Đó là lời thức tỉnh mà Thánh Bê-na-đô nhắn gởi nhân loại cần quay về sống gần gũi với Mẹ Maria trước những gì đang diễn ra hôm nay trên thế giới:
"Thế giới đang đi vào một hoàn cảnh nghiêm trọng. Nghiêm trọng nhất là bệnh tình của tâm hồn con người: Lỗi lầm cá nhân tăng. Tội ác tập thể tăng. Suy thoái đạo đức tăng. Người ta huỷ hoại nhau và tự huỷ. Nhiều nơi đang rơi vào nguy cơ tan rã. Quỉ ác xem ra đã thiết lập được một trật tự tội lỗi vững chắc trong thế giới, kể cả những vùng cực kỳ hữu thần" (ĐGM Gioan Bùi Tuần).
Vì vậy, ĐỪNG LƠ LÀ VỚI MẸ!
Mẹ Maria nhắc tôi tìm cách, tìm giờ, tìm nơi để cầu nguyện và lần chuỗi Mân Côi.
Dù ít, dù nhiều không quan trong với Mẹ. Nhưng quan trọng phải có và thường xuyên lần chuỗi là được. Đó là điều níu kéo tôi gần Mẹ để được sống trong ân nghĩa Chúa.
Bài viết dưới đây cho thấy việc lần chuỗi là việc đạo đức bình dân xa xưa nhưng không bào giờ lỗi thời và rất hữu hiệu cho đời sống đạo hôm nay.
NGUỒN GỐC CỦA CHUỖI MÂN CÔI TRONG GIÁO HỘI
Từ ngữ- ROSA, ROSARY
Tiếng Latin là Rosa - hoa hồng. Tràng hạt Mân Côi phiên dịch từ tiếng Latinh là Rosarium- có nghĩa là vườn hoa hồng. Đây là những kinh Kính Mừng liên tiếp kết thành vòng hoa thiêng dâng kính Đức Mẹ.
Tiếng Anh, tiếng Pháp là Rose; Rosary- Tràng hạt Mân Côi (tiếng Anh), hay Rosaire (tiếng Pháp).
Thời cổ thời Hy- lạp, và một số nước hiện nay, người ta làm vòng hoa tươi đeo vào cổ trao tặng nhau.
* Thế Kỷ I- III
* Thế Kỷ I- III
Vào những thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh, các vị ẩn tu, đặc biệt những vị trong vùng sa mạc Ai Cập, có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh. Những kinh họ quen đếm là kinh Lạy Cha.
Tùy lòng sốt sắng, mỗi buổi sáng, họ quyết định số kinh sẽ đọc trong ngày và họ bỏ vào trong chiếc túi đeo lòng thòng sau lưng. Sau mỗi kinh Lạy Cha, họ cho tay vào túi lấy ra hạt cây hay một hạt sỏi bỏ đi.
* TK IV- XIII:
Trong nhiều tu viện (nhất là ở Anh) các tu sỹ có thói quen đọc 150 TV mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng Vụ. Các Thầy Dòng có chức Linh Mục đã được huấn luyện đàng hoàng thì mới đọc và hát được bộ 150 TV.
Vào thời đó đại đa số dân chúng không biết đọc biết viết và còn các Thầy Dòng thường- các Thầy Trợ Sĩ hay các Thầy Dòng Nhì, và đại chúng giáo dân vì không biết chữ nên đọc 150 Kinh Lạy Cha là kinh ai cũng có thể đọc thuộc lòng được, và để khỏi bị lẫn lộn khi đọc kinh như thế thì người ta đã dùng một xâu chuỗi 150 hạt để lần.
* TK XI - XII
Khi Kinh Kính Mừng đã được phổ biến rộng rãi trong Hội Thánh như Kinh Lạy Cha, người ta dùng xâu chuỗi để lần khi đọc Kinh Kính Mừng xen kẽ với Kinh Lạy Cha. Việc lần chuỗi như thế được gọi là “Thánh Vịnh giáo dân”. Từ lâu người ta vẫn quan niệm chính thánh Đa Minh- Ðấng Sáng Lập Dòng Anh Em Thuyết Giáo (Dòng Ða-minh) là “cha đẻ” của Kinh Mân Côi (1170-1221).
Việc lần chuỗi Mân Côi có nguồn gốc rất xa xưa. Thực ra thánh nhân chỉ là người “khai triển, phát huy và truyền bá Kinh Mân Côi” chứ không phải là người sáng lập ra Kinh Mân Côi”.
Theo tục truyền, Thế kỷ XII- năm 1213, gần Toulouse miền nam Pháp, Đức Mẹ đã hiện ra với Thánh Đa Minh dạy phải dùng hai phương tiện luân chuyển: giảng dạy và cầu nguyện đặc biệt là cầu kinh Mân Côi.
Vào thế kỷ 11- 12, tại tỉnh Albi thuộc miền nam nước Pháp, có một lạc thuyết do bè rối Albigensê chủ trương là nhị nguyên. Thuyết này cho rằng Chúa Giêsu là một thụ tạo được thần sai đến để giải thoát linh hồn con người bị giam cầm trong thể xác. Theo thuyết nhị nguyên thì Linh hồn con người cũng được thần lành dựng nên và xác thịt được thần đữ dựng nên để giam cầm Linh hồn. Sau bao nhiêu nỗ lực mà vẫn thảm bại để chinh phục bè Albigensê rối này, thánh Đaminh rút vào một khu rừng gần thành phố Toulouse - Pháp để cầu nguyện.
* Thế kỷ XII là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ. Giáo dân bắt chước các thầy đọc 150 kinh Kính Mừng thay vì 150 kinh Lạy Cha. Họ gọi lối đọc kinh này là đọc "sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ”.
Thực ra, kinh Mân Côi chỉ là phần đầu “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc hơn mọi người nữ và con lòng Bà gồm phúc lạ”.
Còn vế 2 kinh Kính Mừng: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con, là kẻ có tội khi nay, và trong giờ lâm tử” : mãi đến 1493, do Bửu Sắc Consueverent Romani Pontifices của ĐGH Piô V, mới được chính thức công nhận, ghép vào kinh Kính Mừng để đọc như ngày nay.
* Thế kỷ XIV, thầy Henry Kalkar (1328-1408), dòng Carthusian do thánh Brunô sáng lập, chia 150 kinh Kính Mừng thành từng chục (10) mỗi chục một kinh Lạy Cha.
* Thế kỷ XIV, thầy Henry Kalkar (1328-1408), dòng Carthusian do thánh Brunô sáng lập, chia 150 kinh Kính Mừng thành từng chục (10) mỗi chục một kinh Lạy Cha.
* Thế kỷ XV, Cha Đaminh Prussia (1384-1460) cũng dòng Carthusian chia 150 Kinh Kính Mừng thành 3 chỗi 50.
Thầy Dominique (1384-1460). ở Gologne (dòng Carthusian- Đức - Thầy Dòng Ẩn Tu thuộc tu viện St. Alban ở Trier (Ðức Quốc), Mùa Vọng năm 1409 thầy đã nảy sinh tư tưởng là phải kết hợp các biến cố trong cuộc đời Chúa Giêsu với 50 Kinh Kính Mừng. Thầy đã nêu lên từng điểm chiêm ngắm với tên Chúa Giêsu, bắt đầu từ biến cố Truyền Tin và dừng lại ở biến cố Ngày Chúa Quang Lâm để phát xét muôn dân.
Các mầu nhiệm Mân Côi đó được Ðan Sĩ Dominik được áp dụng tại Tu Viện St. Alban ở Trier, về sau từ từ được phổ biến trong các Tu Viện khác trên khắp lục địa mỗi khi lần chuỗi Mân Côi.
Năm 1475 các Tu Sĩ Dòng Ðaminh ở Köln (cologne) đã tóm tắt 50 "Mầu Nhiệm" của Trier thành 15 như chúng ta thấy ngày nay. Ðó là Năm Sự Vui, Năm Sự Thương, Năm Sự Mừng.
Cũng vào năm đó Huynh Ðoàn các Thầy Mân Côi được thành lập.
Sau cùng là Năm Sự Sáng được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thiết lập qua Tông Thư Rosarium Virginis Mariae đề ngày 16.10.2002. Ðó là những mầu nhiệm thuộc về cuộc đời công khai của Chúa Giêsu : Khởi đầu là Phép Rửa tại sông Gio-đan, Tiệc Cưới Ca-na, Chúa rao giảng Tin Mừng, Chúa biến hình trên núi, và Chúa lập Phép Thánh Thể.
Cũng trong thế kỷ này, Chân phước Alanô de la Roche thêm phần suy niệm các mầu nhiệm trong khi lần chuỗi. Chân phúc Alanô nhiệt thành phục hưng, phổ biến kinh Mân Côi mà Đức Mẹ đã trao truyền cho Thánh Đaminh.
Chân phúc Alanô thành lập Hội Mân Côi năm 1480 và được Đức Mẹ hứa ban 15 ơn cho những ai trung thành đọc kinh Mân Côi.
* Năm 1521, Cha Albertô da Castello, O.P., sửa lại mỗi kinh Lạy Cha với một mầu nhiệm. đơn giản đơn hóa kinh Mân Côi bằng cách chọn ra 15 đoạn Phúc Âm để suy niệm.
* Đến thời ĐTC Pio V (1566-1572) vốn là một giáo sỹ Đa Minh, ấn định hình thức chuỗi kinh Mân Côì như hiện nay qua sắc chỉ "Consueverunt Romani Pontifices" vào năm 1569. Chính Đức Pio V cũng khuyến khích và phát động việc lần chuỗi Mân Côi vào năm 1572 để đặc biệt cám ơn Mẹ Maria vì đã giúp đạo quân Thập Tự chiến thắng quân Hồi Giáo xâm lăng trong trận chiến Lepanto vào 7-1571. Ngài thiết lập trong lịch phụng vụ lễ Đức Mẹ Chiến Thắng vào 7-10-1573, sau này Đức Grégoire XIII đổi lại tên lễ Đức Mẹ Mân Côi mà Giáo Hội vẫn giữ cho đến nay.
P/S: Tài liệu này được trích lọc và soạn lại trong giáo trình Thánh Mẫu Học của Đại Chủng Viện Thánh Quý.
Lm. Hiên Vắng