Sidebar

Thứ Sáu
17.05.2024

Bác sĩ Isabelle Chartier-Siben săn sóc các nạn nhân bị lạm dụng thiêng liêng

Bác sĩ Isabelle Chartier-Siben săn sóc các nạn nhân bị lạm dụng thiêng liêng

 

Bác sĩ Isabelle Chartier-Siben,  ©T.DELSOL- HANS LUCAS POUR FC

Họ là hàng trăm nạn nhân đến thổ lộ với bác sĩ bí mật nặng nề của mình. Các cựu tu sĩ bị giam hãm, các tu sĩ khác thì đã rời cộng đoàn, có người còn ở trong cộng đoàn, các linh mục còn tại chức, các tu sĩ tự xin hoàn tục, các giáo dân sống đời thánh hiến ... Từ hai mươi năm nay, bác sĩ Isabelle Chartier-Siben, nhà tâm lý học, nhà nạn nhân học lắng nghe và kín đáo tháp tùng trong cương vị chuyên nghiệp các nạn nhân bị lạm dụng thiêng liêng trong Giáo hội. Bác sĩ cho biết: “Ngày nay người ta nói rất nhiều đến vấn đề này, nhưng tôi đã nói từ nhiều năm qua và bây giờ tôi vẫn còn nói“, bác sĩ ngồi trong một văn phòng ở nhà thờ Đức Bà Thương xót mà giáo xứ quận 17 Paris đã dành cho bác sĩ sử dụng. 

Tiến trình của bác sĩ Isabelle Chartier-Siben

Bác sĩ y khoa, nhà huấn luyện về các vấn đề tình cảm và tình dục ở trường học, bà được đào tạo về tâm lý, tâm lý trị liệu và nạn nhân học sau khi gặp các học sinh bị lạm dụng. Năm 2002, cùng với các luật sư và các chuyên gia y tế, bà thành lập hiệp hội Có Nghĩa Là (C’est à dire) để giúp các nạn nhân bị lạm dụng thể xác, tâm lý và thiêng liêng.

Dù lạm dụng tình dục và lạm dụng thiêng liêng liên kết chặt chẽ với nhau, các tấn công tình dục gần đây của các giáo sĩ đã bỏ qua một bên hình thức lạm dụng thiêng liêng mà linh mục bề trên đan viện  Dòng Chartreux, Dom Dysmas de Lassus đã lên tiếng tố cáo mạnh mẽ. Tuy vậy, hậu quả của nó cũng hủy hoại không kém. Bác sĩ nhắc lại: “Các nạn nhân bị lạm dụng thiêng liêng có cùng chấn thương tương tự như các nạn nhân bị tấn công khủng bố”, bác sĩ đã chữa trị cho rất nhiều nạn nhân trực tiếp của các vụ tấn công khủng bố năm 2015 ở Pháp. “Chung chung các nạn nhân đến gặp tôi họ rất khổ. Mới đầu họ ở trong tình trạng hoang mang với chính câu chuyện của họ. Rất nhiều người trong số này phải dùng thuốc tâm thần. Và một vài người ở trên bờ tự tử .”

 

Phải có  con mắt chuyên gia để chính xác và sáng suốt nhận ra các dạng khác nhau mà loại chi phối thiêng liêng này tác động. Bác sĩ Isabelle Chartier-Siben gằn mạnh: “Chúng ta không thể đo lường được sự nghiêm trọng và tác động của các lạm dụng thiêng liêng này nếu chúng ta không được đào tạo. Khoa học nhân văn giúp chúng ta nhận ra mức độ trầm trọng của vấn đề này .” Không có các khoa học nhân văn, liệu Giáo hội có thành công để nhận ra mức độ trầm trọng chống lại con người ở nơi thầm kín nhất này, có nghĩa là lương tâm và đức tin không? Có lẽ là không. Nếu bây giờ các giám mục trẻ “cố gắng và có trách nhiệm” trong vấn đề này, thì không phải lúc nào cũng vậy. “Tôi đã gặp nhiều người có trách nhiệm nói về quá khứ, họ không thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình huống .” Khi họ không nhắm mắt ...

“Luôn luôn từng trường hợp một”

Chính xác các lạm dụng thiêng liêng này là gì? Trong các năm hành nghề, bác sĩ Isabelle Chartier-Siben đã thành lập được ba mẫu. Mẫu thứ nhất là các đức tính tốt bị làm ngược. “Vâng lời biến thành lạm dụng quyền lực thậm chí là một hình thức nô lệ” như các nữ tu phục vụ bề trên nằm trên giường của người này. “khiêm tốn trở thành sỉ nhục” như các phụ nữ bị khổ trong cộng đoàn mới. “Người ta thay đổi ca ngợi thành hành động ma thuật hoặc dùng để phủ nhận những gì đương sự cảm nhận”, chẳng hạn buộc hát ca ngợi Chúa khi có người thân chết, không để chỗ cho thời gian tang chế. Hoặc bắt buộc im lặng “để giấu sự thật khi có giám mục đến thăm hay có các chuyến thăm theo luật để gọi là giữ ‘thăng bằng cho cộng đoàn’ hoặc để không nói ra các ‘ơn đặc biệt đã nhận’. Sự im lặng này cũng áp đặt cho các thành viên trong cộng đoàn”.

Mẫu thứ nhì là từ các đức tính sai lầm này xuất hiện các khái niệm hoàn toàn được phát minh ra để an tọa trên sự kìm kẹp: bề trên bắt hoàn toàn minh bạch nên phải nói tất cả cho họ nghe “dù điều này đụng đến bí mật tháp tùng thiêng liêng hay bí mật tòa giải tội”; sự can thiệp của bề trên trong đời sống cầu nguyện hoặc cấm mọi chỉ trích bề trên, chỉ trích cách hoạt động của cộng đoàn”; sự can thiệp của bề trên trong đời sống cầu nguyện, “ai biết hơn chính đương sự về những gì mình phải làm, phải tin và nghĩ gì”.

 

Cuối cùng mẫu thứ ba là gây hoang mang có chủ ý, như hoang mang giữa bên trong và bên ngoài, dùng suy nghĩ để giải thoát khỏi mọi kháng cự hay mọi câu hỏi, dùng đe dọa thiêng liêng hay nói ngược lời Thánh Kinh để biện minh cho một số hành vi.

Tuy nhiên phân loại này không cho phép thiết lập một mô hình mẫu của các lạm dụng. Bác sĩ Dr Chartier-Siben xác định: “Luôn luôn là từng trường hợp một .” Cũng vậy với người đi lạm dụng: nếu luôn có xu hướng chung thì cũng khó mà đoán ai sẽ là người đi lạm dụng ...

Như thế “từng trường hợp một” đòi hỏi phải lắng nghe và theo dõi “phẫu thuật” các nạn nhân để giúp họ tái xây dựng lại. Bác sĩ cho biết: “Các bệnh nhân của tôi cho tôi là bác sĩ “giải phẫu tâm hồn và tâm hệ”. Ngày 28 tháng 2 sắp tới, bà sẽ có buổi nói chuyện ở Ủy ban Độc lập về Lạm dụng trong Giáo hội Pháp (Ciase)

Sauvé. Công việc khó nhất là làm cho các nạn nhân ý thức các lạm dụng mình đã bị. “họ nhận thấy có những chuyện bất bình thường xảy ra trong cộng đoàn hoặc họ bị thao túng, nhưng họ vẫn luôn ở trong tình trạng bị khống chế .” Tuy vậy họ thường không nói ngay trong các buổi gặp đầu tiên, vì “cấm nói nằm trong hệ thống của người đi lạm dụng”. Dần dần nhà tâm lý học sẽ tháo bỏ sự chi phối này. “Hệ thống lạm dụng đã được nạn nhân nội tâm hóa. Phải định danh để có thể lôi nó ra .” Sau đó là giai đoạn tái xây dựng với sự quy kết để giúp nạn nhân hiểu làm sao họ đã đi đến tình trạng này.

Để những việc này không tái diễn nữa, bác sĩ Chartier-Siben làm việc với các giám tập, các bề trên cộng đoàn “những người làm việc tốt và muốn đào tạo để tránh các lệch lạc này”, mà cũng phải làm việc “những người có trách nhiệm của các cộng đoàn gặp khó khăn mong muốn tiếp tục hoạt động trong tinh thần tôn trọng cá vị”. Hiệp hội Có Nghĩa Là của bác sĩ cũng có các khóa đào tạo để giúp hiểu hơn hiện tượng của các vụ lạm dụng thiêng liêng. “Tất cả cùng nhau, hợp nhất và được đào tạo, chúng ta sẽ thành công để tránh các trường hợp này xảy ra lần nữa”. 

Chân dung của những người đi lạm dụng

Không phải tất cả những người lạm dụng thiêng liêng đều có chung một chân dung

Theo bác sĩ Isabelle Chartier-Siben, “trước hết họ là những người tốt ngay từ đầu” nhưng vì thiếu kinh nghiệm nhân bản và thiêng liêng, họ dần dần trượt vào tình trạng kẻ đi lạm dụng vì “thích quyền lực, vì thành công hay hài lòng khi thấy mình ở địa vị nổi bật”. Dần dần họ thích với tình trạng này cho đến lần nói dối đầu tiên “sẽ giam hãm họ và ngăn họ quay lui”.

Chân dung thứ nhì của người đi lạm dụng khổ thay lại quen thuộc: họ có lỗ hổng về tình cảm và tình dục, những người này đi lạm dụng người khác để lấp lỗ hổng này.

Một sự phối hợp các tình trạng này dựa trên một thần học lệch lạc hoặc không có phản-quyền lực làm cho những người đi lạm dụng này dễ dàng bước qua hành động.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

739    27-02-2020