Bảy sự kiện bạn chưa biết về ĐGH Phaolô VI
Đức Hồng y Montini đã lo lắng trong thời gian diễn ra Mật nghị Hồng y, biết rõ điều gì đang chờ đợi ngài. Trong suốt 15 năm trên ngôi vị Giáo hoàng, ngài không ngần ngại đối mặt với những thách thức về thời gian của mình thông qua 7 cử chỉ đáng ngạc nhiên.
Ngài đã bán vương miện vì tin rằng Đức Giáo hoàng không phải là một vị vua, ngài từ bỏ vương miện ba tầng một năm sau Mật nghị Hồng y. Với số tiền bán được sẽ gừi đến Mẹ Têrêsa Calcutta. Kể từ đó không có Đức Giáo hoàng sử dụng vương miện nữa.
Một nhóm người Công giáo Mỹ đã mua vương miện này với giá 1 triệu Mỹ kim. Ngày nay, nó được đặt tại Vương cung Thánh đường của Đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Quốc gia ở Washington, DC.
Chuyến đi đầu tiên của Đức Phaolô VI đã thay chiếc thuyền của Thánh Phêrô bằng một phi cơ. Ngài đã viếng thăm 19 quốc gia trên khắp 5 lục địa trong đó 9 lần viếng thăm mục vụ. Ngài đã thăm mục vụ New York, Iran, Phi Luật Tân, Colombia và Bồ Đào Nha. Khi từ Đất Thánh trở về, ông đã đi ra ngoài trên những đường phố của Roma để đón tiếp họ với những vòng tay rộng mở.
Roberto Paglialonga, Tác giả “La Chiesa in uscita di Paolo VI”:
“Trong mỗi chuyến tông du, ngài yêu cầu ban tổ chức cho ngài gặp trực tiếp dân chúng và gia đình. Ngài cũng yêu cầu đến thăm vùng ngoại ô của các thành phố.”
Vào năm 1970, chỉ cách Trung quốc 18 dặm, ngài tới thăm Hong Kong. Mặc dù về mặt địa lý là một phần của Trung quốc, nó nằm dưới sự cai trị của Anh quốc. Để không làm phiền lòng Chủ tịch Mao Trạch Đông, sau đó thống đốc David Trench đã đi nghỉ và không chính thức đón tiếp ngài.
Roberto Paglialonga, Tác giả “La Chiesa in uscita di Paolo VI”:
“Ngài là Đức Giáo hoàng đầu tiên về mặt địa lý rất gần với Trung quốc. Ngài có thể nói chuyện trực tiếp với mọi người, với những lời ôn hòa và yêu thương.”
Bãi bỏ danh mục sách giáo hội cấm vào năm 1966, Đức Phaolô VI đã hủy bỏ chỉ mục sách cấm đối với người Công giáo đã tồn tại trong bốn thế kỷ.
Fr. Gianfranco Grieco, tác giả, “Pablo VI. He visto, He creído”:
“Ngài là một bậc trí thức và đồng thời là một người cam kết đối thoại giữa Giáo hội và thế giới. Ngài biết rằng một thời đại đã kết thúc và một thời đại khác đã bắt đầu.”
Sự hiệp nhất được cổ vũ tại Công đồng Vatican II, Đức Phaolô VI đã thành công với một kỳ công hầu như không thể: ngài đã đưa 2500 giám mục tham gia vào Công đồng Vatican II biến thành sự đồng lòng. Ở đó, ngài cho thấy khả năng hòa giải của ngài mà không từ bỏ cơ sở học thuyết. Xây dựng nhịp cầu với Giáo hội Chính thống, ngài đã có thể chấm dứt 1.000 năm bất tín giữa người Công giáo và Kitô hữu Chính Thống.
Đức Phaolô VI là vị Giáo hoàng đầu tiên gặp gỡ vị lãnh tụ Chính thống quan trọng nhất. Ngài đã làm tất cả mọi thứ để có thể thiết lập một tình bạn trực tiếp và cá nhân với ngài, trong khi mở cửa cho các mối quan hệ tốt đẹp hiện tại.
Giá trị của tình yêu, Thông điệp Humanae Vitae của ngài đánh dấu triều đại giáo hoàng của ngài. Được viết ở đỉnh cao của cuộc cách mạng giới tính, tài liệu này đối mặt với các vấn đề liên quan đến biện pháp tránh thai, giá trị sự sống con người và tình yêu hôn nhân. Và ngài đã làm điều đó mặc dù phải đối mặt với áp lực từ các hồng y, các nhà thần học và cố vấn.
Đức ông Agostino Marchetto, Sử gia của Đức Giáo hoàng Phaolô VI:
“Khi ngài bắt đầu trên ngôi vị giáo hoàng, ngài nói: Tôi sẽ một mình, tôi phải sống một mình, tôi không thể để bản thân bị ảnh hưởng bởi người khác. Sức thu hút mà Chúa đã ban cho tôi là cá nhân.”
Đức Phaolô VI qua đời vào ngày 6 tháng Tám năm 1978. Trên hết, ngài là một vị Giáo hoàng có sức thu hút quần chúng, một điểm tham chiếu vững chắc trong một thời kỳ văn hóa rối ren. Vài ngày trước khi ngài qua đời, ngài nói rằng ngài đã cố hết sức để bảo vệ đức tin và bảo vệ sự sống con người. Đó là di sản của ngài.
Video: https://www.youtube.com/watch?time_continue=148&v=g_q4uba9lBY. Nguyễn Minh Sơn
377 07-08-2018