệ tại nơi "cuộc thương khó" mà linh mục sống, qua Chúa Kitô. Thánh Phaolô nói như sau: "Ðối với tôi, sống là Chúa Kitô" (Phil 1,21).


Linh mục khám phá và sống một cách sâu xa căn cước của mình, khi linh mục quyết định không đặt bất cứ điều gì trổi vượt hơn tình yêu đối với Chúa Kitô và lấy Chúa làm trung tâm cho đời sống của mình. Chúng ta được mời gọi "luôn trở lại với gốc rễ của đời linh mục". Gốc rễ đó, như chúng ta biết, là duy nhất, là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta." (x. diễn từ của Ðức Beneditô XVI cho các linh mục, ngày 13 tháng 5 năm 2005).


Trải nghiệm mối tương quan với Chúa Kitô có nghĩa là bước vào sống tình bằng hữu với Chúa, đến độ không còn có thể loại bỏ ngài ra ngoài nữa, là không bao giờ cảm thấy mình cô đơn, không còn nghi ngờ gì về tình yêu của Chúa đối với mình. Chúa gọi chúng ta là những bạn hữu của ngài; Chúa biến đổi chúng ta thành những bạn hữu của chúa; Chúa trao ban chính ngài cho chúng ta qua Mình Máu Ngài trong Bí Tích Thánh Thể; Chúa trao phó chúng ta cho Giáo hội của chúa. Như thế, chúng ta phải thật sự là bạn hữu của Chúa, có cùng một ao ước của Chúa, muốn điều Chúa muốn, và không muốn điều gì Chúa không muốn. Chính Chúa Giêsu đã nói như sau: "Chúng con là bạn hữu của Thầy, nếu chúng con làm điều Thầy truyền cho chúng con" (Gn 15,14). (x. diễn từ của đức Benedito XVI cho các linh mục Roma, ngày 13 tháng 5 năm 2005).


Trong thông điệp về Bí Tích Thánh Thể, có tựa đề là "Giáo Hội sống nhờ Bí Tích Thánh Thể", và trong tông thư về Năm Thánh Thể, có tựa đề "Lạy Thầy, xin ở lại với chúng tôi", Ðức Gioan Phaolô II đã trình bày cho chúng ta vài đường nét của "Tu Ðức Thánh Thể" dành cho tất cả mọi ơn gọi. Khi đọc lại những bản văn trên, chúng ta cảm thấy xúc động sâu xa, nhất là nếu chúng ta cảm nghiệm được điều nầy trước Nhà Tạm. Chúa Kitô tiếp tục nói với chúng ta ngày nay: ngài tâm sự với chúng ta.


Những lời thánh khi Truyền Phép Thánh Thể, những lời nhào nắn và biến đổi chúng ta, là những "bí quyết để sống". Qua những lời đó, chúng ta được "tham dự vào trong chiều hướng thiêng liêng biến đổi chúng ta trở nên giống như Chúa Kitô" (Thư thứ năm tuần thánh 2005, các số 1 và 3).


Nền "Tu Ðức Kitô" và nền "Tu Ðức Linh Mục" là một tu đức mang tính cách của một tương quan, hoặc của một tình bằng hữu. Ðó là một sự cho đi, trong sự kết hiệp với tình bác ái của Ðấng Chăn Chiên nhân lành. Ðây là một tu đức đầy sức biến đổi, để biến chúng ta thành dấu chỉ rõ ràng cho Chúa Giêsu. Ðây cũng là một tu đức có tính cách Thánh Mẫu, theo nghĩa tu đức chúng ta đến học nơi trường Mẹ Maria. Ðó là tu đức của sự hiệp thông giáo hội, là tu đức để phục vụ, là tu đức mang tính cách truyền giáo... Ðó là tu đức của Thánh Thể, của thái độ "cảm tạ" của một người cảm thấy mình được Chúa yêu thương, và do đó muốn yêu thương tất cả mọi người, và muốn được mọi người yêu thương.


Như thế, trọn cả đời linh mục chúng ta được quy về Bí Tích Thánh Thể, Mầu Nhiệm Vượt Qua, được công bố, được cử hành, được sống, được trao ban cho kẻ khác. Nếu bí tích Thánh Thể là trung tâm và là chóp đỉnh của đời sống của giáo hội, thì cũng thế, bí tích Thánh Thể là trung tâm của thừa tác vụ Tư Tế" (Thông điệp Giáo Hội sống nhờ Bí Tích Thánh Thể, số 31).


Xác tín về những suy tư trên, chúng tôi xin đề nghị đọc và suy niệm vài nội dung giáo lý được trình bày trong THƯ ĐTC GỞI CHO CÁC LINH MỤC NHÂN NGÀY THỨ NĂM TUẦN THÁNH năm 1979-1999-2004-2005 trong những ngày thinh lặng đặc biệt này.


Kết thúc bài giảng, các Linh mục đọc chung:

KINH NĂM THÁNH LINH MỤC 19/6/2009 - 11/6/2010


(Bản văn do Đức Thánh cha đọc ngày khai mạc 19/6/2009)


Lạy Chúa Giêsu - nơi thánh Gioan Maria Vianney - Chúa đã muốn ban cho Giáo Hội một hình ảnh cảm động về Đức Ái Mục Tử của Chúa -. Xin ban cho chúng con biết sống tốt đẹp Năm Linh Mục này - cùng với thánh nhân và được mẫu gương của người trợ giúp.

Xin cho chúng con biết noi theo mẫu gương của người - khi hiện diện trước Thánh Thể Chúa - biết cảm nhận lời Chúa nói với chúng con thật gần gũi đơn sơ - khám phá tình yêu Chúa dịu hiền biết bao khi đón tiếp tội nhân hoán cải - và niềm ủi an đầy tràn trong tay Mẹ Vô Nhiễm từ ái.

Lạy Chúa Giêsu mến yêu - nhờ lời chuyển cầu của Cha Sở xứ Ars - xin cho các gia đình kitô hữu chúng con - cũng trở nên như "Hội Thánh bé nhỏ" - thành nơi đón nhận và làm triển nở mọi ơn gọi và đoàn sủng - mà Thánh Thần Chúa thương ban - Và lạy Chúa Giêsu - xin cho chúng con được dâng lên Chúa, với tấm lòng sốt mến của cha thánh - chính lời kinh người hằng cầu nguyện:

Ôi Thiên Chúa của con - con thật lòng yêu mến Chúa - và mong ước duy nhất của con - là được yêu mến Chúa đến hơi thở cuối cùng.

Lạy Chúa - lạy Thiên Chúa vô vàn đáng mến - con thà chết trong lòng mến yêu - hơn là sống một giây phút mà không yêu mến Chúa.

Lạy Chúa Giêsu - con yêu mến Chúa - và con cũng chỉ xin Chúa một điều - đó là được yêu mến Chúa mãi mãi.

Ôi lạy Thiên Chúa của con - nếu miệng lưỡi con không thể nói lên lòng yêu mến từng giây phút - thì con vẫn muốn thầm thĩ với Chúa trong từng hơi thở - bằng chính trái tim con.

Lạy Đấng Cứu Độ thần linh - con yêu mến Chúa - bởi Chúa đã chịu đóng đinh thập giá vì con - và vì Chúa muốn con cùng chịu đóng đinh thập giá với Chúa - nơi trần gian này.

Ôi lạy Thiên Chúa - xin cho con được ơn khi từ giã cõi đời này - mà vẫn một lòng yêu mến Chúa mà thôi. Amen.


TÀI LIỆU HƯỚNG Ý:

THƯ ĐTC GIOAN PHAOLÔ II GỞI CÁC LINH MỤC NĂM 1979

Đây là thư đầu tiên của ĐTC GP II do tự sáng kiến của ngài.Trong năm 1979 này, dịp Thứ Năm Tuần Thánh, Đức GP II gởi một thư cho Các Giám Mục và một thư cho các linh mục trình bày tâm tư của ngài về Chức Tư Tế, trong đó ngài nhấn mạnh đến sự hiệp thông của linh mục đoàn, đời sống cầu nguyện, và việc canh tân đời sống thiêng liêng bằng việc trở lại hằng ngày. Khác với thư gửi cho các Đức Giám Mục, thư gửi cho các linh mục thì dài hơn, và được chia ra làm 11 số như sau:


Số 1: Đối với anh em, Tôi là Giám mục- cùng với anh em, Tôi là linh mục.

Số 2: Tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với Giáo HộI hiệp nhất chúng ta.

Số 3: 'Được chọn ra từ bao người ... và được thiết lập để cầu bầu cho con người' (Dt 5,1)

Số 4: Linh mục, hồng ân của Chúa Kitô ban cho cộng đoàn.

Số 5: Phục vụ cho vị chủ chăn nhân từ.

Số 6: 'Hướng dẫn các linh hồn là nghệ thuật của các nghệ thuật' (trích từ bộ sách Regula Pastotalis I,1; Patrologia Latina 77,14).

Số 7: Người phân phát và làm chứng.

Số 8: Ý nghĩa của việc độc thân.

Số 9: Thử thách và trách nhiệm.

Số 10: Cần phải trở lại hằng ngày.

Số 11: Mẹ của các linh mục.


Anh em linh mục thân mến,


1. Cho anh em, Tôi là Giám Mục; cùng với anh em, Tôi là linh mục.


Vừa bắt đầu tác vụ mới trong Giáo Hội, tôi cảm thấy nhu cầu sâu xa muốn nói chuyện với anh em, với tất cả mọi anh em không trừ ai cả, linh mục triều cũng như dòng, là những người anh em với tôi do bởi bí tích Chức Thánh. Trước nhất, Tôi muốn nói lên lòng tin của tôi vào ơn gọi đã kết hiệp anh em với vị Giám mục của mình, trong một sự hiệp thông đặc biệt được xây trên bí tích và tác vụ; bởi sự hiệp thông này, Giáo Hội, Nhiệm Thể của Chúa Kitô, được xây dựng. Ngay từ giây phút mà Chúa Kitô đã gọi tôi lên ngai toà mà xưa kia thánh tông đồ Phêrô, bằng đời sống và bằng cái chết, đã phải trả lời cho đến cùng câu hỏi sau đây của Chúa: "Con có thương Thầy không? Con có thương Thầy hơn những ngườI này không?' (x. Jn 21,15-17), ngay từ giây phút đó, tư tưởng và tâm hồn Tôi đã hướng về tất cả anh em, là những kẻ,-- do bởi hồng ân đặc biệt và do bởi sự tận hiến chính toàn thân cho Đấng Cứu Chuộc chúng ta, --đã phải ' mang lấy gánh nặng của ngày và sự nóng bức' (x. Mt 20,12), trong những trách vụ thiên hình vạn trạng của việc phục vụ tư tế và mục vụ.


Tôi không ngừng nghĩ đến anh em, cầu nguyện cho anh em; cùng với anh em, tôi đi tìm những con đường dẫn đến sự hiệp nhất thiêng liêng và sự cộng tác, bởi vì, do bởi bí tích Chức thánh mà tôi đã nhận lãnh từ đôi tay vị Giám mục của tôi (--- Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Cracovia, Adam-Etienne Sapieha), anh em là những người anh em của tôi. Hôm nay, tôi muốn thích nghi những lời sau đây của thánh Augustinô, để nói với anh em rằng: 'Cho anh em, Tôi là Giám Mục; cùng với anh em, tôi là linh mục' (Vobis enimsum epis-copus, vobiscum Christianus' (Sermon 340,1; PL 38,1483). Thực ra, hôm nay, có một dịp đặc biệt thúc đẩy tôi trao gửi cho anh em những tư tưởng được giải bày trong bức thư này: đó là dịp thứ năm Tuần Thánh sắp đến. Đó là ngày lễ hằng năm kính chức linh mục chúng ta, ngày quy tụ linh mục đoàn của mỗi giáo phận, quanh Đức Giám mục sở tại, trong sự đồng cử hành chung với nhau Hiến Tế Tạ Ơn. Chính trong thứ năm Tuần Thánh này, ngày mà tất cả các linh mục được mời gọi lặp lại, trước mặt và cùng với vị Giám mục của họ, ( lặp lại) những lời hứa khi được thụ phong. Và điều này cho phép tôi, cùng với tất cả anh em của tôi trong chức giám mục, được liên kết với anh em trong niềm hiệp nhất đặc biệt, và nhất là cho phép tôi đặt mình vào trung tâm Mầu Nhiệm Chúa Giêsu Kitô, mà tất cả chúng ta đều tham dự vào.Công đồng Vat II đã làm nổi bật đặc tính tập đoàn của hàng giám mục trong Giáo Hội; Công đồng cũng đã đưa ra một hình thức mới cho đời sống của các cộng đoàn linh mục, được liên kết với nhau bởi mối giây huynh đệ đặc biệt, và hiệp nhất với vị giám mục của Giáo Hội điạ phương. Trọn cả đời sống và trọn cả tác vụ linh mục là phục vụ cho sự đào sâu và làm vững mạnh mối giây liên kết này; tuy nhiên một trách nhiệm đặc biệt, cho những trách vụ khác biệt liên quan đến đời sống và tác vụ linh mục, được các Hội Đồng Linh Mục đãm nhận; Hội Đồng Linh mục này, theo tư tưởng của Công Đồng và của tự sắc Ecclesia Sanctae của Đức Phaolô VI (chương I, số 15), phải thực thi vai trò của mình trong từng giáo phận. Tất cả điều này nhằm làm sao cho từng vị giám mục, trong sự hiệp thông với linh mục đoàn, có thể phục vụ một cách hữu hiệu hơn công cuộc cao cả rao giảng Phúc Âm. Bởi việc phục vụ này, Giáo Hội thực hiện sứ mạng của mình, và là chính bản chất của mình nữa. Những lời sau đây của thánh Ignaxiô thành Antiôkia xác nhận tốt tầm quan trọng mà sự hiệp nhất của các linh mục với vị giám mục của họ, phải có trong việc phục vụ đó: 'Dưới sự chủ tọa của giám mục thay mặt Chúa, anh em hãy để tâm thực hiện tất cả mọi sự trong sự đồng tâm thánh của hàng trưởng lão (prebyteres), thay mặt cho hội nghị các tông đồ (sénat des apôtres), và của các thầy phó tế, những kẻ rất thân yêu của tôi; họ là những kẻ đã lãnh lấy gánh nặng phục vụ Chúa Giêsu Kitô' (thư Ep. Ad Magnesios, VI,1; Bộ Patres Apostolici, I, Ed. Funk, trang 235).


2.Tình yêu đối với Chúa Kitô và đối với Giáo Hội Hiệp nhất chúng ta.


Tôi không có ý nhắc lại đây tất cả những gì cấu thành sự phong phú trong đời sống và tác vụ của linh mục. Ở điểm này, tôi xin mọi người hãy nhớ lại trọn cả truyền thống của nền giáo huấn Giáo Hội, và một cách đặc biệt, hãy nhớ đến giáo lý của Công đồng Vaticanô II, được chứa đựng trong các văn kiện khác nhau, nhất là trong Hiến Chế Lumen Gentium và trong các sắc lệnh Presbyterorum Ordinis và Ad Gentes. Tôi cũng gắn kết với Thông điệp của Vị tiền nhiệm Phaolô VI, thông điệp Sacerdotalis Caelibatus. Và cuối cùng, tôi xem như là quan trọng nhất, văn kiện De Sacerdotio Ministeriali, mà chính Đức Phaolô VI đã chấp thuận như là thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1971, bởi vì ngài đã tìm gặp ở đó một bản trình bày có tầm quan trọng thiết yếu về vấn đề có liên quan đến khía cạnh chuyên biệt của đời sống và tác vụ của người linh mục trong thế giới hiện đại- cho dầu khóa họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục đã soạn thảo ra tập văn kiện đó, chỉ có tính cách tham khảo mà thôi. Khi nhắc lại tất cả những văn nguồn trên mà anh em điều biết rõ, tôi muốn đề cập đến trong bức thư này chỉ một vài điểm xem ra đối với tôi là hết sức quan trọng cho giây phút này của lịch sử Giáo Hội và thế giới. Đó là những lời mà tình thương của tôi đối với Giáo Hội đã khiến tôi nói lên cho anh em; Giáo Hội chỉ có thể hoàn thành sứ mạng của mình đối với thế gian, nếu Giáo Hội sống trung thành với Chúa Kitô, mặc cho bao sự yếu hèn của con người. Tôi xin ngỏ lời với những ai đã được Chúa Kitô thương ban cho hồng ân, qua một ơn gọi đặc biệt, ( hồng ân) biết hiến thân phục vụ Giáo Hội, và trong Giáo Hội phục vụ con người, nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng nhất, mà trước hết là những vấn đề có liên quan đến phần rỗi đời đời.


Mặc dù ngay từ khởi đầu những suy tư này, tôi vừa nhắc đến một số văn nguồn và tài liệu chính thức, tôi muốn trước nhất nhắc đến một nguồn sống động này: tất cả chúng ta đều yêu mến Chúa Kitô và Giáo Hội, một tình yêu phát xuất từ hồng ân ơn gọi linh mục, là hồng ân cao cả nhất của Chúa Thánh Thần (x.Rm 5,5 ; 1Cor 12,31;13).


3-'Được chọn từ bao người...và được thiết lập để cầu bầu cho con người' (Dt 5,1).


Công Đồng Vaticanô II đã đào sâu quan niệm về chức tư tế, bằng cách vừa trình bày chức tư tế, trong toàn bộ giáo huấn của công đồng, như là sự diễn tả những sức mạnh nội tại, diễn tả 'cái động lực' bởi đó sứ mạng của toàn thể dân Chúa trong Giáo Hội được mô tả. Ở đây, chúng ta phải trở về với Hiến Chế Lumen Gentium và đọc lại một cách chăm chỉ nhiều đoạn của hiến chế này. Sứ mạng của Dân Chúa được thực hiện bởi sự tham dự vào vai trò và sứ mạng của chính Chúa Giêsu Kitô: một sứ mạng, một vai trò, như mọi người đều biết, có ba chiều hướng: đó là sứ mạng và vai trò tiên tri, tư tế và vương giả. Khi người ta chăm chú phân tích những văn bản Công Đồng, thì sẽ thấy rõ ràng rằng: cần phải nói đến ba chiều hướng của việc phục vụ và của sứ mạng Chúa Kitô, hơn là nói đến ba vai trò khác nhau. Ba khía cạnh được liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ tương cắt nghĩa cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và soi sáng cho nhau. Bởi đó, chính vì sự 'duy nhất tam diện' này mà phát sinh sự tham dự của chúng ta vào sứ mạng và vai trò của Chúa Kitô. Như là người Kitô, thành phần của Dân Chúa, và sau đó như là 'tư tế' tham dự vào hàng giáo phẩm, chúng ta hiểu thấu nguyên nguồn chúng ta trong toàn bộ sứ mạng và vai trò của Thầy chúng ta, là tiên tri, tư tế và là vua, để làm chứng đặc biệt cho Ngài trong Giáo Hội và trước thế gian.


Chức tư tế mà chúng ta được tham dự vào do bởi Bí Tích Chức Thánh được in mãi mãi vào trong tâm hồn chúng ta bởi một dấu ấn đặc biệt của Thiên Chúa,--- ấn tích---( chức tư tế chúng ta đó) có tương quan minh nhiên với chức tư tế chung của giáo dân, tức của tất cả mọi người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội; nhưng đồng thời giữa hai chức tư tế nầy, có sự khác biệt thiết yếu chớ không phải chỉ khác biệt cấp bậc" ( x. Lumen Gentium, số 10). Như thế những lời của tác giả thư Do thái về linh mục như là "kẻ được chọn giữa muôn người, được thiết lập để cầu bàu cho con người" ( Dt 5,1) nhận được trọn hết ý nghĩa của chúng.


Tốt hơn, chúng ta hãy đọc lại đây một lần nữa đoạn văn cổ điển của Công Đồng nhằm nói lên những chân lý nền tảng về chủ đề ơn gọi chúng ta trong Giáo Hội:


"Chúa Kitô, Vị linh mục thượng phẩm, được chọn giữa loài người (Dt 5,1-5), đã làm cho dân tộc mới 'thành một vương quốc các tư tế cho Thiên Chúa Cha' (Khải huyền 1,6; 5,9-10). Thật vậy, những kẻ đã chịu phép Rửa tội, nhờ được Chúa Thánh Thần tái sinh xức dầu, nên đã được thánh hiến để trở nên đền thánh và nên một chức tư tế thánh, để qua những hoạt động của người Kitô mà dâng lên Thiên Chúa những hy lễ thiêng liêng và để cao rao những kỳ công của Đấng đã gọi họ từ bóng tối đến hưởng sự sáng kỳ diệu (x. 1 Pet 2,4-10). Bỏi thế, tất cả những người môn đệ của Chúa Kitô, vừa kiên trì trong lời cầu nguyện và chúc tụng Thiên Chúa (x. Ac 2,42-47), phải vừa tự hiến như những hy tế sống động, thánh thiện, làm hài lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1), vừa làm chứng cho Chúa Kitô trên khắp mặt đất, và trả lời cho bất cứ ai muốn biết lý do niềm hy vọng đang có giữa họ về sự sống vĩnh cửu (x. 1Pet 3,15). Chức tư tế chung của người tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật, mặc dù có sự khác biệt về yếu tính, chứ không phải chỉ khác biệt về cấp bậc, nhưng cả hai chức tư tế này đều quy hướng về nhau: thật vậy, cả hai chức tư tế đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô. Ai đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác, thì được hưởng quyền thánh, để đào tạo và dẫn dắt dân tộc tư tế, để thực hiện hy tế tạ ơn trong vị thế Chúa Kitô ( in persona Christi), và dâng hiến hy tế lên Thiên Chúa, nhân danh toàn dân; về phần người tín hữu, do bởi chức tư tế chung, họ cũng góp phần vào việc dâng Hiến Tế Tạ Ơn và thực hiện chức tư tế chung của họ, qua việc đón nhận những bí tích, qua việc cầu nguyện và dâng lời tạ ơn, qua bằng chứng của đời sống thánh thiện, qua việc từ bỏ và đức bác ái hữu hiệu' (Lumen Gentium, số 10).


4- Linh mục, hồng ân Chúa Kitô ban cho cộng đồng.


Chúng ta phải nhận định cho thật sâu xa về ý nghĩa không những trên phương diện lý thuyết, nhưng còn trên phương diện 'hiện sinh' nữa, nhận định ý nghĩa của tương quan hỗ tương giữa chức tư tế thừa tác và chức tư tế chung của tín hữu. Nếu giữa hai chức tư tế đó có một sự khác biệt về yếu tính chứ không phải chỉ khác biệt về cấp bậc, thì đó là do bởi sự phong phú đặc biệt của chức tư tế của Chúa kitô, là trung tâm và là khởi nguồn duy nhất của cả sự tham dự vào chức tư tế Chúa Kitô từ phía người giáo dân, lẫn sự tham dự do bởi một bí tích riêng biệt, Bí Tích Truyền Chức Thánh. Thưa anh em thân mến, Bí tích Truyền Chức Thánh này là đặc biệt riêng cho chúng ta, là kết qủa của hồng ân đặc biệt là ơn gọi chúng ta, và là nền tảng cho "căn cước linh mục' của chúng ta; do bởi bản tính của bí tích và do bởi tất cả những gì bí tích đó tạo ra trong đời sống và trong hoạt động của chúng ta, bí tích Truyền Chức Thánh này nhằm giúp cho người tín hữu trở nên ý thức về chức tư tế chung, và giúp cho họ biết thi hành chức tư tế chung này (x. Eph 4,11-22). Bí tích thánh của chúng ta nhằm nhắc lại cho người tín hữu rằng họ kết thành Dân Thiên Chúa và làm cho họ trở nên có khả năng 'dâng những hy tế thiêng liêng' (x. 1Pet 2,5), mà nhờ những hy tế đó Chúa Kitô biến chúng ta thành 'lễ vật đời đời' cho Chúa Cha (x. 1 Pet 3,18). Điều này được thực hiện trước nhất khi người linh mục, với quyền thánh đang có, 'trong vị thế Chúa Kitô" (in persona Christi), thực hiện hy tế tạ ơn và dâng hy tế đó lên Thiên Chúa Cha, nhân danh cho toàn dân' (x. Lumen Gentium, số 10), như chúng ta vừa đọc thấy trong bản văn Công Đồng vừa trích trên. Chức tư tế chúng ta nhận lãnh qua bí tích Truyền Chức Thánh, vừa là chức tư tế 'phẩm trật' và 'thừa tác' . Nó kết thành một 'ministerium-một thừa tác vụ đặc biệt, một 'việc phục vụ' cho cộng đồng tín hữu. Nó không bắt nguồn từ cộng đồng, dường như thể chính cộng đồng 'đã kêu gọi', 'đã trao phó' cho con người chức tư tế. Thực sự, đây là một hồng ân Thiên Chúa ban cho cộng đồng, và chức tư tế đó đến từ Chúa Kitô, từ chính sự sung mãn của chức tư tế. Sự sung mãn này được diễn tả trong sự kiện là Chúa Kitô, dù đã làm cho tất cả mọi người trở nên có khả năng hiến dâng hy lễ thiêng liêng, nhưng chỉ gọi một số người và biến họ trở thành những 'tác viên' của Hy Tế Bí Tích của Ngài, tức là Bí Tích Tạ Ơn: tất cả mọi tín hữu đều góp phần vào việc dâng Hy Tế này, và trong Hy Tế này, được gồm tóm mọi hy lễ thiêng liêng của Dân Chúa.


Một khi ý thức về thực tại này, chúng ta hiểu được bởi đâu mà chức tư tế của chúng ta có tính cách 'phẩm trật', nghĩa là được liên kết với quyền hành huấn luyện và hướng dẫn dân tộc tư tế, và do bởi chính việc này, mà chức tư tế đó lại có tính cách 'thừa tác' (ministériel). Chúng ta chu toàn vai trò này, mà bởi đó chính Chúa Kitô không ngừng 'phục vụ' Chúa Cha trong việc cứu rỗi chúng ta. Trọn cả cuộc sống linh mục chúng ta là và phải là một cuộc sống được thấm nhuần một cách sâu xa trong sự phục vụ này, nếu chúng ta muốn chu toàn đúng cách Hy Tế Tạ Ơn in persona Christi, trong vị thế Chúa Kitô.


Chức tư tế đòi hỏi một sự trọn lành đặc biệt trong đời sống và trong việc phục vụ, và sự trọn lành này là hết sức xứng hợp với ' căn cước" linh mục' của chúng ta. Trong sự trọn lành này, sự cao cả của phẩm giá linh mục và sự 'sẵn sàng' đáp ứng lại sự cao cả đó, cả hai đều được diễn tả; đây là thái độ của một kẻ luôn sẵn sàng nhận lãnh một cách khiêm nhường những hồng ân của Chúa Thánh Thần và sẵn sàng thông truyền cho người khác những kết quả của tình thương và hòa bình, sẵn sàng cung ứng cho họ sự chắc chắn Đức Tin mà từ đó phát xuất sự hiểu biết sâu xa về ý nghĩa của cuộc sống con người, và khả năng đưa trật tự luân lý vào trong đời sống cá nhân và trong những môi trường con người.


Chức tư tế được trao ban cho chúng ta, để chúng ta liên lỉ phục vụ kẻ khác, như Chúa Kitô xưa đã làm; chúng ta không thể nào từ chối làm như vậy, nại lý do những khó khăn gặp phải và những hy sinh chúng ta phải chịu. Như các thánh Tông Đồ, chúng ta đã từ bỏ mọi sự để theo Chúa Kitô (x. Mt 19,27), và chúng ta phải luôn kiên trì theo bên cạnh Chúa luôn, vừa chấp nhận mọi sự, cho đến Thập Giá.


5. Phục vụ vị Chủ Chăn Nhân Lành.


Anh em thân mến, khi viết cho anh em những dòng chữ này, thì lại xuất hiện trước mắt và trong tim tôi những lãnh vực hết sức bao la và hết sức khác biệt của đời sống con người, mà trong đó anh em được sai đến làm việc, như là những người thợ làm vườn nho Chúa (x. Mt 20,1-16). Nhưng hình ảnh về 'đoàn chiên' cũng có giá trị đối với anh em, bởi vì, bởi ấn tích tư tế, anh em tham dự vào ơn đoàn sủng mục vụ ; điều đó là dấu chỉ cho thấy tương quan đặc biệt anh em giống với Chúa Kitô, Vị Chủ Chăn Tốt Lành. Anh em mặc lấy đặc tính đó, một cách hết sức đặc biệt. Cho dù sự chăm sóc đến phần rỗi của kẻ khác là và phải là trách vụ của mỗi thành phần trong đại cộng đồng dân Chúa, tức cũng là trách vụ của những anh chị em giáo dân,---Công Đồng Vaticanô II đã nói dài về đề tài này---- (x. Lumen Gentium, chương 11) ---nhưng người ta chờ đợi từ anh em, những linh mục, một sự chăm sóc, một sự dấn thân thật sự cao hơn, thật sự khác biệt với sự chăm sóc và sự dấn thân của một người giáo dân thông thường, sự tham dự của anh em vào chức tư tế của Chúa Giêsu Kitô, so với sự tham dự của giáo dân, thì quả thực là có một sự khác biệt 'thiết yếu', chứ không phải chỉ là một sự khác biệt về cấp bậc mà thôi (Lumen Gentium, số 10).


Thực vậy, chức tư tế của Chúa Giêsu Kitô là nguyên nguồn đầu tiên của sự thể hiện lòng chăm sóc liên lỉ và luôn luôn hiệu nghiệm cho phần rỗi chúng ta, một sự chăm sóc cho phép chúng ta nhìn về Ngài như là nhìn về Vị Chủ Chăn Tốt Lành. Những lời : 'người chăn chiên tốt lành liều mạng sống mình cho đoàn chiên' (Jn 10,11), phải chăng những lời này không 'nhắc đến Hy Tế trên Thập Giá, nhắc đến hành động quyết định của chức tư tế của Chúa Kitô sao? Phải chăng những lời đó không nêu chỉ cho chúng ta- là những kẻ đã được Chúa Kitô cho tham dự vào chức tư tế của Người, nhờ Bí Tích Truyền Chức Thánh---phải chăng những lời đó không nêu chỉ cho chúng ta con đường phải đi qua đó sao? Phải chăng những lời này không nói với chúng ta rằng: ơn gọi của chúng ta là một sự chăm sóc đặc biệt cho phần rỗi của người lân cận chúng ta, rằng sự chăm sóc đó là lý do hiện hữu đặc biệt cho đời sống linh mục chúng ta, rằng sự chăm sóc đó làm cho đời sống linh mục có ý nghĩa, rằng chỉ bởi sự chăm sóc đó, chúng ta mới có thể tìm gặp lại ý nghĩa trọn hảo cho đời sống, cho sự trọn lành, sự thánh thiện của chúng ta, đó sao? Chủ đề này được lặp đi lặp lại nhiều nơi trong sắc lệnh Công Đồng Optatam Totius, về sự huấn luyện linh mục (xem các số 8-11, và 19-20).


Vấn đề này được hiểu rõ ràng hơn, theo ánh sáng những lời Thầy chúng ta đã nói: 'Ai muốn cứu mạng sống mình sẽ mất nó, nhưng ai mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được nó' (Mc 8,35). Đó là những lời nói đầy mầu nhiệm, và dường như nghịch lý. Nhưng nếu chúng ta cố gắng đem chúng ra thực hành, thì những lời đó sẽ không còn là mầu nhiệm nữa. Lúc đó điều nghịch lý sẽ biến mất, và ý nghĩa đơn sơ và sâu xa của nó được biểu lộ hoàn toàn. Ước gì Chúa ban ơn này cho tất cả chúng ta, trong đời linh mục và trong việc phục vụ đầy nhiệt thành của chúng ta.


6. 'Hướng dẫn các linh hồn là nghệ thuật của mọi nghệ thuật'- (trích lời của thánh Giêgôriô Cả, trong tác phẩm Regula Pastoralis, I, 1PL 77,14).


Sự chăm sóc đặc biệt cho phần rỗi của kẻ khác, cho sự thật, cho tình thương, cho sự thánh thiện của toàn dân Chúa, cho sự hiệp nhất thiêng liêng của Giáo Hội, một sự chăm sóc đã được Chúa Kitô giao phó cho chúng ta cùng lúc với quyền hành linh mục, sự chăm sóc đó được thực hiện bằng nhiều cách. Thưa anh em thân mến, chắc rằng có nhiều con đường khác nhau để anh em chu toàn ơn gọi linh mục: người thì phục vụ trong việc mục vụ giáo xứ thông thường, kẻ khác ra đi trong những nơi truyền giáo, kẻ khác nữa thì dấn thân trong lãnh vực những hoạt động có liên quan đến sự giảng dạy, đến sự thông truyền kiến thức và sự giáo dục giới trẻ, vừa đồng thời làm việc trong những tổ chức và những môi trường khác biệt để cùng đồng hành với sự phát triển đời sống xã hội và văn hóa; những kẻ khác nữa thì hoạt động bên cạnh những ai đau khổ, bệnh tật, hay bị bỏ rơi; và đôi khi, chính anh em lại là những người đang chịu đau khổ trên giường bệnh. Những con đường hết sức khác biệt nhau, đến độ chúng ta không thể nào xướng danh một cách đặc biệt tất cả chúng được. Những con đường đó quả thật cần có nhiều và khác biệt nhau, bởi vì luôn có sự đa biệt trong cơ cấu đời sống con người, trong cơ cấu những tiến trình xã hội, những truyền thống lịch sử và gia tài những nền văn minh và văn hóa khác nhau. Nhưng ít nhất là, trong sự đa biệt này, anh em luôn là và trên hết mọi sự là những người đang mang lấy ân sủng của Chúa Kitô, Vị Linh Mục Đời Đời, và mang lấy ơn đoàn sủng của Vị Chủ Chăn Nhân Lành; điều này, anh em không bao giờ được phép quên nó; anh em không bao giờ được phép từ chối nó; anh em phải thể hiện điều đó trong mọi lúc, mọi nơi, và mọi cách. Đó chúng ta thấy được 'nghệ thuật của mọi nghệ thuật' mà Chúa Kitô đã mời gọi anh em thực hiện hệ tại ở điểm nào. Thánh Giêgôriô Cả từ lâu đã viết: 'Hướng dẫn các linh hồn là nghệ thuật của mọi nghệ thuật'.


Bởi thế, sử dụng lại ngôn ngữ của thánh Giêgôriô Cả, tôi xin nói với anh em như sau: anh em hãy cố gắng trở nên 'nhà nghệ sĩ' (artistes) của công việc mục vụ. Trong lịch sử Giáo Hội, đã có rất nhiều người như thế. Cần phải kể tên họ ra đây không? Chính với mỗi người trong chúng ta mà thí dụ như thánh Phanxicô đệ Salê, thánh Vinh Sơn đệ Phaolô, thánh Alphongsô đệ Liguori, thánh Gioan Vienney, Cha sở họ Ars, Thánh Gioan Bosco, và Á thánh Maximilianô Kolbê, và còn biết bao nhiêu là vị khác nữa. Vị này khác với vị kia, mỗi vị là 'người con' của thời đại và 'biết thích ứng' với thời đại. Nhưng sự thích ứng của mỗi vị này đều là một sự đáp lời đặc bi 893    19-02-2011 03:51:56