Sidebar

Thứ Tư
24.04.2024

Trách Nhiệm Giáo Dục Các Đức Tính Nhân Bản Của Gia Đình - Tháng 10 năm 2009

TÒA GIÁM MỤC VĨNH LONG
103 đường 3/2 VĩnhLong
26.4.2009

Vĩnh Long, ngày 27.09.2009

V/v Gia đình và Việc Đào Giáo Dục Các Đức Tính Nhân Bản

Kính gởi : Các Linh mục,
Các Tu sĩ Nam Nữ
Anh Chị Em giáo dân Địa phận Vĩnh Long

Chúng ta thường nghe phàn nàn rằng Giáo dục hôm nay không chú ý đến nhân bản. Không thấy có ai định nghĩa Nhân Bản là gì. Người ta phàn nàn về những lối nói năng khiếm nhã, về cách cư xử vụng về, không lịch sự. Thật ra những cử chỉ thô thiển bên ngoài có thể do không được chỉ bảo về cách xử thế, mà cũng có thể là những biễu hiện của một lối sống thiếu nền tảng đạo đức bên trong: sống khép kín, thiếu tình yêu và thiếu quan tâm đến tha nhân.

1. “Không tốt, nếu người chỉ có một mình” (St 2,18). Con người được tạo nên để sống thành xã hội, sống trong xã hội, tức là có những tương quan với nhau. Vừa phát huy cá tính của mình, nhưng cũng vừa hướng tới người khác. Con người cần nương tựa vào đồng loại, rồi cũng phải biết phục vụ đồng loại. Chúng ta chỉ mới đề cập một phần của đời sống nhân bản, tức là con người với đồng loại. Muốn sống tốt với tha nhân, con người phải trau dồi những đức tính cần thiết, đặt trên sự tôn trọng nhau. Thế nhưng người ta phải học tập các đức tính nầy ở đâu?

Những trẻ em đường phố, thiếu ăn, thiếu mặc, không được tôn trọng, không được học hành, sẽ sống như thế nào, sẽ cư xử với người khác ra sao? Những trẻ em sống với cha mẹ, được cung cấp đầy đủ từ thức ăn đến áo mặc, tiền bạc để tiêu xài, nhưng không được giáo dục, không có gương sáng của cha mẹ, của gia đình, sẽ ra sao? Không thể có chuyện chúng nó tự tìm ra một lối sống tốt cho bản thân.

2.Thư chung của Hội Đồng Giám Mục năm 2008 đã xác quyết: Gia đình là môi trường thuận lợi giúp cho các thành viên sống tình liên đới, vị tha, hài hòa và quảng đại’ (số 16).

Gia đình là một cộng đoàn gồm có nhiều thành phần với những tương quan khác nhau: hai vợ chồng trong tình nghĩa phu thê, cha mẹ với con cái, anh chị em với nhau, nếu chúng ta không nhắc tới tương quan giữa ông bà với các cháu. Gia đình là xã hội đầu tiên do Thiên Chúa thiết lập để con người sống ơn gọi làm người của mình. Gia đình sẽ là mái ấm, khi trên thuận dưới hòa, mọi người trong nhà biết tôn trọng nhau. Những người cùng một huyết thống sẽ bảo vệ hạnh phúc cho mình và cho nhau, khi thể hiện tình liên đới, sống vị tha, hiền hòa và quảng đại. Phải tu thân khắc kỷ, canh chừng, không để cho xu hướng ích kỷ bén rễ và đánh mất sự hợp nhất trong nhà. Cha mẹ phải lấy sự công minh mà răn bảo con cái, Phận làm con, thì lấy lòng hiếu thảo mà đền ơn đáp nghĩa các bậc sinh thành “Kẻ nào giương mắt chế giễu cha, và coi thường chuyện vâng lời mẹ, sẽ bị quạ ở lũng sâu móc mắt, và diều hâu rỉa thịt”(Châm ngôn 30,17).

3. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì góp phần xây dựng xã hội tốt Đả phá gia đình là phá hoại xã hội.

Người ta đang gây ô nhiễm môi sinh bằng nhiều cách khác nhau, nguồn nước trong lành cần thiết cho con người và cho các sinh vật đã bị ô nhiệm nghiêm trọng, khi mọi thứ rác rưới, mọi thứ chất thải độc hại bị cho xuống nước. Người ta cũng đang làm ô nhiễm gia đình, chẳng những không quan tâm giáo dục về lòng hiếu thảo “uống nước nhớ nguồn”, phần mộ của ông bà tổ tiên bị san bằng để làm nơi giải trí; mà còn bằng cách cản trở quyền giáo dục con cái của cha mẹ, dung túng những lối sống buông thả, hưởng thụ ích kỷ, xem con cái như trở ngại cho cuộc sống tự do của cha mẹ. Những vụ ly hôn ly dị làm cho những đứa con, còn cha còn mẹ, bỗng dưng trở thành những trẻ mồ côi, và gương xấu bội tín của người lớn sẽ tác hại không nhỏ đến tương lai của những người con mà họ đã cho chào đời.

Gia đình là trường đầu tiên cho con người sống nhân bản, đang gặp thách đố nghiêm trọng, nền tảng đạo đức của gia đình bị lung lạc, các giá trị tinh thần của đời sống gia đình không còn được quí trọng bao nhiêu: tình phụ tử, tình mẫu tử , lòng hiếu thảo và tình huynh đệ gặp nguy cơ hủy diệt.

Muốn gia đình tiếp tục là nơi thích hợp đào tạo con người sống có nhân bản, chắc chắn phải nỗ lực cho mục vụ gia đình, hồi phục các giá trị của đời sống gia đình. Cần thiết hơn nữa là sự cộng tác của mọi thành phần Dân Chúa.

Tôma Nguyễn Văn Tân
             
Giám mục Vĩnh Long

 
CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM GIÁO DỤC
CÁC ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN CỦA GIA ĐÌNH

I. THƯ MỤC VỤ số 17

Do đời sống công nghiệp và đô thị phát triển, con người thời nay có nguy cơ sống khép kín, thiếu tình yêu và thiếu quan tâm đến tha nhân. Gia đình là môi trường thuận lợi giúp cho các thành viên sống tình liên đới, vị tha, hài hòa và quảng đại.

Khi chú trọng giáo dục cho con cái những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ, các bậc phụ huynh đang huấn luyện con cái mình “thành người“. Giáo dục nhân bản còn nhằm huấn luyện con người có trách nhiệm đối với tha nhân và công ích, góp phần bảo vệ và phát triển cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ võ những hoạt động bác ái. Việc vận động mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia vào mọi sinh hoạt văn hóa lành mạnh, cũng là đường lối sư phạm cụ thể và hiệu quả để giáo dục nhân bản cho thế hệ tương lai.

II. DẪN GIẢI

Gia đình giáo dục tình yêu chưa đủ, còn phải giáo dục con cái những đức tính liên hệ đến xã hội.

Dạy cho tâm trạng biết sống liên đới, vị tha, hiền hoà và quảng đại.

Dạy cho biết những đức tính nhân bản, khôn ngoan, công bình, can đảm, tiết độ, là những đức tính căn bản làm cho con người thành người (làm người trưởng thành, có phẩm giá đúng của con người) nên người tốt để sống tốt với xã hội.

Dạy cho biết mình có nhiệm vụ với xã hội, phải góp phần cho xã hội nên tốt hơn, xã hội hiện thời và xã hội tương lai nữa.

Nota: Nhận định cá nhân
Giáo dục bao quát, mênh mông như thế...xem ra vượt quá khả năng của gia đình!

III. CHUYỆN MINH HỌA

XIN LỖI MẸ

Mẹ ơi, con viết những dòng này để nói là con yêu Ba Mẹ, yêu chị Hai lắm. Con xin lỗi đã làm cho mẹ buồn và lo lắng vì con. Chị Hai nói, mẹ đã đi khắp 7 tầng lầu của Parkson để tìm con; mẹ đã đứng chờ con trước cổng trường suốt cả 4 giờ đồng hồ...

Hôm qua, con giận dỗi vì mẹ không cho tiền mua chiếc áo mới giống như của bạn Mai. Vậy là con theo bạn Mai về nhà chơi mà không xin phép ba mẹ. Nhà bạn là một ngôi biệt thự rất đẹp. Bạn con nói: “Ba mẹ mình đi làm, có khi cả tuần mình không gặp mặt hai người. Còn anh trai mình cũng đi suốt”. Bà giúp việc mang cho chúng con mỗi đứa một mâm thức ăn, toàn những món ngon mà ở nhà mình ít khi nào con được ăn. Ăn xong, chúng con vào phòng nghe nhạc, xem phim; chẳng phải dọn dẹp, rửa chén như ở nhà mình…Tới bữa chiều, bà giúp việc lại mang vào phòng cho chúng con hai mâm thức ăn. Con ăn hết phần của mình nhưng bạn con chỉ nhâm nhi một ít…”Cậu cứ thử sống như mình 3 ngày xem có chịu nổi không? Vậy mà từ nhỏ đến giờ, mình phải sống như vậy. Nhiều khi thèm được sà vào lòng mẹ, được tâm sự, thậm chí thèm được vào bếp nấu một bữa cơm gia đình với mẹ…nhưng tất vả những thứ ấy đối với mình là đồ xa xỉ…Mẹ mình không gặp thì thôi chứ gặp thì toàn chì chiết. Mình đi đâu, làm gì, ba mẹ chẳng biết, chẳng quan tâm”. Khi nói điều này, con thấy mắt bạn thật buồn.

Bạn có rất nhiều thứ mà tiền bạc có thể mua được nhưng bạn vẫn luôn thấy mình nghèo khó, bất hạnh và thèm khát…Còn con, ba mẹ đã cho con cả một trời yêu thương, những thứ không thể mua được bằng tiền. Mẹ ơi, con hiểu rồi. Con sẽ không làm cho mẹ buồn nữa đâu….

TỊNH VÂN
(Báo Người Lao Động, số 4801)

IV. DIỄN GIẢI

Để giúp con cái thành người và thành Kitô hữu tốt, các bậc cha mẹ không chỉ quan tâm giáo dục đức tin mà còn phải dạy cho con những đức tính nhân bản nữa. “Khi chú trọng giáo dục cho con cái những đức tính nhân bản như khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ, các bậc phụ huynh đang huấn luyện con cái mình “thành người“ (TMV số 17).

Nhân là người. Bản là gốc. Nguồn gốc của con người là chính Thiên Chúa Tình Yêu, vì “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1, 27). Và “Chiều kích triết học đáng nêu ra trong hình ảnh Thánh Kinh này, và tầm quan trọng từ quan điểm lịch sử các tôn giáo, là một mặt chúng ta thấy mình đứng trước một hình ảnh rất siêu hình của Thiên Chúa : Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối và là nguồn mạch của mọi loài ; nhưng mặt khác, chủ tể tác tạo hoàn vũ này – Logos, Đấng Thượng trí – lại đồng thời là một người biết yêu với tất cả đam mê của một tình yêu thật sự” (TĐ Thiên Chúa là Tình Yêu , 19). Do tình yêu mà Thiên Chúa tạo dựng con người, nên con người chính là hình ảnh, là biểu tượng của Tình Yêu Thiên Chúa.

Là hình ảnh của Thiên Chúa, con người có phẩm giá siêu việt, vượt trên mọi loài thụ tạo, có hồn thiêng bất tử, có lý trí để hiểu biết trật tự của vạn vật mà người sắp đặt cho; có ý chí để tự mình hướng về sự thiện đích thực; có tự do để chọn điều lành hay điều dữ và những hệ luỵ của nó; đó chính là “dấu hiệu đặc sắc nhất về Thiên Chúa nơi họ” (Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội, 17). Con người được quy hướng về Thiên Chúa và được mời gọi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu cả hồn lẫn xác với Người. Được đón nhận tình yêu ấy, con người có bổn phận đáp trả là phải làm sao bảo vệ và thăng tiến những phẩm giá siêu việt ấy.

Đã là người thì phải có nhân cách hay phải có những đức tính căn bản mà một con người cần phải có để xứng với phẩm giá làm người (nhân phẩm).

Thường người ta chỉ chú ý đến người khác làm gì, chứ ít khi quan tâm đến họ là ai? Thật vậy, khi hỏi: bạn là ai. Trả lời: Tôi là thầy giáo, là doanh nhân, là giám đốc, là bác sĩ...Chức phận càng lớn, bằng cấp càng cao, tài sản càng nhiều, nhà càng to, thì người ta càng thích đính vào tên của mình như: giáo sư tiến sĩ A, giám đốc Công ty B, chủ doanh ngiệp C...v.v...

Nhân cách của con người không tuỳ thuộc chức phận, bằng cấp hay tiền bạc mà họ có. Trong xã hội, không thiếu những người có địa vị cao, có quyền thế nhưng thiếu nhân cách, và ngược lại, nhiều người thấp kém trong xã hội nhưng lại có nhân cách đáng kính trọng. Chính đời sống đạo đức làm nên nhân cách con người, vì con người được dựng nên, có lý trí, ý chí, tự do để làm lành, lánh dữ, để sống thiện hảo giống Thiên Chúa mà mỗi người là hình ảnh. Đó chính là sống đức hạnh.

Quá chú trọng học vấn, sự nghiệp, thành công trên đời của con cái mà quên đạo luyện nhân cách cho con cái, chúng ta sẽ được những người có tài, nhưng thiếu đức hay thiếu nhân cách.

Đào luyện nhân cách là hướng dẫn, nêu gương cho con cái biết cách tu thân để sống xứng với phẩm giá của một con người. Điều nầy không phải là việc của một sớm một chiều, mà phải quyết tâm tập luyện cả đời. Đàng sau cái biết về những đức tính căn bản là một quá trình gian nan thể hiện cái biết của mình qua từng lời nói, cử chỉ, hành động, cách sống sao cho có nhân bản. Bởi vì trước khi làm chức phận gì, anh phải là người theo đúng nghĩa mà Thiên Chúa đã đặt định.

Theo giáo huấn Kitô giáo, các đức tính nhân bản (các nhân đức bản lề) là những xu hướng bền vững, dẫn đến thái độ kiên định và thói quen hướng thiện của lý trí và ý chí ; nhờ đó con người điều chỉnh các hành vi và cách sống của mình theo lý trí và đức tin (X. GLCG 1804).

Đức tính căn bản trước hết và trên hết, bao trùm các đức tính nhân bản khác mà Kitô giáo dạy là Yêu thương: yêu bản thân và yêu tha nhân.

Yêu mình chính là đòi hỏi căn bản nhất. “Hãy yêu tha nhân như chính mình” (Mt 22, 39). Khi nói điều này, Chúa Giêsu đương nhiên chấp nhận tình yêu bản thân. Do đó Người mới lấy nó làm đối chiếu cho tình yêu tha nhân. Không ai thiết thân với mình bằng chính mình. Do đó, ai không yêu mình thì không thể yêu người khác được. Yêu mình không có nghĩa là chiều theo những đòi hỏi của bản năng, của những đam mê thấp hèn, nhưng là yêu với tất cả trách nhiệm về bản thân mình là con người được Thiên Chúa dựng nên để hướng về Chúa, do đó, biết hướng thiện, bằng cách làm lành và lánh dữ.

Đạo của chúng ta là đạo của bác ái, yêu thương. Yêu tha nhân là thực hiện điều mà chính Chúa Giêsu đã dạy: “Hãy yêu tha nhân như chính mình” (Mt 22,39; Mc 12,31). Chúa còn đòi hỏi cao hơn: yêu người như chính mình đã là khó, mà còn phải yêu người như Chúa yêu nữa. “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 13, 34). Nghĩa là phải hạ mình xuống phục vụ, tha thứ và ngay cả dâng hiến mạng sống mình cho anh em như Chúa đã làm. Như vậy, giáo dục nhân bản trước hết là giáo dục yêu thương, theo mẫu gương của Chúa Giêsu.

Có yêu thương, chúng ta mới có thể chu toàn các nhân đức căn bản khác như khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ.- Khôn ngoan là nhân đức giúp ta nhận ra đâu là điều thiện đích thực trong từng hoàn cảnh, và khi đã nhận ra thì biết chọn lựa phương thế thích hợp để đạt tới. Cũng chính nhờ nhân đức khôn ngoan mà con người có thể hiểu được những chân lý mạc để trở nên con cái đích thực của Chúa (x. GLCG 1806).- Công bằng là nhân đức giúp ta quyết tâm dành cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và dành cho những người khác thuộc về họ. Công bình đối với Thiên Chúa được gọi là "nhân đức thờ phượng", là thái độ phải có của thụ tạo đối với Đấng Tạo Thành; còn đối với con người, thì công bình là tôn trọng quyền lợi của mỗi người, đối xử công minh với mọi người và thực thi công ích (x. GLCG 1807).

- Can đảm là nhân đức giúp ta cương quyết theo đuổi điều thiện, dù gặp bao gian nan thử thách. Nhờ can đảm, con người cương quyết chống lại các cơn cám dỗ, vượt qua các chướng ngại trong đời sống luân lý, chiến thắng sự sợ hãi (kể cả cái chết), để dám sống cho chính nghĩa (x. GLCG 1808). - Tiết độ là nhân đức giúp ta biết tự chủ trước các thú vui và sử dụng chừng mực những của cải trần thế; là biết sống “trung dung", không thái quá, cũng không bất cập, biết kềm chế các ham muốn trong giới hạn chính đáng (x. GLCG 1809).

Những đức tính nầy được gọi là nhân bản, nghĩa là thuộc về con người. Như vậy, đã là người, thì phải có những đức tính căn bản đó. Người Kitô hữu càng cần phải có những đức tính nhân bản hơn những người khác, vì muốn làm con Thiên Chúa thì trước hết phải sống cho ra người. Có được những đức tính nhân bản trước hết là nhờ ân sủng Thiên Chúa trao ban, sau đó là nhờ giáo dục, sự kiên trì tập luyện và thực hành trong đời sống. Tuy nhiên, tội lỗi đã làm con người bị tổn thương; vì thế, ngoài những nỗ lực tự nhiên, ta còn cần đến ơn Thiên Chúa nâng đỡ nhờ cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và cộng tác với ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.

Giáo dục con cái là hạnh phúc của các bậc cha mẹ trong việc gầy dựng một con người mới thành người; tuy nhiên đó cũng là một công trình khó nhọc và lâu dài, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải kiên trì, chịu khó, và trên hết là yêu thương con đúng mực, để giúp chúng trở nên người có ích cho chính bản thân, cho xã hội, xứng đáng là con cái Chúa, ngõ hầu chúng được hạnh phúc đời nầy và đời sau.

Xin cho các bậc cha mẹ biết quan tâm đúng mực trong việc giáo dục đạo đức cho con cái, để chúng xứng danh con người.

KIỂM ĐIỂM

Có nhận thấy gia đình là một tế bào, một thành phần của xã hội không?

Có thấy cuộc sống trong gia đình, tốt hay xấu đều ít nhiều có ảnh hưởng đến xã hội không?

Có chú tâm đào luyện cho con cái, cho mọi người trong gia tộc, có tâm ý và có đức tánh sống tốt trong xã hội không?

Có nhận thấy gia đình cũng có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hoá xã hội không?

V. LỜI NGUYỆN CHUNG

Kêu mời: Anh chị em thân mến,
Dầu là Con Thiên Chúa làm người, Chúa Giêsu vẫn phải chọn một gia đình để sinh sống, và để được giáo dục về nhân bản. Chúng ta cùng hiệp ý cầu nguyện cho các gia đình biết quan tâm giáo dục các đức tính nhân bản cho nhau:

  1. Chúa phán: “Hãy làm ơn cho người làm khổ các con”. Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình Công Giáo biết hướng dẫn nhau bày tỏ lòng thương người, bằng các việc bác ái xã hội, và bằng việc làm phước cho nhau.
  2. Chúa phán: “Ta đến để làm chứng về chân lý, ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng Ta”. Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình Kitô hữu biết giáo dục nhau tôn trọng, bảo vệ và làm chứng về sự thật.
  3. Chúa phán: “Điều gì thuộc về Thiên Chúa, hãy trả về Thiên Chúa”. Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình Kitô-hữu biết giáo dục nhau tôn trọng sự công bình, tôn trọng quyền sở hữu tài sản riêng và tài sản chung.
  4. Chúa phán: “Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. Chúng ta cầu nguyện cho các gia đình trong họ đạo chúng ta, luôn sống trong hoà thuận, biết kính trên nhường dưới, tạo được hạnh phúc gia đình.

Kết thúc: Lạy Chúa, Chúa ban cho loài người những khả năng sống nhân bản và khả năng sống thánh. Xin cho chúng con biết luyện tập sống những khả năng này theo ý Chúa, hầu được nên trọn lành ở trong Nước Trời. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen

VI. ÁP DỤNG THỰC HÀNH

GƯƠNG MẪU YÊU THƯƠNG

Người xưa có câu: “Dạy con từ thưở còn thơ, dạy vợ từ thưở ban sơ mới về…” để nói lên sự cần thiết của việc giáo dục con cái trong gia đình. Trong bầu khí yêu thương, cũng như mối liên hệ thường xuyên đã tạo cho gia đình một bầu khí giáo dục tuyệt hảo.

Nói chung, con người ai cũng được lớn lên từ trong gia đình, được sống trong bầu khí yêu thương nên con người dễ dàng tiếp nhận những gì được truyền lại từ các bậc cha ông. Khi nói đến “gia đình gia giáo” hiểu theo một cách tích cực thì đó là những gia đình có truyền thống giáo dục con cái theo một chuẩn mực nhất định của gia đình. Tình yêu thương là môi trường thuận lợi cho “trường gia đình” dạy cho con cái những đức tính nhân bản và gương sáng của cha mẹ chính là những bài học thực tiễn cho con cái.

Trong gia đình, cha mẹ chính là thần tượng cho con cái nên những việc cha mẹ làm từ cơm ăn áo mặc cho đến cách yêu thương dạy dỗ đều được con cái xem như là chuẩn mực để con cái thực hành trong đời sống của mình. Chúng ta vẫn thường nghe những câu nói của các trẻ nhỏ “ba con bảo thế này, mẹ con nói như thế kia….” đó chính là những ảnh hưởng sâu nặng của cha mẹ trên con cái mình.

Nói đến giáo dục nhân bản, thiết tưởng các bậc cha mẹ cũng nên hiểu là phải giáo dục cho con em mình những khía cạnh nào. Thư chung của Hội Đồng Giám Mục thì nói: “Gia đình là môi trường thuận lợi giúp cho các thành viên sống tình liên đới, vị tha, hài hoà, quảng đại, khôn ngoan, công bằng, can đảm, tiết độ. Giáo dục nhân bản còn nhằm huấn luyện con người có trách nhiệm đối với tha nhân và công ích, góp phần bảo vệ cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ võ những hoạt động bác ái” (Số 17). Như thế, giáo dục nhân bản là giáo dục cho con cái biết sống yêu thương, có trách nhiệm với bản thân, với môi trường và với toàn xã hội. Nói cách khác, giáo dục nhân bản là giáo dục cho con cái những cái cốt yếu để trở thành người. Nơi con người nếu không được giáo dục thì cái “con” ở trong con người sẽ chiếm lãnh và sẽ điều khiển con người, khi ấy người ta sẽ sống không có tình yêu thương, sống theo bản năng. Nhưng nếu được giáo dục thì cái “người” nên con người sẽ triển nở, con người sẽ sống tình vị tha, sống yêu thương, quảng đại…

Vì cha mẹ là hình ảnh, là khuôn mẫu dễ cho con cái bắt chước, nên ngay từ bé cha mẹ phải tập cho con cái mình biết thảo kính cha mẹ, ông bà, biết kính trên nhường dưới, dạy cho các em biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với người khác. Theo thói quen bình thường, trẻ em thường có thói ích kỷ muốn thu vén cho mình nên tập cho con cái biết chia sẻ cảm thông, biết chia phần quà của ông bà anh chị cho những người khác, biết yêu thương bạn bè….

Trong xã hội ngày nay, người ta đề cao của cải vật chất, đề cao cái tôi, nên những bậc cha mẹ hãy tạo những mẫu gương tốt lành cho con cái trong việc yêu thương quảng đại, đặc biệt la cho những người nghèo, những người bất hạnh và tạo điều kiện cho con cái của mình cùng thực hiện với mình.

Một gia đình sống yêu thương là một môi trường tuyệt vời để dạy dỗ con cái, cha mẹ yêu thương nhau và tình yêu ấy được lan truyền trên con cái và những người thân cận, con cái đón nhận tình yêu và cũng làm cho tình yêu ấy được lan toả nên bạn bè hàng xóm. Trong bầu khí yêu thương ấy con cái đón nhận một hình ảnh sống động của việc giáo dục nhân bản, của việc học làm người.

Việc giáo dục nhân bản trong gia đình rất cần thiết vì con cái như mầm non mới nhú, được giáo dục tốt đẹp sẽ trở thành những con người hữu ích cho xã hội và Giáo hội. Phải giáo dục cho con cái từ những việc nhỏ nhặt như chào hỏi, thảo kính…cho đến đời sống yêu thương xóm giềng. Chính nhờ việc thực hành thường xuyên ở nơi môi trường gia đình mà con cái sau này khi truởng thành sẽ được một nếp sống yêu thương quảng đại.

Khi nhìn vào đời sống của gia đình mình, con cái sẽ học được những điều căn bản nhất để trở thành người từ cách sống của cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy luôn là những mẫu gương quảng đại yêu thương, những hình ảnh mẫu mực về lòng thảo hiếu, những gương sáng về đời sống liên đới với cộng đồng. Chính khi con người thật sự trở thành người thì khi ấy hình ảnh con Chúa nơi con người được tỏ hiện.

VII. HỌC KINH THÁNH

BÀI 45: NGÔN SỨ ÊZÊKIEL (EZ)

1/ Cuộc đời và hoạt động của Ezekiel.

Ezekiel thuộc dòng dõi tư tế đền thờ Giêrusalem. Ông là một con người tính khí khá đặc biệt. Ta có thể nhận thấy điều đó khi đọc sách của ông: ông làm nhiều hành động tượng trưng kỳ quặc để chỉ việc Giêrusalem sẽ bị bao vây và phá hủy (3, 22-5, 17).

Có lẽ ông đã bị đưa sang Babylon với đợt người lưu đày đầu tiên năm -597. Lấy năm -587 (năm thành Giêrusalem bị phá) làm mốc, ta có thể phân biệt hai giai đoạn trong hoạt đ?âng của ông:

Trước -587: Bằng lời nói và hành động tượng trưng, ông tố cáo sự hư đốn của dân Giuđa và tiên báo Giavê sẽ trừng phạt (trong thời nầy ông hoạt động đồng thời với Giêrêmia).

Sau -587: Ông để ý tới những người lưu vong tại Babylon, giữ vững tinh thần cho họ bằng cách tiên báo thời hồi phục và cứu độ.

2/ Sứ điệp của Ezekiel.

Sứ điệp của ông gồm ba điểm chính:

Thiên Chúa ở khắp mọi nơi (Ez 1, 16-17.20). (Ông thấy vinh quang Chúa bỏ Đền thờ đi về hướng đông, hướng dân chúng bị lưu đày. Và Chúa đã hiện ra cho ông ở bờ sông Kơ-Ba bên Babylon.

Trách nhiệm cá nhân của con người đối với tội lỗi và nhân đức (Ez 18, 1-32).

Sẽ có một cuôc xuất hành mới. (Ez 34, 23-24.30).

Lời Chúa: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần trí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các nguơi và sẽ ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt”. (Ez 36, 26).

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đừng để con chỉ biết sống với quá khứ, nhưng xin dạy con biết nhìn lại quá khứ để cảm nhận tình Chúa và để biết sống quảng đại, tha thứ với tha nhân. Amen.

VIII. SỐNG ĐẠO

MẠN ĐÀM VỀ LẦN CHUỖI

Sáng sớm, một anh thanh niên vác bắp cày đi ra ruộng, mà trên tay vẫn tòn teng một xâu chuỗi. Anh đi ngang nhà một chị Legio, chị đang quét sân, thấy cử chỉ hơi lạ nên chị hỏi: anh đi cày mà còn mang chuỗi theo làm gì?

Chàng thanh niên trả lời: tôi lần chuỗi để khỏi nhớ những chuyện bậy bạ!

Nghĩ thế, chị hơi tức mình trả lời: Xí, đi cày không lo đi cày, mà còn nhớ tào lao!!!

Đột nhiên lúc đó, có một nhà tu cỡi ngựa đi ngang qua, tình cờ nghe được câu chuyện, nên dừng ngựa lại hỏi: anh lần chuỗi để khỏi nhớ chuyện tào lao, mà anh lần chuỗi có nhớ đến những lời kinh, nhớ đến Đức Mẹ, nhớ đến Chúa không?

Anh thanh niên thưa: Thưa Thầy, con cố gắng không khi nào lo ra.

Thầy tu: Anh giỏi quá, đọc kinh mà không lo ra, thì tuyệt vời. Bây giờ tôi đánh cược với anh, nếu anh đọc một kinh Lạy Cha, mà không lo ra thì tôi thưởng anh con ngựa tôi đang cởi.

Anh thanh niên mừng quá hỏi: thiệt không ?

- Thiệt chứ, tu trì ai nói giỡn với anh.

Anh thanh niên phở lở khởi sự: Lạy Cha chúng con… bất ngờ anh ngừng lại….mà có cho cả yên không?

Có một chú quỷ hón, đang ở gần đó, nghe câu chuyện cũng khinh dễ anh thanh niên: đọc kinh có nơi có chỗ, ai đời, vừa vác cày, mặc quần đùi mà cũng lần chuỗi….

Thanh niên cãi lại: lần chuỗi là lời cầu nguyện bình dân, đâu cần mặc áo đẹp mới đọc được, đi xe, đi cộ, ngay trên giường, người ta cũng đọc được.

Chú quỷ tức giận nói: Khi đi cầu cũng đọc kinh được hả? Thanh niên nói: ai cấm. Thật ra cũng không đẹp nhưng những lời cầu của tôi bay lên Chúa, lên Đức Mẹ, còn cái chi tuôn xuống dưới là phần của chú đó.

Chú quỷ hón nổi xung nhảy vào tấn công anh thanh niên, nào ngờ đụng phải gót chơn Đức Mẹ, chú hoảng quá bật ngửa ra, vội vàng rút lui trốn tuốt.

Anh thanh niên cũng kinh hoàng…nếu không nhờ Đức Mẹ, chắc mình bị chú quỷ bắt mình làm nô lệ chú.

Xin cám ơn Mẹ và xin Mẹ giúp con lần chuỗi chính đáng sốt sắng hơn.

VÀI Ý NIỆM VỀ CHUỖI MÔI KHÔI
& TÌM CÁCH THẾ LẦN CHUỖI ĐẠT HIỆU QUẢ

Tháng 10, Hội thánh muốn chúng ta sùng mộ lần chuỗi. Đầu thế kỷ 20, giáo hữu Việt Nam nói được sùng mộ lần chuỗi. Mỗi Chúa nhật, 3 giờ kinh chung: sáng, trưa, chiều, đọc trọn chuỗi Môi Khôi 150 kinh. Trong gia đình, ngay trong tuần kinh tối cũng lần chuỗi. Cũng có cá nhân, lần chuỗi cả ngày, giờ nào đọc được là mang chuỗi ra lần.

Nhưng buồn thay! Cuối thế kỷ 20, phong trào thế tục lan tràn, thiên hạ ích kỷ chạy theo tiền bạc, vui sướng ở đời dường như không còn sùng mộ lần chuỗi nữa. Phần khác, có thể vì chúng ta không đào sâu, hiểu rộng, để xác tín những điều cao sâu, và nhận thấy những lợi ích, nên không còn hâm mộ nữa.

Chúng ta hãy tìm hiểu, và cố gắng học cách lần chuỗi cho đúng, cho tốt, để đạt hiệu quả đẹp lòng Chúa.

Lần chuỗi có giá trị cao siêu:

Có thể kể như Kinh Phụng Tự: Kinh Phụng Tự là lời cầu nguyện chánh thức do Giám mục, linh mục dùng 150 thánh vịnh để ca tụng tôn thờ Chúa. Chuỗi Môi Khôi cũng thế, có chút điều khác biệt nầy: con người mặc dầu cá biệt vẫn là thành phần của Hội thánh, mà lại là đại diện của vũ trụ (con người là vua của vũ trụ). Những lời của Thánh vịnh là lời của Chúa, và của tiên tri, còn lời của Kinh Môi Khôi cũng là lời của Chúa, của thiên thần và của Hội thánh.

Đọc kinh với Mẹ Maria chắc có giá trị hơn, được Chúa chú tâm hơn.

Biết suy gẫm khi lần chuỗi, thì nhờ Mẹ Maria, chúng ta được nhìn và thấy Chúa Kitô nhiều hơn.

Nhõng nhẽo với Mẹ thì dễ hơn, ham hơn. Tuy nhiên, biết Mẹ cưng rồi bướng bỉnh, đòi những thứ nghịch ngợm thì không nên, và dĩ nhiên không đáng Mẹ thương yêu chiều chuộng nữa.

Hãy lần chuỗi cho tốt. Thử tìm thế cách lần chuỗi tốt. Nên lưu tâm đến hai trở ngại này: lo ra và không biết suy gẫm.

Trước tiên, sắp sửa lần chuỗi, thì nhớ Chúa, nhớ Mẹ. (không máy móc).

Nêu lên mầu nhiệm và ước nguyện.

Rồi đọc Kinh Lạy Cha, nhớ giữ ý thức, thêm vào đó xin Chúa cho giữ được ý thức trọn cả giờ kinh.

Tiếp đọc 10 Kinh Kính Mừng: cố giữ ý thức cùng một lượt, nhìn bức ảnh mầu nhiệm hay suy về mầu nhiệm.

Đọc Kinh Sáng Danh với ý tạ ơn Chúa đã ban ơn cho lần chuỗi tốt.

Có thể mỗi chục cầu riêng hoặc cho Hội thánh…cho giáo phận hoặc cho một cộng đoàn, hay một cá nhân…để thúc đẩy cố gắng nhiệt thành hơn.

Chú tâm đến những chi tiết như thế giúp cho bớt phần lo ra, nhờ đó việc lần chuỗi, đạt nhiều lợi ích hơn, đẹp lòng Chúa hơn.

SUY GẪM KHI LẦN CHUỖI

Lần chuỗi, nếu muốn được nhiều hiệu quả, phải biết suy gẫm, nhưng thật sự tín hữu có bao nhiêu người biết suy gẫm. Suy gẫm là cầu nguyện cao siêu, sâu thẳm hơn.

Cầu nguyện chúng ta có thể hiểu là: giao tiếp với Chúa, hầu chuyện với Chúa, tâm sự với Chúa, sau hết là gần kề và kết hợp với Chúa.

Phương pháp suy gẫm của Thánh Ignaxiô: dùng tất cả tài năng để nhớ, để tin biết, mến mộ… Sau đó hầu chuyện với Chúa, kết thúc bằng việc kiểm điểm giờ suy nguyện, dốc lòng và hoa thiêng.

Phương pháp Xuân Bích (tóm lược): có Chúa trước mặt, trong lòng và trên tay (nhìn Chúa, yêu Chúa và noi gương Chúa), hoa thiêng và nhờ Mẹ Maria.

Chúng ta có thể nhận định về hai phương pháp: Thánh Ignaxiô: thông thái nhưng chi tiết; còn lối Xuân Bích: nhận lý thuyết cho thực tế.

Có một phương pháp có thể vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện và hiệu quả cũng rất tốt:

Đọc một đoạn Phúc Âm, có thể lấy bài theo Lịch phụng vụ, xin Chúa cho ơn suy gẫm.

Hầu chuyện: nghe Chúa dạy phải làm những gì (qua bài Phúc Aâm), sống thế nào, có những khuyết điểm nào, lầm lỗi nào… Mình nghe Chúa, thưa trình với Chúa về cả cuộc đời sống của mình.

Có thể qua Phúc Âm chúng ta nghe Chúa tâm sự với mình, và mình bày tỏ tâm sự với Chúa.
Sau cùng đến giai đoạn gần nhau, kết hợp: Chúa với con, con với Chúa.

Có thể giữ tình trạng kết hợp lâu giờ, cả ngày...

Với ơn Chúa và cố gắng cho ơn Chúa, chúng ta có thể thực hiện lối suy gẫm này, mong đạt đến tình trạng nhiệm hiệp với Chúa.

IX. MỤC VỤ THIẾU NHI

SỐNG CHÂN THÀNH

Hạnh phúc bền lâu được khởi đầu bởi sự chân thành trong cuộc sống. Liệu bạn sẽ phải đón lấy nhiều thiệt thòi khi sống chân thành trong môi trường đầy thực dụng? Bởi lẽ dù trong đạo hay ngoài đời thì lối sống thực dụng vẫn luôn tìm đến để rồi nó làm biến đổi cách sống con người tự lúc nào không hay.

Có khi ta thấy mình ngu ngốc khi phải sống chân thành, khi đem hết  “ruột gan” sống cho người để rồi nhận lại là sự chối từ, vô ơn, có khi là sự lợi dụng. Người sống chân thành chắc hẳn phải dành sẵn nhiều nước mắt vì có nhiều dịp để rơi. Rõ ràng dù một biểu hiện phủ phàng hay giả dối nhỏ bé thôi cũng đủ làm cho sự chân thành bị xúc phạm. Khi nếm trải nhiều chua xót, người ta mới nghiệm ra một lý lẽ cho riêng mình trong cách sống ở đời: Dẫu có thiệt thòi nhưng sống chân thành là rất cần thiết, chỉ có sự chân thành mới đem lại cho mình cách sống có văn hoá, đạo đức và trách nhiệm.

Tuy nhiên, chân thành không hẳn là cởi mở hết lòng khi gặp bất cứ ai. Cho dù đã chân thành đúng nơi đúng chỗ nhưng ta cũng đừng quá dại dột mà “quá chân thành”. Bởi lẽ, ai cũng hiểu khi nói thì phải nói sự thật nhưng không phải sự thật nào cũng phải nói. Vả lại, điều mình nói hôm nay chưa chắc người khác đã tin vào ngày mai. Việc làm nào cũng cần có trả giá. Việc tốt lành chắc hẳn đòi hỏi cái giá cao hơn. Đã biết thế, ta không nên quá đau khổ khi sự chân thành của mình đôi khi chỉ đem lại sự phiền hà chán ngán, ngay cả thất vọng.

Cuộc sống vẫn kêu mời hãy can đảm lên, dám sống với người, dám dối diện với đời. Cứ sống đi, cứ chân thành đi! Chân thành nhưng phải sáng suốt. Chuyện Mỹ Châu và Trọng Thủy ngày xưa vẫn còn là bài học quý giá cho sự chân thành nơi mỗi chúng ta.

X. MỤC VỤ GIỚI TRẺ

Là con người ai cũng được kêu mời mỗi ngày tự đào luyện để trở thành người và trở thành người kitô hữu đúng nghĩa hơn. Để trở thành người kitô hữu trọn vẹn, ngoài đời sống đức tin vững chắc còn cần đến một đời sống nhân bản trưởng thành. Đời sống nhân bản này cũng được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường gia đình.

Tự bản chất con người đã là thụ tạo được dựng nên để sống cho và vì người khác. Do đó, những đức tính như biết sống tình liên đới, biết quan tâm đến người khác, sống vị tha, sống hài hòa và quảng đại… là những đức tính cần thiết quan trọng đầu tiên mà người trẻ cần được giáo dục bởi cha mẹ ngay từ thuở nhỏ.

Điều nguy hiểm là hiện nay số gia đình có từ một đến hai con ngày càng nhiều. Vì thế, các bạn trẻ ít được có cơ hội tập luyện và sống những đức tính này.

Các đức tính nhân bản khác như khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ cũng không thể thiếu nơi mỗi người. Bốn đức tính này sẽ làm cho người trẻ này được lên một cách quân bình.

Cuối cùng, tinh thần trách nhiệm cũng là đức tính nhân bản cần thiết. Có tinh thần trách nhiệm với những việc mình đã làm. Có tinh thần trách nhiệm với những công việc được trao phó. Đồng thời, có tinh thần trách nhiệm trong những công việc chung ngoài xã hội cũng như trong Giáo hội.

Trong thực tế, có những người sống vô trách nhiệm. Họ thờ ơ hoặc cao chạy xa bay sau khi gây tổn hại đến người khác hay đến lợi ích chung.

Tóm lại, chính gia đình là môi trường tốt nhất để người trẻ được giáo dục và rèn luyện các đức tính nhân bản. Nhờ đó, họ sẽ trở thành người và một người kitô hữu đích thực.

XI. MỤC VỤ GIA ĐÌNH

GIA ĐÌNH GIÁO DỤC NHÂN BẢN

Sinh làm người, con người đầu đội trời, chân đạp đất, nghĩa là con người có quan hệ với Thiên Chúa và có quan hệ với nhau. Với Thiên Chúa, gia đình giáo dục con cháu hiểu biết và thực hành ba nhân đức đối thần (tin tưởng nghe lời Thiên Chúa, cậy trông phó thác đời mình cho Chúa, như một người con thảo). Với mọi người, gia đình đào luyện con cháu các đức tính nhân bản để sống thật tốt tình huynh đệ đại đồng: trọng kính, yêu thương và tận tình giúp đỡ lẫn nhau theo kiểu “thương người như thể thương thân” hay như lời Chúa dạy: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc.12,31); đây là điều răn của Thầy: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Trong số 17 Thư Mục Vụ 2008, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viết: “Việt Nam đang thời công nghiệp hoá, mở rộng đô thị, dân chúng sống trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh toàn cầu hoá, nên “Con người thời nay có nguy cơ sống khép kín, thiếu tình yêu và thiếu quan tâm đến tha nhân” sống ích kỷ. trong hoàn cảnh như vậy “ gia đình là môi trường thuận lợi giúp cho các thành viên sống tình liên đới vị tha, hài hoà và quảng đại”. Tại sao phải giáo dục những đức tính nhân bản cho con cái? Hội Đồng Giám Mục Vieät Nam ñaõ ñeà ra hai muïc tieâu:

1. “Huấn luyện con cái thành người”

2. “Huấn luyện cho con người có trách nhiệm đối với tha nhân và công ích, góp phần bảo vệ và phát triển cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ võ những hoạt động bác ái”

Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin khai triển hai khía cạnh: 1) Những đức tính nhân bản nào cần được cha mẹ để ý tìm hiểu và hướng dẫn con cháu thực hiện? 2) Có cách nào để đào luyện cho con cháu thực hiện những nhân đức nhân bản này?

  • Những đức tính nhân bản quan trọng:

Thiên Chúa tạo dựng con người trong tình gia đình, Ngài là Cha, mọi người đều là anh em của nhau, nên Ngài muốn liên kết loài người với Ngài và giữa con người với nhau. Sự hiệp thông này đòi hỏi con người sống nhân đức: với Chúa là nhân đức đối thần ( tin, cậy, yêu mến Chúa), với mọi người là nhân đức nhân bản. Nhân đức nhân bản chi phối mối tương quan xã hội giữa người với người. Thiên Chúa thông ban các nhân đức nhân bản cho nhân loại qua Chúa Thánh Thần . Chính Chúa Thánh Thần thánh hoá đổi mới nhân loại, mà đổi mới quan trọng là đổi mới nội tâm.

Chúa Thánh Thần ban cho con người một trái tim mới và một thần trí mới, để con người nhận biết ý Chúa và vâng theo ý Chúa, sống đẹp lòng Chúa và sống tốt với mọi người. Các nhân đức không gây ra sự xung khắc vì chúng luôn bổ túc cho nhau và giúp mọi người tìm về hiệp nhất yêu thương và phục vụ lẫn nhau. Có rất nhiều nhân đức nhân bản: khiêm nhường, hiền hoà, khoan dung, từ bi, nhân hậu, nhẫn nại, trong sạch, khôn ngoan, dũng cảm, kiên trì, công bằng, siêng năng, tiết độ, phục vụ, tận tuỵ…Tuy nhiên giữa những nhân đức nhân bản đó, có bốn nhân đức căn bản, nhân đức trụ, bản lề mà các nhân đức khác bám vào chúng, ta gọi là bản đức, đó là khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ. Đây là những nhân đức mà cha mẹ cần lưu ý đào luyện cho con cái để chúng trở thành những người khôn ngoan, công bằng,dũng cảm và tiết độ.

Khôn ngoan là nhân đức nhân bản giúp lý trí nhận biết điều thiện đích thực và chọn mọi phương cách hoàn hảo để thực hiện. Khôn ngoan là quy tắc đúng đắn hướng dẫn hành động. Đứa trẻ khôn ngoan chọn làm lành, tránh làm ác, xấu dữ. Chúa Giêsu cho biết người khôn ngoan xây nhà trên đá vững chắc, người ngu xây nhà trên cát (Mt 7,24-27)

Công bình là nhân đức nhân bản giúp mọi người biết quyết tâm trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và trả cho tha nhân những gì thuộc về tha nhân (Lc 20,25). Mọi đứa trẻ sống công bình với Thiên chúa là biết thờ phượng Chúa với lòng hiếu thảo như Samuel trong đền thờ Chúa. Đứa trẻ ấy sống công bình với mọi người khi nó tôn trọng quyền lợi của mọi người, sống hài hoà với mọi người không thiên tư tây vị ( Jac 2,1-4). Đối với nó, của tôi tôi xài, của anh anh xài, tôi không lấy của anh làm của tôi và anh cũng không lấy của tôi làm của anh, vật thuộc về chủ.

Dũng cảm là nhân đức nhân bản giúp chúng ta kiên trì , quyết tâm theo đuôi điều thiện hảo, tốt lành bất chấp mọi gian nan, khốn khó, đau khổ, trở ngại. đứa trẻ dũng cảm cương quyết chống lại mọi cơn cám dỗ, can đảm vượt qua mọi trở ngại để sống tốt lành thánh thiện. Đứa trẻ can đảm là đứa trẻ không sợ, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, bách hại, sẳn sàng hy sinh mạng sống mình vì chính nghĩa. Sức mạnh của họ là Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy các môn đệ “ Đừng sợ” (Mc 6,50) “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó, nhưng can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33)

Tiết độ là nhân đức nhân bản giúp làm chủ bản thân trước sự lôi cuốn của lạc thú và hưởng dùng chừng mực những của cải trần thế theo ý Chúa. Đứa trẻ tiết độ biết lấy ý chí làm chủ bản năng, kềm chế những ham muốn bất chính, những đam mê xấu xa, những dục vọng điên cuồng. Đức tiết độ như một cái thắng không cho phép ta đi quá đà. Thánh Phaolô khuyên bảo đồ đệ Titô của mình: “Ân sủng (ơn cứu độ) đó dạy chúng ta từ bỏ lối sống vô luân và những đam mê trần tục, mà sống chừng mực, công chính và đạo đức ở thế gian này” (Titô 2,12)

Thánh Augustinô dạy: “ Sống tốt lành không gì khác hơn là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết sức lực mình. Chúng ta dành cho Người một tình yêu trọn vẹn (nhờ tiết độ), không gì lay chuyển nổi ( nhờ can đảm), chỉ vâng phục một mình Người ( nhờ công bình ), luôn tỉnh thức để khỏi sa vào cạm bẫy mưu mô và gian dối ( nhờ khôn ngoan) (Sách giáo lý CG 1809)

2. Cách cha mẹ đào luyện các nhân đức nhân bản này cho con cái

Trong gia đình Hội Thánh, sự đào luyện con người luôn khởi đầu từ gương sáng và được thuyết phục với lời chỉ dẫn, giải thích, đây là cách Chúa Giêsu đã làm với các môn đệ và dân chúng, đây cũng là cách Thánh Phaolô và các tông đồ thực hiện khi dạy dỗ các tín hữu: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô” (I Cor 11,1). Do đó chính cha mẹ là những người trước tiên làm cho mình sống các nhân đức nhân bản này để chính mình thấu hiểu và nắm bắt chín chắn. Khi chúng ta thực hành nhuần nhuyễn các nhân đức này chúng ta có thể giải thích, và hướng dẫn con cái thực hiện trong đời sống của chúng. Giới trẻ thời nay mong chờ các nhân chứng sống như mẫu gương sáng chói lôi cuốn.

Khôn ngoan : chính cha mẹ chọn điều thiện, sống thánh thiện, yêu thương phục vụ. Cha mẹ sống đạo đức hết lòng mến Chúa yêu người, cụ thể: kinh nguyện trong gia đình, kinh hôm, kinh mai, đọc kinh trước và sau bữa ăn, cha mẹ nhắc nhở mỗi ngày cùng con cái tham dự thánh lễ, nhắc nhở và đưa đón con đi học giáo lý tại nhà thờ, thôi thúc con tham gia các đoàn thể đang sinh hoạt trong họ đạo (giúp lễ, ca đoàn, thiếu nhi thánh thể, con Đức Mẹ…). Cùng với các con làm việc bác ái: cụ thể là giúp một gia đình hay một cá nhân nghèo neo đơn cần sự giúp đỡ để sống còn và vươn lên, vì họ có thiện chí mà không có điều kiện vật chất.

Công bằng: cha mẹ không tham lam của Chúa, nghĩa là sẵn sàng trả lại cho Chúa những gì là của Chúa, cụ thể là biết hết lòng thờ phượng Chúa với một quyết tâm can đảm và quảng đại, vượt mọi trở ngại khó khăn. Cha mẹ có thể ghi trên con cái những dấu ấn mà con cái không thể quên, cụ thể là về kinh nguyện, thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Cha mẹ không tham lam của người: không lấy của ai, không gây thiệt hại cho ai cả về vật chất lẫn tinh thần, cư sử tốt đẹp với mọi người, không có óc kỳ thị, bè phái, phân biệt, luôn tích cực cộng tác với mọi người để xây dựng công ích. Cha mẹ sống hài hoà, cởi mở, đón nhận mọi người. Ngay trong gia đình cha mẹ cư sử công bình với mọi đứa con, không thiên lệch.

Dũng cảm: những việc lành, những điều tốt phải làm, cách sống cao đẹp, sự thăng tiến cần phãi đạt tới, cha mẹ kiên quyết thực hiện và thực hiện cho bằng được. Những nết xấu, những tệ đoan, những đam mê ngang trái…cha mẹ bền chí, kiên tâm diệt trừ và diệt trừ cho được. Khi con cái thấy cha mẹ với lý trí sáng suốt và dũng cảm đi theo đường lành, đường thánh thiện, con cái sẽ quyết tâm noi theo bắt chước: chúng sẽ trả lời có với mọi việc phước thiện, và trả lời không với những việc xấu ác, những đam mê và khuynh hướng xấu.

Tiết độ: cha mẹ biết tự thắng trong mối quan hệ tốt đẹp với Chúa, với bản thân, với nhau, với con cái, với mọi người để tạo nên cuộc sống ổn định, an hoà, bình an, hạnh phúc, thì con cái sẽ dễ dàng noi đòi bắt chứơc. Với gương sáng sống động, với lời khích lệ hàng ngày của cha mẹ, đứa trẻ sẽ cố gắng và quyết tâm tự thắng làm chủ bản thân mình. Ngày nay, sống trong xã hội đề cao sự hưởng thụ, với bao nhiêu tệ nạn xã hội đang vây bủa, đứa trẻ đã tiêm nhiễm bao nhiêu gương xấu qua phim ảnh và sách báo, với rất nhiều cám dỗ vui chơi, hưởng thụ, mời mọc, chắc chắn nó sẽ thắng được nhờ gương sáng của cha mẹ, nhờ lời cảnh giác ngọt ngào đi vào cõi lòng, chúng sẽ can đảm dừng lại, không tiếp tục lao vào con đường xấu, chúng sẽ chỗi dậy sau một lần sa ngã đớn đau, chúng sẽ vươn lên sống đời cao đẹp, dứt khoát làm lại cuộc đời. Hình ảnh của một Monica đối với thánh Augustinô là một điển hình. Dĩ nhiên, với thánh Augustinô còn có những chứng nhân như Phaolô, như Maria Madalenna thúc đẩy: “ Ông kia, bà nọ nên thánh được, tại sao tôi lại không?”

Việc giáo dục các đức tính nhân bản trong gia đình là một việc lâu dài, không thể hoàn thành trong một ngày một buổi, vì mỗi người điều có tự do. Hơn nữa, mọi cám dỗ, lôi kéo, thúc đẩy của ba thù: ma quỷ, thế gian, xác thịt luôn còn đó như một mời gọi, cuốn lôi không dứt, nên các bậc cha mẹ phải luôn đề cao cảnh giác, ứng chiến trăm phần trăm, theo sát con cái không thể buông lơi. Bằng cầu nguyện liên lỉ, hy sinh hãm mình, gương sáng sống động và lời chỉ bảo êm tai, cha mẹ mới có thể liên tục dẫn đưa con cái vào đường ngay nẻo chính, đạt tới hạnh phúc thật là chính Thiên Chúa. Lời Chúa sau đây như mời mọc mọi người có trách nhiệm đào tạo các tín hữu, như thúc đẩy cha mẹ và con cái: “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mt 7,13-14)

ĐÈN HAY MỰC

Một đôi vợ chồng trẻ có đứa con khoảng hai tuổi. Họ vừa ra riêng. Cũng như bao nhiêu đôi vợ chồng khác, cuộc sống tự lập thật khó khăn, phải bươn chải, tảo tần.

Hôm nọ, người vợ có việc phải vắng nhà, để lại đứa con cho anh chồng trông giữ. Đứa trẻ nhớ mẹ kêu khóc ầm ĩ. Cha của nó cố làm hết cách mà nó không nín, một mực đòi mẹ. Anh bèn nghĩ ra kế hay, cho nó bánh thì nó hết khóc chứ gì. Thế là anh đến bồng con âu yếm và nói: nín, nín đi con, ba sẽ cho bánh. Thật là tuyệt! Đứa bé đang khóc nghe nói đến bánh, nó liền ngưng ngay, mắt sáng rở. Thế là xong ! Anh lại tiếp tục loay hoai với chiếc laptop đang hành hạ anh từ sáng tới giờ.

Im được một chút, chờ đợi… không thấy bánh. Đứa bé lại khóc. Bây giờ nó không khóc đòi mẹ, mà quay sang đòi bánh. Đang bực mình vì cái laptop, thêm vào đó là tiếng kêu khóc của đứa trẻ. Anh quay sang nó trừng mắt: Im ngay ! Không bánh trái gì hết! Muốn ăn đòn hả ?

Chắc các bạn nói rằng chuyện này có gì đâu mà kể, nó nhan nhãn đó, có ai chưa từng thấy, có gì đáng nói ?

Cái đáng nói là ở chỗ đó !
Chúng ta hay nói dối con trẻ…dù cố tình hay vô ý!
Sống trong môi trường đầy những lời hứa suông, lớn lên nó phải đối diện với cuộc đời đầy gian trá; sốngnhư thế mà trẻ không nói dối mới là chuyện lạ!
Nhân đây cũng xin nhắc lại tích cũ chuyện xưa, mong rằng chúng ta có thể ốn cố tri tân.
Một hôm Thầy Mạnh Tử (lúc ấy còn bé) thấy nhà hành xóm giết lợn, về hỏi mẹ: “Người ta giết lợn làm gì thế ?” Bà mẹ nói đùa : “Để cho con ăn đấy”. Nói xong, bà nghĩ lại, hối hận rằng: “Ta lỡ mồm rồi. Con ta thơ ấu, trí thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng ra ta dạy nói dối hay sao?”. Rồi bà đi mua thịt lợn đem về cho con ăn thật ( x. Mẹ hiền dạy con. Cổ học tinh hoa, trang 145)

Ông bà ta có câu : gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Từ khi được cưu mang đến khi trưởng thành, đối tượng mà đứa trẻ sống gần nhất là cha mẹ, ông bà…. Vậy chúng ta sẽ là đèn hay là mực cho chúng ?

XII. MỤC VỤ QUỚI CHỨC

TÌM HIỂU SẮC LỆNH TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN

Chương VI: Huấn Luyện Làm Tông Đồ
29. Những nguyên tắc của việc huấn luyện
Vì giáo dân cũng được tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội theo thể thức riêng của họ, nên việc huấn luyện cho họ làm tông đồ phải căn cứ trên tính chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa lòng đời, và phải đặc biệt thích nghi với đời sống thiêng liêng của họ.

Việc huấn luyện để làm tông đồ cũng bao hàm việc huấn luyện toàn diện con người cho phù hợp với nhân cách và hoàn cảnh của mỗi người. Thực vậy, giáo dân nhờ việc hiểu biết thấu đáo về thế giới hiện đại, họ phải là một phần tử thích nghi với xã hội và với nền văn hóa riêng của họ.

Nhưng tiên vàn, người giáo dân phải học sao cho biết chu toàn sứ mệnh của Chúa Kitô và của Giáo Hội bằng sống đức tin vào mầu nhiệm Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, vì Thánh Thần là Đấng làm cho Dân Chúa được sống, Đấng thôi thúc mọi người yêu mến Thiên Chúa Cha cũng như mến yêu thế giới và nhân loại trong Ngài. Việc huấn luyện như thế phải được coi là căn bản và là điều kiện cho mọi hoạt động tông đồ có hiệu quả.

Ngoài việc huấn luyện về đời sống thiêng liêng, còn phải huấn luyện vững chắc về giáo lý, ngay cả về thần học, luân lý, triết học tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh và khả năng. Cũng không thể coi thường việc giáo dục văn hóa tổng quát cũng như đào tạo về kỹ thuật và thực hành.

Để việc giao tế với người khác được tốt đẹp, cần phải phát huy những giá trị nhân bản đích thực, nhất là cách sống chung thân thiện, cộng tác và đối thoại với mọi người.

Bởi vì việc huấn luyện tông đồ không phải chỉ hệ tại việc huấn luyện về lý thuyết, nhưng phải dần dần và thận trọng tập cho người giáo dân, ngay từ bước đầu trong việc huấn luyện, biết xem xét, phán đoán và hành động dưới ánh sáng đức tin, đồng thời trong khi hành động, biết tự luyện và nên hoàn thiện cùng với người khác. Được như vậy họ sẽ phục vụ Giáo Hội một cách tích cực 2 . Việc huấn luyện này cần phải được hoàn hảo luôn mãi vì con người ngày một trưởng thành và vì những vấn đề luôn luôn biến đổi. Chính vì thế việc huấn luyện đòi hỏi một kiến thức mỗi ngày một sâu rộng, cũng như một hành động luôn luôn thích nghi. Để thỏa mãn những đòi hỏi muôn mặt trong việc huấn luyện, phải luôn lưu tâm tới tính cách duy nhất và toàn vẹn của con người để duy trì và gia tăng sự hòa hợp và thế quân bình nơi họ.

Như thế, người giáo dân mới dấn thân vào chính thực tại của trật tự trần thế một cách tích cực và sâu xa cũng như đảm đương vai trò của mình trong việc điều hành trật tự trần thế một cách hữu hiệu. Đồng thời, như một phần tử sống động và là chứng nhân của Giáo Hội, họ làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động ngay giữa lòng trần thế 3.

Gợi ý giải thích:

Lý do người giáo dân cần được huấn luyện làm Tông Đồ?
Việc huấn luyện phải theo những nguyên tắc nào?
Kết quả việc Tông Đồ sẽ thế nào, nếu giáo dân không được huấn luyện, hoặc không theo những nguyên tắc trên?

Gợi ý thực hành:

Quới Chức có cần phải dự họp theo kỳ lệ mình không ?
Quới Chức có cần được huấn luyện thường xuyên không ?
Quới Chức có dựa theo những nguyên tắc của số 29 này ?

XIII. TẢN MẠN

NGẪU HỨNG

Chúng ta phải thừa nhận rằng: có nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và trở nên bất hủ là kết quả cảm hứng nhất thời của các nhạc sĩ, hoạ sĩ hay nghệ nhân. Trong một vài dịp được trò chuyện với một vài nhạc sĩ Công giáo có tiếng vang trong ban Thánh Nhạc ở Việt Nam, họ nói rằng: có những lúc mình có nguồn cảm hứng lạ lùng lắm. Những khi đó, mình chỉ cần khoảng 10 hoặc 15 thì có thể hoàn tất một tác phẩm mà đôi khi phải cố gắng hằng tháng trời mà viết hỏng xong. Trong nghệ thuật phải công nhận rằng yếu tố ngẫu hứng là rất cần thiết và thật sự quan trọng. Đôi khi các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nghệ nhân được trở nên nổi tiếng chỉ nhờ dăm ba phút có “ngẫu hứng” tuyệt vời như thế.

Không chỉ trong nghệ thuật, mà trong cuộc sống thường ngày của con người cũng vậy. Có những giây phút bất chợt chúng ta thấy mình tự nhiên sao thông minh đến thế! Sao khôn ngoan lạ đến thế! Nhiều lúc như vậy chúng ta hay nói đùa “Dốt trường kỳ, thông minh đột xuất”. Đó cũng là một hiện tượng do ngẫu hứng mà ra.

Nói chung, có những ngẫu hứng làm nên tên tuổi của con người. Có những ngẫu hứng làm nên lịch sử oanh liệt mà có khi không bao giờ “tái bản” được dù có phải vất vả cố công tìm kiếm hay gầy dựng nên.

Nhưng xét cho cùng, một người sống luôn sống theo ngẫu hứng thì gây ra không biết bao nhiêu hệ luỵ và đau khổ cho chính mình và nhất là cho những người ở chung quanh. Làm việc mà cứ theo ngẫu hứng thì có nước “chết chắc”, từ thua đến thua! Người sống theo ngẫu hứng dĩ nhiên là không bao giờ có chương trình sống; không bao giờ lên kế hoạch để biết mình phải làm gì! Có người tâm sự rất chân thành rằng: tính mình ghét sống theo khuôn mẫu lắm, nên chẳng bao giờ lên kế hoạch, kế quyết gì hết! Thấy gì cần thì làm, hổng cần thì thôi! Đó là model của người sống theo ngẫu hứng. Nhưng xem ra xu hướng sống này càng ngày càng gia tăng. Những người sống như thế thường tỏ ra rất tự hào về mình, vì họ nghĩ rằng mình sống như vậy cho “cuộc đời bớt khổ”, tạo thoải mái cho mình và cũng khoẻ cho người khác nữa! Khoẻ cho mình thì có lẽ có đấy vì họ theo chủ trương sống nhàn nhả, hưởng thụ, an phận; nhưng khoẻ cho người khác thì không chắc đâu và coi bộ khó đấy!

Đây là một câu chuyện trong nhiều câu chuyện tôi đã từng chứng kiến:
- Ông trùm ơi, hôm nay làm hàng rào chung quanh Nhà xứ nhe - giọng Cha sở cất lên rổn rảng.
- Sao Cha không thông báo trước để tụi con chuẩn bị.
- Có gì mà phải chuẩn bị, chuẩn béo cho mệt, làm lớn chuyện ra! Thấy cần làm thì làm ngay đi chứ!
- Nhưng có một mình rồi làm sao làm được Cha?
- Thì đi kêu thêm vài ông biện, vài thanh niên nữa phụ làm. Chuyện đó có gì đâu khó!
- Trời! Thời buổi này kiếm người đột xuất khó lắm Cha ơi. Ai cũng có công ăn chuyện làm hết hà.
- Thôi nói chuyện với ông mệt quá! - giọng Cha sở trở nên cáu gắt- Mấy ông làm hổng được thì để tui làm một mình cho xong.
- Thì thôi Cha con mình cùng làm. Được bi nhiêu hay bấy nhiêu. - giọng ông trùm miễn cưỡng đáp lại.
- Nói vậy chứ ông lo kiếm người mà làm đi! Tui còn nhiều việc lắm- giọng vẫn đầy cáu gắt.
- Dạ, lạy Cha! Ông trùm ngơ ngẩn ra đi “kiếm người”!

Đấy, làm việc theo ngẫu hứng là thế đấy! Sống không kế hoạch, không chương trình. Dễ cáu gắt khi thấy yêu cầu của mình không được đáp ứng. Dĩ nhiên thì Cha sướng rồi, đã giao rồi, khỏi phải lo nữa; nhưng khốn khổ cho ông trùm. Nhưng ông biết thở than cùng ai bây giờ! Làm trùm cho Cha sở kiểu này chắc không dám nghĩ đến chuyện tái cử lần sau.

Nhiều giáo dân tâm sự thành thật rằng: Tụi con đi lễ thì biết mấy giờ vô, chứ vô phương biết giờ về. Nó “mầu nhiệm” lắm cha ơi! Bữa nào cha ở chỗ con “mệt” trong mình thì về sớm, còn bữa nào cha “khoẻ khoẻ” trong người thì ngồi nghe giảng đến đau cả xương sống. Dù là con không bị bệnh đau lưng đó nhe! Có người bạo gan hỏi cha: “Sao có bữa cha giảng ngắn ngủn, có bữa cha giảng dài dữ vậy Cha?”. Oh, cái thằng này dốt ơi là dốt. Ngón tay còn có ngón vắn ngón dài mà mậy. Bữa nào “hứng” thì nói nhiều, bữa nào “không hứng” thì nói ít. Chuyện đơn giản vậy mà cũng hổng chịu hiểu! Rõ dốt!

Tôi thầm nghĩ, vì giáo dân ít lời lẽ và cũng không dám cãi lại sợ “ông cố buồn”! Chứ thật ra, trong bụng họ đều nghĩ rằng: Cha mà làm việc “tuỳ hứng” kiểu này thì tụi con phải “hứng” đủ mọi thứ “tuỳ” của Cha! Rõ khổ!

XIV. MỘT LỐI SỐNG

BẠN CÓ BẬN LẮM KHÔNG ?

Xa-tan mở một hội nghị thế giới. Nó khai mạc bằng cách ngỏ lời với đám ác thần đang vây quanh xúm xít đông đảo. Nó bảo: “Chúng ta không thể nào ngăn cản bọn Ki-tô hữu đi Nhà Thờ. Chúng ta không thể ngăn cản bọn họ đọc Kinh Thánh và biết được chân lý. Chúng ta cũng không thể ngăn cản chúng tạo ra một mối tương quan thân mật với Đức Ki-tô... Nhưng nếu họ liên lạc được với Đức Giê-su, quyền lực của chúng ta đối với họ sẽ tiêu tan !

Vì vậy, hãy cứ để cho bọn họ đi Nhà Thờ, để cho bọn họ giữ nếp sống riêng, nhưng chúng ta nhất quyết phải cướp lấy hết thì giờ của chúng, để chúng không thể có được mối tương quan thân mật với Đức Ki-tô.

Đấy là điều ta muốn các ngươi làm, hỡi các ác thần yêu quí của ta ! Hãy làm cho bọn họ xao nhãng việc tiếp xúc với Đấng Cứu Độ chúng và không tài nào giữ được mối liên lạc ấy suốt cả ngày !”.

Đám ác thần nhao nhao lên: “Vậy chúng tôi phải hành động thế nào để làm được như thế?” Xa-tan liền trả lời một cách thâm hiểm: “Hãy làm cho bọn họ bận rộn với những điều không thiết yếu trong cuộc đời và tạo ra thật nhiều chương trình để cho đầu óc họ không rảnh rỗi. Hãy xúi dục họ tiêu xài, tiêu xài, tiêu xài rồi kiếm tiền, kiếm tiền, kiếm tiền...

Hãy thuyết phục các bà vợ đi làm nhiều giờ và các ông chồng đi làm 6, 7 ngày mỗi tuần, từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, để họ có thể thoải mái sống cái cuộc sống trống rỗng của họ. Hãy ngăn cản họ dành thì giờ cho con cái... “Khi vợ chồng con cái ly tán thì chẳng bao lâu gia đình sẽ bị công việc gây áp lực ! Hãy kích thích tâm trí họ tối đa, để họ không còn có thể nghe ra tiếng nói êm dịu, nhỏ nhẹ kia...”

“Hãy khuyến khích họ mở máy radio hoặc cassette khi họ lái xe đi làm. Hãy để cho ti-vi, đĩa hình, đĩa nhạc và máy vi tính chạy suốt cả ngày trong nhà. Và làm sao cho các cửa tiệm và nhà hàng liên tục trổi lên những bản nhạc xa rời Kinh Thánh. Điều này sẽ làm cho đầu óc họ bận rộn và cắt đứt được hoàn toàn mối liên lạc với Đức Ki-tô...

“Hãy đặt trên bàn ăn sáng, tất cả các tạp chí và nhật báo. Hãy chất đầy đầu họ với tin tức 24 giờ một ngày. Hãy làm ngập những giờ phút lái xe của họ với các bản quảng cáo. Hãy đổ tràn vào hộp thư họ những bức thư tào lao, những giấy đặt hàng, bản cá cược, và mọi loại thư khuyến mãi tiếp thị các loại sản phẩm và các dịch vụ miễn phí, cùng với những niềm hy vọng hão...

“Hãy đặt các người mẫu mảnh mai và xinh đẹp trên bìa những tạp chí để cho các ông chồng tin rằng sắc đẹp ngoại hình là điều quan trọng, và họ sẽ chán ngấy bà vợ của mình. A ha ! Điều này sẽ làm cho các gia đình tan vỡ thật nhanh chóng !

“Ngay cả trong các cuộc giải trí của họ, hãy biến chúng thành quá đà. Hãy làm cho họ đi nghỉ cuối tuần về mà mệt nhừ, bất an, và không sẵn sàng bắt đầu một tuần làm việc mới... “Đừng để họ đến với thiên nhiên để nhìn ngắm các kỳ quan của Chúa. Hãy đưa họ đến các công viên giải trí, các sòng bạc, các hoạt động thể thao, các nơi hòa nhạc và chiếu phim. Hãy làm cho họ bận rộn, bận rộn thật bận rộn ! “Và khi họ gặp nhau để chia sẻ tâm linh, hãy chuyền vào những lời nói xấu và tiếng to tiếng nhỏ để họ ra về với lương tâm bất ổn và tình cảm bất an... “Tiến lên đi, hãy để cho họ dấn thân vào việc cứu vớt các linh hồn. Nhưng hãy đổ vào cuộc đời họ thật nhiều thiện ý đến độ họ không còn thì giờ tìm kiếm sức mạnh nơi Đức Ki-tô. Chẳng bao lâu, họ sẽ hoạt động bằng sức lực của chính mình, và rồi họ hy sinh sức khỏe và gia đình để phục vụ mục đích ấy. Biện pháp này hiệu quả đấy, hiệu quả lắm !”

Đấy là nội dung của cuộc hội nghị. Sau khi kết thúc, bọn ác thần hăng say chia tay ra về với nhiệm vụ là làm cho các Ki-tô hữu khắp nơi bận rộn, thật là bận rộn, quá đỗi bận rộn, phải chạy từ nơi này đến nơi khác...

Tôi đoán là các bạn sẽ đặt câu hỏi: liệu ma quỷ có thành công trong chương trình ấy không ? Bạn hãy tự xét lấy nhé !

XV. SỐNG LỜI CHÚA: Mác-cô 12,33

“Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ”.

1131    23-04-2012 14:26:38