Sidebar

Thứ Bảy
18.05.2024

Tôi Vác Thánh Giá

Lm. Sơn Đoài

Cái tôi "đáng ghét". Tôi không vác Thánh giá như "Jésus, Super Star", cũng không quay phim, chụp ảnh, cũng chẳng nghi thức nào trong phụng vụ thứ sáu Tuần Thánh.

Tại họ đạo tôi đang phụ trách, trong chương trình Tuần thánh, đặc biệt Tam nhật Vượt qua, chiều thứ sáu Tuần thánh, có nửa giờ đi chặng đàng Thánh giá ngoài trời do cha sở vác Thánh giá và hai lễ sinh hầu đèn, thay Thánh giá đèn hầu như thường lệ. Thật ra, tôi muốn chọn một hy sinh nhỏ, có thể nêu gương giáo dân, cũng chỉ là chuyện nhỏ; nhưng để giúp mình cầu nguyện, suy ngẫm nhiều hơn. Hôm đó, Chúa quan phòng thế nào, trùng hợp những ngày tôi đang bị bệnh viêm phế quản, ho nhiều và thở rất khó khăn, thiếu ngủ, sức khỏe suy sụp trầm trọng. Cây Thánh giá gỗ chạm đất, dầu không nặng lắm, khoảng mươi ký, nhưng do cơn bệnh kéo dài, đường Thánh giá như chùn chân bước. Cảm giác đầu tiên, tôi đi ngược với Chúa Giêsu. Thay vì Chúa vác Thánh giá, hoặc Simon vác đỡ Thánh giá Chúa; còn tôi, Thánh giá Chúa đã "vác" tôi, tôi đã dựa vai vào cánh Thánh giá để đứng vững.. Khi suy gẫm những đau khổ của Chúa, Thánh giá đè trên mình Người làm cho Chúa phải ngã xuống đất lần thứ ba; tôi lại đè Thánh gia dưới thân mình tôi, dù không biết bao nhiêu lần; vô tình hay cố ý, tôi đã chất gánh nặng lên Chúa và tha nhân, do tội lỗi tôi và những thiếu sót tôi không làm cho Chúa và anh em tôi !

Tôi cảm thấy thèn thẹn thế nào! Cảm giác ấy khiến tôi liên tưởng người Kitô hữu dễ ngộ nhận mình vác Thánh giá theo Chúa. Thực ra, Chúa vác cho tôi "phần nặng", nếu có, mình chỉ là" phần nhẹ", không đáng kể. Câu chuyện sau đây chúng minh điều đó :

Một thầy giáo nọ nằm mơ thấy mình chêt, tới cửa Thiên đàng xin vào. Thánh Phêrô hỏi:
- Ông là ai? Ở thế gian làm nghề gì?
- Con làm nghề dạy học.

Nghe vậy Thánh Phêrô bảo:
- Con làm nghề dạy học thì biết rõ, trò nào đủ điểm mới được lên lớp. Muốn vào
- Thiên đàng cũng thế, phải có đủ 100 điểm. Vậy con còn làm gì nữa?

Thầy giáo chắc ăn, mạnh dạn kể:
- Lúc còn sống, sáng nào con cũng đi lễ và giữ đúng ngày Chúa Nhật.
- Thánh Phêrô phì cười, quơ tay, nói nhẹ:
- Tốt lắm. Nhưng bao nhiêu việc đó chỉ được một điểm thôi.
- Con còn làm gì nữa không?

Thầy giáo nghĩ mình đủ sức kể, toàn chuyện thật một trăm phần trăm:
- Con còn tham gia nhiều hội đoàn và nhiều tổ chức từ thiện.

Lần này Thánh Phêrô vỗ tay chúc mừng, nhưng kết luận:
- Được lắm, được lắm, thêm một điểm nữa.

Thầy giáo bắt đầu lo sợ, hốt hoảng, biết làm sao mới được vào Thiên đàng; làm sao có đủ một trăm điểm! Thầy giáo nghĩ, chỉ còn nước cúi đầu năn nỉ, hoặc "chạy điểm" thế nào ? Thầy giáo rụt rè, ú ớ, thành thật thú nhận:

- Thực ra, thưa Thánh cả, con không làm được việc gì đáng kể nữa,nhưng con tin chắc, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, con sẽ được vào nươcù trời.

Thánh Phêrô mỉm cười, gật gật đầu, nhìn thẳng mặt thầy giáo tuyên bố: Con nói rất đúng, chỉ nhờ công nghiệp vô cùng của Chúa Giêsu tử nạn Thập giá và Phục sinh vinh hiển và lòng nhân từ của Thiên Chúa mà con được qua cửa này vào quê trời. Chính nhờ lòng tin đó mà con được đủ một trăm điểm.

Quả thực ,trong Tin mừng thánh Luc, dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế, đã mô phỏng những người ngộ nhân thời nay:

Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm ràng: Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa , vì con không như bao kẻ khác...con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. Còn người thu thế thì đứng đàng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Và Đức Giêsu kết luận: người này trở xuống mà về nhà thì đã được nên công chính, còn người kia thì không" (Lc 18, 12-14).

Và chuyện một người, bề ngoài có vẻ đạo đức khác: "Thú thật những điều nghe được đã khiến tôi rất buồn. Làm sao có thể tin được rằng một người thợ lành nghề,à cha của hai đứa con gái nho,û một người cao to, mạnh khỏe, điềm đạm, ung dung, kẻ có bề ngoài rất dễ khiến người ta tin tưởng nhất lại là kẻ sống đời hai mặt đáng tởm mới chết chứ ! Ban ngày là một thợ máy, ban đêm là một tên trộm...Thành thật, siêng năng, đứng đắn ban ngày; để rồi ban đêm ra đường với một chiếc khăn đen trùm mặt, một cái xà beng bỏ ttrong túi xách, và một khẩu súng gài ở thắt lưng..." (KTNN, 1-5 -2007, tr. 120).

Người Phariêu trên có thể báo công thật, mà cũng chẳng khoe khoang với ai để được khen đạo đức, bởi vì trong Kinh Thánh nói anh ta thầm nguyện và không nói trước cộng đoàn nào. Lỗi của anh ta có lẽ do lòng ghanh tỵ, ghét ghen, phân biệt đối xử và xét đoán tha nhân, coi tha nhân là đối thủ cạnh tranh đáng ngại: "Lạy Chúa, con không như bao kẻ khác, trộm cắp, bất chính, hoặc như tên thu thuế kia" (Lc 18, 11).

Còn anh thợ lành nghề, sống hai mặt, giỏi giấu diếm, che đậy, để dễ trục lợi.Cả hai đều nguy hểm cho bản thân và xã hội, đạo bất chính, bất lương.

Ngày nay thế giới đề cao tính cạnh tranh trong mọi lãnh vực; nguyên tắc là hợp lý, là tiến bộ, để phát triển đỉnh cao. Tuy nhiên trong đó ẩn chứa nhiều thủ đoạn không lành mạnh, thiếu công bằng, cá lớn nuốt cá bé.Điển hình, tại một vùng nông thôn sâu, mặc dù vào thời điểm Việt Nam chưa gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh bất chính: hai hộ nuôi tôm sú gần bên nhau, một bên trúng, bên thất. Bên thất bỏ thuốc trừ sâu, bên trúng phải thất bằng bên kia.

Ngoài ra, còn lại báo công do bệnh thành tích mà ngày nay nhà nước đề ra chủ trương: nói không với tiêu cực và chống bệnh thành tích triệt để : không, nói có; bé ,xé ra to và nhiều tổ chức quan tâm chạy theo thành tích, nên đã có hiện tượng "tăng ảo", công ty "ma", thành ra có địa phương xây dựng một cây cầu, năm cơ quan cùng báo cáo thành tích lên năm cây.

Các vị cấp trên đôi khi là những con người bị hạn chế, có thể không biết đến những sai lầm của người dưới, nên vẫn đề bạt, tuyên dương, khen thưởng. Nhưng Thiên Chúa thì không, Ngài biết rõ mọi sự, thông biết mọi điều bí mật, nên Ngài ban thưởng công bằng cho những ai sống theo Ngài.

Vậy sống đời Kitô hữu phải là đời sống công bằng. Tuy nhiên, gọi là công bằng, thực ra con người không thể công bằng với Thiên Chúa. "Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân đáng là gì mà Chúa phải bận tâm; Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên" (Tv 8). Đúng như người thu tuế chân thật : "Con là người tội lỗi".

Khi tôi đang dựa lưng vào Thánh Giá, chợt tôi thỏ thẻ với Chúa: nếu con có vác Thánh giá theo Chúa, con chỉ cho Chúa thân xác nặng nề của con. Có thể như em bé đã cho Chúa món quà bé tí của em, với năm cái bánh và hai con cá, thấm vào đâu cả biển người theo Chúa; để rồi Chúa đã bù cho đủ nuôi hơn năm ngàn người ăn no nê; hơn nữa còn dư tới mười hai thúng đầy bánh vụn rơi rớt (Ga 6,1-13). Tôi đã khóc trên đường vác Thánh Giá, không biết cảm xúc nào đã len lén vào trong tôi và cảm xúc ấy là cảm xúc gì? Có phải nươcù mắt "cá sấu"? Hay "mít ướt?". Có lẽ vì tôi nhìn thẳng vào các bức tượng với vẻ mặt đau khổ, nhăn nheo của Chúa Giêsu; bộ mặt hầm hứ của "quân dữ" và thái độ nhu nhược, bất nhất của Philtô. Tôi suy tưởng những khuân mặt ấy dựng lên trong xã hội con người hôm nay, trong đó lẫn lộn cả chính con người tôi.

Chúa thích những con người bị chê bai, hiểu lầm, nhưng dũng cảm, khiêm tốn, trung thực như chuyện ông vua tên Canute trong lịch sử Anh quốc, cai trị đầu thế kỷ 11. Theo một sử gia thì vua Canute là người rất khiêm tốn.Có lần vua làm một việc lạ lùng. Vua cho họp tất cả quần thần ở bờ biển, rồi dõng dạc ra lệnh sóng biển phải ngưng đập vào bờ. Nhưng lệnh vua ban ra mà sóng biển không ngừng đập vào bờ, làm vua ướt hết. Vị vua này cố ý làm như vậy để tỏ lòng khiêm nhường.Vì trong triều, lúc nào các quan cũng nịnh bợ, tâng bốc vua, cho rằng vua có quyền tuyệt đối, khiến trời đất cũng phải thán phục, tôn vinh. Sau khi ra lệnh cho sóng ngưng không được, vua nói: quyền hành của tôi chẳng gíá trị gì. Chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng Tạo hoá mới có quyền trên trời dưới đất.

864    14-02-2011 10:54:52