Bạn Được Tạo Dựng Cách Đáng Kinh Ngạc và Tuyệt Vời
“Chống lại những lời nói dối của ma quỷ về việc bạn là ai”.
Bởi: DEACON KEITH STROHM
Bạn nghĩ bạn là ai? Làm thế nào để bạn thực sự nghĩ rằng Thiên Chúa đang quan tâm đến bạn? Đây là hai trong số những câu hỏi cơ bản nhất mà chúng ta tự hỏi. Chúng tô màu cho nhiều lựa chọn mà chúng ta đưa ra và chúng có ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta liên hệ đến những người xung quanh chúng ta.
Chính bởi vì chúng là những câu hỏi quan trọng như vậy, ma quỷ dành phần lớn năng lượng của nó để cố gắng cung cấp cho chúng ta những câu trả lời sai lạc. Ma quỷ cho rằng nếu nó có thể cho chúng ta một bức tranh tiêu cực về bản thân chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy mình không xứng đáng với tình yêu của Thiên Chúa. Và nếu nó có thể thuyết phục chúng ta rằng Thiên Chúa không yêu chúng ta, chúng ta sẽ không dành thời gian để tìm kiếm Chúa.
Trong bài viết này, Deacon Keith Strohm đã tách ba điều dối trá này khỏi ma quỷ: rằng chúng ta không quan trọng, rằng Thiên Chúa nghĩ rằng chúng ta không xứng đáng để Chúa quan tâm, và rằng Thiên Chúa mong chúng ta hoàn hảo trước khi Người ban phúc lành cho chúng ta. Sau khi thảo luận về từng lời nói dối này, Deacon đưa ra một lời giải thích rõ ràng và đáng khích lệ về những sự thật mà ma quỷ muốn che đậy. Ước mong cho tất cả chúng ta càng ngày càng tin tưởng nhiều hơn vào những gì Thiên Chúa nói hơn là những lời dối trá của ma quỷ gian ác!
Lời Nói Dối Số Một: “Tôi không quan trọng (tôi tầm thường)”. Những người đang chiến đấu với sự dối trá của cuộc vật lộn về sự tầm thường (không đáng kể, không quan trọng) với sự nghèo khó bắt nguồn từ bản thân họ và một “sự nhỏ bé” mà họ coi là một phần của họ. Họ có thể không cảm thấy xấu hổ về bản thân và họ cũng có thể thừa nhận rằng họ có những ân ban và tài năng thực sự, nhưng họ tin rằng những quà tặng này không liên quan trong những hoàn cảnh mà họ khám phá ra bản thân họ hoặc họ không đủ quan trọng để người khác nhìn thấy họ hoặc những tài năng, năng lực của họ .
Những người chiến đấu với lời nói dối này có thể chôn vùi những quà tặng (ân ban) của họ hoặc ngồi ở phía sau và tin chắc rằng họ không quan trọng. Họ có thể lặng lẽ cố gắng sống cuộc sống của họ với cảm giác tràn ngập sự buồn bã, cay đắng và giận dữ như một trở ngại cho mối tương quan của họ với Thiên Chúa và những người khác.
Kẻ thù cũng thích mặc lấy sự dối trá này bằng ngôn ngữ của sự khiêm tốn. Là người Công Giáo, chúng ta biết rằng chúng ta nên vừa trung thành vừa khiêm tốn. Tuy nhiên, sự khiêm tốn thực sự không phải là niềm tin rằng chúng ta không đáng kể hay vô hình hay không quan trọng. Sự khiêm tốn đích thực có nghĩa là chúng ta sống theo con người mình đã được tạo dựng mà không gắn liền với ý nghĩa không xứng đáng với những ân ban hoặc khả năng của chúng ta.
Sự thật: “Thiên Chúa quý trọng Tôi”. Tình yêu cá nhân và mật thiết của Thiên Chúa mở rộng đến từng thành viên của loài người. Chúa Giêsu nói: “Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào trong số chúng rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Ngay cả những sợi tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi” (Mt 10,29-30). Cuộc sống của bạn không vô hình đối với Chúa. Ánh mắt của Chúa rất gần gũi đến nỗi Chúa đếm (đánh số) cả những sợi tóc trên đầu bạn.
Chúa Giêsu đã rời bỏ vinh quang thiên đàng vì một nhân loại vô danh, không ai biết đến. Chúa đã tự đưa tay ra để bị đánh, bị tra tấn và đóng đinh vì một ý kiến. Khi Chúa Giêsu treo trên thập giá đó, đôi mắt Chúa nhìn chằm chằm vào bạn và trên con đường quanh co của cuộc đời bạn. Khi được đặt trong ngôi mộ, Chúa ôm tội lỗi của bạn trong vòng tay im lặng. Và sau khi Chúa sống lại từ cõi chết và lên trời, Chúa đã mang tên bạn vào trái tim của tình yêu Ba Ngôi. Điều này đáp ứng những gì mà tiên tri Isaia đã tuyên bố nhiều năm trước khi Chúa Kitô đến: “Hãy xem, Ta đã ghi người trong lòng bàn tay Ta” (Is 49,16).
Thiên Chúa không thấy chúng ta hay không yêu chúng ta bởi vì chúng ta có ý nghĩa theo một cách nào đó. Đúng hơn, chúng ta có ý nghĩa bởi vì Thiên Chúa nhìn thấy và yêu thương chúng ta. Nhờ Chúa, chúng ta không bao giờ vô hình và chúng ta sẽ không bao giờ thực sự bị bỏ qua (coi nhẹ).
Cố gắng nhìn nhận bản thân như Chúa thấy bạn chứ không phải như bạn nghĩ người khác nhìn thấy bạn. Hãy nhận ra rằng trong tất cả những người đã từng sống và tất cả những người sẽ sống, không ai có thể đáp lại tình yêu của Chúa chính xác như bạn có thể. Bạn là một quà tặng không thể làm lại (hay không thể thay thế) mà Thiên Chúa ban cho thế giới như một dấu hiệu của lòng tốt và sự chăm sóc của Chúa.
Lời Nói dối Số Hai: “Tôi quá hư hỏng đối với Thiên Chúa để cứu độ tôi”. Thông thường, Satan đặt những cám dỗ trước chúng ta và khuyến khích chúng ta hợp lý hóa tại sao việc chiều theo một cám dỗ cụ thể nào đó thực sự không phải là một tội lỗi đối với chúng ta. Sau đó, nếu chúng ta làm theo cám dỗ đó, Satan quay ngược lại và bắt đầu buộc tội chúng ta. Như thể nó nói: “Ôi con người, … Ta không thể tin rằng ngươi thực sự đã làm điều đó. Thiên Chúa sẽ không bao giờ tha thứ cho ngươi về điều đó”. Và ngay cả khi Satan đã làm thế, nếu bạn thú nhận (xưng tội) điều này với một linh mục, nó sẽ xét đoán bạn.
Tôi đã nghe nó nói theo cách này: Kẻ thù biết tên của bạn và quyết định gọi bạn bằng tội lỗi của bạn! Tại sao Satan làm điều đó? Bởi vì Satan muốn chúng ta rơi vào sự dối trá khi tin rằng chúng ta là những gì chúng ta đã làm sai (hoặc những gì đã được thực hiện cho chúng ta). Nếu Satan có thể làm điều đó, thì nó lại khiến chúng ta phải xấu hổ.
Cảm giác xấu hổ này khiến chúng ta tập trung vào sự không xứng đáng của chính mình. Theo một nghĩa nào đó, chúng ta trở nên quá mù quáng bởi điều đó đến nỗi chúng ta quyết định để mặc cho Thiên Chúa những gì Người sẽ phản ứng với chúng ta. Lời nói dối này cũng có thể mang theo một giọng nói buộc tội vang lên trong lòng chúng ta, nó nói với chúng ta rằng chúng ta “không tốt”, chúng ta “ngu ngốc”, hay chúng ta “không xứng đáng với tình yêu”.
Sự thật: “Tôi Là Niềm Vui Thích của Thiên Chúa”. Thiên Chúa là Cha vui thích ở trong bạn! Có lẽ đây có vẻ như là một tuyên bố gây sốc hơn nhiều so với việc “Thiên Chúa yêu bạn”. Nhiều người trong chúng ta nghĩ về tình yêu của Thiên Chúa một cách lý thuyết. Nhưng thực tế Thiên Chúa vui thích ở trong bạn, thích sự thân thiết với bạn nhiều hơn, hiện diện bên bạn và cả trong thách đố cá nhân của bạn. Niềm vui của Thiên Chúa không trừu tượng. Đối với Chúa để vui thích ở trong tôi, thì Người phải gặp tôi, Người phải biết tôi; Người phải được tham gia cách triệt để với mọi biến cố, chi tiết của cuộc sống của tôi.
Hãy suy nghĩ về điều đó: từ lúc thụ thai, Cha trên trời của bạn đã dõi theo bạn bằng tình yêu. Không phải vì bạn đã làm bất cứ điều gì đáng giá hay tin vào những điều đúng đắn hoặc giữ cho mình không trong sạch, không vết nhơ mà chỉ vì bạn là sự sáng tạo của Chúa.
Không có gì bạn đã làm, không có suy nghĩ nào bạn đã từng có, không có bi kịch hay nỗi đau nào bạn đã trải qua có thể thay đổi tình yêu của Thiên Chúa dành cho bạn. Tình yêu của Chúa thì trung tín và không thay đổi. Thiên Chúa đã cứu độ bạn, không phải vì bạn tốt, mà vì Thiên Chúa là Đấng tốt lành. Và lòng tốt đó là vô cùng vô tận.
Vì thế, bạn đừng sợ chạy đến với Chúa. Hãy mở lòng và đón nhận lòng tốt của Chúa. Một cuộc sống mới đang chờ đợi bạn: hãy nghỉ ngơi và buông mình trong tay Chúa, và hãy tận hưởng một tình yêu bất diệt (không bao giờ thay đổi).
Lời Nói Dối Thứ Ba: “Tôi phải hoàn hảo để có được tình yêu của Thiên Chúa”. Văn hóa của chúng ta đề cao giá trị về năng suất, dựa trên những gì cá nhân đóng góp cho xã hội và điều đó có thể làm nhiễm độc mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Kẻ thù nhanh chóng tận dụng bất cứ khuynh hướng nào mà chúng ta phải phán xét ai đó, kể cả bản thân chúng ta, theo những gì họ làm. Thông thường, những người trải nghiệm đã từng bị cha (mẹ) hoặc cả cha mẹ là người phán xét hoặc đòi hỏi họ với tiêu chuẩn đặc biệt cao thì họ có thể lớn lên với ý tưởng rằng họ chỉ được khẳng định khi họ đáp ứng mong đợi (của cha mẹ) hoặc làm mọi việc một cách hoàn hảo.
Chiến lược của Kẻ thù, ở đây là để chúng ta chuyển hình ảnh của một phụ huynh hay yêu sách lên Chúa. Dưới tác động của lời nói dối này, chúng ta đi đến chỗ nhìn thấy Chúa là một thẩm phán lạnh lùng, thờ ơ, xa cách, và Chúa chỉ chấp thuận và yêu thương những người đi theo Chúa một cách hoàn hảo. Điều này có thể khiến chúng ta trở thành một loại “Kitô giáo hiệu suất/thành quả”, theo đó chúng ta thấy mình cần phải giành được tình yêu của Thiên Chúa, nhưng không bao giờ đạt được.
Những người phải chịu tác động của lời nói dối này thường cảm thấy một áp lực khủng khiếp để làm mọi sự cho đúng đắn. Mọi thất bại, mọi tội lỗi, mọi sự không hoàn hảo đều có thể làm cho họ có cảm thức sợ hãi kinh hoàng và đôi khi tràn ngập cảm giác tội lỗi.
Sự Thật: “Thiên Chúa yêu tôi ngay bây giờ”. Sức mạnh của Đức tin ở nơi Thiên Chúa chứ không phải ở nơi chúng ta. Dĩ nhiên, sự tán thành và hợp tác của chúng ta là rất cần thiết, nhưng sức mạnh biến đổi của đức tin không đến từ chúng ta. Nó đến từ Thiên Chúa. Điều này có nghĩa là chúng ta không phải là nguyên nhân của sự cứu độ của chúng ta, và vì thế ơn cứu độ không phụ thuộc vào sự hoàn hảo của chúng ta mà phụ thuộc vào tình yêu hoàn hảo của Thiên Chúa.
Không ai xứng đáng được cứu độ hay lên thiên đàng chỉ vì chúng ta tốt lành. Thánh Phaolô tuyên bố sự thật rằng: “Mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm3,23). Chỉ qua hành động của Chúa Kitô, cuộc sống, cái chết, sự phục sinh và thăng thiên của Chúa mà chúng ta có thể được cứu độ. Không có gì bạn và tôi có thể làm sẽ khiến Thiên Chúa yêu chúng ta hơn cả những gì Chúa đang làm ngay bây giờ! Cũng không có gì bạn và tôi có thể làm sẽ khiến Chúa yêu chúng ta ít đi!
Thiên Chúa gặp chúng ta ngay tại nơi chúng ta đang ở và Người yêu chúng ta vì chính con người chúng ta ngay bây giờ. Không phải vì những gì một ngày nào đó chúng ta có thể trở thành, hoặc những gì chúng ta đã có trong quá khứ, mà là ở đây và ngay bây giờ.
Bạn không cần làm gì cho tình yêu của Thiên Chúa. Chúa yêu bạn ngay tại nơi bạn ở, và Chúa khao khát đưa bạn vào trung tâm của trái tim cực thánh của Chúa. Tất cả những gì bạn cần làm là thưa có (xin vâng).
Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
438 08-06-2019